cảnh tượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cảnh tượng, cảnh trí

Từ điển trích dẫn

1. Hiện tượng, tích tượng.
2. Hình trạng, hình tượng.
3. Cảnh sắc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất thì tẩu đáo Thấm Phương Đình, đãn kiến tiêu sơ cảnh tượng, nhân khứ phòng không" , , (Đệ bát thập nhất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Những điều, những vật nhìn thấy ở quanh.

lữ hành

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lữ hành, du hành, đi lang thang

Từ điển trích dẫn

1. Đi cùng bọn, kết bạn cùng đi. ◇ Lễ Kí : "Tam niên chi tang luyện, bất quần lập, bất lữ hành" , , (Tăng Tử vấn ).
2. Đi xa. § Ra ngoài làm việc, mưu sinh hoặc du lãm. ◇ Đinh Linh : "Tại giá lữ hành chi trung, A Mao sở kiến đích chủng chủng phồn hoa, phú lệ, cấp dữ tha nhất chủng mộng tưởng đích y cứ" , , , (A Mao cô nương ).
3. Người đi xa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi xa.

Từ điển trích dẫn

1. Hột cây phỉ, hình như quả trám, cơm trái ở trong vỏ có thể dùng làm dầu, đem rang chín ăn được.
2. Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa miết lại, bựt lên thành tiếng, gọi là "đả phỉ tử" . § Ngày xưa người Trung Quốc búng tay như thế để đùa giỡn với nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cấp nhĩ cá phỉ tử cật, ngã đô thính kiến liễu" , (Đệ nhị thập lục hồi) (Bảo Ngọc nói đùa với Lâm Đại Ngọc:) Cho cô ăn cái "búng" bây giờ, tôi nghe hết cả rồi.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ "Đạo" : Cái mà đạo gia gọi là sâu xa khó biết được, vạn vật đều từ đó mà ra. ◇ Đạo Đức Kinh : "Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn" , (Chương 1).
2. Chỉ "huyền lí" thời Ngụy, Tấn. ◇ Quản Lộ truyện : "Bùi Sứ Quân hữu cao tài dật độ, thiện ngôn huyền diệu" 使, .
3. Hình dung sự lí sâu kín vi diệu, khó nắm bắt được. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tinh thông hồ quỷ thần, thâm vi huyền diệu, nhi mạc kiến kì hình" , , (Vật cung ).
4. Phiếm chỉ đạo lí hoặc quyết khiếu vi diệu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ môn bất tri đạo, giá thị ngã thân nhãn kiến đích, tịnh phi quỷ quái, huống thính đắc ca thanh, đại hữu huyền diệu" , , , , (Đệ nhất bách nhị thập hồi) Chúng mày không hiểu rõ! Đó là chính mắt ta trông thấy, chứ có phải ma quỷ gì đâu. Vả lại nghe tiếng ca, như có đạo lí hoặc quyết khiếu tinh vi sâu kín.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sâu kín khéo léo, khó thấy.
duệ
yè ㄜˋ, zhuāi ㄓㄨㄞ, zhuǎi ㄓㄨㄞˇ, zhuài ㄓㄨㄞˋ

duệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ném
2. lôi, kéo, túm

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng như "duệ" . (Động) Dẫn, dắt. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Vưu Thần tác tạ hạ thuyền. Thứ tảo thuận phong, duệ khởi bão phàm, bất câu đại bán nhật tựu đáo liễu Ngô Giang" . , , (Tiền tú tài thác chiếm phụng hoàng trù ).
2. (Động) Lôi, kéo, níu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Hương Lăng) hốt thính Bảo Thiềm nhất nhượng, tài tiều kiến Kim Quế tại na lí lạp trụ Tiết Khoa, vãng lí tử duệ" , , (Đệ nhất bách hồi) (Hương Lăng) bỗng nghe Bảo Thiềm kêu lên, mới thấy Kim Quế đang nắm lấy Tiết Khoa, cố sống cố chết lôi vào trong nhà.
3. (Động) Ném, quăng. ◎ Như: "bả cầu duệ quá khứ" ném bóng đi
4. (Danh) Mái chèo thuyền. Một thuyết khác là mạn thuyền. § Xem "duệ" .
5. (Tính) Bị sái tay. ◎ Như: "tha đích cách bác duệ liễu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ duệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Kéo lê: Quần áo cô ta kéo lê trên đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Lôi, kéo, túm: Kéo không nổi; Túm chặt. Xem [zhuai], [yè].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Ném: Ném bóng sang đây. Xem [zhuài], [yè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẫn đi, kéo đi.
tuyên
juān ㄐㄩㄢ

tuyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khắc
2. giáng chức, biếm xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khí cụ dùng để chạm khắc.
2. (Động) Chạm, khắc. ◎ Như: "tuyên bản" khắc bản in. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tu đắc tái tuyên thượng sổ tự, sử nhân nhất kiến tiện tri thị kì vật phương diệu" , 使便 (Đệ nhất hồi) Cần phải khắc lên trên (viên ngọc) mấy chữ, để ai vừa trông thấy liền biết ngay là vật lạ lùng mới được.
3. (Động) Hằn sâu, ghi nhớ. ◎ Như: "tuyên tâm chi cảm" niềm cảm kích ghi sâu trong lòng.
4. (Động) Trích xuống, giáng xuống. ◎ Như: "tuyên cấp" giáng bậc quan.
5. § Cũng viết là .
6. § Ghi chú: chữ "tuyên" khác với chữ "huề" (một thứ đỉnh, vạc).

Từ điển Thiều Chửu

① Khắc. Khắc bản in gọi là tuyên bản .
② Trích xuống, giáng xuống. Giáng chức quan xuống gọi là tuyên cấp (khác hẳn với chữ huề một thứ đỉnh, vạc).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khắc. 【】tuyên khắc [juankè] Khắc, chạm trổ: Chạm hoa văn;
② (văn) (Quan lại bị) giáng cấp, giáng xuống, trích xuống, trích giáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái rìu bửa củi — Đục. Đẽo. Khắc vào.

Từ điển trích dẫn

1. Đụng chạm, xúc phạm. ◇ Quan Hán Khanh : "Kiến loan dư, tiện đường đột" 輿, 便 (Hồ điệp mộng , Đệ nhị chiết).
2. Hành vi thiếu lễ độ, thất lễ. ◇ Hồng Thăng : "Giá đẳng thuyết, đảo thị quả nhân đường đột liễu" , (Trường sanh điện 殿, Đệ tứ xích).
3. Cũng viết là "đường đột" . ☆ Tương tự: "mạo muội" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đụng chạm tới, xúc phạm tới một cách kém nhã nhặn.

Từ điển trích dẫn

1. Sung túc, ăn mặc đầy đủ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Cầm cô nương Mai gia thú liễu khứ, thính kiến thuyết thị phong y túc thực đích ngận hảo" , (Đệ nhất nhất bát hồi) Cô Bảo Cầm thì nhà họ Mai cưới về rồi, nghe nói trong nhà ăn mặc đầy đủ, cũng rất tốt.

sảo náo

phồn thể

Từ điển phổ thông

nói ầm ĩ

Từ điển trích dẫn

1. Ồn ào, huyên náo.
2. Cãi cọ, tranh cãi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bích Ngân, Thu Văn, Xạ Nguyệt đẳng chúng nha hoàn kiến sảo náo, đô nha tước vô văn đích tại ngoại đầu thính tiêu tức" , , , (Đệ tam thập nhất hồi) Bọn a hoàn Bích Ngân, Thu Vân, Xạ Nguyệt thấy mấy người kia cãi nhau dữ quá, đều cứ lẳng lặng đứng ở ngoài nghe.

phản bác

phồn thể

Từ điển phổ thông

phản bác, vặn lại

Từ điển trích dẫn

1. Mâu thuẫn, đối lập. ◇ Hậu Hán Thư : "Y Ngũ Đế chi bất đồng lễ, Tam Vương diệc hựu bất đồng nhạc, số cực tự nhiên biến hóa, phi thị cố tương phản bác" , , , (Văn Uyển truyện ) Kìa Ngũ Đế không đồng lễ, Tam Vương cũng không đồng nhạc, số tới cùng thì tự nhiên biến hóa, không phải vì mâu thuẫn nhau.
2. Đưa ra lí do để phủ nhận ý kiến hoặc lí luận của người khác.
3. Bác bỏ, bác hồi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khởi tri phủ lí tường thượng khứ, đạo lí phản bác hạ lai liễu" . (Đệ cửu thập nhất hồi) Không ngờ khi phủ đưa lên cấp trên thì đạo lại bác đi.
4. Một phương pháp trong luận lí học (logique) để bác bỏ luận chứng của người khác. § Có ba phương thức: "phản bác luận đề" , "phản bác luận cứ" , và "phản bác luận chứng" .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.