bất cam

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không chịu, không cam lòng

Từ điển trích dẫn

1. Không tình nguyện, không cam lòng, không chịu được. ★ Tương phản: "cam tâm" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phi viết: Nhược bất sát giá tư, phản yêu tại tha bộ hạ thính lệnh, kì thật bất cam! Nhị huynh yêu tiện trụ tại thử, ngã tự đầu biệt xứ khứ dã" : , , ! 便, (Đệ nhị hồi) Trương Phi nói: Nếu không giết nó, mà lại ở đây làm đầy tớ cho nó sai khiến, thì tôi không thể chịu được! Hai anh muốn ở lại đây, tôi xin đi nơi khác.

bất câu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không câu nệ, dù sao chăng nữa

Từ điển trích dẫn

1. Không câu nệ, không gò bó. ◇ Trang Tử : "Cố thánh nhân pháp thiên quý chân, bất câu ư tục" , (Ngư phủ ) Cho nên thánh nhân bắt chước đạo trời, quý trọng đạo thật, không câu nệ thế tục.
2. Bất luận, bất quản, không cứ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã tưởng, vãng niên bất câu thùy tác sanh nhật, đô thị các tự tống các tự đích lễ" , , (Đệ tứ thập tam hồi) Ta nhớ mấy năm trước không cứ sinh nhật của cháu nào, đều đem lễ vật đến mừng.
3. Không giữ lấy, không giành lấy. ◇ Trang Tử : "Bất câu nhất thế chi lợi dĩ vi kỉ tư phân" (Thiên địa ) Không giữ lấy cái lợi một đời làm phần riêng mình.

Từ điển trích dẫn

1. Không được nuôi dưỡng. ◇ Thi Kinh : "Dân mạc bất cốc, Ngã độc vu li" , (Tiểu nhã , Tiểu bàn ) Người ta ai cũng được dưỡng dục, Riêng ta buồn khổ.
2. Kém cỏi, bất thiện (tiếng tự khiêm của vua chư hầu thời xưa). ◇ Lưu Hướng : "Trang Vương viết: Thiện, bất cốc tri truất" : , (Thuyết uyển , Chánh gián ).
3. Ngũ cốc không lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xa, kém cỏi. Tiếng tự xưng khiêm nhường của vị vua thời xưa.

Từ điển trích dẫn

1. Kiểm điểm. ◇ Thủy hử truyện : "Bàn tra trại trung lương thảo, kim ngân, trân bảo, cẩm bạch, bố thất đẳng hạng" , , , , (Đệ nhất bách ngũ hồi) Kiểm điểm lương thảo trong trại, vàng bạc, châu báu, gấm lụa, vải vóc, v.v.
2. Xét hỏi, tra xét, kiểm nghiệm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khiếu nhân lai cấp ngã tống xuất khứ, cáo tố Cẩm Y phủ đích quan viên thuyết: Giá đô thị thân hữu, bất tất bàn tra, khoái khoái phóng xuất" , : , , (Đệ nhất bách ngũ hồi) Gọi người đưa họ ra cho ta và nói với quan viên ở phủ Cẩm Y rằng: Đây đều là bạn hữu thân thích, bất tất phải tra xét, mau mau thả cho họ ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét hỏi kĩ.

Từ điển trích dẫn

1. Không cần phải, bất dụng. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Thử lão hạ bút sổ thiên ngôn, bất do tư tác" , (Vương An Thạch tam nan Tô học sĩ ) Ông này hạ bút cả mấy nghìn câu, không cần suy nghĩ tìm tòi gì cả.
2. Không cho phép, không được. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Sát nhân đích, bất thị tha, thị thùy? Bất do phân biện, nhất tác tử khổn trụ liễu, lạp đáo huyện lí lai" , , ? , , (Quyển lục) Kẻ giết người, không phải là nó thì là ai? Không cho phân bua gì hết, lấy dây trói go lại, lôi nó tới huyện đường.
3. Không khỏi, không nhịn được, bất cấm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đề khởi giá ta sự lai, bất do ngã bất sanh khí" , (Đệ tứ thập thất hồi) Nhắc đến chuyện này làm tao không khỏi không bực mình!

bất định

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không cố định, không xác định

Từ điển trích dẫn

1. Không chắc, còn ngờ. ★ Tương phản: "nhất định" .
2. Không cố định, không ổn định. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tung tích bất định, bất tri hà xứ khứ liễu" , (Đệ tam thập thất hồi) Tung tích không cố định, không biết đi đâu nữa.
3. Không xong, không thành. ◇ Thất quốc Xuân Thu bình thoại : "Nhược giảng hòa bất định, nhĩ cảm phóng ngã xuất trại khứ, sử khởi binh lai tróc nhĩ?" , , 使 (Quyển trung) Nếu như giảng hòa không được, ông có dám thả tôi ra khỏi trại, sai quân lại bắt ông không?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không chắc, thay đổi luôn.

tượng trưng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tượng trưng, đại diện cho

Từ điển trích dẫn

1. Dùng sự vật cụ thể biểu thị một ý nghĩa đặc thù nào đó.
2. Dùng bộ phận của sự vật để đại biểu cho toàn thể. ◇ Lỗ Tấn : "Chánh như Trung Quốc hí thượng dụng tứ cá binh tốt lai tượng trưng thập vạn đại quân nhất dạng" (Hoa cái tập tục biên , Bất thị tín ).
3. Chỉ sự vật cụ thể dùng để biểu thị ý nghĩa đặc biệt nào đó. ◇ Ba Kim : "Bách hợp hoa, na thị ngã môn đích ái tình đích tượng trưng" , (Xuân thiên lí đích thu thiên , Thập).
4. Chỉ một thủ pháp biểu hiện trong sáng tác văn nghệ: dùng một hình tượng cụ thể đặc định để biểu hiện một khái niệm, tư tưởng hoặc tình cảm tương tự.
5. Đặc trưng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật biểu hiện cho những thứ không nhìn thấy được, không nói ra được.

Từ điển trích dẫn

1. Trong kinh Phật gọi ba bậc cao nhất trong tam sắc giới là "Phạm thiên" . Trong đó có: "Phạm chúng thiên" , "Phạm phụ thiên" và "Đại Phạm thiên" . Cũng phiếm chỉ "sắc giới chư thiên" . ◇ Bách dụ kinh : "Nhữ kim đương tín ngã ngữ, tu chư khổ hạnh, đầu nham phó hỏa, xả thị thân dĩ, đương sanh Phạm thiên, trường thụ khoái lạc" , , , , , (Bần nhân thiêu thô hạt y dụ ).
2. Chỉ một thần chủ trong "Bà-la-môn giáo" , "Ấn Độ giáo" . Tức là thần sáng tạo.

Từ điển trích dẫn

1. Cương trực trinh liệt, ngay thẳng chính đính. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã tịnh bất tri thị giá đẳng cương liệt hiền thê, khả kính, khả kính" , , (Đệ lục thập lục hồi) Tôi không ngờ lại là một người vợ hiền ngay thẳng tiết liệt như thế, thật đáng kính, đáng kính.

Từ điển trích dẫn

1. Khớp xương. ◎ Như: "tất quan tiết" khớp xương đầu gối.
2. Khúc mấu chốt, giai đoạn quan trọng trong sự tiến triển của một công việc.
3. Hối lộ, đút lót. ◇ Thủy hử truyện : "Sái Phúc, Sái Khánh lưỡng cá thương nghị định liễu, ám địa lí bả kim tử mãi thượng cáo hạ, quan tiết dĩ định" , , , (Đệ lục thập nhị hồi) Sái Phúc, Sái Khánh hai người bàn luận xong, rồi ngầm đem số vàng mua chuộc trên dưới, đút lót đâu vào đấy.
4. Ám hiệu. ◇ Diệp Hiến Tổ : "Ám tống nhất cá quan tiết, ngã vương khả dĩ thoát thân dã" , (Dịch thủy hàn ) Ngầm đưa một ám hiệu, vua ta nhờ đó mới được thoát thân.
5. Dặn dò.
6. Mưu kế, cơ mưu.
7. Ám chỉ, không nói rõ ra để người ta hiểu ngầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khớp xương.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.