phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. trắng nõn
3. chất
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Rau dưa, đồ chay. ◎ Như: "nhự tố" 茹素 ăn chay.
3. (Danh) Thư từ, thư tịch (ngày xưa dùng tơ sống để viết). ◇ Cổ nhạc phủ 古樂府: "Khách tòng viễn phương lai, Di ngã song lí ngư. Hô nhi phanh lí ngư, Trung hữu xích tố thư" 客從遠方來, 遺我雙鯉魚. 呼兒烹鯉魚, 中有尺素書 (Ẩm mã trường thành quật hành 飲馬長城窟行) Khách từ phương xa lại, Để lại cho ta cặp cá chép. Gọi trẻ nấu cá chép, Trong đó có tờ thư.
4. (Danh) Chất, nguyên chất, nguyên thủy, căn bổn. ◎ Như: "nguyên tố" 元素 nguyên chất (hóa học), "tình tố" 情素 bản tính người.
5. (Danh) Họ "Tố".
6. (Tính) Trắng, trắng nõn. ◎ Như: "tố thủ" 素手 tay trắng nõn, "tố ti" 素絲 tơ trắng.
7. (Tính) Cao khiết. ◎ Như: "tố tâm" 素心 lòng trong sạch.
8. (Tính) Mộc mạc, thanh đạm, không hoa hòe. ◎ Như: "phác tố" 朴素 mộc mạc, "tố đoạn" 素緞 đoạn trơn.
9. (Tính) Chỗ quen cũ. ◎ Như: "dữ mỗ hữu tố" 與某有素 cùng mỗ là chỗ biết nhau đã lâu, "tố giao" 素交 người bạn vẫn chơi với nhau từ trước, "bình tố" 平素 vốn xưa, sự tình ngày trước.
10. (Phó) Không. ◎ Như: "tố xan" 素餐 không làm gì mà hưởng lộc, "tố phong" 素封 không có tước vị gì mà giàu. § Tấn Đỗ Dư gọi đức Khổng Tử 孔子 là "Tố vương" 素王 nghĩa là không có chức tước gì mà thế lực như vua vậy.
11. (Phó) Vốn thường, xưa nay, vốn là. ◎ Như: "tố phú quý" 素富貴 vốn giàu sang, "tố bần tiện" 素貧賤 vốn nghèo hèn. ◇ Tam quốc chí 三國志: "Sĩ bất tố phủ, binh bất luyện tập, nan dĩ thành công" 士不素撫, 兵不練習, 難以成功 (Trương Phạm truyện 張範傳) Kẻ sĩ trước nay không phủ dụ, quân lính không luyện tập, khó mà thành công.
Từ điển Thiều Chửu
② Trắng nõn, như tố thủ 素手 tay trắng nõn. Người có phẩm hạnh cao khiết cũng gọi là tố, như tố tâm 素心 lòng trong sạch. Nói rộng ra phàm cái gì nhan sắc mộc mạc cũng gọi là tố cả, như phác tố 朴素 mộc mạc, để tang mặc áo vải trắng to gọi là xuyên tố 穿素. Ðồ gì không có chạm vẽ cũng gọi là tố, như tố đoạn 素緞 đoạn trơn.
③ Không, không làm gì mà hưởng lộc gọi là tố xan 素餐. Tấn Ðỗ Dư gọi đức Khổng Tử 孔子 là tố vương 素王 nghĩa là không có chức tước gì mà thế lực như vua vậy. Không có tước vị gì mà giàu gọi là tố phong 素封 cũng là do nghĩa ấy.
④ Chất, nhà hóa học gọi nguyên chất là nguyên tố 原素. Bản tính người gọi là tình tố 情素.
⑤ Chỗ quen cũ, như dữ mỗ hữu tố 與某有素 cùng mỗ là chỗ biết nhau đã lâu, tố giao 素交 người bạn vẫn chơi với nhau từ trước, bình tố 平素 vốn xưa, v.v.
⑥ Vốn thường, như Trung Dong nói tố phú quý 素富貴 vốn giàu sang, tố bần tiện 素貧賤 vốn nghèo hèn, đều là nói không đổi cái địa vị ngày thường vậy.
⑦ Tục gọi rau dưa là tố, cho nên ăn chay gọi là nhự tố 茹素.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Không có hoa, không hoa hoè, nhã: 這塊布很素凈 Miếng vải này màu nhã lắm;
③ Nguyên chất, chất: 毒素 Chất độc;
④ (Ăn) chay, không, suông: 吃素 Ăn chay; 素王 Vua không ngai;
⑤ Từ trước, xưa nay, bình thường, vốn dĩ: 素不相識 Xưa nay chưa hề quen biết; 素富貴 Vốn giàu sang. 【素來】tố lai [sùlái] Từ trước đến nay, xưa nay: 素來不相識 Xưa nay không quen biết nhau;
⑥ (văn) Chỗ quen biết cũ: 與某有素 Có quen biết với ông Mỗ đã lâu;
⑦ Lụa trắng, vóc trơn.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 33
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. nho nhã
3. đạo Nho
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Học giả, người có học thức. ◎ Như: "thạc học thông nho" 碩學通儒 người học giỏi hơn người. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Hốt kiến cách bích hồ lô miếu nội kí cư đích nhất cá cùng nho tẩu liễu xuất lai" 忽見隔壁葫蘆廟內寄居的一個窮儒走了出來 (Đệ nhất hồi) Chợt thấy, cách tường trong miếu Hồ Lô, một nhà nho nghèo ở trọ vừa đi đến.
3. (Danh) Đạo Nho, tức học phái do "Khổng Tử" 孔子 khai sáng.
4. (Tính) Văn vẻ, nề nếp. ◎ Như: "nho phong" 儒風, "nho nhã" 儒雅.
5. (Tính) Hèn yếu, nhu nhược. § Thông "nhu" 懦.
Từ điển Thiều Chửu
② Nho nhã. Phàm cái gì có văn vẻ nề nép đều gọi là nho. Như nho phong 儒風, nho nhã 儒雅, v.v.
③ Ðạo Nho, bây giờ thường gọi đạo học của đức Khổng là Nho giáo 儒教 để phân biệt với Ðạo giáo 道教, Phật giáo 佛教 vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
② [Rú] Đạo nho, nho học (một học phái do Khổng Tử sáng lập thời Chiến quốc ở Trung Quốc): 儒家 Nhà nho.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 41
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. Tinh xảo, tinh mĩ. ◇ Nho lâm ngoại sử 儒林外史: "Đáo vãn, tố đích cực tinh trí đích liên hoa đăng, điểm khởi lai phù tại thủy diện thượng" 到晚, 做的極精緻的蓮花燈, 點起來浮在水面上 (Đệ tứ thập nhất hồi).
Từ điển trích dẫn
2. Tỉ dụ người hoặc sự vật dùng để chêm, đệm. ◇ Bình Chú 平鑄: "(Ngã quân) bả đệ nhất cá tiết tử tắc tiến liễu địch nhân phòng thủ đích nam ngạn" (我軍)把第一個楔子塞進了敵人防守的南岸 (Chuyển chiến Giang Hoài Hà Hán 轉戰江淮河漢).
3. Đoạn văn dẫn nhập cho từng chương, hồi... (trong tuồng hoặc tiểu thuyết). ◇ Nho lâm ngoại sử 儒林外史: "Cứu cánh Vương Miện hà tằng tố quá nhất nhật quan? Sở dĩ biểu bạch nhất phiên. Giá bất quá thị cá tiết tử, hạ diện hoàn hữu chánh văn" 究竟王冕何曾做過一日官? 所以表白一番. 這不過是個楔子, 下面還有正文 (Đệ nhất hồi).
Từ điển trích dẫn
2. Vai diễn nhân vật phái nữ trong tạp kịch thời Nguyên. § Gọi tắt là "đán" 旦. ◇ Nho lâm ngoại sử 儒林外史: "Tha công công tại Lâm Xuân ban tố chánh đán, tiểu thì dã thị cực hữu danh đầu đích" 他公公在臨春班做正旦, 小時也是極有名頭的 (Đệ ngũ thập tam hồi). § Lâm Xuân là tên lầu các do Trần Hậu Chủ đời Nam Triều dựng lên.
Từ điển trích dẫn
2. Chỉ động tác và cách diễn tả (trong hí kịch). ◇ Tào Ngu 曹禺: "Hồ Tứ: ... Đạt! Đạt! Đạt! (thủ hướng hạ nhất xao la) Trường! (mãn thân tố công, mãn kiểm đích hí, thuyết đắc phi khoái) nhĩ tiều trước, tùy trước gia hỏa điểm, na hồ tử nhất súy "nhiêm khẩu", nhất trứu mi, nhất trừng nhãn, toàn thân loạn xỉ sách" 胡四: ...達! 達! 達!(手向下一敲鑼)長!(滿身做工, 滿臉的戲, 說得飛快)你瞧著, 隨著家伙點, 那鬍子一甩"髯口", 一皺眉, 一瞪眼, 全身亂哆嗦 (Nhật xuất 日出, Đệ tứ mạc).
Từ điển trích dẫn
2. Vị trụ trì của một ngôi chùa. ◇ Nho lâm ngoại sử 儒林外史: "Bần tăng (...) hậu tại kinh sư Báo Quốc tự tố phương trượng" 貧僧(...)後在京師報國寺做方丈 (Đệ tam thập bát hồi) Bần tăng (...) sau làm phương trượng ở chùa Báo Quốc tại kinh sư.
3. Danh hiệu của một Thượng tọa trong một Thiền viện.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.