xướng
chāng ㄔㄤ

xướng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con hát

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con hát, kĩ nữ. ◇ Liêu trai chí dị : "Hội hữu Kim Lăng xướng kiều ngụ quận trung, sinh duyệt nhi hoặc chi" , (Phiên Phiên ) Vừa gặp một ả con hát ở Kim Lăng đến ở trọ trong quận, chàng trông thấy say mê.
2. § Ghi chú: Cũng như chữ "xướng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con hát. Cũng như chữ xướng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con hát (dùng như , bộ );
② Gái điếm, đĩ: Đĩ lậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ca hát. Như hai chữ Xướng , — Con hát. Đào hát — Cũng chỉ gái điếm.

Từ ghép 3

hoặc
huò ㄏㄨㄛˋ

hoặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mê hoặc
2. ngờ hoặc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngờ, hoài nghi. ◇ Luận Ngữ : "Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh" , , (Vi chánh ) (Ta) ba mươi tuổi biết tự lập, bốn mươi tuổi chẳng nghi hoặc, năm mươi tuổi biết mệnh trời.
2. (Động) Mê loạn, say mê, dối gạt. ◎ Như: "cổ hoặc" lấy lời nói hay sự gì làm mê loạn lòng người. ◇ Liêu trai chí dị : "Hội hữu Kim Lăng xướng kiều ngụ quận trung, sinh duyệt nhi hoặc chi" , (Phiên Phiên ) Vừa gặp một ả ở Kim Lăng đến ở trọ trong quận, chàng trông thấy say mê.
3. (Động) Mê lầm. § Nhà Phật cho chúng sinh đối với hết thảy mọi pháp, không hiểu rõ rằng tự tình nguyên là "không" , mới sinh ra chấp chước sằng, mê mất đạo chính mà bị "luân hồi" mãi. Có hai sự mê hoặc lớn: (1) "Kiến hoặc" nghĩa là kiến thức mê lầm. Như đời là "vô thường" lại nhận là có thường, thế là "kiến hoặc". (2) "Tư hoặc" như mắt thấy sắc nghĩ mê say đắm sắc, tai nghe tiếng nghĩ say mê tiếng, không biết sắc với tiếng đều là vọng cả, thế là "tư hoặc".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngờ lạ, như trí giả bất hoặc kẻ khôn không có điều ngờ lạ.
② Mê, như cổ hoặc lấy lời nói hay sự gì làm mê hoặc lòng người. Nhà Phật cho chúng sinh đối với hết thảy mọi pháp, không hiểu rõ rằng tự tình nguyên là không, mới sinh ra chấp chước sằng, mê mất đạo chính mà bị luân hồi mãi. Có hai sự mê hoặc lớn: 1) Kiến hoặc, nghĩa là kiến thức mê lầm, như đời là vô thường lại nhận là có thường, thế là kiến hoặc , 2) Tư hoặc như mắt thấy sắc nghĩ mê say đắm sắc, tai nghe tiếng nghĩ say mê tiếng, không biết sắc với tiếng đều là vọng cả, thế là tư hoặc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngờ, nghi hoặc: Rất nghi hoặc và khó hiểu, hết sức khó hiểu; Lòng nghi ngờ;
② Phỉnh gạt, làm mê hoặc: Mê hoặc lòng người; Thuật dối người; Nói láo để phỉnh đời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng dạ rối loạn, như mê mẩn, không biết gì — Nghi ngờ — Lừa dối — Buồn phiền, bực bội.

Từ ghép 13

giải
xiè ㄒㄧㄝˋ

giải

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lười nhác

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trễ lười, biếng nhác. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Vô hữu nhất nhân, nhược thân nhược tâm nhi sinh giải quyện" , (Tự phẩm đệ nhất ) Không có một người nào, hoặc là thân hoặc là tâm, mà sinh lười mỏi.
2. (Tính) Mệt mỏi, bạc nhược. ◇ Lưu Hướng : "Tích tiên quân Hoàn Công thân thể đọa giải" (Thuyết uyển , Quân đạo ) Khi xưa tiên quân (vua triều trước) Hoàn Công thân thể bạc nhược.

Từ điển Thiều Chửu

① Trễ lười.

Từ điển Trần Văn Chánh

Buông lỏng, trễ lười, rời rạc, uể oải: Kiên trì không ngã lòng, bền bỉ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Uể oải.

Từ ghép 3

lại
lài ㄌㄞˋ

lại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: lại hao )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại cỏ ngải, lá trắng xanh, lúc còn non ăn được.
2. (Danh) Bóng rợp. ◇ Trang Tử : "Nam Bá Tử Kì du hồ Thương chi khâu, kiến đại mộc yên, hữu dị, kết tứ thiên thừa, ẩn tương tỉ kì sở lại" , , , , (Nhân gian thế ) Nam Bá Tử Kì chơi trên gò đất Thương, thấy cây gỗ lớn, có vẻ lạ, xếp nghìn cỗ xe bốn ngựa có thể ẩn nấp (được che chở) dưới bóng râm của nó.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) 【】lại hao [làihao] (thực) Một loại ngải, lá trắng xanh, thân giòn, lúc còn non ăn được;
② Che, che lấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bóng mát của cây cối — Tên một loài cỏ.

Từ ghép 1

bả trì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giữ gìn, duy trì

Từ điển trích dẫn

1. Nắm giữ.
2. Một mình nắm hết quyền hành công việc, không cho người khác tham dự. ◇ Ban Cố : "Bách hiếp chư hầu, bả trì kì chánh" , (Tam hoàng ngũ đế tam vương ngũ bá ) Ức hiếp chư hầu, một mình nắm hết quyền chính.
3. Tiết chế, tằn tiện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá liễu bất đắc! Ngã đả lượng tuy thị Liễn nhi quản sự, tại gia tự hữu bả trì, khởi tri hảo kỉ niên đầu lí dĩ tựu Dần niên dụng liễu Mão niên đích, hoàn thị giá dạng trang hảo khán" ! , , , (Đệ nhất bách lục hồi) Chết thật! Ta tưởng là cháu Liễn coi việc, trong nhà thế nào cũng biết tiết kiệm, ai ngờ mấy năm nay, năm Dần đã tiêu sang tiền năm Mão, thế mà vẫn tô điểm bề ngoài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm giữ sự việc, không cho người khác dự vào.
dửu, dữu
yóu ㄧㄡˊ, yǒu ㄧㄡˇ

dửu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chất củi đốt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chất củi lại mà đốt (một nghi thức tế tự thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Bồng bồng vực bốc, Tân chi dửu chi" , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Um tùm cây vực cây bốc, Đẵn làm củi, chất lại mà đốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Chất củi lại mà đốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Chất củi đốt.

dữu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất củi lại để chờ đốt.
bái, phế
fèi ㄈㄟˋ, pèi ㄆㄟˋ

bái

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Bái bái Một âm khác là Phế.

Từ ghép 1

phế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lá phổi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phổi, ở hai bên ngực, bên tả hai lá, bên hữu ba lá. Cũng gọi là "phế tạng" .
2. (Danh) Nay gọi tấm lòng là "phế phủ" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong thiếp thân phế phủ chi ngôn" (Đệ bát hồi) Xin cho con bày tỏ nỗi lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Phổi, ở hai bên ngực, bên tả hai lá, bên hữu ba lá. Nay gọi tấm lòng là phế phủ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Phổi: Ung thư phổi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá phổi ( cơ quan để thở ) — Một âm khác là Bái. Xem Bái.

Từ ghép 11

thuân, tồn
cūn ㄘㄨㄣ, cún ㄘㄨㄣˊ, qūn ㄑㄩㄣ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngừng lại, lui. § Cũng như "thuân" .
2. Một âm là "tồn". (Động) Đá móc, dùng chân đá ngược lên.
3. (Danh) "Tồn ô" con quạ ở trên mặt trời, cũng chỉ mặt trời. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhật trung hữu tồn ô, nhi nguyệt trung hữu thiềm thừ" , (Tinh thần ) Trên mặt trời có con quạ, còn trên mặt trăng có con cóc.

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngừng lại, lui. § Cũng như "thuân" .
2. Một âm là "tồn". (Động) Đá móc, dùng chân đá ngược lên.
3. (Danh) "Tồn ô" con quạ ở trên mặt trời, cũng chỉ mặt trời. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhật trung hữu tồn ô, nhi nguyệt trung hữu thiềm thừ" , (Tinh thần ) Trên mặt trời có con quạ, còn trên mặt trăng có con cóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng chân đá ngược lên. Đá móc — Ngồi xổm — Một âm là Xuân. Xem Xuân.
lân
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gần, kề
2. láng giềng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị khu vực làng xóm thời xưa, cứ năm nhà ở một khu gọi là "lân". ◇ Chu Lễ : "Ngũ gia vi lân, ngũ lân vi lí" , (Địa quan , Toại nhân ) Năm nhà là một xóm, năm xóm là một làng.
2. (Danh) Láng giềng, các nhà ở gần nhau. ◎ Như: "trạch lân" chọn láng giềng.
3. (Danh) Người thân cận. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Đức bất cô, tất hữu lân" : , (Lí nhân ) Khổng Tử nói: Người có đức thì không cô độc, tất có người kề cận giúp đỡ.
4. (Động) Tiếp cận, gần gũi. ◇ Thanh sử cảo 稿: "Hắc Long giang bắc lân Nga La Tư" (Phú Tăng A ) Hắc Long giang phía bắc tiếp giáp Nga La Tư.
5. (Tính) Gần, sát, láng giềng. ◎ Như: "lân quốc" nước láng giềng, "lân cư" người láng giềng, "lân thôn" làng bên cạnh, "lân tọa" chỗ bên cạnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Láng giềng. Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân. Như trạch lân chọn láng giềng, nước ở gần với nước mình gọi là lân quốc (nước láng giềng).
② Gần kề, tới. Như người sắp chết gọi là dữ quỷ vi lân gần kề với ma.
③ Kẻ giúp đỡ hai bên tả hữu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng xóm, láng giềng: Hàng xóm chung quanh; Hàng xóm phía đông; Người láng giềng; Người láng giềng gần;
② Lân cận, bên cạnh: Nước lân cận; Huyện lân cận; Nhà bên cạnh; Ghế bên cạnh;
③ (văn) Gần kề: Gần kề với quỷ, sắp chết;
④ (văn) Người trợ giúp kề cận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị hộ tịch thời xưa. Năm nhà ở gần nhau làm thành một Lân — Nước có chung ranh giới. Nước láng giềng — Gần gụi — Ở ngay sát bên — Chỗ hàng xóm. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trộm nghe thơm nứt huơng lân. Một nền Đồng tước khóa xuân hai kiều «.

Từ ghép 14

chích
zhí ㄓˊ

chích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xéo, giẫm lên
2. vừa gấp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bàn chân. § Cũng như "chích" . ◇ Chiến quốc sách : "Thướng tranh san, du thâm khê, chích xuyên tất bộc" , 谿, 穿 (Sở sách nhất ) Lên núi cao, qua hang sâu, lủng chân lòi đầu gối.
2. (Động) Xéo, giẫm. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Hạ ngọ vũ thiểu chỉ, nính thậm, chích nê vãng Phan Sanh gia, bất ngộ" , , , (Từ hà khách du kí ) Sau trưa mưa ngừng một chút, lầy lội, giẫm bùn đến nhà Phan Sinh, không gặp.
3. (Động) Cưỡi, lên cao.
4. (Động) Nhảy lên.
5. (Động) Đến, đạt tới. ◇ Hoài Nam Tử : "Tự vô chích hữu, tự hữu chích vô" , (Nguyên đạo ) Từ không đến có, từ có đến không.
6. (Tính) Thẳng đứng, sừng sững. ◇ Thang Hiển Tổ : "Huyền nhai chích thạch" (Đại tư mã Tân Thành Vương công tổ đức phú tự ) Núi treo lơ lửng, đá thẳng đứng.

Từ điển Thiều Chửu

① Xéo, giẫm chân.
② Vừa gấp.
③ Cũng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Mu bàn chân;
② (văn) Bàn chân (như );
③ (văn) Giày xéo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gan bàn chân. Như chữ Chích

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.