hưng, hứng
xīng ㄒㄧㄥ, xìng ㄒㄧㄥˋ

hưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thức dậy
2. hưng thịnh
3. dấy lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, thức dậy. ◎ Như: "túc hưng dạ mị" sớm dậy tối ngủ, thức khuya dậy sớm.
2. (Động) Nổi lên, khởi sự, phát động. ◎ Như: "trung hưng" nửa chừng (lại) dấy lên, "đại hưng thổ mộc" nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa, "dao trác phồn hưng" lời gièm pha dấy lên mãi.
3. (Động) Đề cử, tuyển bạt. ◇ Chu Lễ : "Tiến hiền hưng công, dĩ tác bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Tiến cử người hiền đề bạt người có công, để xây dựng đất nước.
4. (Động) Làm cho thịnh vượng, phát triển. ◎ Như: "hưng quốc" chấn hưng quốc gia. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại.
5. (Động) Cho được, cho phép, hứa khả (tiếng địa phương, thường dùng dưới thể phủ định). ◎ Như: "bất hưng hồ thuyết" đừng nói bậy.
6. (Tính) Thịnh vượng. ◎ Như: "hưng vượng" thịnh vượng.
7. (Danh) Họ "Hưng".
8. Một âm là "hứng". (Danh) Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật. ◎ Như: "thi hứng" cảm hứng thơ, "dư hứng" hứng thú còn rớt lại, "cao hứng" hứng thú dâng lên.
9. (Danh) Thể "hứng" trong thơ ca.
10. (Tính) Vui thích, thú vị, rung cảm. ◇ Lễ Kí : "Bất hứng kì nghệ, bất năng lạc học" , (Học kí ) Không ham thích lục nghệ thì không thể vui học.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy. Như túc hưng dạ mị thức khuya dậy sớm.
② Thịnh. Như trung hưng giữa quãng lại thịnh, một nhà hay một nước trải qua một hồi suy lại có một hồi thịnh nữa gọi là trung hưng. Hưng vượng thịnh vượng.
③ Nổi lên, làm lên. Như đại hưng thổ mộc nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa.
④ Dấy lên. Như dao trác phồn hưng lời dèm pha dấy lên mãi.
⑤ Cất lên.
⑥ Một âm là hứng. Hứng, nhân nhìn cảnh vật cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng. Như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng .
⑦ Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng. Như hứng trí hứng thú thanh nhàn, hứng hội ý hứng khoan khoái, cao hứng hứng thú bật lên, dư hứng hứng thú còn rơi rớt lại, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dấy lên, nổi lên, khởi sự, phát động, hưng khởi: Hưng binh, dấy quân; Trăm việc phế bỏ đều hưng khởi; Nổi lên làm nhiều việc xây đắp nhà cửa; Dấy lên nhiều lời gièm pha;
② Dậy, thức dậy: Thức khuya dậy sớm;
③ Hưng vượng, hưng thịnh, thịnh hành: Mới hưng thịnh, mới trỗi dậy;
④ (đph) Cho phép, được (thường dùng để phủ định): Không được nói bậy;
⑤ (đph) Có lẽ: Anh ấy có lẽ đến cũng có lẽ không đến;
⑥ [Xing] (Họ) Hưng. Xem [xìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khởi lên. Nổi dậy — Khởi phát. Bắt đầu vào công việc — Thịnh vượng. Tốt đẹp hơn lên — Một âm là Hứng.

Từ ghép 18

hứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

hứng thú

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, thức dậy. ◎ Như: "túc hưng dạ mị" sớm dậy tối ngủ, thức khuya dậy sớm.
2. (Động) Nổi lên, khởi sự, phát động. ◎ Như: "trung hưng" nửa chừng (lại) dấy lên, "đại hưng thổ mộc" nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa, "dao trác phồn hưng" lời gièm pha dấy lên mãi.
3. (Động) Đề cử, tuyển bạt. ◇ Chu Lễ : "Tiến hiền hưng công, dĩ tác bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Tiến cử người hiền đề bạt người có công, để xây dựng đất nước.
4. (Động) Làm cho thịnh vượng, phát triển. ◎ Như: "hưng quốc" chấn hưng quốc gia. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại.
5. (Động) Cho được, cho phép, hứa khả (tiếng địa phương, thường dùng dưới thể phủ định). ◎ Như: "bất hưng hồ thuyết" đừng nói bậy.
6. (Tính) Thịnh vượng. ◎ Như: "hưng vượng" thịnh vượng.
7. (Danh) Họ "Hưng".
8. Một âm là "hứng". (Danh) Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật. ◎ Như: "thi hứng" cảm hứng thơ, "dư hứng" hứng thú còn rớt lại, "cao hứng" hứng thú dâng lên.
9. (Danh) Thể "hứng" trong thơ ca.
10. (Tính) Vui thích, thú vị, rung cảm. ◇ Lễ Kí : "Bất hứng kì nghệ, bất năng lạc học" , (Học kí ) Không ham thích lục nghệ thì không thể vui học.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy. Như túc hưng dạ mị thức khuya dậy sớm.
② Thịnh. Như trung hưng giữa quãng lại thịnh, một nhà hay một nước trải qua một hồi suy lại có một hồi thịnh nữa gọi là trung hưng. Hưng vượng thịnh vượng.
③ Nổi lên, làm lên. Như đại hưng thổ mộc nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa.
④ Dấy lên. Như dao trác phồn hưng lời dèm pha dấy lên mãi.
⑤ Cất lên.
⑥ Một âm là hứng. Hứng, nhân nhìn cảnh vật cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng. Như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng .
⑦ Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng. Như hứng trí hứng thú thanh nhàn, hứng hội ý hứng khoan khoái, cao hứng hứng thú bật lên, dư hứng hứng thú còn rơi rớt lại, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hứng thú, hứng, vui: Giúp vui; Mất vui, cụt hứng;
② Thể hứng (trong thơ ca).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui vẻ — Nổi dậy trong lòng — Một âm là Hưng.

Từ ghép 12

biều, bào
páo ㄆㄠˊ

biều

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quả bầu. 【】bào qua [páogua] Bầu, bầu nậm: ! Ta có phải là quả bầu đâu, sao có thể treo mà không ăn! (Luận ngữ);
② Tiếng bầu (một thứ tiếng trong bát âm).

bào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quả bầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quả bầu. ◇ Luận Ngữ : "Ngô khởi bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực" (Dương Hóa ) Ta hà phải là quả bầu đâu! Sao treo đấy mà không ăn § Ghi chú: Tục gọi người hiền tài bất đắc chí không được dùng làm quan là "bào hệ" .
2. (Danh) Tiếng bầu, một thứ tiếng trong "bát âm" . Bảy âm kia là: "kim, thạch, thổ, cách, ti, mộc, trúc" , , , , , , .
3. (Danh) Họ "Bào".

Từ điển Thiều Chửu

① Quả bầu. Sách Luận-ngữ nói: Ngô khởi bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực Ta hà phải là quả bầu đâu! Sao hay treo mà ăn không được. Tục gọi kẻ sĩ không được dùng làm quan là bào hệ nghĩa là để hơ hão thôi, không có dùng làm gì.
② Tiếng bầu, một thứ tiếng trong bát âm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quả bầu. 【】bào qua [páogua] Bầu, bầu nậm: ! Ta có phải là quả bầu đâu, sao có thể treo mà không ăn! (Luận ngữ);
② Tiếng bầu (một thứ tiếng trong bát âm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả bầu. Một loại bí nhưng tròn và to.

Từ ghép 3

nhu, nhụ
róu ㄖㄡˊ

nhu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

uốn, nắn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dụi, xoa, dày, vò. ◎ Như: "nhu nhãn tình" dụi mắt. ◇ Liêu trai chí dị : "Quỷ thoát Tịch y, cúc trí kì thượng, phản phúc nhu nại chi" , , (Tịch Phương Bình ) Quỷ lột áo Tịch ra, đặt lên đó, lăn qua lăn lại, dày vò đè ép.
2. (Động) Viên, vê, làm thành hình tròn. ◎ Như: "nhu miến" nặn bột.
3. (Động) Uốn nắn, uốn cong. ◇ Dịch Kinh : "Nhu mộc vi lỗi" (Hệ từ hạ ) Uốn gỗ làm cày.
4. (Động) An trị, an phục. ◇ Thi Kinh : "Thân Bá chi đức, Nhu huệ thả trực, Nhu thử vạn bang, Văn vu tứ quốc" , , , (Đại nhã , Tung cao ) Đức hạnh của Thân Bá, Thuận hòa chính trực, Có thể an phục muôn nước, Tiếng tăm truyền ra bốn phương.
5. (Tính) Lẫn lộn, tạp loạn. ◇ Tư Mã Quang : "Chúng thuyết phân nhu, tự phi thánh nhân mạc năng thức kì chân" , (Tiến Giao Chỉ hiến kì thú phú biểu ) Nhiều lời tạp loạn, nếu không phải bậc thánh thì không thể biết đâu là thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuận.
② Uốn nắn, gỗ mềm có thể uốn thẳng uốn cong được gọi là nhu mộc , có khi đọc là chữ nhụ.
③ Lẫn lộn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Day, dụi, vò: Dụi mắt;
② Xoa, nhào: Xoa bóp; Nhào bột mì;
③ (văn) Thuận;
④ (văn) Uốn nắn: Uốn cây (cho cong...);
⑤ (văn) Lẫn lộn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khúc cây cong — Mài, nghiền ra — Thuận theo — Lẫn lộn phức tạp.

Từ ghép 1

nhụ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dụi, xoa, dày, vò. ◎ Như: "nhu nhãn tình" dụi mắt. ◇ Liêu trai chí dị : "Quỷ thoát Tịch y, cúc trí kì thượng, phản phúc nhu nại chi" , , (Tịch Phương Bình ) Quỷ lột áo Tịch ra, đặt lên đó, lăn qua lăn lại, dày vò đè ép.
2. (Động) Viên, vê, làm thành hình tròn. ◎ Như: "nhu miến" nặn bột.
3. (Động) Uốn nắn, uốn cong. ◇ Dịch Kinh : "Nhu mộc vi lỗi" (Hệ từ hạ ) Uốn gỗ làm cày.
4. (Động) An trị, an phục. ◇ Thi Kinh : "Thân Bá chi đức, Nhu huệ thả trực, Nhu thử vạn bang, Văn vu tứ quốc" , , , (Đại nhã , Tung cao ) Đức hạnh của Thân Bá, Thuận hòa chính trực, Có thể an phục muôn nước, Tiếng tăm truyền ra bốn phương.
5. (Tính) Lẫn lộn, tạp loạn. ◇ Tư Mã Quang : "Chúng thuyết phân nhu, tự phi thánh nhân mạc năng thức kì chân" , (Tiến Giao Chỉ hiến kì thú phú biểu ) Nhiều lời tạp loạn, nếu không phải bậc thánh thì không thể biết đâu là thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuận.
② Uốn nắn, gỗ mềm có thể uốn thẳng uốn cong được gọi là nhu mộc , có khi đọc là chữ nhụ.
③ Lẫn lộn.
nạo, điệu
dào ㄉㄠˋ

nạo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi — Thương tổn — Yêu mến — Ta quen đọc là Điệu. Td: Truy điệu ( xót thương người chết ).

điệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thương tiếc
2. viếng người chết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thương cảm, đau buồn. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh ngôn tư chi, Cung tự điệu hĩ" , (Vệ phong , Manh ) Lặng lẽ em nghĩ về tình cảnh đó, Tự mình thương cảm cho thân em mà thôi.
2. (Động) Thương tiếc. ◎ Như: "truy điệu" nhớ lại và thương tiếc, "ta điệu" than tiếc.
3. (Động) Sợ hãi. ◇ Trang Tử : "Cập kì đắc chá cức chỉ cẩu chi gian dã, nguy hành trắc thị, chấn động điệu lật" , , (San mộc ) Đến khi vào trong đám cây chá, gai, chỉ, cẩu kỉ thì đi rón rén, nhìn lấm lét, rúng động run sợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thương.
② Thương tiếc, phàm viếng kẻ đã qua đời đều gọi là điệu. Như truy điệu chết rồi mới làm lễ viếng theo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thương, thương tiếc, thương nhớ, (truy) điệu: Thương xót; Truy điệu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót. Chẳng hạn Truy điệu ( đuổi theo mà xót thương, tức xót thương người chết ).

Từ ghép 4

đột
tú ㄊㄨˊ

đột

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bép, mập

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Béo, mập. ◎ Như: "phì đột" to béo mập mạp. ◇ Tả Tư : "Lộ vãng sương lai, nhật nguyệt kì trừ, thảo mộc tiết giải, điểu thú đột phu" , , , (Ngô đô phú ) Sương móc đi đến, ngày tháng trôi qua, cỏ cây héo rụng, chim thú béo mập.

Từ điển Thiều Chửu

① Béo, mập. Phì bàn béo mập.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Béo, mập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Béo phị. Rất mập.

Từ ghép 1

bổn, hãng, kháng
bèn ㄅㄣˋ, hāng ㄏㄤ, káng ㄎㄤˊ

bổn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đầm, máy đầm (dùng để đầm đất, nện đất cho bằng...). ◎ Như: "mộc hãng" cái đầm gỗ, "cáp mô hãng" máy đầm.
2. (Động) Đầm, dần, nện.
3. (Động) Đánh, đập. ◎ Như: "cử khởi quyền đầu hướng hạ hãng" giơ nắm tay nện xuống.
4. (Động) Khiêng, vác.
5. § Cũng đọc là "kháng".
6. Một âm là "bổn". (Tính). Ngu ngốc, ngớ ngẩn. § Nghĩa như "bổn" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [bèn] (bộ ). Xem ,[hang].

hãng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đầm, máy đầm (dùng để đầm đất, nện đất cho bằng...). ◎ Như: "mộc hãng" cái đầm gỗ, "cáp mô hãng" máy đầm.
2. (Động) Đầm, dần, nện.
3. (Động) Đánh, đập. ◎ Như: "cử khởi quyền đầu hướng hạ hãng" giơ nắm tay nện xuống.
4. (Động) Khiêng, vác.
5. § Cũng đọc là "kháng".
6. Một âm là "bổn". (Tính). Ngu ngốc, ngớ ngẩn. § Nghĩa như "bổn" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng sức mà khiêng, nhấc vật gì lên — Lấy đất mà lấp các chỗ hở của bờ đê, không cho nước rỉ qua.

kháng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dùng sức để nâng
2. vật nặng
3. cái đầm nện đất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đầm, máy đầm (dùng để đầm đất, nện đất cho bằng...). ◎ Như: "mộc hãng" cái đầm gỗ, "cáp mô hãng" máy đầm.
2. (Động) Đầm, dần, nện.
3. (Động) Đánh, đập. ◎ Như: "cử khởi quyền đầu hướng hạ hãng" giơ nắm tay nện xuống.
4. (Động) Khiêng, vác.
5. § Cũng đọc là "kháng".
6. Một âm là "bổn". (Tính). Ngu ngốc, ngớ ngẩn. § Nghĩa như "bổn" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dùng sức để nâng;
② Vật nặng;
③ Cái đầm, cái nện (để đắp đê);
④ Đầm, nện (đất): Đầm đất.
xuyên, xuyến
chuān ㄔㄨㄢ

xuyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thủng lỗ
2. xỏ, xâu, xiên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Suốt, xâu qua, đi qua, lách, luồn. ◎ Như: "xuyên châm" 穿 xỏ kim, "xuyên quá sâm lâm" 穿 xuyên qua rừng. ◇ Tây du kí 西: "Xuyên châu quá phủ, tại thị trần trung" 穿, (Đệ nhất hồi) Qua châu qua phủ, ở nơi chợ búa.
2. (Động) Mặc, mang, đi. ◇ Thủy hử truyện : "Túc xuyên thục bì ngoa" 穿 (Đệ nhị hồi) Chân mang hia da. ◇ Đặng Trần Côn : "Quân xuyên tráng phục hồng như hà" 穿 (Chinh Phụ ngâm ) Chàng mặc áo hùng tráng, đỏ như ráng.
3. (Động) Đào, khoét. ◎ Như: "xuyên tỉnh" 穿 đào giếng, "xuyên du" 穿 khoét ngạch, "xuyên tạc" 穿 đục thông (nghĩa bóng: trình bày, lí luận, giải thích một cách miễn cưỡng, không thông, không đúng thật). ◇ Luận Ngữ : "Sắc lệ nhi nội nhẫm, thí chư tiểu nhân, kì do xuyên du chi đạo dã dư" , , 穿 (Dương Hóa ) Những kẻ ngoài mặt oai lệ mà trong lòng hèn nhát, thì ta coi là hạng tiểu nhân, họ có khác nào bọn trộm trèo tường khoét vách đâu?
4. (Tính) Rách, lủng. ◇ Trang Tử : "Y tệ kịch xuyên, bần dã, phi bại dã" 穿, , (San mộc ) Áo rách giày thủng, là nghèo chứ không phải khốn cùng.
5. (Phó) Thấu suốt, rõ ràng. ◎ Như: "thuyết xuyên" 穿 nói trắng ra, "khán xuyên tâm sự" 穿 nhìn thấu suốt nỗi lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thủng lỗ.
② Suốt, xâu qua, như xuyên châm 穿 xỏ kim.
③ Ðào, như xuyên tỉnh 穿 đào giếng, xuyên du 穿 khoét ngạch, v.v. Luận ngữ : Sắc lệ nhi nội nhẫm, thí chư tiểu nhân, kì do xuyên du chi đạo dã dư 穿 những kẻ ngoài mặt oai lệ mà trong lòng nhu nhược, thì ta coi là hạng tiểu nhân, họ có khác nào bọn trộm trèo tường khoét vách đâu?
④ Xuyên tạc 穿 xuyên tạc, không hiểu thấu nghĩa chân thật mà cứ nói liều, viết liều, làm liều gọi là xuyên tạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủng lỗ, xỏ, luồn, xâu qua: 穿 Xâu những đồng tiền này lại;
② Mặc, mang, đi: 穿 Mặc quần áo; 穿 Đi giày;
③ Rõ, thấu: 穿 Nhìn thấu; 穿 Nói trắng ra;
④ Dùi: 穿 Dùi thủng một cái lỗ;
⑤ Đi qua, xuyên qua, luồn qua, lách qua: 穿 Xuyên qua rừng; 穿 Luồn qua hàng rào dây thép gai; 穿 Đi qua phố này;
⑥ (văn) Đào, khoét: Đào giếng; 穿 Khoét ngạch;
⑦ Xem 穿 [chuan zuò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suốt qua. Xỏ qua. Ta cũng nói là Xuyên qua — Mặc vào — Cái lỗ. Lỗ thủng — Một âm là Xuyến. Xem Xuyến.

Từ ghép 16

xuyến

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xỏ qua. Xâu qua — Một chuỗi một xâu, gồm nhiều vật xỏ nối tiếp nhau — Một âm khác là Xuyên. Xem Xuyên.

Từ ghép 1

tao, tạc
záo ㄗㄠˊ, zào ㄗㄠˋ, zòu ㄗㄡˋ, zú ㄗㄨˊ, zuò ㄗㄨㄛˋ

tao

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lỗ — Một âm là Tạc. Xem Tạc.

tạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

đào, đục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đục. § Tục gọi là "tạc tử" .
2. (Danh) Cái lỗ đầu cột, cái mộng gỗ. ◎ Như: "nhuế tạc" lỗ tròn, xà vuông, không tra vào được. Vì thế nên hai bên ý kiến khác nhau, không thể dung hợp được cũng gọi là "nhuế tạc".
3. (Động) Đào, đục. ◎ Như: "tạc tỉnh nhi ẩm" (Kích nhưỡng ca ) đào giếng mà uống.
4. (Động) Khiên cưỡng lẽ phải hoặc sự thật. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chí nhược li hợp bi hoan, hưng suy tế ngộ, tắc hựu truy tung niếp tích, bất cảm sảo gia xuyên tạc" , , , 穿 (Đệ nhất hồi) Cho đến những cảnh hợp tan vui buồn, thịnh suy, thì đều theo sát từng vết tích, không dám thêm chút gì làm xuyên tạc (sự thật).
5. (Động) Giã gạo cho thật trắng.
6. (Tính) Rành rọt, xác thật. ◎ Như: "ngôn chi tạc tạc" nói ra rành rọt, "tội chứng xác tạc" tội chứng rành rành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đục. Tục gọi là tạc tử .
② Đào. Như tạc tỉnh nhi ẩm đào giếng mà uống.
③ Cái lỗ đầu cột. Như nhuế tạc lỗ tròn, xà vuông, không tra vào được. Vì thế nên hai bên ý kiến khác nhau, không thể dung hợp được cũng gọi là nhuế tạc.
④ Xuyên tạc. Lẽ không thể thông được mà cứ cố nói cho thông gọi là xuyên tạc 穿.
⑤ Rành rọt. Như ngôn chí tạc tạc nói ra rành rọt.
⑥ Giã gạo cho thật trắng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái đục;
② Đục: Đục lỗ;
③ Đào: Đào giếng. Xem [zuò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [záo];
② (văn) Rõ ràng, rõ rệt, rành rành, xác thực: Rõ ràng, rõ rệt; Nói ra rành rọt;
③ (văn) Giã gạo cho thật trắng;
④ Xuyên tạc (giải thích méo mó bài văn);
⑤ (văn) Cái lỗ đầu cột. Xem [záo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đục vào gỗ. Việc làm của người thợ mộc — Cái đục bằng sắt, để đục gỗ — Đục vào, khắc vào. Truyện Hoa Tiên có câu: » Mấy lời tạc đá ghi vàng, mối manh ai dám dọc đường nữa đâu « — Ghi khắc vào lòng, không quên. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương « — Xuyên qua, đục qua — Mở cho thông — Trái lẽ — Một âm là Tao.

Từ ghép 10

tiên, tiễn
jiān ㄐㄧㄢ, jiàn ㄐㄧㄢˋ, zàn ㄗㄢˋ

tiên

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tung tóe. ◎ Như: "lãng hoa tứ tiễn" hoa sóng tung tóe khắp chung quanh.
2. (Động) Thấm ướt. ◇ Cao Bá Quát : "Thanh Đàm thôi biệt duệ, Nhị Thủy tiễn hành khâm" , (Thanh Trì phiếm chu nam hạ ) (Vừa) giục giã chia tay ở Thanh Đàm, (Mà giờ đây) nước sông Nhị đã vấy ướt áo người đi.
3. Một âm là "tiên". (Trạng thanh) "Tiên tiên" tiếng nước chảy ve ve. ◇ Vô danh thị : "Đãn văn Hoàng Hà lưu thủy minh tiên tiên" (Mộc lan ) Chỉ nghe nước sông Hoàng Hà chảy kêu ve ve.
4. (Phó) "Tiên tiên" nước chảy nhanh. ◇ Lí Đoan : "Bích thủy ánh đan hà, Tiên tiên độ thiển sa" , (San hạ tuyền ) Nước biếc chiếu ráng đỏ, Ào ào chảy qua bãi cát cạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiên tiên nước chảy ve ve.
② Một âm là tiễn. Vẩy ướt.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) 【】 tiên tiên [jianjian] (Nước chảy) ve ve.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy mau, chảy xiết.

tiễn

phồn thể

Từ điển phổ thông

vẩy ướt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tung tóe. ◎ Như: "lãng hoa tứ tiễn" hoa sóng tung tóe khắp chung quanh.
2. (Động) Thấm ướt. ◇ Cao Bá Quát : "Thanh Đàm thôi biệt duệ, Nhị Thủy tiễn hành khâm" , (Thanh Trì phiếm chu nam hạ ) (Vừa) giục giã chia tay ở Thanh Đàm, (Mà giờ đây) nước sông Nhị đã vấy ướt áo người đi.
3. Một âm là "tiên". (Trạng thanh) "Tiên tiên" tiếng nước chảy ve ve. ◇ Vô danh thị : "Đãn văn Hoàng Hà lưu thủy minh tiên tiên" (Mộc lan ) Chỉ nghe nước sông Hoàng Hà chảy kêu ve ve.
4. (Phó) "Tiên tiên" nước chảy nhanh. ◇ Lí Đoan : "Bích thủy ánh đan hà, Tiên tiên độ thiển sa" , (San hạ tuyền ) Nước biếc chiếu ráng đỏ, Ào ào chảy qua bãi cát cạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiên tiên nước chảy ve ve.
② Một âm là tiễn. Vẩy ướt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bắn, tung tóe, bắn tóe, vấy ướt: Nước bắn đầy mặt; Nước bắn tóe ra xung quanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước vọt bắn lên — Một âm là Tiên. Xem Tiên.
phá
pò ㄆㄛˋ

phá

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rách nát
2. phá vỡ, bổ ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm vỡ, làm hư hỏng, hủy hoại. ◎ Như: "phá hoại" làm hư đổ, "phá toái" làm vỡ vụn, "gia phá nhân vong" nhà tan người mất. ◇ Đỗ Phủ : "Quốc phá san hà tại, Thành xuân thảo mộc thâm" , (Xuân vọng ) Nước đã bị tàn phá, núi sông còn đây, Trong thành xuân cây cỏ mọc đầy.
2. (Động) Đánh bại. ◎ Như: "phá trận" phá thế trận, "phá thành" đánh thắng thành.
3. (Động) Bổ ra, bửa ra. ◎ Như: "phá qua" bổ dưa, "phá lãng" rẽ sóng. § Ghi chú: Tục nói quả dưa bổ ra như hai chữ "bát" , nên con gái 16 tuổi là tuổi có tình rồi cũng gọi là "phá qua" .
4. (Động) Giải thích nghĩa văn cho vỡ vạc. ◎ Như: "phá đề" mở đề.
5. (Động) Làm cho minh bạch, làm lộ ra. ◎ Như: "phá án" tra xét ra sự thật của án kiện.
6. (Động) Phí, tiêu hao. ◎ Như: "phá tài" phí của, "phá trái" vỡ nợ.
7. (Tính) Hư, rách, nát. ◎ Như: "phá thuyền" thuyền hư nát, "phá hài" giày rách, "phá bố" vải rách.

Từ điển Thiều Chửu

① Phá vỡ, như phá hoại , phá toái , phá trận , phá thành , v.v.
② Bổ ra, bửa ra, như phá qua bổ dưa, phá lãng rẽ sóng, v.v.
③ Giải thích nghĩa văn cho vỡ vạc, như trong văn có đoạn phá đề . Sự bí mật mà làm cho bại lộ ra gọi là phá, như phá án .
④ Phí, như phá tài phí của, phá trái vỡ nợ.
⑤ Tục nói quả dưa bổ ra như hai chữ bát , nên con gái 16 tuổi là tuổi có tình rồi cũng gọi là phá qua .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vỡ, bể, rách, thủng, sứt: Chén bể; Kéo rách áo; Đi thủng cả giày; Lốp thủng, săm thủng; Tay bị sứt một miếng;
② Đổi, ngăn ra, tách ra, xé ra, phá ra: Ngăn làm hai gian; Tờ 5 đồng đổi (xé ra) thành năm tờ một đồng;
③ Tan, phá, đập phá: Mây tan trăng mọc; Cửa nhà tan nát; Cửa nát nhà tan; Đánh tan quân Tống; Phá sản; Phá kỉ lục;
④ Nói trúng, nói toạc ra, phá ra: Nói toạc; Nói trúng điều bí ẩn trong lòng; Đã khám phá ra vụ án này;
⑤ Bổ, chẻ: 西 Bổ quả dưa hấu ra làm đôi; Chẻ tre; Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy, miền Trà Lân trúc phá (chẻ) tro bay (Bình Ngô đại cáo);
⑥ Bỏ, hi sinh: Bỏ ra cả ngày mới thu xếp xong; Hi sinh tính mạng để cứu người;
⑦ Tồi: Ai còn xem cái vở tuồng tồi ấy làm gì?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hư hỏng. Rách. Tan nát — Làm cho hư hỏng, làm vỡ, làm rách, làm cho tan nát không còn gì.

Từ ghép 46

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.