nghĩ
nǐ ㄋㄧˇ

nghĩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. định
2. phỏng theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ước lượng, suy tính, cân nhắc. ◇ Dịch Kinh : "Nghĩ chi nhi hậu ngôn, nghị chi nhi hậu động" , (Hệ từ thượng ) Cân nhắc rồi mới nói, bàn xét rồi mới hành động.
2. (Động) Phỏng theo, mô phỏng, bắt chước. ◎ Như: "nghĩ cổ" phỏng theo lối cổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nghĩ "Xuân giang hoa nguyệt dạ" chi cách, nãi danh kì từ viết "Thu song phong vũ tịch"" "", "" (Đệ tứ thập ngũ hồi) Phỏng theo cách của bài "Xuân giang hoa nguyệt dạ", nên đặt tên cho bài từ là "Thu song phong vũ tịch".
3. (Động) Dự định, liệu tính. ◇ Lí Thanh Chiếu : "Văn thuyết Song Khê xuân thượng hảo, dã nghĩ phiếm khinh chu" , (Phong trụ trần hương hoa dĩ tận từ ) Nghe nói Song Khê xuân rất đẹp, cũng định bơi thuyền nhẹ lãng du.
4. (Động) Sánh với, đọ với. ◇ Tuân Tử : "Ngôn dĩ chi quang mĩ, nghĩ ư Thuấn Vũ" , (Bất cẩu ) Lời tươi sáng đẹp đẽ, sánh được với vua Thuấn vua Vũ.
5. (Động) Khởi thảo, biên chép. ◎ Như: "thảo nghĩ" phác thảo. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Na Bạch Thị bả tâm trung chi sự, nghĩ thành ca khúc" , (Độc cô sanh quy đồ nháo mộng ) Bạch Thị đem nỗi lòng viết thành ca khúc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ định, như nghĩ án nghĩ định án như thế.
② Làm phỏng theo, giống như, như nghĩ cổ làm phỏng theo lối cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phác thảo, dự thảo, khởi thảo: Phác thảo bản đề cương; Khởi thảo một phương án;
② Nghĩ, định, dự định: Dự định tháng tới sẽ đi An Giang;
③ Bắt chước, làm phỏng theo, giống như.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đắn đo, tính toán — So sánh — Bắt chước.

Từ ghép 5

khí
qì ㄑㄧˋ

khí

phồn thể

Từ điển phổ thông

bỏ đi, vứt đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quên, bỏ. ◎ Như: "nhân khí ngã thủ" người bỏ ta lấy, "thóa khí nhất thiết" vứt bỏ hết thẩy. ◇ Tô Thức : "Khí xa mã, hủy quan phục" , (Phương Sơn Tử truyện ) Bỏ xe ngựa, hủy mũ áo.

Từ điển Thiều Chửu

① Quên, bỏ, như nhân khí ngã thủ người bỏ ta lấy, thóa khí nhất thiết vứt bỏ hết thẩy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vứt, bỏ: Vứt bỏ; Vứt đó bỏ mặc; Người bỏ ta lấy; Vứt bỏ tất cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ đi, không dùng tới nữa, không cần nữa — Quên đi.

Từ ghép 18

chẩn
zhěn ㄓㄣˇ

chẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thanh gỗ bắc ngang sau xe, khung xe
2. sao Chẩn (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tấm gỗ bắc ngang ở sau xe. ◇ Tả truyện : "Phù phục nhi kích chi, chiết chẩn" , (Chiêu Công nhị thập nhất niên ) Nép xuống mà đánh, chặt gãy đòn ngang sau xe.
2. (Danh) Phiếm chỉ cái xe. ◇ Hậu Hán Thư : "Vãng xa tuy chiết, nhi lai chẩn phương tù" (Tả Chu Hoàng liệt truyện ) Xe trước tuy gãy, nhưng xe đến sau còn chắc.
3. (Danh) Trục vặn dây đàn. ◇ Ngụy thư : "Dĩ chẩn điều thanh" 調 (Nhạc chí ) Dùng trục điều chỉnh âm thanh.
4. (Danh) Sao "Chẩn", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
5. (Tính) "Chẩn chẩn" đông đúc. ◇ Vương Tăng Nhụ : "Chẩn chẩn Hà lương thượng" (Lạc nhật đăng cao ) Đông đúc trên cầu sông Hoàng Hà.
6. (Động) Xoay chuyển, chuyển động.
7. (Phó) Xót xa, đau thương. ◎ Như: "chẩn hoài" thương nhớ. ◇ Khuất Nguyên : "Xuất quốc môn nhi chẩn hoài hề" (Cửu chương , Ai Dĩnh ) Ra khỏi quốc môn mà lòng thương nhớ trăn trở hề.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gỗ bắc ngang ở sau xe, cái khung xe.
② Xót thương, đau xót, quặn thương. Như chẩn hoài lòng nhớ quanh co.
③ Cái vặn dây ở dưới đàn.
④ Sao Chẩn, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑤ Ðông nghìn nghịt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Miếng ván ngang sau xe. (Ngr) Chiếc xe;
② Xót thương, đau xót, xót xa: Xót xa nhớ tiếc, thương nhớ;
③ (văn) Trục vặn dây đàn;
④ (văn) Đông nghịt;
⑤ [Zhân] Sao Chẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thanh gỗ ngang phía sau xe thời cổ — Chỉ chung xe cộ — Vận chuyển, chuyển động — Đau đớn thương xót.

Từ ghép 6

mạch
mò ㄇㄛˋ

mạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

một bộ lạc ở miền Bắc Trung Quốc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xem "mạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giống mọi ở phương bắc.
đấu
dòu ㄉㄡˋ

đấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

tranh đấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh nhau, tương tranh. ◎ Như: "giới đấu" đánh nhau bằng vũ khí. ◇ Luận Ngữ : "Cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc" , , ; , , (Quý thị ) Vào tuổi tráng niên, khí huyết cương cường, nên răn về tranh đấu; về già, khí huyết đã suy, nên răn về tính tham.
2. (Động) Chọi, đá nhau (khiến cho động vật đánh nhau). ◎ Như: "đấu cẩu" đấu chó, "đấu kê" chọi gà, "đấu khúc khúc nhi" đá dế. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Hoặc đấu kê dĩ vi lạc" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui.
3. (Động) Đọ tài, so tài (thi nhau giành thắng lợi). ◎ Như: "đấu trí" dùng trí tranh hơn thua, "đấu kì" đánh cờ, "đấu pháp" đấu pháp thuật (ngày xưa), dùng mưu kế tranh thắng.
4. (Động) Gom, chắp, ghép. ◇ Dụ thế minh ngôn : "Ngã môn đấu phân ngân tử, dữ nhĩ tác hạ" , (Tân kiều thị hàn ngũ mại xuân tình ) Chúng ta gom góp tiền bạc, cùng ngươi chúc mừng.
5. (Động) Khiến cho, gây ra. § Thông "đậu" .
6. (Danh) Họ "Đấu".
7. Cũng viết là "đấu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ đấu giống như hình kẻ chiến sĩ đối nhau mà đồ binh để đằng sau.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh nhau, so hơn thua. Hình chữ cho thấy hai kẻ sĩ đứng trước mặt nhau, quân lính ở cả phía sau, tượng trưng cho hai vị tướng sắp so tài — Như chữ Đấu — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 6

quần
qún ㄑㄩㄣˊ

quần

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chòm (sao), nhóm
2. tụ họp
3. bè bạn

Từ điển trích dẫn

1. Một dạng của "quần" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bè bạn, như li quần tác cư lìa xa anh em bạn. Tài học hơn cả các bạn học gọi là trác lạc bất quần .
② Ðàn, bầy, lấy tình hòa hảo mà ở với nhau gọi là quần, như hợp quần họp đàn. Chim muông xúm xít với nhau từ ba con trở lên cũng gọi là quần, như điểu quần đàn chim.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đám, tốp, túm, bầy, đàn, cụm: Đám người, tốp người; Tốp năm tốp ba, túm năm túm ba; Một bầy ngựa; Đàn vịt; Cụm kiến trúc;
② Số đông, quần chúng;
③ Bạn bè trong nhóm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bọn người — Bầy. Đàn ( nói về thú vật ) — Tụ họp đông đảo. Thành ngữ: Quần tam tụ ngũ ( tụm năm túm ba ).

Từ ghép 34

kí, ký
jì ㄐㄧˋ, xì ㄒㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như "kí" .

phồn thể

Từ điển phổ thông

đã (đã ... lại còn ..., xem: vưu )

Từ điển Thiều Chửu

① Ðã, như kí vãng bất gián sự đã qua không can nữa.
② Ðã xong, như ẩm thực kí tất ăn uống đã xong. Mặt trời bị ăn hết cũng gọi là kí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đã: Việc đã rồi; Phương châm đã đặt; Ăn uống đã xong.【】kí nhiên [jìrán] Đã (đặt sau chủ ngữ): Anh đã biết là làm sai thì nên sửa nhanh lên; Anh đã đồng ý thì tôi cũng không phản đối;
② Đã... thì...: Đã nói thì làm;
③ Đã... lại..., vừa... vừa...: 便 Đã đẹp lại rẻ, vừa đẹp vừa rẻ; Anh ấy vừa là công nhân vừa là kĩ sư.【…】kí... diệc... [jì... yì...] (văn) Đã... (mà) còn..., không chỉ... (mà) cũng...;【…】 kí... hựu... [jì... yòu...] (văn) Đã... còn... (biểu thị hai sự việc phát sinh cùng lúc, hoặc hai tình huống đồng thời tồn tại);【…】 kí... tắc... [jì... zé...] (văn) Đã ... thì ....;
④ (văn) Rồi, sau đấy: Sau đó, người nước Vệ thưởng cho ông ta thành trì (Tả truyện: Thành công nhị niên).【】kí nhi [jì'ér] (văn) Sau này, về sau, rồi thì, sau đấy, không bao lâu sau thì: Lúc đầu Sở Thành vương lập Thương Thần làm thái tử, không bao lâu (sau đó) lại muốn lập công tử Chức làm thái tử (Hàn phi tử);
⑤ (văn) (Mặt trời đã) ăn hết: Mặt trời có nhật thực, đã ăn hết (Tả truyện: Hoàn công tam niên);
⑥ (văn) Hết, dứt: Nói chưa dứt lời (Hàn Dũ: Tiến học giải); Quân Tống đã bày thành hàng, (trong khi đó) quân Sở chưa qua sông hết (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi. Xong việc — Đã rồi. Đã qua — Dùng như chữ Nhi ( mà ).

Từ ghép 1

khắc
kè ㄎㄜˋ, kēi ㄎㄟ

khắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khắc phục, phục hồi
2. tất phải thế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh được, chiến thắng. § Thông "khắc" . ◎ Như: "kim khắc mộc" loài kim chế phục được loài mộc. ◇ Hậu Hán Thư : "Hà hướng nhi bất khai, hà chinh nhi bất khắc" , (Hoàn Đàm truyện ) Hướng nào mà không mở ra, trận đánh nào mà không chiến thắng.
2. (Động) Ước thúc. ◎ Như: "khắc kỉ" chế ngự chính mình.
3. (Động) Hạn định, ước hẹn. ◎ Như: "khắc kì" hẹn kì. ◇ Tây sương kí 西: "Chuẩn bị diên tịch trà lễ hoa hồng, khắc nhật quá môn giả" , (Đệ ngũ bổn , Đệ tam chiết) Sửa soạn yến tiệc lễ biếu, hẹn ngày xuất giá.
4. (Động) Giảm bớt, khấu trừ. ◎ Như: "khắc khấu" xén bớt.
5. (Động) Làm hại. ◇ Tây du kí 西: "Giai nhân mệnh phạm Hoa Cái, phương da khắc nương" , (Đệ tứ thập tứ hồi) Đều vì cung mệnh phạm vào sao Hoa Cái, mà gây tổn hại đến cha mẹ.
6. (Tính) Nghiêm ngặt. ◇ Hàn Phi Tử : "Thanh khắc khiết, thu hào chi đoan, vô tư lợi dã" , , (Ngoại trữ thuyết tả hạ ) Thanh liêm nghiêm ngặt, chi li từng chút, không vì lợi riêng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chế phục được, cũng như chữ khắc . Như kim khắc mộc loài kim chế phục được loài mộc.
② Tất thế, kíp, như khắc kì cứ hạn phải dúng hẹn. Tục viết là khắc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Đánh (người);
② Quở trách, phê bình: Bị phê bình;
③ Như (bộ ). Xem [kè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Khắc và Khắc .

Từ ghép 2

nú ㄋㄨˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngựa nhát
2. (từ xưng hô nhún nhường)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa hèn, ngựa kém. ◇ Sở từ : "Nô tuấn tạp nhi bất phân hề" 駿 (Đông Phương Sóc , Mậu gián ) Ngựa hèn ngựa tốt lẫn lộn không phân biệt hề.
2. (Tính) Hèn, kém. ◇ Chiến quốc sách : "Thần văn kì kí thịnh tráng chi thì, nhất nhật nhi trì thiên lí, chí kì suy dã, nô mã tiên chi" , , , (Yên sách tam ) Tôi nghe nói ngựa kì ngựa kí đương lúc sung sức, một ngày chạy ngàn dặm, đến khi suy nhược thì thua cả ngựa hèn.
3. (Tính) Yếu đuối, kém sức. ◇ Kê Khang : "Tính phục sơ lãn, cân nô nhục hoãn" , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Tính lại biếng nhác, gân yếu đuối thịt bải hoải.
4. (Tính) Tỉ dụ tài năng yếu kém. § Thường dùng làm chữ nói nhún mình. ◎ Như: "nô tài" tài hèn kém. ◇ Văn tuyển : "Thứ kiệt nô độn, nhượng trừ gian hung" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Ngõ hầu tận dụng cái tài hèn (của thần) mà trừ bỏ được bọn gian ác.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngựa hèn nhát.
② Phàm tài năng kém hèn cũng gọi là nô. Phần nhiều dùng làm chữ nói tự nhún mình. Như nô tài tài hèn kém.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngựa xấu, ngựa hèn;
② Người bất tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ ngựu xấu, kém — Kẻ kém cỏi bất tài.

Từ ghép 1

luân
guān ㄍㄨㄢ, lún ㄌㄨㄣˊ, lǔn ㄌㄨㄣˇ

luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

chìm, đắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lằn sóng nhỏ.
2. (Động) Chìm đắm. ◎ Như: "trầm luân" chìm đắm.
3. (Động) Trôi giạt, lưu lạc. ◇ Nguyễn Trãi : "Luân lạc thiên nhai câu thị khách" (Họa hương tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Đều là khách lưu lạc phương trời.
4. (Động) Mất, diệt vong. ◎ Như: "luân vong" tiêu vong. ◇ Bạch Cư Dị : "Thân tử danh diệc luân" (Tặng phiền trứ tác ) Thân chết tên tuổi cũng mất.

Từ điển Thiều Chửu

① Lằn sóng.
② Vướng vít, dắt dây, như luân tư dĩ phô (Thi kinh ) nói kẻ vô tội cũng vướng vít tội vạ.
③ Mất, như có tài mà bị dìm ở chỗ hèn kém mãi gọi là trầm luân (chìm đắm), văn tự sách vở ngày nát dần đi gọi là luân vong hay luân thế , v.v.
④ Hồn luân đông đặc, như hồn luân nguyên khí nguyên khí còn nguyên vẹn.
⑤ Luân lạc lưu lạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chìm: Trầm luân; Chìm xuống đáy biển;
② Sa vào, thất thủ, mất. 【】luân vong [lúnwáng] (Nước nhà) sa vào cảnh diệt vong;
③ (văn) Lằn sóng;
④ (văn) Vướng vít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sóng nhỏ. Sóng gợn lăn tăn — Chìm mất. Td: Trầm luân ( chìm đắm ).

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.