Từ điển trích dẫn

1. Chỉ hoa mai (nở mùa đông, trước các hoa khác). Cũng có người lấy hoa lan làm hoa khôi.
2. Chỉ kĩ nữ nổi tiếng một thời. § Trong Tỉnh thế hằng ngôn có: "Mại du lang độc chiếm hoa khôi" .
3. Tỉ dụ tuyệt sắc giai nhân. ◇ Úc Đạt Phu : "Tỉnh thức Tam Lang tràng đoạn ý, Mã Ngôi phong vũ táng hoa khôi" , (Hủy gia thi kỉ , Chi thất).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bông hoa đẹp nhất. Chỉ người gái điếm đẹp nhất của một nhà chứa gái, hoặc của một vùng. Ngày nay dùng để chỉ người đàn bà con gái đẹp nhất trong vùng.

Từ điển trích dẫn

1. Ở vào (thời gian, nơi chốn...). ◇ Lí Tư : "Sở trọng giả tại hồ sắc nhạc châu ngọc, nhi sở khinh giả tại hồ dân nhân dã. Thử phi sở dĩ khóa hải nội chế chư hầu chi thuật dã" , . (Thướng thư Tần Thủy Hoàng ).
2. Ở chỗ, do ở. ◇ Lí Đông Dương : "Phù sở vị giáo, tất cung hành thật tiễn, bất chuyên tại hồ ngôn ngữ văn tự chi thô" , , (Tống Nam Kinh Quốc tử tế tửu tạ công thi tự ).
3. Để ý, lưu ý. § Thường dùng ở thể phủ định. ◎ Như: "mãn bất tại hồ" 滿 hoàn toàn không để ý. ◇ Từ Trì : "Quá liễu bất nhất hội nhi, hựu truyền lai liễu đệ nhị thanh cự hưởng. Dự tiên hữu liễu cảnh cáo, vũ hội thượng đích nhân thính đáo tựu mãn bất tại hồ" , . , 滿 (Đệ nhất khỏa thải du thụ ).
hữu, hựu
yòu ㄧㄡˋ

hữu

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, vừa... lại..., vừa... vừa...: Làm xong bài tập, nó lại còn xem kĩ lại lần nữa; Hôm nay lại mưa; 便 Vừa rẻ lại tốt; Muốn nói, nhưng lại nói không ra lời;
② Lại (thêm), còn (thêm), và: Hai năm và ba tháng;
③ Tỏ ý nhấn mạnh (dùng trong câu phủ định): Nó có phải trẻ con đâu.

hựu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cũng, lại còn

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Lại, nữa (nhiều lần). ◎ Như: "nhất thiên hựu nhất thiên" một ngày lại một ngày, "khán liễu hựu khán" xem đi xem lại.
2. (Phó) Có ý nhấn mạnh. ◎ Như: "nhĩ hựu bất thị tam tuế tiểu hài tử, chẩm ma bất đổng giá cá?" , anh đâu phải là đứa bé lên ba, mà sao không hiểu điều đó? ◇ Sử Kí : "Yêu dĩ công ngôn kiến ngôn tín, hiệp khách chi nghĩa hựu hạt khả thiểu tai" , (Du hiệp liệt truyện ) Nếu xét đến chỗ làm nổi việc, nói giữ lời, thì những người nhân hiệp hành nghĩa kia, làm sao có thể xem thường được.
3. (Phó) Thêm, lại thêm. ◎ Như: "tha đích bệnh hựu gia trọng liễu" bệnh của ông ấy lại nặng thêm.
4. (Phó) Mà lại, nhưng lại. Tương đương với "khước" . ◇ Mặc Tử : "Dục dĩ can thượng đế quỷ thần chi phúc, hựu đắc họa yên" , (Tiết táng hạ ) Muốn cầu lấy cái phúc của trời và quỷ thần, nhưng lại mắc phải họa vậy.
5. (Liên) Vừa... vừa... ◎ Như: "hựu xướng hựu khiêu" vừa ca vừa nhảy múa, "hựu thị thất vọng, hựu thị kì quái" , vừa thấy thất vọng, vừa thấy kì quái.
6. (Liên) Cộng thêm (số lượng). ◎ Như: "nhất hựu nhị phân chi nhất" một cộng thêm một nửa.

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, vừa... lại..., vừa... vừa...: Làm xong bài tập, nó lại còn xem kĩ lại lần nữa; Hôm nay lại mưa; 便 Vừa rẻ lại tốt; Muốn nói, nhưng lại nói không ra lời;
② Lại (thêm), còn (thêm), và: Hai năm và ba tháng;
③ Tỏ ý nhấn mạnh (dùng trong câu phủ định): Nó có phải trẻ con đâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tay — Lại. Lại nữa — Một trong các bộ chữ Trung Hoa.
nha, nhã
yā ㄧㄚ, yá ㄧㄚˊ, yǎ ㄧㄚˇ

nha

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Nha — Một âm là Nhã. Xem Nhã.

nhã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thường, hay, luôn
2. thanh nhã, tao nhã (trái với tục)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thể tài trong "Thi Kinh" . Dùng để ca tụng trong những dịp thiên tử và chư hầu triều hội hay yến tiệc. Có "Đại nhã" và "Tiểu nhã" .
2. (Danh) Tình bạn, tình thân, giao tình. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Ngã dữ quân giao tuy bất thâm, nhiên ấu niên tằng hữu đồng song chi nhã" , (Quyển nhị thập ngũ) Tôi với ông tuy qua lại không thâm sâu, nhưng thuở nhỏ đã từng có tình bạn đồng học.
3. (Danh) Tên sách. § Sách "Nhĩ nhã" thường gọi tắt là "nhã". Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là "nhã". ◎ Như: "dật nhã" , "quảng nhã" .
4. (Danh) Một thứ âm nhạc.
5. (Danh) Họ "Nhã".
6. (Tính) Chính, đúng. ◇ Luận Ngữ : "Ố tử chi đoạt chu dã. Ố Trịnh thanh chi loạn nhã nhạc dã. Ố lợi khẩu chi phúc bang gia giả" . . (Dương Hóa ) Ghét màu tía cướp mất sắc đỏ. Ghét nhạc nước Trịnh làm loạn chính nhạc. Ghét kẻ bẻm mép làm nghiêng đổ nước nhà.
7. (Tính) Thanh cao, cao thượng, khác với thường tục. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khải kích từ xa tới đóng.
8. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "văn nhã" nho nhã, lịch sự, "nhã quan" đẹp mắt.
9. (Phó) Cho nên, do đó. ◇ Sử Kí : "Xỉ kim hạ Ngụy, Ngụy dĩ Xỉ vi hầu thủ Phong. Bất hạ, thả đồ Phong. Ung Xỉ nhã bất dục thuộc Bái Công" , . , . (Cao Tổ bổn kỉ ) (Ung) Xỉ nếu theo vua Ngụy, vua Ngụy sẽ phong hầu cho Xỉ giữ đất Phong. Nếu không, sẽ làm cỏ dân đất Phong. Cho nên Ung Xỉ không muốn theo Bái Công.
10. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "nhã thiện cổ sắt" rất giỏi đánh đàn sắt.
11. (Phó) Tiếng kính xưng đối với người khác. ◎ Như: "nhã giáo" xin chỉ dạy, "nhã giám" xin soi xét.

Từ điển Thiều Chửu

① Chính, một lối thơ ca dùng vào nhạc ngày xưa. Như Kinh Thi có đại nhã , tiểu nhã ý nói những khúc ấy mới là khúc hát chính đính vậy.
② Thường. Như sách Luận ngữ nói tử sở nhã ngôn câu đức thánh thường nói.
③ Tên sách, sách nhĩ nhã thường gọi tắt là nhã. Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là nhã. Như dật nhã , quảng nhã , v.v.
④ Nhàn nhã dáng dấp dịu dàng.
⑤ Nhã, trái lại với tiếng tục, có phép tắc, có mẫu mực, không theo lối tục gọi là nhã.
⑥ Vốn thường. Như nhất nhật chi nhã vốn thường có một ngày cũng thân gần nhau, nhã thiện cầm thi vốn giỏi đàn và thơ.
⑦ Rất, lắm, dùng làm trợ từ (trong cổ văn có khi dùng tới).
⑧ Một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhã (nhặn), thanh nhã, đẹp đẽ, cao thượng: Nho nhã, lịch sự;
② Nhã ý;
③ Xưa nay, vốn thường: Xưa nay (vốn thường) giỏi về đánh đàn và làm thơ; Vốn thường có một ngày cùng thân gần nhau; Ung Xỉ vốn không muốn thuộc về Bái Công (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
④ (văn) Thường: Lời Khổng Tử thường nói (Luận ngữ);
⑤ (văn) Chính: Đại nhã (trong Kinh Thi); Tiểu nhã (trong Kinh Thi);
⑥ (văn) Rất, lắm: Vợ là con nhà họ Triệu, rất giỏi đánh đàn sắt (Hán thư: Dương Uẩn truyện);
⑦ (văn) Tên sách: Nhĩ nhã; Quảng nhã;
⑧ Một loại âm nhạc xưa (dùng trong chốn triều đình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Âm thanh tốt lành — Đẹp đẽ thanh cao — Chỉ thiên Đại nhã trong kinh Thi, nói về công nghiệp nhà Chu. Còn gọi là Chu nhã. Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Lời ca ngợi tưởng ngồi trong Chu nhã « — Một âm Nha. Xem Nha.

Từ ghép 38

Từ điển trích dẫn

1. Anh em, huynh đệ. ◇ Luận Ngữ : "Hiếu tai Mẫn Tử Khiên! Nhân bất gián ư kì phụ mẫu côn đệ chi ngôn" ! (Tiên tiến ) Hiếu thuận thay, anh Mẫn Tử Khiên! Không ai chê trách gì lời (khen ngợi anh) của cha mẹ và anh em.
2. Thân ái như anh em. ◇ Chiến quốc sách : "Kim Tần Sở giá tử thủ phụ, vi côn đệ chi quốc" , (Tề sách nhất ) Nay Tần và Sở gả con cưới vợ thông hôn với nhau, thành hai nước (giao hảo như) anh em.
3. Người đồng bối, bạn bè thân thích ngang hàng. ◇ Hậu Hán Thư : "Nãi tận tán dĩ ban côn đệ cố cựu, thân ý dương cừu bì khố" , (Mã Viện truyện ) Bèn đem hết tiền của chia cho bạn bè thân thích cũ, tự mình chỉ mặc quần da áo cừu.
đế, đề
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đế

phồn thể

Từ điển phổ thông

xét kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kĩ, tỉ mỉ, chăm chú.【】đế thị [dìshì] Nhìn kĩ, chăm chú nhìn;
② (tôn) Lẽ, ý nghĩa, (đạo) lí, lời chân thật, chân ngôn: Lẽ phải, chân lí; Chân lí vi diệu; Tứ đế (bốn chân ngôn của nhà Phật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét kĩ — Ý nghĩa. Nghĩa lí. Chẳng hạn Diệu đế của nhà Phật, tức ý nghĩa cao xa — Một âm là Đề.

Từ ghép 2

đề

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đề — Một âm khác là Đế. Xem Đế.
tứ
cì ㄘˋ, sì ㄙˋ

tứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

ban ơn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ban cho. ◎ Như: "hạ tứ" ban cho kẻ dưới, "sủng tứ" vua yêu mà ban cho. ◇ Thủy hử truyện : "Tứ dữ nhất phó y giáp" (Đệ thập nhị hồi) Ban cho một bộ áo giáp.
2. (Động) Cầu xin (lời tôn kính). ◎ Như: "tứ giáo" xin chỉ dạy.
3. (Danh) Ơn huệ. ◇ Luận Ngữ : "Dân đáo vu kim thụ kì tứ" (Hiến vấn ) Dân đến bây giờ vẫn còn được chịu ơn.
4. (Danh) Hết. § Thông "tứ" . ◎ Như: cuối bức thư nói "dục ngôn bất tứ" muốn nói chẳng hết lời.

Từ điển Thiều Chửu

① Cho, trên cho dưới gọi là tứ.
② Ơn, như dân đáo vu kim thụ kì tứ (Luận ngữ ) dân đến bây giờ vẫn còn được chịu ơn.
③ Hết, như cuối bức thư nói dục ngôn bất tứ muốn nói chẳng hết lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ban, cho, ban cho: Ban ơn; Xin trả lời cho biết;
② Ơn: Chịu ơn; Ơn nặng, ơn to (tiếng lễ phép);
③ (văn) Hết: Muốn nói chẳng hết lời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ban cho. Đoạn trường tân thanh : » Mấy lời hạ tứ ném chân gieo vàng «.

Từ ghép 6

chung
zhōng ㄓㄨㄥ

chung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. cuối, kết thúc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chấm dứt, kết thúc. Đối lại với "thủy" . ◎ Như: "niên chung" năm hết. ◇ Luận Ngữ : "Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung" , 祿 (Nghiêu viết ) (Nếu dân trong) bốn bể khốn cùng, thì lộc trời (ban cho ông) sẽ dứt hẳn.
2. (Động) Chết. ◎ Như: "thọ chung" chết lành, được hết tuổi trời. ◇ Đào Uyên Minh : "Vị quả, tầm bệnh chung" , (Đào hoa nguyên kí ) Chưa có kết quả, thì bị bệnh mà mất.
3. (Động) Hoàn thành. ◇ Hậu Hán Thư : "Dương Tử cảm kì ngôn, phục hoàn chung nghiệp" , (Liệt nữ truyền ) Dương Tử cảm động vì lời đó, trở về hoàn thành sự nghiệp.
4. (Tính) Cả, suốt, trọn. ◎ Như: "chung nhật bất thực" cả ngày chẳng ăn. ◇ Nguyễn Trãi : "Chung tiêu thính vũ thanh" (Thính vũ ) Suốt đêm nghe tiếng mưa.
5. (Danh) Thiên, khúc (thơ, ca, nhạc). ◎ Như: "nhất chung" một khúc nhạc.
6. (Danh) Một năm cũng gọi là "chung".
7. (Danh) Đất vuông nghìn dặm gọi là "chung".
8. (Danh) Họ "Chung".
9. (Phó) Cuối cùng, kết cục. ◇ Sử Kí : "Tần vương độ chi, chung bất khả cưỡng đoạt" , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Vua Tần liệu chừng sau cùng sẽ không cưỡng đoạt được (viên ngọc).
10. (Phó) Luôn, mãi. § Tương đương với "thường" , "cửu" . ◇ Mặc Tử : "Cố quan vô thường quý nhi dân vô chung tiện" (Thượng hiền thượng ) Cho nên quan không phải luôn luôn sang mà dân cứ mãi là hèn.

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, như chung nhật bất thực hết ngày chẳng ăn. Nguyễn Trãi : chung tiêu thính vũ thanh suốt đêm nghe tiếng mưa.
② Sau, như thủy chung trước sau.
③ Trọn, như chung chí bại vong trọn đến hỏng mất.
④ Chết, như thọ chung chết lành, được hết tuổi trời.
⑤ Kết cục, như hết một khúc nhạc gọi là nhất chung .
⑥ Một năm cũng gọi là chung.
⑦ Ðã.
⑧ Ðất vuông nghìn dặm gọi là chung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, cuối, cuối cùng, kết cục, dứt: Hết một bản nhạc (bài ca); Cuối năm. (Ngb) Chết mất: Sắp chết. 【】chung quy [zhonggui] Tóm lại, nói cho cùng, chung quy, rốt cuộc: Rốt cuộc sẽ làm nên; 【】 chung cánh [zhongjìng] Như ;【】chung cứu [zhong jiu] Chung quy, xét đến (cho) cùng: Sức mạnh của một người xét cho cùng cũng chỉ có hạn; 【】 chung vu [zhongyú] Rốt cuộc, tóm lại, nói cho cùng, chung quy: Rốt cuộc đã thí nghiệm thành công;
② Suốt, cả: Suốt năm, cả năm; Suốt đời, cả đời, trọn đời;
③ (văn) Năm: Một năm;
④ (văn) Đã;
⑤ (văn) Đất vuông nghìn dặm;
⑥ [Zhòng] (Họ) Chung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu cùng, cuối cùng — Hết. Suốt cho tới hết — Chết — Toàn vẹn.

Từ ghép 25

thôn
cūn ㄘㄨㄣ

thôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thôn xóm, nhà quê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Làng, xóm. ◎ Như: "hương thôn" , "nông thôn" . ◇ Đào Uyên Minh : "Thôn trung văn hữu thử nhân, hàm lai vấn tấn" , (Đào hoa nguyên kí ) Người trong xóm nghe có người này, đều lại hỏi thăm.
2. (Tính) Quê mùa, chất phác, thô lỗ, tục tằn, ngu ngốc. ◎ Như: "thôn phu" người nhà quê, "thôn ngôn" lời thô tục, "thôn tính" tính quê mùa, "thôn ngu" ngu xuẩn. ◇ Thủy hử truyện : "Nhĩ giá tư thôn nhân hảo một đạo lí!" (Đệ ngũ hồi) Lũ chúng bay ngu ngốc không hiểu đạo lí chi cả!
3. (Động) Dùng lời để châm chọc, khiêu khích. ◇ Thủy hử truyện : "Tiểu quan nhân nhược thị bất đương thôn thì, giác lượng nhất bổng sái tử" , (Đệ nhị hồi) Nếu lệnh lang không sợ gì, hãy thử ra múa gậy thử tài cao thấp một trận chơi nào.

Từ điển Thiều Chửu

① Làng, xóm.
② Quê mùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Làng, xóm, thôn, ấp, xã: Thôn mới; Ấp chiến lược; Cán bộ xã;
② Tục (tằn), thô (lỗ), quê mùa: Thô lỗ, quê mùa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làng xóm nơi dân làm ruộng tụ tập cư ngụ — Một khu xóm trong làng. Truyện Trê Cóc : » Có tên Lí Ngạnh thôn ngoài « — Chỉ nơi quê mùa.

Từ ghép 8

an thân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

yên ổn một nơi, có nơi nương tựa

Từ điển trích dẫn

1. Thân tâm yên nghỉ. ◇ Tả truyện : "Quân tử hữu tứ thì: Triêu dĩ thính chánh, trú dĩ phóng vấn, tịch dĩ tu lệnh, dạ dĩ an thân" : , , , (Chiêu Công nguyên niên ) Bậc quân tử có bốn thời: sáng để nghe điều chính đáng, trong ngày để học hỏi, tối để tu sửa, đêm để thân tâm yên nghỉ.
2. Lập thân. ◇ Thủy hử truyện : "Thường ngôn đạo: Nhân vô cương cốt, an thân bất lao" : , (Đệ nhị thập tứ hồi) Người ta thường nói: Người không cứng cỏi, lập thân chẳng vững bền.
3. Sinh sống qua ngày, dung thân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ đắc dữ thê tử thương nghị, thả đáo điền trang thượng khứ an thân" , (Đệ nhất hồi) Chỉ còn biết bàn với vợ cùng về thôn quê làm chốn dung thân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên thân mình. Cũng chỉ cuộc sống ẩn dật.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.