hoảng
huǎng ㄏㄨㄤˇ

hoảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: hoảng hốt )

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Bỗng, hốt nhiên. ◎ Như: "hoảng nhiên đại ngộ" hốt nhiên đại ngộ, chợt hiểu thấu.
2. (Tính) Phảng phất, mơ hồ, hình như. ◎ Như: "hoảng hốt" mờ mịt, mơ hồ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô tiền nhật bệnh trung, tâm thần hoảng hốt, ngộ ngôn thương nhữ, nhữ vật kí tâm" , , , (Đệ bát hồi) Hôm qua ta trong cơn bệnh, tâm thần mờ mịt, lỡ nói lời tổn thương nhà ngươi, nhà ngươi đừng để bụng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hoảng hốt , thấy không được đích xác gọi là hoảng hốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】 hoảng nhiên [huăngrán] Bỗng nhiên (tỉnh ngộ), bừng (tỉnh), chợt: Bỗng nhiên thức tỉnh, chợt vỡ lẽ, chợt tỉnh ngộ;
② Hình như, tựa hồ, tựa như, giống như, khác nào, phảng phất: Tựa hồ trong mộng, phảng phất chiêm bao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hoảng hốt: Mơ hồ, không rõ ràng — Đầu óc nổi loạn, không phân biệt nhận định được gì — Ta còn hiểu là lòng dạ sợ hãi, rối loạn.

Từ ghép 3

kinh
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây kinh
2. cái roi
3. châu Kinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "kinh", một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng dắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là "kinh trăn" , "kinh cức" . § "Sở Thanh Tử" gặp bạn là "Ngũ Cử" trên đường, trải cành kinh cùng nhau nói chuyện cũ, "ban kinh đạo cố" . Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là "sài kinh" . Nước "Sở" có nhiều cây kinh nên gọi là "Kinh" hay "Kinh Sở" .
2. (Danh) Cây roi. § Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là "giạ sở" . "Liêm Pha" mang bó kinh đến nhà ông "Lạn Tương Như" tạ tội cũng là theo ý đó. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố nhất thì thác kiến, lai nhật tự đương phụ kinh" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố tôi đã nghĩ lầm, ngày mai sẽ tự mang roi đến (chịu tội).
3. (Danh) "Tử kinh" cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. § Xưa ba anh em "Điền Chân" lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ "tử kinh" mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài "Nhớ em" dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Đầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
4. (Danh) Vợ "Lương Hồng" nhà Hán là bà "Mạnh Quang" lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là "kinh". ◎ Như: "chuyết kinh" người vợ vụng dại của tôi, "kinh thất" nhà tôi (vợ), tiện nội.
5. (Danh) "Kinh Châu" , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. § Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, "Lí Bạch" viết thư sang thăm có câu: "Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn (Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử) Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là "thức kinh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây kinh, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là kinh trăn , kinh cức , v.v. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử ở đường, lấy cành cây kinh đàn ra ngồi nói chuyện gọi là ban kinh đạo cố trải cành kinh nói chuyện cũ. Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là sài kinh . Nước Sở có nhiều cây kinh nên gọi là Kinh hay Kinh Sở .
② Cây roi. Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là giạ sở . Liêm Pha mang bó kinh đến nhà ông Lạn Tương Như tạ tội cũng là theo ý đó.
③ Tử kinh cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. Xưa ba anh em Ðiền Chân lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ tử kinh mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài Nhớ em dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Ðầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
④ Vợ Lương Hồng nhà Hán là bà Mạnh Quang lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là kinh. Như chuyết kinh ý nói người vợ vụng dại của tôi, kinh thất nhà tôi (vợ), v.v. đều vì tích này.
⑤ Châu Kinh , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, Lí Bạch viết thư sang thăm có câu: Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là thức kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây mận gai;
② Cây roi để đánh phạt (thời xưa);
③ (văn) (khiêm) Vợ tôi: Người vợ vụng dại của tôi; Nhà tôi, vợ tôi;
④ [Jing] Châu Kinh (thời xưa ở Trung Quốc, nay thuộc các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu–Trung Quốc);
⑤ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai — Tiếng khiêm nhường, chỉ người vợ của mình ( Kinh thê, tức người đàn bà nghèo nàn thấp kém, kẹp tóc bằng cây gai ) — Tên một trong chín châu của Trung Hoa thời cổ, tức Kinh châu.

Từ ghép 5

hiệu
xiào ㄒㄧㄠˋ

hiệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt chước
2. ví với
3. công hiệu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◎ Như: "hiệu pháp" bắt chước phép gì của người, "hiệu vưu" noi lỗi lầm của người khác. ◇ Vương Bột : "Nguyễn Tịch xương cuồng, khởi hiệu cùng đồ chi khốc" , (Đằng vương các tự ) Nguyễn Tịch càn rở điên cuồng, há bắt chước ông mà khóc bước đường cùng?
2. (Động) Cống hiến, phụng hiến, hết sức làm. ◎ Như: "hiệu lực" cố sức, "báo hiệu" hết sức báo đền. ◇ Tư Mã Thiên : "Thành dục hiệu kì khoản khoản chi ngu" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lòng thành muốn gắng tỏ hết tấm ngu trung của mình.
3. (Danh) Hiệu quả. ◎ Như: "minh hiệu" hiệu nghiệm rõ ràng, "thành hiệu" đã thành kết quả. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kim nhật đầu huyễn đích lược hảo ta, biệt đích nhưng bất kiến chẩm ma dạng đại kiến hiệu" , (Đệ thập nhất hồi) Hôm nay chứng hoa mắt nhức đầu có đỡ một chút, còn các bệnh khác thì chưa thấy hiệu quả gì cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Học đòi, bắt chước, như hiệu pháp nghĩa là bắt chước phép gì của người, hiệu vưu bắt chước sự lầm lẫn của người, v.v.
② Ðến cùng, như hiệu lực có sức, báo hiệu hết sức báo đền, v.v.
③ Hiệu nghiệm, như minh hiệu hiệu nghiệm rõ ràng, thành hiệu đã thành hiệu rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bắt chước (dùng như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiệu quả, hiệu nghiệm, hiệu lực: Có hiệu quả; Bản hiệp định này có hiệu lực ngay sau khi được kí kết;
② Noi theo, bắt chước: Trên làm sao dưới theo vậy, trên làm dưới theo;
③ Ra sức đóng góp, phục vụ, góp sức, cống hiến: Ra sức; Hết sức báo đền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt chước — Đúng như thật, đúng như mong muốn.

Từ ghép 18

tích
xī ㄒㄧ

tích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếc nuối

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau tiếc, bi thương. ◎ Như: "thâm kham thống tích" rất đáng tiếc nhớ lắm.
2. (Động) Quý trọng, yêu quý, không bỏ được. ◎ Như: "thốn âm khả tích" một tấc bóng quang âm cũng đáng tiếc. ◇ Bạch Cư Dị : "Tích hoa bất tảo địa" (Nhật trường ) Yêu quý hoa (nên) không quét đất.
3. (Động) Tham, keo kiệt. ◎ Như: "lận tích" keo bẩn, bủn xỉn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau tiếc. Nhận thấy người hay vật gì mất đi mà không cam tâm gọi là tích. Như thâm kham thống tích rất đáng tiếc nhớ lắm.
② Yêu tiếc. Nhân vì đáng yêu mà quý trọng gọi là tích. Như thốn âm khả tích một tấc bóng quang âm cũng đáng tiếc.
③ Tham, keo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quý trọng, quý mến, yêu tiếc: Quý trọng của công; Quý trọng từ tí thời gian;
② Tiếc, đau tiếc, tiếc rẻ: Không tiếc gì vốn liếng; Tiếc là chưa thành công; Tiếc rẻ lắm;
③ Tham, keo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu đau đớn — Thương xót. Tiếc thương.

Từ ghép 13

tiết, tiệt
jiē ㄐㄧㄝ, jié ㄐㄧㄝˊ

tiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đốt, đoạn
2. tiết trời
3. một khoảng thời gian
4. ngày tết, lễ
5. lễ tháo, tiết tháo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đốt, lóng (thực vật). ◎ Như: "tùng tiết" đốt thông, "trúc tiết" đốt tre.
2. (Danh) Khớp xương, đốt xương (động vật). ◎ Như: "cốt tiết" đốt xương, "chỉ tiết" đốt ngón tay, "kích tiết" vỗ tay.
3. (Danh) Phần, khúc, đoạn, mạch. ◎ Như: "chương tiết" phần đoạn bài văn, chương sách.
4. (Danh) Phân khu (thời gian, khí hậu). ◎ Như: "quý tiết" mùa trong năm, "nhị thập tứ tiết khí" hai mươi bốn tiết trong năm: "lập xuân" , "vũ thủy" , "kinh trập" , "xuân phân" , v.v.
5. (Danh) Sự, việc. ◎ Như: "chi tiết" , "tình tiết" .
6. (Danh) Ngày lễ, ngày hội (mang ý nghĩa đặc thù: sinh nhật, kỉ niệm, khánh hạ, v.v.). ◎ Như: "thanh minh tiết" tiết thanh minh, "trung thu tiết" ngày lễ trung thu (rằm tháng tám), "thanh niên tiết" ngày tuổi trẻ.
7. (Danh) Chí khí, tư cách hợp đạo, đúng lễ. ◎ Như: "tiết tháo" hành vi giữ đúng lễ nghĩa, "danh tiết" trung nghĩa.
8. (Danh) Lễ nghi. ◎ Như: "lễ tiết" lễ nghi. ◇ Luận Ngữ : "Trưởng ấu chi tiết, bất khả phế dã" (Vi Tử ) Lễ nghi thứ tự giữa người lớn và trẻ nhỏ, không thể bỏ được.
9. (Danh) Vật làm tin của sứ giả thời xưa. § Thông "tiết" . ◎ Như: "phù tiết" ấn tín của sứ giả, "sứ tiết" 使 sứ giả.
10. (Danh) Cái phách (nhạc khí). ◎ Như: "tiết tấu" nhịp điệu.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số giờ giảng học. ◎ Như: "kim thiên thượng liễu tam tiết khóa" hôm nay lên lớp ba tiết (giờ học). (2) Toa xe. ◎ Như: "giá liệt hỏa xa hữu thập nhị tiết xa sương" xe lửa này có mười hai toa. (3) Đoạn, khúc (bài văn, bản nhạc). ◎ Như: "đệ nhị chương đệ nhất tiết" chương hai tiết một.
12. (Danh) Họ "Tiết".
13. (Động) Hạn chế, ước thúc. ◎ Như: "tiết dục" hạn chế sinh đẻ, "tiết chế" ngăn chận.
14. (Động) Kiệm tỉnh, tằn tiện. ◇ Luận Ngữ : "Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì" , 使 (Học nhi ) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ.
15. (Tính) Cao ngất. ◇ Thi Kinh : "Tiết bỉ Nam San, Duy thạch nham nham" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Cao vòi vọi, núi Nam Sơn kia, (Trông lên) chỉ thấy đá lởm chởm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt tre, đốt cây.
② Ðốt xương, như cốt tiết đốt xương, chỉ tiết đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết .
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết , đầu mối rối beng gọi là chi tiết , văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết .
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết .
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết hay tiết tấu . Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân , lập xuân , v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao bớt làm sự nhọc quá, tiết ai bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo , như danh tiết , phong tiết đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ .
⑩ Phù tiết ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đốt, khớp, lóng: Một đốt (lóng) tre; Đốt ngón tay; Một đốt mía; Khớp xương;
② Nhịp phách: Nhịp điệu;
③ Toa, tiết (giờ học): Hai toa xe; Hai tiết vật lí;
④ Tết, tiết, ngày kỉ niệm: Tết Nguyên đán; Ăn tết; Tiết thanh minh;
⑤ Trích đoạn: Trích dịch;
⑥ Tiết kiệm: Tiết kiệm than;
⑦ Việc, sự việc: Những việc nhỏ mọn trong đời sống;
⑧ Tiết tháo, khí tiết: Khí tiết; Thủ tiết;
⑨ (văn) Thứ bậc;
⑩ (văn) Ngày mừng thọ của vua: Ngày mừng thọ tứ tuần;
⑪ Xem [fújié], 使 [shêjié];
⑫ (văn) Một loại nhạc khí thời xưa làm bằng tre để họa theo đàn;
⑬ [Jié] (Họ) Tiết. Xem [jie].

Từ điển Trần Văn Chánh

】 tiết cốt nhãn [jieguyăn] (đph) Giờ phút quan trọng, mấu chốt: Trong giờ phút quan trọng đó. Xem [jié].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mắt, cái mấu tre, đốt tre — Khớp xương — Phần, đoạn của sự việc — Kiềm chế. Giảm bớt. Td: Tiết chế cờ lệnh của vua giao cho quan để thi hành nhiệm vụ được dễ dàng. Ta cũng gọi là cờ tiết — Lòng dạ ngay thẳng, cứng cỏi, không thay đổi. Đoạn trường tân thanh : » Tiết trăm năm nở bỏ đi một ngày «. — Khoảng thời gian theo khí hậu mà chia ra. Đoạn trường tân thanh : » Thanh minh trong tiết tháng ba «. — Ngày lễ tết nhất định trong năm — Sự nhịp nhàng, nhanh chậm của bài nhạc. Td: Tiết điệu — Một âm khác là Tiệt. Xem Tiệt.

Từ ghép 67

âm tiết 音節bách chu chi tiết 柏舟之節bão tiết quân 抱節君bát tiết 八節biến tiết 變節bồ tiết 蒲節chế tiết 制節chi tiết 枝節chửu quan tiết 肘關節cốt quan tiết 骨關節danh tiết 名節đản tiết 誕節điều tiết 調節đinh tự tiết 丁字節đông tiết 冬節giai tiết 佳節hạ tiết 夏節huyền tiết 懸節khí tiết 氣節khuất tiết 屈節kích tiết 擊節lãnh tiết 冷節lệnh tiết 令節phẩm tiết 品節phong tiết 風節phục hoạt tiết 復活節quan tiết 關節quý tiết 季節quỳnh lưu tiết phụ truyện 瓊瑠節婦傳sĩ tiết 士節súc y tiết thực 蓄衣節食sứ tiết 使節sưu tiết 蒐節tận tiết 盡節tế tiết 細節thánh đản tiết 聖誕節thất tiết 失節thì tiết 時節thời tiết 時節thủ tiết 守節tiết chế 節制tiết dục 節欲tiết dục 節育tiết dụng 節用tiết điểm 節點tiết độ 節度tiết độ sứ 節度使tiết giảm 節減tiết hạnh 節行tiết kiệm 節儉tiết liệt 節烈tiết mục 節目tiết nghĩa 節義tiết phụ 節婦tiết tấu 節奏tiết tháo 節操tiểu tiết 小節tình tiết 情節tổn tiết 撙節trinh tiết 貞節trung nguyên tiết 中元節trực tiết 直節tuẫn tiết 殉節tự tiết 字節tử tiết 死節vãn tiết 晚節xuân tiết 春節

tiệt

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt tre, đốt cây.
② Ðốt xương, như cốt tiết đốt xương, chỉ tiết đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết .
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết , đầu mối rối beng gọi là chi tiết , văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết .
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết .
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết hay tiết tấu . Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân , lập xuân , v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao bớt làm sự nhọc quá, tiết ai bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
⑨ Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo , như danh tiết , phong tiết đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ .
⑩ Phù tiết ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao lớn — Một âm là Tiết. Xem Tiết.
yên
yān ㄧㄢ

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

say đắm, quyến rũ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đẹp, diễm lệ. ◇ Phùng Diên Tị : "Nhật tà liễu ám hoa yên" (Xuân sắc từ ) Mặt trời tà liễu tối hoa đẹp.
2. (Tính) "Yên nhiên" xinh đẹp, thường chỉ vẻ tươi cười. ◇ Phù sanh lục kí : "Tương thị yên nhiên" (Khuê phòng kí lạc ) Nhìn nhau mỉm cười.

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng mặt đẹp. Yên nhiên cười nụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẹp đẽ — Vẻ đẹp của đàn bà con gái — Cười. Vẻ tươi cười.
mô, mẫu
mú ㄇㄨˊ, mǔ ㄇㄨˇ, wú ㄨˊ, wǔ ㄨˇ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mẹ. ◎ Như: "mẫu thân" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bậc phụ nữ tôn trưởng. ◎ Như: "cô mẫu" bà cô, "cữu mẫu" bà mợ, "sư mẫu" sư nương (tiếng học sinh gọi vợ của "lão sư" ).
3. (Danh) Tiếng gọi người đàn bà lớn tuổi. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín" , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ giặt vải, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn.
4. (Danh) Sự vật có thể sinh sản, nẩy nở. ◎ Như: "tự mẫu" chữ cái (trong tiếng Hi Lạp chẳng hạn) hoặc chữ dùng làm đại biểu cho một âm (trong thanh vận học có 36 tự mẫu).
5. (Tính) Gốc, vốn. ◎ Như: "mẫu tài" tiền vốn.
6. (Tính) Mái, giống cái. ◎ Như: "mẫu kê" gà mái, "mẫu trệ" lợn sề.
7. Một âm là "mô". (Danh) Men, mẻ.

mẫu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mẹ
2. con cái, giống cái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mẹ. ◎ Như: "mẫu thân" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bậc phụ nữ tôn trưởng. ◎ Như: "cô mẫu" bà cô, "cữu mẫu" bà mợ, "sư mẫu" sư nương (tiếng học sinh gọi vợ của "lão sư" ).
3. (Danh) Tiếng gọi người đàn bà lớn tuổi. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín" , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ giặt vải, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn.
4. (Danh) Sự vật có thể sinh sản, nẩy nở. ◎ Như: "tự mẫu" chữ cái (trong tiếng Hi Lạp chẳng hạn) hoặc chữ dùng làm đại biểu cho một âm (trong thanh vận học có 36 tự mẫu).
5. (Tính) Gốc, vốn. ◎ Như: "mẫu tài" tiền vốn.
6. (Tính) Mái, giống cái. ◎ Như: "mẫu kê" gà mái, "mẫu trệ" lợn sề.
7. Một âm là "mô". (Danh) Men, mẻ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mẹ.
② Phàm vật gì làm cốt để sinh ra các cái đều gọi là mẫu, như mẫu tài tiền vốn.
③ Tiếng gọi tôn các đàn bà tôn trưởng, như cô mẫu bà cô, cữu mẫu bà mợ.
④ Giống cái, như mẫu kê gà mái, mẫu trệ lợn sề, v.v.
⑤ Một âm là mô. Men, mẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mẹ: Mẹ con; Mẹ già;
② Người đàn bà bằng vai với mẹ trong thân thuộc: Cô; Mợ; Thím;
③ Mái, cái: Gà mái; Bò cái;
④ Bộ phận có khía đường xoắn ốc để vặn đinh ốc: Đai ốc, êcu;
⑤ Mẹ (chỉ căn nguyên): Thất bại là mẹ thành công;
⑥ Mẹ, cái: Tàu mẹ; Máy cái;
⑦ [Mư] (Họ) Mẫu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người Mẹ — Tiếng tôn kính, gọi người đàn bà đáng tuổi mẹ mình. Td: Lão Mẫu — Loài vật cái. Con cái, con mái — Tiền vốn ( coi như mẹ đẻ của tiền lời ).

Từ ghép 81

a mẫu 阿母ân mẫu 恩母âu mẫu 歐母bá mẫu 伯母bảo mẫu 保母bảo mẫu 鴇母bảo mẫu 鸨母châu mẫu 珠母chủ mẫu 主母chư mẫu 諸母cô mẫu 姑母cữu mẫu 舅母di mẫu 姨母dị mẫu 異母dưỡng mẫu 養母đích mẫu 嫡母đồng mẫu 同母giả mẫu 假母gia mẫu 家母gia tổ mẫu 家祖母giáo mẫu 教母hậu mẫu 后母hậu mẫu 後母ích mẫu 益母kế mẫu 繼母kế mẫu 继母lão mẫu 老母lệnh mẫu 令母mạnh mẫu 孟母mẫu âm 母音mẫu bản 母板mẫu dương 母羊mẫu đạo 母道mẫu đệ 母第mẫu giáo 母教mẫu hậu 母后mẫu hệ 母係mẫu hệ 母系mẫu kê 母雞mẫu kê 母鸡mẫu mã 母馬mẫu mã 母马mẫu nan nhật 母難日mẫu nghi 母儀mẫu ngữ 母語mẫu ngữ 母语mẫu ngưu 母牛mẫu quốc 母國mẫu số 母數mẫu tài 母財mẫu thân 母亲mẫu thân 母親mẫu tử 母子mộc mẫu 木母nãi mẫu 嬭母nghĩa mẫu 义母nghĩa mẫu 義母ngoại tổ mẫu 外祖母ngược mẫu 瘧母nhạc mẫu 岳母nhũ mẫu 乳母ô liêm mẫu 乌蔹母ô liêm mẫu 烏蘝母phân mẫu 分母phó mẫu 傅母phụ mẫu 父母quốc mẫu 國母sản mẫu 產母sư mẫu 師母tàm mẫu 蠶母tằng tổ mẫu 曾祖母thánh mẫu 聖母thân mẫu 親母thứ mẫu 庶母tiên mẫu 先母tòng mẫu 從母tổ mẫu 祖母tự mẫu 字母từ mẫu 慈母vân mẫu 雲母xuất mẫu 出母
ôi
wēi ㄨㄟ

ôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khúc cong của sông hay núi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ nước chảy uốn cong, chỗ núi uốn cong. ◎ Như: "sơn ôi" khuỷu núi.
2. (Danh) Ven núi.
3. (Danh) Chỗ cong và sâu kín bên trong. ◇ Trang Tử : "Khuê đề khúc ôi, nhũ gian cổ cước, tự dĩ vi an thất lợi xứ" , , (Từ Vô Quỷ ) Khoảng đùi, kẽ móng, trong háng, nách vú, chân vế, tự lấy đó làm nhà yên chốn lợi.
4. (Danh) Chỗ cong của cây cung. ◇ Nghi lễ : "Đại xạ chánh chấp cung, dĩ mệ thuận tả hữu ôi" , (Đại xạ ) Vào dịp Đại Xạ (lễ bắn cung), khi cầm cung, để cho tay áo thuận bên phải và bên trái với chỗ cong của cây cung.
5. (Danh) Góc, xó. ◇ Vương An Thạch : "Tường ôi tiểu phiên động, Ốc giác thịnh hô hào" , (Thu phong ) Góc tường lay động nhẹ, Xó nhà hú gào to.
6. (Động) Sát gần, tựa, dựa, kề. § Thông "ôi" . ◇ La Ẩn : "Giang hoa giang thảo noãn tương ôi, Dã hướng giang biên bả tửu bôi" , (Xuân nhật diệp tú tài khúc giang ) Hoa sông cỏ sông ấm áp dựa kề nhau, Cầm chén rượu ngoảnh về bờ sông.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ núi, nước uốn cong. Như sơn ôi khuỷu núi.
② Chỗ cong trong cái cung.
③ Chỗ đùi vế.
④ Góc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỗ uốn khúc, chỗ ngoặt (của núi, sông, cung điện, hoặc cây cung...): Khuỷu núi; Khuỷu sông; Chỗ ngoặt của tường thành;
② (văn) Chỗ đùi vế;
③ (văn) Góc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Góc vùng đất — Chỗ dòng sông uốn khúc — Chỗ góc. Chỗ cong.
hé ㄏㄜˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông. ◇ Đỗ Phủ : "Quốc phá san hà tại, Thành xuân thảo mộc thâm" , (Xuân vọng ) Nước đã bị tàn phá, núi sông còn đây, Trong thành xuân cây cỏ mọc đầy.
2. (Danh) Tên gọi tắt của "Hoàng Hà" .
3. (Danh) Vật thể tụ lại có hình dạng như sông. ◎ Như: "tinh hà" dải sao, "Ngân hà" sông Ngân.
4. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sông. Hà Hán là sông Thiên Hà ở trên trời, cao xa vô cùng, cho nên những kẻ nói khoác không đủ tin gọi là hà hán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sông: Sông đào; Hoàng Hà, sông Hoàng;
② Hệ Ngân hà;
③ [Hé] Hoàng Hà (con sông lớn thứ hai của Trung Quốc): 西 Miền tây sông Hoàng Hà; Nước sông Hoàng mênh mông (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung sông ngòi — Tên tắt của sông Hoàng hà ( Trung Hoa ) — Tên chỉ dải sao trên trời, tức Ngân hà, hoặc Ngân hán, Thiên hán.

Từ ghép 51

giang
jiāng ㄐㄧㄤ

giang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sông lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông lớn, sông cái. ◇ Thủy hử truyện : "Tiền diện kháo giang hữu na Tì bà đình tửu quán, thị Đường triều Bạch Lạc Thiên cổ tích" , (Đệ tam thập bát hồi) Mặt trước trông ra sông có quán rượu Tì bà đình, đó là cổ tích của Bạch Cư Dị đời nhà Đường.
2. (Danh) "Trường Giang" nói tắt.
3. (Danh) Tỉnh "Giang Tô" nói tắt.
4. (Danh) Tên nước. Thời Xuân Thu bị nước Sở tiêu diệt, nay thuộc tỉnh "Hà Nam" , Trung Quốc.
5. (Danh) Họ "Giang".

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Giang.
② Sông lớn, sông cái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sông lớn: Sông Cửu Long;
② [Jiang] Trường Giang: Miền nam sông Trường Giang; Miền bắc sông Trường Giang; Sông Trường Giang và sông Hoài; Tôn Quyền chiếm cứ phía đông Trường Giang (Tam quốc chí);
③ [Jiang] Nước Giang (tên một nước thời cổ, thuộc huyện Chính Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay);
④ [Jiang] Tỉnh Giang Tô (gọi tắt);
⑤ [Jiang] (Họ) Giang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sông lớn — Tên tắt của sông Trường giang.

Từ ghép 31

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.