vu
yú ㄩˊ

vu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái vu (một loại nhạc cụ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ nhạc khí thời cổ, giống như cái sênh, có ba mươi sáu quản, về sau bớt xuống còn hai mươi ba quản. § "Tề Tuyên Vương" mỗi lần nghe thổi vu, lấy ba trăm người cùng thổi. "Nam Quách Xử Sĩ" không biết thổi, ở lẫn vào trong số đó. Đến đời "Mẫn Vương" chỉ thích nghe từng người thổi, nên Sử Sĩ phải trốn đi (Xem: "Hàn Phi Tử" , "Nội trữ thuyết thượng" ). Vì thế, "lạm vu" nghĩa là không có chân tài thật học, chỉ giữ chức vị làm vì cho đủ số.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vu, một thứ âm nhạc, giống như cái sênh, có ba mươi sáu cái vè đồng. Nam Quách Xử Sĩ thổi vu cho Tề Tuyên Vương nghe, mỗi lần lấy 300 người cùng thổi, đến đời Mân Vương thì lại chỉ thích nghe từng người một thổi, nên Sử Sĩ bỏ trốn đi. Nay nói những người vô tài mà giữ chức quan là lạm vu là vì cớ ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái vu (một loại nhạc khí thời cổ, giống cái khèn, có 36 cái lưỡi gà);
② Xem [lànyú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ nhạc khí thời cổ, dùng thổi lên, có 16 ống bằng trúc.
giới
jiè ㄐㄧㄝˋ, xiè ㄒㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nghiến răng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghiến răng.
2. (Tính) So le, không sát, không đều.
3. (Tính) Buồn rầu. ◇ Hoàng Đạo Chu : "Kim vô đoan phát giới, khởi phi mộng yểm hồ?" , (Dương văn chánh công chế nghĩa tự ) Nay vô cớ sinh buồn bã, chẳng phải bị ác mộng sao?

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiến răng.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nghiến răng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Răng nghiến chặt lại — Vẻ giận dữ.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Một sớm một chiều. Nghĩa bóng: Khoảng thời gian ngắn ngủi. ◇ Dịch Kinh : "Thần thí kì quân, tử thí kì phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kì sở do lai giả tiệm hĩ" , , , (Khôn quái ) Bề tôi giết vua, con giết cha, nguyên do không ở trong một sớm một chiều, điều đó dần dần mà đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một sớm một chiều, chỉ khoản thời gian ngắn.

Từ điển trích dẫn

1. Chiến trường, sa trường. § Viết đúng là "cương dịch" . Tục viết lầm là "cương trường" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tức sử trảm tướng khiên kì, uy chấn cương trường, diệc thiên tướng chi nhậm, phi chủ công sở nghi dã" 使, , , (Đệ ngũ tam hồi) Ngay có chém được tướng địch, đoạt được cờ, oai danh lừng lẫy chiến trường, cũng là nhiệm vụ của một tên phó tướng, chứ không phải là việc chúa công.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Cương giới .

Từ điển trích dẫn

1. Sự việc được truyền rộng xưng tụng. ◇ Hàn Phi Tử : "Phù xưng thượng cổ chi truyền tụng, biện nhi bất khác, đạo tiên vương nhân nghĩa nhi bất năng chánh quốc giả, thử diệc khả dĩ hí nhi bất khả dĩ vi trị dã" , , , (Ngoại trữ thuyết tả thượng ).
2. Truyền rộng ca ngợi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời khen ngợi được nói từ người này sang người khác.
thú, xúc
cǒu ㄘㄡˇ, cù ㄘㄨˋ, qū ㄑㄩ, qù ㄑㄩˋ, zōu ㄗㄡ

thú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thú vui, ham thích

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều vui thích. ◎ Như: "ý thú" điều suy nghĩ vui thích, "hứng thú" sự vui thích. ◇ Nguyễn Trãi : "Tam thập niên tiền triều hải thú, Tư du kì tuyệt thắng Tô tiên" , (Vọng Doanh ) Cái thú chơi hồ biển ba mươi năm trước, Chuyến đi chơi này tuyệt lạ, hơn cả (chuyến đi Xích Bích) của ông tiên họ Tô (tức "Tô Đông Pha" ).
2. (Danh) Việc làm, hành động. ◇ Liệt Tử : "Nhữ tiên quan ngô thú, thú như ngô, nhiên hậu lục bí khả trì, lục mã khả ngự" , , , (Thang vấn ) Nhà ngươi trước hãy xem tư thế của ta chạy ra sao, làm như ta làm, rồi sau mới cầm được sáu dây cương, chế ngự được sáu con ngựa.
3. (Danh) Khuynh hướng (nói về ý chí, hành động). ◎ Như: "chí thú" .
4. (Danh) Ý, ý vị. ◎ Như: "chỉ thú" . ◇ Liệt Tử : "Khúc mỗi tấu, Chung Tử Kì triếp cùng kì thú" , (Thang vấn ) Bài nhạc mỗi lần gảy lên, Chung Tử Kì đều thấu hiểu hết ý vị của nó.
5. (Danh) (Thuật ngữ Phật giáo) Nơi chúng sinh đi đến trong vòng luân hồi. ◇ Huyền Trang : "Ngã cầu Phật thánh quả, ngã học Phật năng xả. Thị thân như hưởng, thị thân như phao, lưu chuyển tứ sanh, khứ lai lục thú, túc khế hoằng thệ, bất vi vật dục" , . , , , , 宿, (Đại Đường Tây vực kí 西, Kiêu tát la quốc ).
6. (Tính) Có thú vị, có hứng thú. ◎ Như: "thú sự" công việc thú vị.
7. (Động) Rảo tới, đi mau tới chỗ đã định. § Thông "xu" . ◇ Liệt Tử : "Nông phó thì, thương thú lợi" , (Lực mệnh ) Nhà nông thì theo thời tiết (mà làm ruộng), người buôn bán thì nhanh chân kiếm lời. ◇ Quốc ngữ : "Tam quân chi sĩ giai tại, hữu nhân năng tọa đãi hình nhi bất năng diện di? Thú hành sự hồ!" , ? ! (Tấn ngữ tam ).
8. (Động) Bước ngắn đi nhanh tới trước (một loại lễ kính thời xưa). ◇ Vương Vũ Xưng : "Phủng nhật quang tiên cập, Tham thiên lễ bất thú" , (Ngũ lão phong ).
9. Một âm là "xúc". (Động) Thúc giục, thôi thúc. § Thông "xúc" . ◇ Sử Kí : "Xúc Nghĩa Đế hành" (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) Thúc giục Nghĩa Đế lên đường.
10. (Phó) Lập khắc, tức thì. ◇ Sử Kí : "Nhược bất thú hàng Hán, Hán kim lỗ nhược, nhược phi Hán địch dã" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nhà ngươi không đầu hàng quân Hán ngay tức thì, thì Hán sẽ bắt sống ngươi, ngươi không phải là địch thủ của Hán đâu!

Từ điển Thiều Chửu

① Rảo tới, đi mau tới chỗ đã định. Như thú lợi nhanh chân kiếm lời.
② Ý vị. Như ý thú , hứng thú , v.v.
③ Một âm là xúc. Thúc dục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xu hướng: Mục đích, tôn chỉ;
② Thú, thú vị, ý vị: Lí thú, thú vị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Niềm vui thích. Cung oán ngâm khúc : » Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật « — Chạy tới.

Từ ghép 17

xúc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều vui thích. ◎ Như: "ý thú" điều suy nghĩ vui thích, "hứng thú" sự vui thích. ◇ Nguyễn Trãi : "Tam thập niên tiền triều hải thú, Tư du kì tuyệt thắng Tô tiên" , (Vọng Doanh ) Cái thú chơi hồ biển ba mươi năm trước, Chuyến đi chơi này tuyệt lạ, hơn cả (chuyến đi Xích Bích) của ông tiên họ Tô (tức "Tô Đông Pha" ).
2. (Danh) Việc làm, hành động. ◇ Liệt Tử : "Nhữ tiên quan ngô thú, thú như ngô, nhiên hậu lục bí khả trì, lục mã khả ngự" , , , (Thang vấn ) Nhà ngươi trước hãy xem tư thế của ta chạy ra sao, làm như ta làm, rồi sau mới cầm được sáu dây cương, chế ngự được sáu con ngựa.
3. (Danh) Khuynh hướng (nói về ý chí, hành động). ◎ Như: "chí thú" .
4. (Danh) Ý, ý vị. ◎ Như: "chỉ thú" . ◇ Liệt Tử : "Khúc mỗi tấu, Chung Tử Kì triếp cùng kì thú" , (Thang vấn ) Bài nhạc mỗi lần gảy lên, Chung Tử Kì đều thấu hiểu hết ý vị của nó.
5. (Danh) (Thuật ngữ Phật giáo) Nơi chúng sinh đi đến trong vòng luân hồi. ◇ Huyền Trang : "Ngã cầu Phật thánh quả, ngã học Phật năng xả. Thị thân như hưởng, thị thân như phao, lưu chuyển tứ sanh, khứ lai lục thú, túc khế hoằng thệ, bất vi vật dục" , . , , , , 宿, (Đại Đường Tây vực kí 西, Kiêu tát la quốc ).
6. (Tính) Có thú vị, có hứng thú. ◎ Như: "thú sự" công việc thú vị.
7. (Động) Rảo tới, đi mau tới chỗ đã định. § Thông "xu" . ◇ Liệt Tử : "Nông phó thì, thương thú lợi" , (Lực mệnh ) Nhà nông thì theo thời tiết (mà làm ruộng), người buôn bán thì nhanh chân kiếm lời. ◇ Quốc ngữ : "Tam quân chi sĩ giai tại, hữu nhân năng tọa đãi hình nhi bất năng diện di? Thú hành sự hồ!" , ? ! (Tấn ngữ tam ).
8. (Động) Bước ngắn đi nhanh tới trước (một loại lễ kính thời xưa). ◇ Vương Vũ Xưng : "Phủng nhật quang tiên cập, Tham thiên lễ bất thú" , (Ngũ lão phong ).
9. Một âm là "xúc". (Động) Thúc giục, thôi thúc. § Thông "xúc" . ◇ Sử Kí : "Xúc Nghĩa Đế hành" (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) Thúc giục Nghĩa Đế lên đường.
10. (Phó) Lập khắc, tức thì. ◇ Sử Kí : "Nhược bất thú hàng Hán, Hán kim lỗ nhược, nhược phi Hán địch dã" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nhà ngươi không đầu hàng quân Hán ngay tức thì, thì Hán sẽ bắt sống ngươi, ngươi không phải là địch thủ của Hán đâu!

Từ điển Thiều Chửu

① Rảo tới, đi mau tới chỗ đã định. Như thú lợi nhanh chân kiếm lời.
② Ý vị. Như ý thú , hứng thú , v.v.
③ Một âm là xúc. Thúc dục.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đi nhanh tới, rảo tới, gấp vội (Như , bộ ): Nhanh chân kiếm lợi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Xúc , — Một âm khác là Thú. Xem Thú.
hao, hiêu, hào
háo ㄏㄠˊ, xiāo ㄒㄧㄠ

hao

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kêu to. Cũng đọc Hào — Một âm khác là Hiêu. Xem Hiêu.

hiêu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) To mà rỗng. ◇ Trang Tử : "Phi bất hiêu nhiên đại dã, ngô vi kì vô dụng nhi phẩu chi" , (Tiêu dao du ) Không phải là nó không to kếch sù, vì nó vô dụng mà tôi đập bỏ.
2. Một âm là "hào". (Động) Kêu to. ◇ Trang Tử : "Thị duy vô tác, tác tắc vạn khiếu nộ hào" , (Tề vật luận ) (Gió) không thổi thì chớ, thổi thì muôn lỗ trống đều gào thét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói lớn lao nhưng trống rỗng — Một âm là Hào ( Hao ), có nghĩa là kêu to, la lớn.

hào

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) To mà rỗng. ◇ Trang Tử : "Phi bất hiêu nhiên đại dã, ngô vi kì vô dụng nhi phẩu chi" , (Tiêu dao du ) Không phải là nó không to kếch sù, vì nó vô dụng mà tôi đập bỏ.
2. Một âm là "hào". (Động) Kêu to. ◇ Trang Tử : "Thị duy vô tác, tác tắc vạn khiếu nộ hào" , (Tề vật luận ) (Gió) không thổi thì chớ, thổi thì muôn lỗ trống đều gào thét.

Từ điển trích dẫn

1. Một loại giáo dài một trượng tám thước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bàng biên nhất tướng, viên tĩnh hoàn nhãn, đảo thụ hổ tu, đĩnh trượng bát xà mâu, phi mã đại khiếu" , , , , (Đệ ngũ hồi) Ở bên cạnh có một tướng, mắt tròn trợn ngược, râu hùm vểnh lên, vác một ngọn bát xà mâu, tế ngựa đến thét lên.
hào
háo ㄏㄠˊ

hào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người có tài
2. phóng khoáng
3. con hào (giống lợn)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người có tài trí xuất chúng. ◎ Như: "anh hào" bậc tài giỏi, "văn hào" nhà văn có tài lớn.
2. (Danh) Người thủ lĩnh, người trùm. ◎ Như: "hương hào" người trùm trong một làng.
3. (Danh) Kẻ mạnh, người có tiền của, thế lực. ◎ Như: "phú hào" người giàu có.
4. (Danh) Lông nhỏ. § Thông "hào"
5. (Danh) Họ "Hào".
6. (Danh) "Hào trư" con nhím.
7. (Tính) Sảng khoái, không câu thúc. ◎ Như: "hào mại" (hay "hào phóng" ) rộng rãi phóng túng. ◇ Cù Hựu : "Tha bác học đa tài, tính cách hào mại" , (Tu Văn xá nhân truyện ) Người đó học rộng nhiều tài năng, tính tình rộng rãi phóng khoáng.
8. (Tính) Nghĩa hiệp. ◎ Như: "hào cử" hành vi nghĩa hiệp, hành vi cao đẹp.
9. (Tính) Thế mạnh, lượng nhiều. ◎ Như: "hào vũ" mưa lớn, mưa mạnh. ◇ Lục Du : "Tam canh thiên địa ám, Tuyết cấp phong dũ hào" , (Tuyết dạ ) Ba canh trời đất u ám, Tuyết gấp gió càng mạnh.
10. (Tính) Xa hoa. ◎ Như: "hào hoa" tiêu pha tốn nhiều.
11. (Phó) Ngang ngược. ◇ Hán Thư : "Bất đắc hào đoạt ngô dân hĩ" (Thực hóa chí hạ ) Không được ngang ngược cướp bóc dân ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Con hào, một loài thú như loài lợn.
② Sáng suốt, trí tuệ hơn trăm người gọi là hào, như hào kiệt .
③ Làm một người chúa trùm trong một bọn cũng gọi là hào, như hương hào người trùm trong một làng.
④ Hào hiệp, ý khí phi thường cũng gọi là hào, như hào cử làm nên việc phi thường, hào ẩm uống rượu khỏe hơn người, thi hào bậc làm thơ giỏi hơn người.
⑥ Hào, cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hào (sĩ, kiệt), người có tài: Đại văn hào của; Tự hào;
② Hào phóng, hào hiệp.【】hào phóng [háofàng] Hào phóng, phóng khoáng: Hào phóng không ràng buộc; Lời văn phóng khoáng;
③ Ngang nhiên, ngang ngược: Ngang nhiên cướp đoạt;
Phi thường, hơn người: Hành động phi thường; Uống rượu mạnh hơn người;
⑤ (văn) Hào (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông lợn ( heo ) — Tài sức hơn người — Rộng rãi về tiền bạc.

Từ ghép 23

xiển
chǎn ㄔㄢˇ

xiển

phồn thể

Từ điển phổ thông

mở ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở rộng, khoách đại. ◇ Sử Kí : "Xiển tịnh thiên hạ" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Mở rộng bờ cõi.
2. (Động) Làm cho thấy rõ, hiển lộ. ◎ Như: "suy xiển" suy diễn ra cho tỏ rõ nghĩa lí khó hiểu.
3. (Động) Mở ra. ◇ Bạch Cư Dị : "Khán san ỷ tiền hộ, Đãi nguyệt xiển đông phi" , (Nghiêm thập bát lang trung ) Ngắm núi, tựa cửa đằng trước, Chờ trăng, mở cánh cửa phía đông.
4. (Danh) Tên ấp xưa của nước "Lỗ" thời Xuân Thu, nay thuộc Sơn Đông.

Từ điển Thiều Chửu

① Mở, mở ra. Như suy xiển nghĩa lí khó hiểu phải suy diễn ra cho tỏ rõ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mở ra, làm rõ, nói rõ: Trình bày rõ;
② Rõ rệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở rộng ra — Rõ ràng.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.