tiên
jiān ㄐㄧㄢ

tiên

phồn thể

Từ điển phổ thông

sách có chỉ dẫn, kiến giải tỉ mỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chú thích kinh truyện. ◎ Như: sách của Trịnh Khang Thành (127-200) chú thích Kinh Thi gọi là "Trịnh tiên" .
2. (Danh) Tên một thể văn để tâu với quan trên.
3. (Danh) Giấy viết thư hoặc đề tự. ◎ Như: "hoa tiên" một thứ giấy khổ nhỏ, vẽ màu đẹp dùng để viết thư.
4. (Danh) Thư từ, tín trát. ◎ Như: "tín tiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cuốn sách có chua ở trên và ở dưới để nêu rõ cái ý người xưa, hay lấy ý mình phán đoán khiến cho người ta dễ biết dễ nhớ gọi là tiên, như sách của Trịnh Khang Thành chú thích Kinh Thi gọi là Trịnh tiên .
② Một lối văn tâu với các quan trên.
③ Giấy hoa tiên , một thứ giấy khổ nhỏ mà vẽ màu đẹp dùng để viết thơ từ cho lịch sự gọi là giấy hoa tiên, vì thế mới gọi thư từ là tiên.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nêu, mốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chú giải: Chú giải; Chú giải của họ Trịnh (chú giải Kinh Thi của Trịnh Khang Thành);
② Giấy hoa tiên, giấy viết thư;
③ Bức thư: Bức thư gởi lần trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ giấy có vân, để viết thư, hoặc để thơ. Đoạn trường tân thanh : » Tiên thề cùng thảo một trương «.

Từ ghép 5

đoát, đốt
duō ㄉㄨㄛ

đoát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ôi chao, than ôi (thán từ)
2. tiếng quát tháo

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt đốt ối chao! tiếng kinh sợ.
② Một âm là đoát. Tiếng quát tháo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rõ khỉ, ôi chao, thôi đi!;
② (văn) (thanh) Tiếng quát tháo.

đốt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ôi chao, than ôi (thán từ)
2. tiếng quát tháo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quát tháo, la mắng. ◇ Liêu trai chí dị : "Ẩu đốt chi viết: Như thử vọng ngôn, tự đương trập tống lệnh doãn" : , (Cát Cân ) Bà lão mắng lớn: Nói nhảm (như thế), ta cho bắt trói đưa đến quan lệnh doãn (bây giờ).
2. (Thán) Tiếng la, tiếng quát tháo. ◇ Sử Kí : "Quách Xá Nhân tật ngôn mạ chi viết: Đốt! Lão nữ tử! Hà bất tật hành" : ! ! (Hoạt kê truyện , Quách Xá Nhân truyện ) Quách Xá Nhân lớn tiếng mắng: Ô kìa! Cái mụ già này! Sao không đi nhanh lên.
3. (Thán) Biểu thị thương xót. ◇ Hán Thư : "Đốt! Thiếu Khanh lương khổ" (Lí Quảng truyện ) Ôi! Thiếu Khanh khổ thật.
4. (Thán) Biểu thị kinh sợ. ◎ Như: "đốt đốt" ối chao! ◇ Nguyễn Trãi : "Sầu lai đốt đốt mạn thư không" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Sầu đến, viết mấy chữ "đốt đốt" lên không. § Ghi chú: Ân Hạo nhà Tấn bị cách chức, ngày ngày giơ tay viết lên không mấy chữ "đốt đốt quái sự" , như người mất trí, biểu hiệu nỗi kinh hãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt đốt ối chao! tiếng kinh sợ.
② Một âm là đoát. Tiếng quát tháo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rõ khỉ, ôi chao, thôi đi!;
② (văn) (thanh) Tiếng quát tháo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kêu to. La lớn — Tiếng la hét.
kị, kỵ
jì ㄐㄧˋ, qí ㄑㄧˊ

kị

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi. ◎ Như: "kị mã" cưỡi ngựa, "kị xa" cưỡi xe, "kị hổ nan há" cưỡi cọp khó xuống (thế trên lưng cọp). ◇ Lí Hạ : "Thùy tự Nhậm công tử, Vân trung kị bích lư" , (Khổ trú đoản ) Ai giống như là Nhậm công tử, Trên mây cưỡi lừa xanh.
2. (Động) Xoạc lên hai bên. ◎ Như: "kị tường" xoặc chân trên tường, "kị phùng chương" con dấu đóng giáp lai (in chờm lên hai phần giáp nhau của công văn, khế ước, v.v.).
3. (Danh) Ngựa đã đóng yên cương. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Từ hoàn giáp thượng mã, yêu đái cung thỉ, thủ thì thiết thương, bão thực nghiêm trang, thành môn khai xứ, nhất kị phi xuất" , , , , , (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa, lưng đeo cung tên, tay cầm giáo sắt, ăn no, sắm sửa đủ, mở cửa thành, (cuỡi) một ngựa phóng ra.
4. (Danh) Quân cưỡi ngựa. ◇ Sử Kí : "Bái Công đán nhật tòng bách dư kị lai kiến Hạng Vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sáng hôm sau, Bái Công mang theo hơn một trăm kị binh đến yết kiến Hạng Vương.
5. (Danh) Lượng từ: số ngựa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phụng Tiên khả thân khứ giản nhất kị tứ dữ Mạnh Đức" (Đệ tứ hồi) Phụng Tiên (Lã Bố) hãy thân hành đi chọn một con ngựa ban cho (Tào) Mạnh Đức.

Từ ghép 16

kỵ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngựa đã đóng cương
2. cưỡi ngựa

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi ngựa.
② Phàm cưỡi lên cái gì mà buông hai chân xuống đều gọi là kị. Như kị tường xoạc chân trên tường.
③ Ngựa đã đóng yên cương rồi gọi là kị.
④ Quân cưỡi ngựa gọi là kị binh .

Từ điển Trần Văn Chánh

(Họ) Kị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cưỡi, cỡi, đi: Cưỡi ngựa; Đi xe đạp;
② Giữa. 【】 kị phùng [qífèng] Giữa: Kiềm giáp, đóng dấu giữa răng cưa (hai mép giấy);
③ Kị binh (quân cỡi ngựa): Kị binh nhẹ;
④ (văn) Ngựa đã đóng yên cương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cưỡi ngựa — Cưỡi lên, ngồi xoạc cẳng hai bên — Lính cưỡi ngựa.

Từ ghép 1

hạp
gé ㄍㄜˊ, hé ㄏㄜˊ

hạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

lấp, đóng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cánh cửa. ◇ Tuân Tử : "Cố ngoại hạp bất bế" (Nho hiệu ) Cho nên cửa ngoài không đóng.
2. (Động) Lấp, đóng. ◎ Như: "hạp hộ" đóng cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Cảnh quy, hạp hộ dục tẩm" , (A Hà ) Cảnh về nhà, đóng cửa định đi nằm.
3. (Tính) Cả, tất cả. ◎ Như: "hạp đệ quang lâm" cả nhà đều có lòng yêu mà tới. ◇ Liệt Tử : "Hạp thất độc chi" (Chu Mục vương ) Cả nhà khổ não.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấp, đóng. Như hạp hộ đóng cửa.
② Đồng nghĩa với chữ hạp , dùng làm lời tóm tắt như hạp đệ quang lâm tất cả nhà đều có lòng yêu mà tới.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cả, toàn: Cả nhà; Toàn thành;
② (văn) Cánh cửa;
③ Đóng: Đóng cửa; Đóng kín.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái then cài cổng. Như chữ Hạp . Còn gọi là Môn phiến — Đóng lại.

Từ ghép 1

khấu
kòu ㄎㄡˋ

khấu

giản thể

Từ điển phổ thông

khổ, khuôn, go

Từ điển trích dẫn

1. § Dạng viết cổ của "khấu" .

Từ điển Trần Văn Chánh

(dệt) Khổ, khuôn, go.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại vải thô, xấu. Cũng nói là Khấu bố .
hàm, hám
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cằm
2. nuốt
3. chứa đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngậm, giữ ở trong mồm không nhả ra, không nuốt vào. ◎ Như: "hàm trước dược phiến" ngậm thuốc.
2. (Động) Chứa, bao gồm. ◎ Như: "hàm thủy phần" chứa nước, "hàm dưỡng phần" có chất dinh dưỡng.
3. (Động) Dung nạp, bao dong. ◇ Đỗ Phủ : "Song hàm tây lĩnh thiên thu tuyết, Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền" 西, (Tuyệt cú ) Cửa sổ ngậm tuyết nghìn thu núi phía tây, Ngoài cổng đậu những chiếc thuyền Đông Ngô vạn dặm.
4. (Động) Ôm giữ, nhẫn chịu, chịu đựng. ◎ Như: "hàm hận" ôm hận, "cô khổ hàm tân" chịu đắng nuốt cay.
5. (Động) Giữ kín bên trong, ẩn tàng. ◇ Hàn Dũ : "Lăng thần tính tác tân trang diện, Đối khách thiên hàm bất ngữ tình" , (Hí đề mẫu đan ) Sớm mai đều trang điểm mặt mới, Trước khách vẫn cứ giữ kín trong lòng không nói ý tình.
6. (Động) Hiển hiện, bày ra. ◇ Tuấn Thanh : "Kính tử lí xuất hiện đích thị nhất phó niên thanh đích hàm trứ hạnh phúc đích vi tiếu đích kiểm" (Lê minh đích hà biên , Đông khứ liệt xa ) Trong gương hiện ra một khuôn mặt trẻ tuổi tươi cười tràn trề hạnh phúc.
7. (Danh) Tục lệ ngày xưa, lấy ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) bỏ vào mồm người chết, gọi là "hàm" . § Thông "hàm" , "hàm" .
8. (Danh) Ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) để trong mồm người chết (ngày xưa). § Thông "hàm" , "hàm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt là hàm.
② Dung được, nhẫn được. Như hàm súc , hàm dong nghĩa là bao dong nhịn nhục được, không vội giận vội cười.
③ Lễ ngày xưa người chết thì bỏ gạo và của quý vào mồm gọi là hàm. Ta thường gọi là đồ vặn hàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngậm: Ngậm một ngụm nước; Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. (Ngr) Rưng rưng: Rưng rưng nước mắt;
② Nuốt.【】hàm nộ [hánnù] Nuốt giận, nén giận;
③ Chứa, có, bao gồm: Chứa chất nước; Có chất dinh dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngậm trong miệng — Chứa đựng. Chẳng hạn Bao hàm — Tích chứa trong lòng.

Từ ghép 13

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vàng bạc châu ngọc vào miệng người chết ( tục lệ xưa ) — Một âm là Hàm xem Hàm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ nghèo khổ bần tiện — Lời chửi mắng. Có nghĩa như Đồ khốn nạn — Cũng nói Cùng tiểu tử.
tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt áo, rọc, xén
2. thể chế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt (áo quần). ◎ Như: "tài phùng" cắt may. ◇ Cao Bá Quát : "Vi quân tài chiến y" (Chinh nhân phụ ) Vì chàng (thiếp) cắt may áo chiến.
2. (Động) Rọc. ◎ Như: "tài chỉ" rọc giấy.
3. (Động) Giảm, bớt. ◎ Như: "tài giảm" xén bớt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như kim thuyết nhân vi Tập Nhân thị Bảo Ngọc đích nhân, tài liễu giá nhất lượng ngân tử, đoạn hồ sử bất đắc" , , 使 (Đệ tam thập lục hồi) Bây giờ bảo Tập Nhân là người hầu của Bảo Ngọc mà bớt một lạng tiền lương thì không thể được.
4. (Động) Xét định. ◎ Như: "tổng tài" xét kĩ và phân biệt hơn kém.
5. (Động) Quyết đoán, phán đoán. ◎ Như: "tài phán" xử đoán, "tài tội" xử tội.
6. (Động) Lo lường, lượng độ.
7. (Động) Khống chế. ◎ Như: "độc tài" chuyên quyền, độc đoán.
8. (Động) Làm, sáng tác. ◇ Đỗ Phủ : "Cố lâm quy vị đắc, Bài muộn cưỡng tài thi" , ( Giang đình) Rừng xưa chưa về được, Để làm cho hết buồn phiền, gượng làm thơ.
9. (Động) Giết. ◎ Như: "tự tài" tự sát.
10. (Danh) Thể chế, cách thức, lối, loại. ◎ Như: "thể tài" thể loại.
11. (Phó) Vừa, mới, chỉ mới. § Thông "tài" . ◇ Chiến quốc sách : "Tuy đại nam tử, tài như anh nhi" , (Yên sách nhất ) Tuy là đàn ông lớn, mà cũng chỉ như con nít.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt áo. Như tài phùng cắt may. Phàm cứ theo cái khuôn khổ nhất định mà rọc ra đều gọi là tài. Như chỉ tài rọc giấy.
② Dè bớt, như tài giảm xén bớt.
③ Xét lựa. Như tổng tài xét kĩ và phân biệt hơn kém. Người đứng xét các trò chơi như đá bóng, đánh quần xem bên nào được bên nào thua gọi là tổng tài .
④ Thể chế, lối văn. Như thể tài lựa ra từng lối.
⑤ Quyết đoán. Như tài phán xử đoán phân phán phải trái,
⑥ Lo lường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắt: Cắt quần áo;
② Rọc: Rọc giấy;
③ Giảm, bớt: Giảm bớt quân bị;
④ Xét, xử: Trừng phạt;
⑤ Xét định, quyết đoán: Xét định;
⑥ Lối, cách: Thể tài, cách thức;
⑦ (văn) Vừa mới (dùng như , bộ ): Vừa đến gần bờ, con chó liền nhảy lên (thuyền) (Thuật dị kí); Tay vừa mới giơ lên, thì (con dế) lại nhảy tưng lên cao (Liêu trai chí dị: Xúc chức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt vải thành quần áo. May cắt — Đo lường — Cân nhắc tính toán — Giết chết. Td: Tự tài ( tự tử ) — Giảm bớt. Td: Tài giảm.

Từ ghép 21

phú, phúc, phục
fòu ㄈㄡˋ, fù ㄈㄨˋ

phú

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ ghép 2

phúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chăm non săn sóc — Lật lại — Bỏ đi. Miễn đi — Một âm là Phục. Xem Phục.

Từ ghép 2

phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Chấn, trên quẻ Khôn. Chỉ sự trở lại, trở về — Đáp lại. Trả lời — Báo cho biết — Một âm là Phúc. Xem Phúc.

Từ ghép 32

hoạn
huàn ㄏㄨㄢˋ

hoạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hoạn nạn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lo lắng, ưu lự. ◎ Như: "hoạn đắc hoạn thất" lo được lo mất. ◇ Luận Ngữ : "Bất hoạn nhân chi bất kỉ tri, hoạn bất tri nhân dã" , (Học nhi ) Đừng lo người không biết mình, chỉ lo mình không biết người.
2. (Động) Bị, mắc phải. ◎ Như: "hoạn bệnh" mắc bệnh.
3. (Danh) Tai họa, vạ, nạn. ◎ Như: "thủy hoạn" nạn lụt, "hữu bị vô hoạn" có phòng bị không lo vạ.
4. (Danh) Tật bệnh. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tốc trừ khổ não, vô phục chúng hoạn" , (Như Lai thọ lượng ) Mau trừ khổ não, hết còn các bệnh tật.
5. (Tính) Không vừa ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Lo, như hoạn đắc hoạn thất lo được lo mất.
② Tai hoạn, như hữu bị vô hoạn có phòng bị không lo vạ.
③ Tật bệnh, như hoạn bệnh mắc bệnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mối lo, tai vạ, vạ, nạn, họa: Nạn lụt; Tai nạn, tai họa; Mối lo lớn, tai vạ lớn; Có phòng bị thì không lo có tai vạ;
② Lo, suy tính: Nếu đất đai thật được sử dụng thì chẳng lo không có của cải (Thương Quân thư).【】hoạn đắc hoạn thất [huàndé-huànshi] Suy hơn tính thiệt, suy tính cá nhân;
③ Mắc, bị: Mắc (bị) bệnh viêm gan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo lắng — Mối hại. Tai vạ — Bệnh tật.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.