lạn
làn ㄌㄢˋ

lạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

nát, nhừ, chín quá

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhừ, nát, chín quá. ◎ Như: "lạn nhục" thịt chín nhừ.
2. (Tính) Thối, rữa, nẫu, hư cũ, vụn. ◎ Như: "lạn lê" lê nẫu, "phá đồng lạn thiết" đồng nát sắt vụn.
3. (Tính) Hư hỏng, lụn bại. ◎ Như: "nhất thiên thiên lạn hạ khứ" ngày càng lụn bại.
4. (Tính) Rối ren, lộn xộn. ◎ Như: "lạn mạn" tán loạn. § Xem thêm từ này.
5. (Tính) Sáng. ◎ Như: "xán lạn" rực rỡ.
6. (Phó) Rất, quá. ◎ Như: "lạn thục" chín nhừ, "lạn túy" say khướt. ◇ Thủy hử truyện : "Nhĩ thị Phật gia đệ tử, như hà hát đắc lạn túy liễu thướng san lai?" , (Đệ tứ hồi) Anh là con cháu nhà Phật, sao lại uống rượu say khướt lên chùa?
7. (Động) Suy sụp, đổ vỡ. ◎ Như: "hội lạn" vỡ lở, "hải khô thạch lạn" biển cạn đá mòn.
8. (Động) Bỏng lửa. ◎ Như: "tiêu đầu lạn ngạch" cháy đầu bỏng trán.

Từ điển Thiều Chửu

① Nát, chín quá.
② Thối nát.
③ Sáng, như xán lạn rực rỡ.
④ Bỏng lửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nát, nhừ, nhão, loãng: Bùn lầy; Thịt bò ninh nhừ lắm;
② Chín nẫu, lụn bại: Lê chín nẫu; Đào và nho dễ bị nẫu lắm; Ngày càng lụn bại;
③ Rách, nát, vụn: Đồng nát; 穿 Áo mặc đã rách;
④ Rối ren, lộn xộn;
⑤ (văn) Sáng: Rực rỡ;
⑥ (văn) Bỏng lửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất sáng. Lửa cháy rất sáng — Cực nóng. Quá nóng — Bị phỏng vì lửa — Hư thối, mục nát — trong Bạch thoại còn có nghĩa là buông thả, không kìm giữ.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Đánh nhau. ◇ Trần Lâm : "Nam nhi ninh đương cách đấu tử, Hà năng phật uất trúc Trường Thành" , (Ẩm mã Trường Thành quật hành ).

Từ điển trích dẫn

1. Thời nay và thời xưa. ◇ Hàn Dũ : "Nghị luận chứng cứ kim cổ, xuất nhập kinh sử bách tử" , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Nghị luận thì dẫn chứng cổ kim, làu thông kinh sử bách gia.
2. Từ xưa tới nay. ◇ Hồng Thăng : "Kim cổ tình tràng, vấn thùy cá chân tâm đáo để?" , (Trường sanh điện 殿) Trong tình trường từ xưa tới nay, hỏi ai lòng thật đạt tới tận cùng?
3. Quá khứ, đã qua. Cũng mượn chỉ việc đời tiêu mất. ◇ Triệu Mạnh Phủ : "Nhân gian phủ ngưỡng thành kim cổ, Hà đãi tha thì thủy võng nhiên" , (Văn đảo y ) Trong cõi người ta (vừa) cúi ngửa (đã) thành quá khứ, Đợi đến bao giờ mới buông xả? § "Võng nhiên" hiểu theo nghĩa "không vô sở hữu mạo" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm nay. » Kim niên lương nguyệt nhật thì. Đệ tử tâu quỳ thỉnh Phật mười phương « ( Tầm Nguyên. Td ).
kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

tàng, tạng
cáng ㄘㄤˊ, zāng ㄗㄤ, zàng ㄗㄤˋ

tàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa, trữ
2. giấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giấu, ẩn núp. ◎ Như: "tàng đầu lộ vĩ" giấu đầu hở đuôi, "hành tàng" lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ. ◇ Lí Bạch : "Tửu tứ tàng danh tam thập xuân" (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.
2. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "thu tàng" nhặt chứa, "trân tàng" cất kĩ. ◇ Tuân Tử : "Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng" , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.
3. (Động) Giữ trong lòng, hoài bão. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.
4. (Danh) Họ "Tàng".
5. Một âm là "tạng". (Danh) Kho, chỗ để chứa đồ. ◇ Liêu trai chí dị : "Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên" , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.
6. (Danh) Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là "Kinh Tạng" , "Luật Tạng" và "Luận Tạng" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.
7. (Danh) Nội tạng. § Thông "tạng" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã" , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.
8. (Danh) Gọi tắt của "Tây Tạng" 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ . ◎ Như: "Mông Tạng" Mông Cổ và Tây Tạng.
9. (Danh) Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là "Thổ phiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu. Như tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi. Lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ gọi là hành tàng .
② Dành chứa. Như thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ, v.v.
③ Một âm là tạng. Kho tàng, chỗ để chứa đồ.
④ Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Ðộ .
⑤ Kinh Phật. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng và Luận Tạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ẩn núp, giấu: Nó núp sau cánh cửa; Chôn giấu;
② Cất, chứa cất: Cất giữ; Chứa cất vào kho Xem [zàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cất dấu — Cất chứa — Một âm khác là Tạng. Xem Tạng.

Từ ghép 30

tạng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kho chứa đồ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giấu, ẩn núp. ◎ Như: "tàng đầu lộ vĩ" giấu đầu hở đuôi, "hành tàng" lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ. ◇ Lí Bạch : "Tửu tứ tàng danh tam thập xuân" (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.
2. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "thu tàng" nhặt chứa, "trân tàng" cất kĩ. ◇ Tuân Tử : "Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng" , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.
3. (Động) Giữ trong lòng, hoài bão. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.
4. (Danh) Họ "Tàng".
5. Một âm là "tạng". (Danh) Kho, chỗ để chứa đồ. ◇ Liêu trai chí dị : "Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên" , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.
6. (Danh) Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là "Kinh Tạng" , "Luật Tạng" và "Luận Tạng" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.
7. (Danh) Nội tạng. § Thông "tạng" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã" , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.
8. (Danh) Gọi tắt của "Tây Tạng" 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ . ◎ Như: "Mông Tạng" Mông Cổ và Tây Tạng.
9. (Danh) Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là "Thổ phiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu. Như tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi. Lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ gọi là hành tàng .
② Dành chứa. Như thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ, v.v.
③ Một âm là tạng. Kho tàng, chỗ để chứa đồ.
④ Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Ðộ .
⑤ Kinh Phật. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng và Luận Tạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kho, kho tàng: Kho tàng quý báu;
② Tạng (kinh): Kinh đại tạng;
③ [Zàng] Tây Tạng (gọi tắt): Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng;
④ [Zàng] Dân tộc Tạng: Đồng bào Tạng. Xem [cáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kho chứa — Như chưa Tạng — Kinh sách của Phật — Một âm là Tàng. Xem Tàng.

Từ ghép 7

tra, trá
chà ㄔㄚˋ, zhā ㄓㄚ, zhà ㄓㄚˋ

tra

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên riêng)

trá

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) La hét, quát tháo. ◎ Như: "sất trá" quát thét.
2. (Động) Thương tiếc, thống tích. ◇ Quách Phác : "Lâm xuyên ai niên mại, Phủ tâm độc bi trá" , (Du tiên ) Đến bên sông thương cho tuổi già, Vỗ về lòng một mình đau buồn.
3. (Trạng thanh) Nhóp nhép, lép nhép (tiếng động khi nhai).
4. (Danh) "Na Trá" tức Thái tử Na-Tra trong sự tích Phật giáo.
5. Một dạng của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ ghép 2

bỉ
bǐ ㄅㄧˇ

bỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kia, nọ
2. phía bên kia
3. đối phương

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Bên kia, cái kia. Đối lại với "thử" . ◎ Như: "bất phân bỉ thử" chẳng phân biệt đấy với đây.
2. (Đại) Chỉ riêng một sự vật. ◇ Tôn Tử : "Tri bỉ tri kỉ, bách chiến bất đãi" , (Mưu công ) Biết địch biết mình, trăm trận đánh không sợ thua.
3. (Đại) Nó, ông ấy, kẻ kia. ◇ Mạnh Tử : "Bỉ trượng phu dã, ngã trượng phu dã, ngô hà úy bỉ tai!" , , (Đằng Văn Công thượng ) Ông ấy là trượng phu, ta cũng là trượng phu, ta sợ gì ông ấy.
4. (Tính) Chỉ định tính từ (đặt trước danh từ): ấy, đó, kia. ◎ Như: "bỉ thương" trời xanh kia, "đáo bỉ ngạn" tới bờ bên kia (thuật ngữ Phật giáo). ◇ Thi Kinh : "Bỉ quân tử hề, Bất tố thực hề" , (Ngụy phong , Phạt đàn ) Người quân tử đó, Không hề ở không mà ăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bên kia. Là tiếng trái lại với chữ thử. Như bất phân bỉ thử chẳng phân biệt được đấy với đây.
② Kẻ khác, kẻ kia.
③ Lời nói coi xa không thiết gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kia, nọ, đó, đấy, cái kia, bên kia: Bờ bên kia; Lúc đó, hồi đó, dạo nọ; Lo cái này mất cái kia; Từ cái này tới cái kia; ? Bọn nói chuyện nhân nghĩa kia sao mà nhiều lo vậy? (Trang tử);
② Nó, kẻ kia, kẻ khác, người khác, người ấy, ông ấy: Biết người biết ta; ? Ông ấy là trượng phu, ta cũng là trượng phu, ta sợ gì ông ấy (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nó. Hắn — Người kia, cái kia — Kia.

Từ ghép 6

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiệu của một vị sư văn học đời Trần. Ông họ Đồng, không rõ tên thật, sinh 1284 mất 1330, người xã Đồng Tháp phủ Nam sách tỉnh Hải Dương Bắc phần Việt Nam, tu ở núi Yên tử, trở thành vị tổ thứ nhì của Phật phái Trúc lâm ở nước ta. Các vua đời Trần thường tới thăm viếng và trò chuyện với ông. Tác phẩm chữ Hán có cuốn Đoạn sách lục.

Từ điển trích dẫn

1. (Thuật ngữ Phật giáo) Thường chỉ năm cái khổ: (1) sanh lão bệnh tử, (2) ái biệt li (3) oán tăng hội, (4) cầu bất đắc, (5) ngũ âm thịnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ năm nỗi khổ ở đời, gồm Sinh, Lão, Bệnh, Tử và Li biệt.
tây, tê
xī ㄒㄧ

tây

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phía tây, phương tây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phương tây.
2. (Danh) Chỉ các quốc gia Âu Mĩ ở phương tây.
3. (Danh) Tên gọi tắt của "Tây Ban Nha" 西.
4. (Danh) Họ "Tây".
5. (Tính) Về phía tây. ◎ Như: "nhật lạc tây san" 西 mặt trời lặn bên núi phía tây.
6. (Tính) Có liên quan tới Âu Mĩ. ◎ Như: "tây sử" 西 sử Âu Mĩ, "tây lịch" 西 dương lịch, "tây phục" 西 y phục theo lối Âu Mĩ.
7. § Ghi chú: (1) Phật giáo từ ấn Độ truyền vào Trung Quốc, cho nên gọi phương Tây là đất Phật. (2) Tông "Tịnh độ" trong Phật giáo nói người niệm Phật lúc chết sẽ được đức Di-Đà tiếp dẫn về nước Cực Lạc ở phía tây, "tây phương cực lạc thế giới" 西.
8. § Cũng đọc là "tê".

Từ điển Thiều Chửu

① Phương tây.
② Thái tây 西 chỉ về châu Âu, châu Mĩ. Như tây sử 西 sử tây, tây lịch 西 lịch tây. Vì các nước ấy ở về phía tây nước Tàu nên gọi là nước Tây.
Phật giáo từ Ấn Ðộ truyền vào nước Tàu, cho nên gọi phương Tây là đất Phật.
④ Tôn Tịnh độ trong Phật giáo nói người niệm Phật lúc chết sẽ được đức Di-đà tiếp dẫn về nước Cực Lạc ở phía tây xứ ta ở, tây phương cực lạc thế giới 西. Vì thế nên tục mới gọi người chết là quy tây 西. Cũng đọc là tê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phía tây, hướng tây: 西 Mặt trời lặn ở hướng Tây;
② [Xi] (Kiểu) Tây, Âu: 西 Bánh ngọt kiểu tây; 西 Âu phục;
③ Tây phương (chỉ nước Ấn Độ, nơi đất Phật, nằm về phía tây của Trung Quốc);
④ Tây phương cực lạc (nơi Phật Di Lặc ở): 西 Về Tây phương cực lạc, chết;
⑤ (Họ) Tây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hướng mặt trời lặn. Đoạn trường tân thanh : » Tà tà bóng ngã về tây « — Chỉ các nước Âu, Mĩ. Td: Tây xan ( cơm tây ) — Ta còn đọc trại là Tê.

Từ ghép 53

ấn độ ni tây á 印度尼西亚ấn độ ni tây á 印度尼西亞âu tây 歐西ba tây 巴西bắc đại tây dương công ước tổ chức 北大西洋公約組織bắc đại tây dương công ước tổ chức 北大西洋公约组织chỉ đông hoạch tây 指東畫西chinh tây kỉ hành 征西紀行đại tây dương 大西洋đông tây 东西đông tây 東西giang tây 江西mặc tây ca 墨西哥nữu tây lan 紐西蘭nữu tây lan 纽西兰pháp lan tây 法蘭西quảng tây 广西quảng tây 廣西quy tây 歸西sơn tây 山西tân tây lan 新西蘭tây bá lợi á 西伯利亞tây ban nha 西班牙tây cống 西貢tây cung 西宮tây cực 西極tây du 西遊tây dương 西洋tây đô 西都tây hành kỉ lược 西行紀略tây hiên 西軒tây học 西學tây hồ thi tập 西湖詩集tây nam đắc bằng 西南得朋tây nguyên 西元tây ninh 西寧tây phù thi thảo 西浮詩草tây phương 西方tây qua 西瓜tây sơn 西山tây tạng 西藏tây thi 西施tây thiên 西天tây thức 西式tây tịch 西席tây trúc 西竺tây tuần kí trình 西巡記程tây tử 西子tây vực 西域thiểm tây 陝西tống phật tống đáo tây thiên 送佛送到西天tụng tây hồ phú 頌西湖賦việt tây 越西

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phương tây.
2. (Danh) Chỉ các quốc gia Âu Mĩ ở phương tây.
3. (Danh) Tên gọi tắt của "Tây Ban Nha" 西.
4. (Danh) Họ "Tây".
5. (Tính) Về phía tây. ◎ Như: "nhật lạc tây san" 西 mặt trời lặn bên núi phía tây.
6. (Tính) Có liên quan tới Âu Mĩ. ◎ Như: "tây sử" 西 sử Âu Mĩ, "tây lịch" 西 dương lịch, "tây phục" 西 y phục theo lối Âu Mĩ.
7. § Ghi chú: (1) Phật giáo từ ấn Độ truyền vào Trung Quốc, cho nên gọi phương Tây là đất Phật. (2) Tông "Tịnh độ" trong Phật giáo nói người niệm Phật lúc chết sẽ được đức Di-Đà tiếp dẫn về nước Cực Lạc ở phía tây, "tây phương cực lạc thế giới" 西.
8. § Cũng đọc là "tê".

Từ điển Thiều Chửu

① Phương tây.
② Thái tây 西 chỉ về châu Âu, châu Mĩ. Như tây sử 西 sử tây, tây lịch 西 lịch tây. Vì các nước ấy ở về phía tây nước Tàu nên gọi là nước Tây.
Phật giáo từ Ấn Ðộ truyền vào nước Tàu, cho nên gọi phương Tây là đất Phật.
④ Tôn Tịnh độ trong Phật giáo nói người niệm Phật lúc chết sẽ được đức Di-đà tiếp dẫn về nước Cực Lạc ở phía tây xứ ta ở, tây phương cực lạc thế giới 西. Vì thế nên tục mới gọi người chết là quy tây 西. Cũng đọc là tê.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.