ương, ưởng
yāng ㄧㄤ, yǎng ㄧㄤˇ

ương

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Kiềng ngựa (vòng da quàng cổ ngựa);
② Dây thừng, dây chão. Xem [yăng].

ưởng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái cổ dề (vòng da quàng cổ ngựa)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây da buộc cổ ngựa. ◇ Tả truyện : "Trừu kiếm đoạn ưởng nãi chỉ" (Tương Công thập bát niên ) Rút gươm chém đứt dây cổ ngựa mà ngừng lại.
2. (Danh) Phiếm chỉ ngựa xe. ◇ Đào Uyên Minh : "Cùng hạng quả luân ưởng" (Quy viên điền cư ) Nơi ngõ hẻm ít ngựa xe.
3. (Phó) Không vui, bất mãn. ◎ Như: "ưởng ưởng" bực bội, không thích ý. § Cũng viết là "ưởng ưởng" . ◇ Hán Thư : "Tâm thường ưởng ưởng" (Cao đế kỉ ) Lòng thường không vui.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cổ dề, cái vòng da quàng cổ ngựa.
② Ưởng chưởng nhọc nhằn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ách: Ách trâu. Xem [yang].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vòng dây da buộc cổ ngựa.
minh
míng ㄇㄧㄥˊ

minh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên đất thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn Tây.
cam
gān ㄍㄢ

cam

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngọt
2. cam chịu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngọt. ◎ Như: "vị hương cam điềm" hương vị ngọt ngào. ◇ Trang Tử : "Trực mộc tiên phạt, cam tỉnh tiên kiệt" , (San mộc ) Cây thẳng bị đốn trước, giếng ngọt bị cạn trước.
2. (Tính) Tốt, lành, ngon ngọt. ◎ Như: "cam vũ" mưa lành, mưa giải hạn. ◇ Tả truyện : "Tệ trọng nhi ngôn cam, dụ ngã dã" , (Chiêu công thập nhất niên ) Tiền nhiều và lời ngon ngọt, (là) để dụ dỗ ta.
3. (Danh) Thức ăn ngon.
4. (Danh) Họ "Cam".
5. (Động) Chịu nhận. ◎ Như: "cam vi nhân hạ" cam tâm làm dưới người. ◇ Nguyễn Du : "Văn đạo dã ưng cam nhất tử" (Điệp tử thư trung ) Được nghe đạo lí rồi chết cũng cam.
6. (Phó) Bằng lòng, tự nguyện. ◇ Thi Kinh : "Trùng phi hoăng hoăng, Cam dữ tử đồng mộng, Hội thả quy hĩ, Vô thứ dư tử tăng" , , , (Tề phong , Kê minh ) Côn trùng bay bay vo vo, (Thiếp) rất vui sướng được cùng nhà vua chung mộng, (Nhưng quần thần) tụ họp ở triều, (vì phải đợi quá lâu) sắp bỏ về rồi, Chớ để họ oán ghét thiếp với nhà vua.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọt.
② Phàm đồ ăn gì ngon đều gọi là cam.
③ Cam tâm, cam chịu. Như cam vi nhân hạ cam tâm làm dưới người.
④ Lời nói ngọt, lời nói nghe thích tai.
⑤ Thích.
⑥ Ngủ say.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngọt, ngon, vị ngon, đồ ngon: Suối nước ngọt;
② Tự nguyện, cam chịu, cam tâm, bằng lòng: Cam chịu làm dưới người khác;
③ (Lời nói) ngọt, bùi tai;
④ (văn) Thích;
⑤ (văn) Ngủ say;
⑥ (văn) Tốt đẹp, tốt lành, vui mừng: Nay tiền bạc nhiều mà lời nói tốt đẹp, đó là dụ dỗ ta vậy (Tả truyện); Để cầu mưa lành (Thi Kinh);
⑦ [Gan] (Họ) Cam.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị ngọt — Ngon ngọt — Vui vẻ — Bằng lòng. Đành chịu — Yên ổn. Một trong những bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Cam.

Từ ghép 23

dong, dung
róng ㄖㄨㄥˊ

dong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Bao dong chịu đựng. Như hưu hưu hữu dong lồng lộng có lượng bao dong, nghĩa là khí cục rộng lớn bao dong cả được mọi người. Cái vật gì chứa được bao nhiêu gọi là dong lượng .
② Nghi dong (dáng dấp).
③ Lời nói giúp lời, như vô dong không cần.
④ Nên, như dong hoặc hữu chi .

Từ ghép 23

dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao hàm, dung chứa, chứa đựng: Đồ đựng, vật chứa; Nhà hẹp không chứa nổi (được); Không có nhà để dung thân (Hàn Phi tử);
② Tha thứ, bao dung, khoan dung: Không thể khoan dung, không thể dung thứ; Lồng lộng có lượng bao dung; Không thể tha lỗi cho người (Sử kí);
③ Để, tiếp thu, cho phép, được: Không để người ta nói; Quyết không cho phép anh ta làm như vậy; Sau khi năm thanh giáng xuống rồi ngừng thì không được đàn nữa (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【】 dung hứa [róngxư] a. Cho phép, được: Những vấn đề nguyên tắc quyết không được nhượng bộ; b. Có lẽ: Những việc như vậy, ba năm về trước có lẽ có đấy;
④ (văn) Trang điểm: Trang phấn điểm hồng vì ai (Thi Kinh);
⑤ Dáng dấp, dung mạo, vẻ mặt, bộ mặt: Vẻ mặt tức giận; 滿 Vẻ mặt tươi cười; Bộ mặt thành phố;
⑥ Hoặc là, có lẽ: Có lẽ có; Có lẽ có âm mưu (Hậu Hán thư).【】dung hoặc [rónghuò] Có thể, có lẽ: Có lẽ không đúng với sự thật; Tìm kiếm nhân tài ở chỗ gần, có lẽ không thể tuyển được đủ số (Hận Hán thư: Chu Phù truyện); Những bài văn hoặc câu thơ tản mác còn sót lại, có lẽ còn tìm thấy được (Thủy kinh chú: Hà thủy);
⑦ [Róng] (Họ) Dung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt. Dáng dấp bề ngoài — Chứa đựng — Chỉ tấm lòng rộng rãi, bao bọc được người — Tiếp nhận — Tên người, tức Đặng Dung, danh sĩ đời Trần, con của Đặng Tuấn, người huyện Cao Lộc tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi cha bị Trần Giản Định Đế giết, ông lập Trần Quý Khoách làm vua, đánh nhau với quân Minh nhiều trận. Sau bị giặc bắt, ông tử tiết. Ông có một số thơ chữ Hán, nổi tiếng nhất là bài Thuật hoài.

Từ ghép 50

chiếu
zhào ㄓㄠˋ

chiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chiếu, soi, rọi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Soi sáng, rọi sáng. ◎ Như: "chiếu diệu" 耀 chiếu rọi, "dương quang chiếu tại song hộ thượng" ánh mặt trời rọi lên cửa sổ.
2. (Động) Soi. ◎ Như: "chiếu kính tử" soi gương.
3. (Động) So sánh. ◎ Như: "đối chiếu" sóng nhau mà xét.
4. (Động) Bảo cho biết. ◎ Như: "chiếu hội" , "tri chiếu" đều nghĩa là bảo khắp cho mọi người đều biết.
5. (Động) Trông nom, săn sóc, quan tâm. ◎ Như: "chiếu cố" đoái hoài, quan tâm, "chiếu liệu" quan tâm sắp đặt.
6. (Động) Hiểu, biết rõ. ◎ Như: "tâm chiếu bất tuyên" trong lòng đã rõ nhưng không nói ra.
7. (Động) Nhắm vào, nhắm tới, theo hướng. ◎ Như: "chiếu đầu nhất côn" nhắm vào đầu mà đánh gậy, "chiếu trước địch nhân khai thương" nhắm vào quân địch mà bắn súng.
8. (Động) Noi theo, căn cứ vào. ◎ Như: "chiếu lệ" theo lệ thường, "phỏng chiếu" 仿 dựa theo, "chiếu bổn tuyên khoa" theo y bổn cũ, "chiếu miêu họa hổ" trông theo mèo vẽ hổ, bắt chước làm theo.
9. (Động) Chụp ảnh, quay phim. ◎ Như: "chiếu tướng" chụp ảnh, "giá trương tượng phiến thị tân chiếu đích" tấm ảnh này mới chụp.
10. (Danh) Ánh nắng. ◎ Như: "tịch chiếu" nắng chiều, "tàn chiếu" nắng tàn.
11. (Danh) Tấm ảnh.
12. (Danh) Giấy chứng nhận. ◎ Như: "xa chiếu" bằng lái xe.

Từ điển Thiều Chửu

① Soi sáng.
② Tục gọi văn bằng hay cái giấy chứng chỉ là chấp chiếu hay chiếu hộ .
③ Bảo khắp, như chiếu hội , tri chiếu đều nghĩa là bảo khắp cho mọi người đều biết cả.
④ So sánh, cứ noi, như chiếu lệ cứ noi lệ cũ.
⑤ Ðối xét, sóng nhau mà xét, như đối chiếu .
⑥ Vẽ truyền thần.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Soi, rọi, chiếu: Cầm đèn soi; Ánh nắng rọi vào nhà; Soi gương; Soi thấy năm uẩn đều không (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh);
② Chụp: Tấm ảnh này chụp rất đẹp;
③ Ảnh: Tấm ảnh;
④ Trông nom, săn sóc; Không có người trông nom (săn sóc) trẻ con; Nhờ anh trông nom hộ;
⑤ Nhằm, theo: Cứ nhằm theo hướng này mà đi; ? Theo ý anh thì nên làm như thế nào?. 【】 chiếu thường [zhàocháng] Như thường, theo lệ thường: Tất cả mọi cái đều như thường; 【】chiếu cựu [zhàojiù] Như cũ, như trước, theo lệ cũ: Hoàn toàn như trước không thay đổi gì cả; 【】chiếu lí [zhàolê] Như [ànlê]; 【】chiếu lệ [zhàolì] Theo thói quen, theo lệ thường: Tết âm lịch theo lệ được nghỉ ba ngày; 【】chiếu dạng [zhàoyàng] a. Rập theo, làm theo, theo như: Làm một cái bàn theo như cái kia; b. Như cũ, như thường: Trời đã tối lắm rồi, nhưng ngoài phố vẫn đông như thường;
⑥ So: So sánh, đối chiếu;
⑦ Biết, rõ: Trong lòng đã rõ nhưng không nói ra;
⑧ Ánh nắng: Ánh nắng thoi thóp; Nắng ban chiều;
⑨ Giấy chứng nhận: Bằng lái xe; Hộ chiếu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Soi sáng — Ánh sáng mặt trời — Soi gương, soi bóng — Bằng chứng. Chứng cớ — Dựa theo, căn cứ theo.

Từ ghép 40

trách
zhà ㄓㄚˋ

trách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: trách mãnh )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Trách mãnh" : (1) Tên khác của "hoàng trùng" , tức là con châu chấu cắn hại lá lúa. (2) Tên thuyền. § Loại thuyền rất nhỏ và đi nhanh. ◇ Đường Dần : "Kí tình liêu trách mãnh, Tùy thủ tấu quang thuyền" , (Đào hoa am dữ chúc duẫn minh hoàng vân thẩm chu đồng phú ).

Từ điển Thiều Chửu

① Trách mãnh con châu chấu cắn hại lá lúa.

Từ điển Trần Văn Chánh

】trách mãnh [zhàmâng] (Con) châu chấu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con châu chấu. Cũng gọi là Trách mãnh .

Từ ghép 1

đãng
dàng ㄉㄤˋ, tàng ㄊㄤˋ

đãng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đu đưa, đánh đu
2. chèo thuyền
3. rửa, súc
4. làm hết sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rửa, tẩy rửa. ◇ Tề dân yếu thuật : "Dĩ nhiệt thang sổ đẩu trước úng trung, địch đãng sơ tẩy chi" , (Đồ úng ).
2. (Động) Xung kích, chấn động. ◇ Trang Tử : "Thử tứ lục giả bất đãng hung trung tắc chánh" (Canh Tang Sở ) Bốn cái sáu ấy không làm rung chuyển trong lòng thì tâm thần bình chánh. § "Bốn cái sáu" tức là: (1) sáu bệnh về Chí: quý phú hiển nghiêm danh lợi; (2) sáu bệnh về Tâm: dong động sắc lí khí ý; (3) sáu bệnh về Đức: ố dục hỉ nộ ai lạc; và (4) sáu bệnh về Đạo: khứ tựu thủ dữ tri năng.
3. (Động) Tảo trừ, quét sạch. ◇ Diệp Phương Ái : "Tồi kiên tỏa phong, đãng bỉ mâu tặc" , (Quan lũng bình ).
4. (Động) Xô, đẩy. ◇ Tục thế thuyết : "Tống Nhan Diên Niên hữu ái cơ, phi cơ thực bất bão tẩm bất an, cơ bằng sủng, thường đãng Diên Niên trụy sàng trí tổn, tử tuấn sát chi" , , , , (Hoặc nịch ).
5. (Động) Rung, lắc, dao động. ◎ Như: "đãng chu" đẩy thuyền, chèo thuyền, "đãng thu thiên" lắc xích đu. ◇ Giang Yêm : "Trướng lí xuân phong đãng, Diêm tiền hoàn yến phất" , (Điệu thất nhân thập thủ ).
6. (Động) Giao nhau, thay đổi qua lại. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố cương nhu tương ma, bát quái tương đãng" , (Hệ từ thượng ) Cho nên cứng và mềm cọ nhau, giao nhau mà thành bát quái.
7. (Động) Va, chạm, đụng.
8. (Động) Chống đỡ, cưỡng lại. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Tả Bá Đào mạo vũ đãng phong, hành liễu nhất nhật, y thường đô triêm thấp liễu" , , (Dương Giác Ai tử chiến Kinh Kha ).
9. (Động) Bôi, trát, xoa. ◇ Tân Đường Thư : "Giang, Hoài đa duyên tích tiền, dĩ đồng đãng ngoại, bất doanh cân lượng, bạch giá ích quý" , , , (Thực hóa chí tứ ).
10. (Động) Dung hợp. ◇ Tống Liêm : "Tắc kì tình cảnh tương dung đãng nhi sanh ý dật phát ư hào tố gian" (Bạt Hoàng Lỗ Trực thư ). § "Hào tố" bút và giấy.
11. (Động) Phóng túng, không chịu gò bó. ◇ Trương Huệ Ngôn : "Kì đãng nhi bất phản, ngạo nhi bất lí, chi nhi bất vật" , , (Từ tuyển tự ).
12. (Động) Hâm nóng. § Thông . ◇ Chu Quyền : "Hảo tửu a! Ngã lưỡng cá mãi ta cật, tựu tá nhĩ na lô tử đãng nhất đãng" ! , (Trác Văn Quân tư bôn Tương Như , Đệ tam chiết).
13. (Danh) Cây tre. § Cũng như "đãng" .
14. (Danh) Lượng từ: (1) Lần, chuyến, lượt, đợt. § Dùng như . ◇ Văn minh tiểu sử : "Bất tri tạm thì thỉnh tha hồi tỉnh, giá cá khuyết tựu thỉnh lão ca khứ tân khổ nhất đãng" , (Đệ lục hồi).
15. (Danh) Họ "Đãng".

Từ điển Thiều Chửu

① Rửa, cái đồ để rửa.
② Rung động.
③ Giao nhau, Dịch Kinh : Thị cố cương nhu tương ma, bát quái tương đãng (Hệ từ thượng ) cho nên cứng và mềm cọ nhau, giao nhau mà thành bát quái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rửa;
② Đồ để rửa;
③ Rung động.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rửa cho sạch — Lay động — Dùng như chữ Đãng .

Từ ghép 2

dần
yín ㄧㄣˊ

dần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Dần (chi thứ 3 hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chi "Dần" , chi thứ ba trong mười hai địa chi .
2. (Danh) Từ ba giờ sáng đến năm giờ sáng là giờ "Dần".
3. (Danh) Nói tắt của "đồng dần" , nghĩa là đồng liêu, cùng làm quan với nhau.
4. (Danh) Họ "Dần".
5. (Phó) Cung kính. ◇ Văn tâm điêu long : "Sở dĩ dần kiền ư thần kì, nghiêm cung ư tông miếu dã" , (Chúc minh ) Cho nên kính cẩn với thần đất, nghiêm cung với tông miếu.

Từ điển Thiều Chửu

① Chi Dần, một chi trong mười hai chi. Từ ba giờ sáng đến năm giờ sáng là giờ dần.
② Kính.
③ Cùng làm quan với nhau gọi là đồng dần , quan lại chơi với nhau gọi là dần nghị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi Dần (ngôi thứ ba trong 12 địa chi);
② (văn) Bạn đồng liêu: Cùng làm quan với nhau, đồng liêu; Mối giao thiệp giữa quan lại với nhau;
③ (văn) Kính: Nghiêm cung kính sợ (Thượng thư: Vô dật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ ba trong nhị thập chi — Tên giờ trong ngày, vào khoảng từ 3 tới 5 giờ sáng ngày nay. Đó là giờ Dần — Trong Thập nhị thuộc thì con cọp thuộc về Dần. Chỉ con cọp — Kính trọng.

Từ ghép 2

phiến
pàn ㄆㄢˋ, piān ㄆㄧㄢ, piàn ㄆㄧㄢˋ

phiến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tấm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mảnh, tấm... § Vật gì mỏng mà phẳng đều gọi là "phiến". ◎ Như: "mộc phiến" tấm ván, "chỉ phiến" mảnh giấy.
2. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị chỉ vật mỏng: tấm, lá, mảnh, miếng. ◎ Như: "nhất phiến thụ diệp" một lá cây. (2) Đơn vị trên mặt đất: bãi, khoảnh. ◎ Như: "nhất phiến thụ lâm" một khoảnh rừng cây, "nhất phiến thảo địa" một vùng đất cỏ.
3. (Danh) Tấm thiếp in tên, địa chỉ, v.v. ◎ Như: "danh phiến" danh thiếp.
4. (Danh) Tấm, bức, đĩa, phiến, phim. ◎ Như: "tướng phiến nhi" tấm ảnh, "xướng phiến nhi" đĩa hát, "họa phiến nhi" bức vẽ, "điện ảnh phiến nhi" phim chiếu bóng.
5. (Động) Thái, lạng, cắt thành miếng mỏng. ◎ Như: "phiến nhục" lạng thịt.
6. (Tính) Nhỏ, ít, chút. ◎ Như: "chích tự phiến ngữ" chữ viết lời nói rất ít ỏi, lặng lời vắng tiếng.
7. (Tính) Về một bên, một chiều. ◎ Như: "phiến diện" một chiều, không toàn diện. ◇ Luận Ngữ : "Phiến ngôn khả dĩ chiết ngục" (Nhan Uyên ) (Chỉ nghe) lời một bên có thể xử xong vụ kiện.
8. (Tính) Ngắn ngủi, chốc lát. ◎ Như: "phiến khắc" phút chốc, "phiến thưởng" chốc lát.

Từ điển Thiều Chửu

① Mảnh, vật gì mỏng mà phẳng đều gọi là phiến, như mộc phiến tấm ván, chỉ phiến mảnh giấy.
② Nửa, phiến ngôn khả dĩ chiết ngục (Luận Ngữ ) nửa lời khả dĩ đoán xong ngục.
③ Tục gọi cái danh thiếp là phiến.
④ Ngoài sớ tâu ra lại kèm thêm một mảnh trình bày việc khác gọi là phụ phiến .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mảnh, vụn: Mảnh giấy; Mảnh vải; Cắt vụn;
② Vùng: Khoán từng vùng;
③ Thái, lạng: 西 Thái cà chua; Lấy dao lạng lớp trên đi;
④ (loại) Đám, tấm, viên, bãi, miếng, khối, dãy: Lúa hỏng mất một đám lớn; Một tấm lòng băng giá; Hai viên Átpirin; Một bãi đồng cỏ; Một dãy nhà; Hai miếng chanh; Kết thành một khối với quần chúng;
⑤ Một vài, phút chốc, một chiều: Một vài lời; Phút chốc; Nghe lời nói một chiều;
⑥ (văn) Một, một nửa: Lời nói của một bên;
⑦ (văn) Sánh đôi, phối hợp: Đực cái phối hợp nhau (Trang tử). Xem [pian].

Từ điển Trần Văn Chánh

Tấm, bức, đĩa, phiến, phim: Tấm (bức) ảnh; Đĩa hát; Một phiến gỗ; Phim câm; Phim truyện; Phim lồng tiếng. Xem [piàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tấm ván, tấm gỗ xẻ — Xẻ ra thành tấm mỏng — Tấm mỏng. Lá mỏng — Dẹp. Mỏng — Một cái. Chiếc — Tên một bộ chữ Trung Hoa, bộ Phiến.

Từ ghép 17

tăng, tằng
céng ㄘㄥˊ, Zēng ㄗㄥ

tăng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Từng, đã, có lần. ◎ Như: "vị tằng" chưa từng. ◇ Nguyễn Trãi : "Hào kiệt công danh thử địa tằng" (Bạch Đằng hải khẩu ) Hào kiệt đã từng lập công danh ở đất này.
2. (Phó) Bèn, mà, há chăng. ◇ Luận Ngữ : "Hữu tửu thực, tiên sanh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?" , , (Vi chánh ) Có cơm rượu, (mời) cha anh đến ăn uống, mà lấy thế là hiếu ư?
3. (Tính) Chồng chập, gấp lên. ◎ Như: "tằng tổ" ông cố (cha của ông), "tằng tôn" chắt (con của cháu).
4. § Thông "tằng" .
5. Một âm là "tăng". (Danh) Họ "Tăng".
6. (Động) Thêm. § Cũng như "tăng" . ◎ Như: "tăng ích" tăng thêm, thêm vào lợi ích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thêm (dùng như , bộ );
② (Họ) Tăng. Xem [céng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Tăng — Họ người — Một âm là Tằng. Xem Tằng.

Từ ghép 1

tằng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đã, từng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Từng, đã, có lần. ◎ Như: "vị tằng" chưa từng. ◇ Nguyễn Trãi : "Hào kiệt công danh thử địa tằng" (Bạch Đằng hải khẩu ) Hào kiệt đã từng lập công danh ở đất này.
2. (Phó) Bèn, mà, há chăng. ◇ Luận Ngữ : "Hữu tửu thực, tiên sanh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?" , , (Vi chánh ) Có cơm rượu, (mời) cha anh đến ăn uống, mà lấy thế là hiếu ư?
3. (Tính) Chồng chập, gấp lên. ◎ Như: "tằng tổ" ông cố (cha của ông), "tằng tôn" chắt (con của cháu).
4. § Thông "tằng" .
5. Một âm là "tăng". (Danh) Họ "Tăng".
6. (Động) Thêm. § Cũng như "tăng" . ◎ Như: "tăng ích" tăng thêm, thêm vào lợi ích.

Từ điển Thiều Chửu

① Từng, như vị tằng chưa từng.
② Bèn, như tằng thị dĩ vi hiếu hồ bèn lấy thế làm hiếu ư!
③ Chồng chập (gấp lên) như bố sinh ra ông mình gọi là tằng tổ con của cháu mình gọi là tằng tôn , v.v.
④ Cùng nghĩa với chữ tằng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từng, đã, có lần: Chưa từng; Mạnh Thường Quân từng đãi khách ăn cơm tối (Sử kí). 【】tằng kinh [céngjing] Từng, đã từng: Cuốn sách ấy mấy năm trước tôi đã từng đọc, nội dung vẫn còn nhớ; Tôi đã từng ở Đà Lạt ba năm; Người xưa không trông thấy mặt trăng của ngày hôm nay, nhưng trăng hôm nay thì đã từng soi lên người xưa (Lí Bạch);
② (văn) Lại, chẳng dè lại, nhưng lại (biểu thị một tình huống vượt ngoài dự liệu): Tôi tưởng ông hỏi về những người khác, (chẳng dè) lại hỏi về anh Do và anh Cầu (Luận ngữ: Tiên tiến);
③ (văn) Thật, thật là: Lòng nhà ngươi cố chấp, đến nỗi chẳng hiểu được sự lí, thật chẳng bằng đàn bà góa và trẻ nít (Liệt tử: Thang vấn);
④ (văn) Trước nay (đều như thế): 退 Uống say rồi thì về, trước nay đều không có ý lưu luyến gì cả (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
⑤ (văn) Còn, mà còn: ? Với sức của ông, còn không sau bằng nồi cái gò Khôi Phụ, thì làm thế nào dọn được núi Thái Hàng và Vương Ốc? (Liệt tử: Thang vấn);
⑥ Cố (nội): Ông cố nội;
⑦ Chắt: Chắt ngoại;
⑧ (văn) Tầng (dùng như , bộ ). Xem [zeng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đã từng. Đã có lần trải qua — Liên hệ gia tộc cách bốn đời — Một âm là Tăng. Xem Tăng.

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.