truyến, truyền, truyện
chuán ㄔㄨㄢˊ, zhuàn ㄓㄨㄢˋ

truyến

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Truyện (tác phẩm văn học, tiểu thuyết): 《》Truyện Thủy hử;
② Truyện (sách giải thích kinh văn): Kinh truyện;
③ Truyện kí, tiểu sử: Tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương; Tiểu sử, tự truyện;
④ (văn) Nhà trạm, nhà khách: Lập nhà khách miễn phí, giống như nhà trạm thời nay (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Xe trạm (loại xe ngựa thời xưa dùng để truyền đạt mệnh lệnh): Không dùng xe trạm (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑥ (văn) Xe chở người cho phủ quan (thời xưa). Xem [chuán].

truyền

giản thể

Từ điển phổ thông

truyền

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Truyền (bá): Truyền tới dồn dập; Truyền tin;
② Truyền lại, trao cho: Truyền bóng; Truyền nghề;
③ (luật) Gọi, đòi: Gọi người làm chứng; Gọi vào yết kiến;
④ Dẫn: Dẫn nhiệt, truyền nhiệt;
⑤ Lây, truyền nhiễm: Bệnh này hay lây (truyền nhiễm);
⑥ Truyền thần, truyền cảm: Cây bút truyền thần;
⑦ Truyền (lại cho): Môn thuốc gia truyền;
⑧ (văn) Con dấu để làm tin, bằng chứng: Khắc giả con dấu làm tin ra khỏi cửa ải về nhà (Hán thư: Ninh Thành truyện). Xem [zhuàn].

Từ ghép 20

truyện

giản thể

Từ điển phổ thông

truyện

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Truyện (tác phẩm văn học, tiểu thuyết): 《》Truyện Thủy hử;
② Truyện (sách giải thích kinh văn): Kinh truyện;
③ Truyện kí, tiểu sử: Tiểu sử Hưng Đạo Đại Vương; Tiểu sử, tự truyện;
④ (văn) Nhà trạm, nhà khách: Lập nhà khách miễn phí, giống như nhà trạm thời nay (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Xe trạm (loại xe ngựa thời xưa dùng để truyền đạt mệnh lệnh): Không dùng xe trạm (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑥ (văn) Xe chở người cho phủ quan (thời xưa). Xem [chuán].

Từ ghép 2

mãn
mǎn ㄇㄢˇ, mèn ㄇㄣˋ

mãn

giản thể

Từ điển phổ thông

đầy

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ 滿. ◇ Trần Nhân Tông : "Bán song đăng ảnh mãn sàng thư" (Nguyệt ) Bóng đèn soi nửa cửa sổ, sách đầy giường.
2. Giản thể của chữ 滿.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầy: 滿 Hội trường đã đầy người; 滿 Chất đầy một xe; 滿 Nhớ chàng như mảnh trăng đầy, đêm đêm vành sáng hao gầy đêm đêm (Trương Cửu Linh: Tự quân chi xuất hĩ); 滿 Trăng lặn quạ kêu sương tỏa đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc);
② Đủ, tràn, thừa: 滿 Đủ 18 tuổi;
③ Hết kì hạn: 滿 Hết hạn nghỉ rồi;
④ Khắp: 滿 Khắp mình bê bết dầu mỡ;
⑤ Thỏa mãn, vừa lòng: 滿 Vừa ý; 滿 Bất mãn;
⑥ Kiêu căng: 滿 Chống kiêu căng tự mãn;
⑦ [Măn] Mãn Châu (Trung Quốc);
⑧ [Măn] Giống người Mãn;
⑨ [Măn] (Họ) Mãn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 滿

Từ ghép 4

trắc
cè ㄘㄜˋ, zè ㄗㄜˋ, zhāi ㄓㄞ

trắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

một bên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên. ◎ Như: "lưỡng trắc" hai bên, "tùy thị tại trắc" theo hầu ở bên cạnh. ◇ Tấn Thư : "Thường dữ quần nhi hí ư đạo trắc" (Vương Nhung truyện ) Thường cùng đám trẻ con chơi đùa bên đường.
2. (Động) Nghiêng. ◎ Như: "trắc nhĩ khuynh thính" nghiêng tai lắng nghe, "trắc thân nhi quá" nghiêng mình lách qua.
3. (Động) Ở vào, náu mình. ◇ Hoài Nam Tử : "Xử cùng tích chi hương, trắc khê cốc chi gian" , 谿 (Nguyên đạo ) Ở nơi làng quê hẻo lánh, náu mình trong khoảng khe hang.
4. (Tính) Bên cạnh, phụ, lẽ. ◎ Như: "trắc diện" mặt bên, trắc thất vợ lẽ.
5. (Tính) Hèn, dốt. ◎ Như: "trắc lậu" hèn kém.
6. (Phó) Lóm, lấm lét. ◎ Như: "vô trắc thính" chớ nghe lóm. ◇ Nguyễn Du : "Thê kiến kì phu trắc mục thị" (Tô Tần đình ) Vợ thấy chồng lấm lét nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bên, như trắc diện mặt bên, trắc thất vợ lẽ.
② Lóng, như vô trắc thính chớ nghe lóng.
③ Nghiêng, như trắc mục nghé mắt, trắc thân nghiêng mình.
④ Hèn dốt, như trắc lậu hèn kém.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phía, cạnh, bên: Hai bên đường cái; Khổng tử đi qua bên núi Thái Sơn (Lễ kí);
② Lệch về một phía, nghiêng, vểnh: Nằm nghiêng; (Nghiêng người) lách vào; Vểnh tai nghe;
③ Đầu óc nhỏ hẹp, hèn dốt, có định kiến: Hèn kém. Xem [zhai], [zè].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [zè]. Xem [cè], [zhai].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Nghiêng: Xe chạy nghiêng trên đồi. Xem [cè], [zè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêng lệch — Thấp hẹp — Như Trắc — Bên cạnh. Một bên — Gần sát.

Từ ghép 15

dật, pho, trật
zhì ㄓˋ

dật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái bao sách

pho

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái túi nhỏ
2. pho sách (ngày xưa sách thường cho vào túi bọc lại gọi là pho)

Từ điển Thiều Chửu

① Cái túi nhỏ. Sách vở đời xưa đều đóng từng cuốn, rồi cho vào túi bọc lại gọi là trật. Nay gọi một hòm sách là nhất trật cũng là bởi nghĩa ấy.Ta quen đọc là pho. Như thư nhất trật sách một pho.

trật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái bao sách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Túi, phong, hộp... đựng sách vở, tranh vẽ.
2. (Danh) Bộ sách vở.
3. (Danh) Lượng từ: bộ, phong, pho (sách, tranh vẽ). ◎ Như: "thư nhất trật" một pho sách.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái túi nhỏ. Sách vở đời xưa đều đóng từng cuốn, rồi cho vào túi bọc lại gọi là trật. Nay gọi một hòm sách là nhất trật cũng là bởi nghĩa ấy.Ta quen đọc là pho. Như thư nhất trật sách một pho.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cặp sách, túi bọc sách, hộp vải bọc sách, hòm sách, pho: Sách một pho.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bao của cuốn sách.
hoạt, quát
guā ㄍㄨㄚ, kuò ㄎㄨㄛˋ

hoạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao, chứa. ◎ Như: "tổng quát" chứa tất cả, "khái quát" bao gồm. ◇ Bạch Cư Dị : "Đỗ Phủ, Trần Tử Ngang, tài danh quát thiên địa" , (Sơ thụ thập di thi ).
2. (Động) Buộc, bó, kết. ◎ Như: "quát phát" quấn tóc, búi tóc.
3. (Động) Tìm tòi, sưu tầm, gom lại. ◎ Như: "sưu quát" vơ vét. ◇ Liêu trai chí dị : "Tiềm nhập tẩm thất, sưu quát tài vật" , (Ưng hổ thần ) Lẻn vào phòng ngủ, vơ vét tiền của.
4. (Động) Đến. ◇ Thi Kinh : "Nhật chi tịch hĩ, Dương ngưu hạ quát" , (Vương phong , Quân tử vu dịch ) Ngày đã tối rồi, Cừu và bò đã về đến.
5. (Động) Làm.
6. (Danh) Mũi cái tên.
7. Một âm là "hoạt". (Động) Hội họp.

Từ điển Thiều Chửu

① Bao quát. Bó buộc lại, như quát phát quấn tóc, búi tóc.
③ Mũi tên.
④ Tìm tòi (sưu tầm).
⑤ Ðến.
⑥ Làm.
⑦ Một âm là hoạt. Hội họp.

quát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bao quát
2. buộc lại, bó lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao, chứa. ◎ Như: "tổng quát" chứa tất cả, "khái quát" bao gồm. ◇ Bạch Cư Dị : "Đỗ Phủ, Trần Tử Ngang, tài danh quát thiên địa" , (Sơ thụ thập di thi ).
2. (Động) Buộc, bó, kết. ◎ Như: "quát phát" quấn tóc, búi tóc.
3. (Động) Tìm tòi, sưu tầm, gom lại. ◎ Như: "sưu quát" vơ vét. ◇ Liêu trai chí dị : "Tiềm nhập tẩm thất, sưu quát tài vật" , (Ưng hổ thần ) Lẻn vào phòng ngủ, vơ vét tiền của.
4. (Động) Đến. ◇ Thi Kinh : "Nhật chi tịch hĩ, Dương ngưu hạ quát" , (Vương phong , Quân tử vu dịch ) Ngày đã tối rồi, Cừu và bò đã về đến.
5. (Động) Làm.
6. (Danh) Mũi cái tên.
7. Một âm là "hoạt". (Động) Hội họp.

Từ điển Thiều Chửu

① Bao quát. Bó buộc lại, như quát phát quấn tóc, búi tóc.
③ Mũi tên.
④ Tìm tòi (sưu tầm).
⑤ Ðến.
⑥ Làm.
⑦ Một âm là hoạt. Hội họp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao quát: Khái quát;
② Giằng, giữ, buộc, quấn: Búi tóc, quấn tóc;
③ (văn) Sưu tầm, tìm tòi;
④ (văn) Làm;
⑤ (văn) Đến;
⑥ (văn) Mũi cây tên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cột lại. Bó lại — Chứa đựng — Bao gồm hết cả. Td: Bao quát — Đầu mũi tên.

Từ ghép 15

nhương
ráng ㄖㄤˊ

nhương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cùi quả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phần cơm trái ăn được của dưa, quả. ◎ Như: "tây qua nhương" 西 ruột dưa hấu.
2. (Danh) Cái để bên trong. ◎ Như: "tín phong lí một hữu nhương nhi" trong phong bì không có gì cả.
3. (Danh) Nhân bánh. ◎ Như: "nguyệt bính nhương" nhân bánh trung thu.
4. (Danh) Tỉ dụ sự tình bên trong, ẩn tình. ◎ Như: "nhương lí đích sự thùy hiểu đắc" sự tình uẩn khúc bên trong ai hiểu được.
5. (Danh) Lượng từ: múi, miếng. ◇ Mao Thuẫn : "Phẫu khai liễu đích tiên tân lang nhất nhương nhất nhương đích bãi tại lục diệp thượng" (Hải Phòng phong cảnh ) Bổ quả cau tươi từng múi một bày ra trên lá xanh.
6. (Tính) Đục, vẩn.
7. (Tính) Không đúng, sai (tiếng địa phương). ◎ Như: "nhĩ khai xa đích kĩ thuật chân nhương" kĩ thuật lái xe của anh thật là sai.
8. (Tính) Nát, mục, xốp, nhuyễn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùi.
② Múi quả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cùi;
② Ruột, nhân, múi (hoa quả): 西 Ruột dưa hấu. Cg. [rángr], [rángzi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạt dưa. Hột trong trái dưa.
ngai, ngốc
ái ㄚㄧˊ, dāi ㄉㄞ

ngai

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngây ngô, ngớ ngẩn, ngu đần

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngây ngô, ngớ ngẩn, ngu muội. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thỉnh nãi giá thi phong tử lai tiều tiều, tái bả ngã môn thi ngai tử dã đái lai" , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Mời "cô điên thơ" bên đó sang coi, và dắt cả "con ngốc thơ" sang nữa.
2. § Ngày nay viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngây ngô, ngớ ngẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngốc, ngu, đần độn.【】ngai đầu ngai não [dai tóu-dainăo] Ngu si, ngờ nghệch, ngốc nghếch;
② Dại, ngẩn, ngớ, ngây ngô, ngơ ngẩn, thừ ra, đờ ra, trơ ra: Trơ mắt ra; Anh ta đứng ngẩn người ra đấy;
③ Ở lại, đứng im, đứng yên: Ở nhà; Cứ ở yên đấy. Xem [ái].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngu dốt, đần độn — Chậm chạp, không hoạt bát.

ngốc

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngây ngô, ngớ ngẩn, ngu đần

Từ điển trích dẫn

1. Nép nhường, thuận tòng. ◇ Thi Kinh : "Hảo nhân đề đề, Uyển nhiên tả tích" , (Ngụy phong , Cát lũ ) Bậc tôn trưởng an nhàn thong thả, Tránh nhường nép sang bên trái.
2. Rõ ràng, thật là, quả nhiên. ◇ Liêu trai chí dị : "Hạ kỉ đình đình, uyển nhiên tuyệt đại chi xu" , (Thư si ) Xuống kỉ đứng sững, thật là một người con gái đẹp tuyệt trần.
3. Giống như, phảng phất. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Địa phương quan bất nại tha hà đích, uyển nhiên Tống thì Lương Sơn Bạc quang cảnh" , (Quyển nhị thất).
lặc
lè ㄌㄜˋ, lēi ㄌㄟ

lặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đè ép, bắt buộc
2. chạm khắc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái dàm, để chằng đầu và mõm ngựa. ◎ Như: "mã lặc" dây cương ngựa.
2. (Danh) Họ "Lặc".
3. (Động) Ghì, gò. ◎ Như: "lặc mã" ghì cương ngựa.
4. (Động) Đè nén, ước thúc, hạn chế. ◇ Hậu Hán Thư : "Bất năng giáo lặc tử tôn" (Mã Viện truyện ) Không biết (dạy dỗ) kềm chế con cháu.
5. (Động) Cưỡng bách, cưỡng chế. ◎ Như: "lặc lịnh giải tán" bắt ép phải giải tán.
6. (Động) Thống suất, suất lĩnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khả triệu tứ phương anh hùng chi sĩ, lặc binh lai kinh" , (Đệ nhị hồi) Nên triệu anh hùng các nơi, cầm đầu quân sĩ về kinh.
7. (Động) Khắc. ◎ Như: "lặc thạch" khắc chữ lên đá, "lặc bi" tạc bia. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu mệnh tại Đại Quan viên lặc thạch, vi thiên cổ phong lưu nhã sự" , (Đệ nhị thập tam hồi) Lại sai người khắc lên đá (những bài vịnh) ở vườn Đại Quan, để ghi nhớ cuộc chơi phong nhã hiếm có xưa nay.
8. (Động) Buộc, siết, bó. ◎ Như: "lặc khẩn" buộc chặt, "lặc tử" bóp hoặc thắt cổ cho nghẹt thở đến chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dàm, để chằng đầu và mõm ngựa.
② Ðè nén, như lặc lịnh giải tán bắt ép phải giải tán.
③ Khắc, khắc chữ vào bia gọi là lặc thạch .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ghìm (gò) cương ngựa: Ghìm cương trước vực thẳm. (Ngr) Phải dừng bước trước sự nguy hiểm;
② Cái dàm (để khớp mõm ngựa);
③ Cưỡng bức, bắt ép;
④ Tạc, chạm, khắc: Tạc đá; Tạc bia, khắc bia. Xem [lei].

Từ điển Trần Văn Chánh

Siết, buộc, bó: Hành lí chưa buộc chặt, riết thêm tí nữa; Buộc thêm một sợi dây ở đoạn giữa thì khỏi sổ. Xem [lè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây buộc hàm ngựa — Ngăn chặn. Gò bó — Khắc vào, dùng dao khắc sâu vào.

Từ ghép 6

yểm, ấp
yǎn ㄧㄢˇ

yểm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quăng lưới bắt cá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưới đánh cá bắt thú.
2. (Động) Dùng lưới bắt. ◇ Tả Tư : "Yểm phỉ thúy, điếu yển" , (Thục đô phú ) Lưới bắt chim trả, câu cá yển.
3. (Động) Che, trùm, lấp. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Trùng phong yểm ánh" (Từ hà khách du kí ) Núi chập trùng che ánh sáng mặt trời.
4. § Có khi đọc là "ấp".

Từ điển Thiều Chửu

① Quăng lưới đánh cá.
② Rịt, thầy thuốc chữa bệnh lấy nước đá hay nước sôi tẩm vào miếng bông hay miếng giẻ đắp vào chỗ đau gọi là yểm. Có khi đọc là chữ ấp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chườm, đắp, rịt: Chườm nước nóng; Chườm nước đá;
② Lưới (bắt chim hoặc bắt cá);
③ Quăng lưới (để bắt chim hay bắt cá).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lưới đánh cá — Dùng lưới úp lên, chụp lên mà bắt cá — Trùm lên. Chụp lên.

Từ ghép 1

ấp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưới đánh cá bắt thú.
2. (Động) Dùng lưới bắt. ◇ Tả Tư : "Yểm phỉ thúy, điếu yển" , (Thục đô phú ) Lưới bắt chim trả, câu cá yển.
3. (Động) Che, trùm, lấp. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Trùng phong yểm ánh" (Từ hà khách du kí ) Núi chập trùng che ánh sáng mặt trời.
4. § Có khi đọc là "ấp".

Từ điển Thiều Chửu

① Quăng lưới đánh cá.
② Rịt, thầy thuốc chữa bệnh lấy nước đá hay nước sôi tẩm vào miếng bông hay miếng giẻ đắp vào chỗ đau gọi là yểm. Có khi đọc là chữ ấp.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.