tổ
jiē ㄐㄧㄝ, zǔ ㄗㄨˇ

tổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ông
2. tổ sư

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ông bà (tức cha mẹ của cha mẹ mình). ◎ Như: "tổ phụ mẫu" ông bà nội, "ngoại tổ phụ mẫu" ông bà ngoại. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô tổ tử ư thị, ngô phụ tử ư thị, kim ngô tự vi chi thập nhị niên, ki tử giả sổ hĩ" , , , (Bộ xà giả thuyết ) Ông tôi chết ở đó (ở chỗ làm nghề bắt rắn), cha tôi chết ở đó, nay tôi nối nghiệp được mười hai năm, đã mấy lần xuýt chết.
2. (Danh) Chỉ người đời trước. ◎ Như: "viễn tổ" tổ tiên xa, "tiên tổ" tổ tiên.
3. (Danh) Miếu thờ vị tổ đầu tiên ("thủy tổ" ).
4. (Danh) Người sáng lập, khai sáng một môn phái. ◇ Trịnh Huyền : "Chú: điền tổ, thủy canh điền giả, vị Thần Nông dã" : , , Chú giải: "điền tổ", người đầu tiên làm ruộng, tức là Thần Nông vậy.
5. (Danh) Họ "Tổ".
6. (Động) Tế thần đường ("lộ thần" ). § Ghi chú: Ngày xưa, lúc sắp ra đi làm lễ tế thần đường, gọi là "tế tổ" .
7. (Động) Tiễn hành. ◎ Như: "tổ tiễn" đưa tiễn. ◇ Liêu trai chí dị : "Hoàn ông trương diên tổ tiễn" , (Tiên nhân đảo ) Hoàn ông bày tiệc tiễn hành.
8. (Động) Noi theo. ◇ Trung Dung : "Trọng Ni tổ thuật Nghiêu Thuấn" Ông Trọng Ni noi theo đạo vua Nghiêu vua Thuấn.
9. (Động) Quen, biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Ông, người đẻ ra cha mình. Tổ tiên.
② Xa noi, như Trọng Ny tổ thuật Nghiêu Thuấn ông Trọng Ny xa noi đạo vua Nghiêu vua Thuấn.
③ Tế tổ, lúc sắp ra đi làm lễ thần đường, gọi là tế tổ . Nay gọi sự tiễn người đi xa là tổ tiễn là noi ý ấy.
④ Tổ sư, tu hành đắc đạo, được đời tôn kính gọi là tổ.
⑤ Quen, biết.
⑥ Bắt chước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông bà: Ông ngoại; Bà ngoại;
② Bậc ông bà: Ông bác;
③ Tổ tiên: Tổ tiên xa;
④ Ông tổ, tổ sư: Ông tổ (tổ sư) nghề in;
⑤ (văn) Noi theo người xưa: Trọng Ni noi theo đạo của vua Nghiêu vua Thuấn;
⑥ (văn) Tế tổ (làm lễ thần đường lúc sắp ra đi): (Làm lễ tế tổ để) tiễn người đi xa;
⑦ (văn) Quen, biết;
⑧ (văn) Bắt chước;
⑨ [Zư] (Họ) Tổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ ông cha nhiều đời — Ông nội — Ông cha nhiều đời. Td: Tổ tiên — Người khởi đầu một học thuyết, tôn giáo, hoặc nghề nghiệp. Td: Thánh tổ. Tổ sư.

Từ ghép 28

đằng
téng ㄊㄥˊ

đằng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ghim lại, bó buộc, quấn xà cạp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng lại, dán kín. § "Kim đằng" : (1) Rương vàng, ngày xưa dùng đựng thư khế, công văn. (2) Thư Kinh : Vũ Vương mắc bệnh, Chu Công cầu khấn Tam Vương, nguyện làm thay. Sử quan thu lấy những văn tự ấy giữ kín trong hòm vàng. Sau "kim đằng" chỉ nơi tàng trữ tranh vẽ, thư tịch của vua chúa.
2. (Động) Bó buộc, ước thúc.
3. (Danh) Dây, thừng.
4. (Danh) Quần xà cạp. ◇ Chiến quốc sách : "Luy đằng lí cược, phụ thư đam thác" , (Tần sách nhất ) Bó quần xà cạp đi dép cỏ, đội sách đeo đẫy.
5. (Danh) Túi, bị, đẫy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ghim lại, niêm phong lại. Kim đằng một thiên trong Kinh Thư , vua Vũ Vương ốm, ông Chu Công viết các lời vua Vũ dặn lại cho vào trong hòm, lấy vàng gắn lại, không cho ai biết nên gọi là kim đằng.
② Bó buộc, quấn xà cạp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Đóng kín, ràng buộc, niêm lại;
② Quấn xà cạp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buộc lại. Cột lại — Cái túi lớn. Cái tay nải.
hoang, hoảng
huāng ㄏㄨㄤ, huǎng ㄏㄨㄤˇ

hoang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vội vã, vội vàng
2. hoảng sợ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gấp rút, nóng nảy — Khốn quẫn — Một âm là Hoảng. Xem Hoảng.

Từ ghép 1

hoảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vội vã, vội vàng
2. hoảng sợ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vội vàng, hấp tấp. ◎ Như: "hoảng mang" vội vàng hấp tấp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thủ phàn khúc lan, vọng hà hoa trì tiện khiêu. Lã Bố hoảng mang bão trụ" , 便. (Đệ bát hồi) (Điêu Thuyền) tay vịn bao lơn, mắt nhìn ra ao sen định nhảy xuống, Lã Bố vội vàng ôm lấy.
2. (Động) Sợ hãi. ◎ Như: "khủng hoảng" hãi sợ, "kinh hoảng" kinh sợ. ◇ Thủy hử truyện : "Hưu hoảng! Thả khán bần đạo đích bổn sự" ! (Đệ thập bát hồi) Chớ có hoảng sợ! Hãy xem tài của bần đạo đây.
3. (Trợ) Quá, lắm, không chịu được. ◎ Như: "muộn đắc hoảng" buồn quá, "luy đắc hoảng" mệt không chịu được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đầu kỉ thiên háo tử nháo đắc hoảng" (Đệ nhất ○ tam hồi) Mấy hôm trước đây, chuột phá dữ lắm.

Từ điển Thiều Chửu

① Lờ mờ, như hoảng hốt .
② Vội vàng, như hoảng mang vội vàng hấp tấp.
③ Sợ hoảng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lật đật, tất tả, vội vàng, hấp tấp, bấn: Bấn cả chân tay; Vội vàng hấp tấp;
② Bối rối, hoảng hốt: Trong lòng bối rối; Hãy bình tĩnh, đừng hoảng hốt;
③ Quá, không chịu được: Mệt không chịu được; Đói không chịu được; Buồn quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Hoảng , .

Từ ghép 3

bộn, phần
bèn ㄅㄣˋ

bộn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hợp, nhóm
2. bụi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bụi bặm, tro bụi. ◇ Nguyên Hiếu Vấn : "Phi phi tán phù yên, Ái ái tập vi bộn" , (Mậu tuất thập nguyệt San Dương vũ dạ ) Phất phơ khói bay tản mát, Mù mịt bụi nhỏ tụ tập lại.
2. (Động) Họp, tụ tập. ◎ Như: "bộn tập" tụ họp.
3. (Động) Bụi bặm rơi rớt, dính bám trên mình. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ư song dũ trung, diêu kiến tử thân, luy sấu tiều tụy, phẩn thổ trần bộn" , , , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Từ trong cửa sổ, (người cha) xa thấy thân con gầy gò tiều tụy, phân đất bụi bặm làm bẩn cả người.
4. (Tính) § Thông "bổn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Họp, đều. Như bộn tập cùng họp.
② Bụi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tro bụi, bụi bặm;
② Tụ tập, tụ họp, nhóm họp, hội họp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng. Cùng nhau — Bụi đất.

Từ ghép 1

phần

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tro bụi, bụi bặm;
② Tụ tập, tụ họp, nhóm họp, hội họp.
xúc
chù ㄔㄨˋ

xúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. húc, đâm
2. chạm vào, sờ vào
3. cảm động
4. xúc phạm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Húc, đâm. ◇ Dịch Kinh : "Đê dương xúc phiên, luy kì giác" , (Đại tráng quái ) Con cừu đực húc rào, mắc kẹt sừng vào đó.
2. (Động) Chạm biết, đụng chạm. ◎ Như: "tiếp xúc ư nhĩ mục" tai nghe thấy, mắt trông thấy, "xúc cảnh sanh tình" thấy cảnh vật mà phát sinh tình cảm, "xúc điện" điện giật.
3. (Động) Cảm động, động đến tâm. ◎ Như: "cảm xúc" cảm động.
4. (Động) Can phạm, mạo phạm. ◎ Như: "xúc húy" xúc phạm chỗ kiêng, "xúc phạm trưởng thượng" xúc phạm người trên.
5. (Tính) Khắp. ◎ Như: "xúc xứ giai thị" đâu đâu cũng thế.
6. (Danh) Họ "Xúc".

Từ điển Thiều Chửu

① Húc, đâm.
② Tiếp xúc, chạm biết. Phàm sự vật gì chạm sát nhau đều gọi là xúc. Như tiếp xúc ư nhĩ mục tai nghe thấy, mắt trông thấy.
③ Lại sự vật gì nhiều lắm đều gọi là xúc. Như xúc xứ giai thị đâu đâu cũng thế.
④ Cảm xúc, nhân cớ đó mà động đến tâm mình đều gọi là xúc. Như xúc phát cảm xúc phát ra.
⑤ Can phạm, như xúc húy xúc phạm chỗ kiêng, nói với làm trái nhau đều gọi là để xúc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chạm, đụng, tiếp xúc, xúc phạm, phạm đến, tiếp với: Tiếp xúc;
② Húc, đâm, mắc phải: Dê đực húc rào;
③ Cảm động, xúc động, xúc cảm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói về loài vật dùng sừng húc nhau — Đụng chạm — Phạm vào. Lấn vào. Td: Xúc phạm — Rung động. Td: Cảm xúc.

Từ ghép 13

phiết
piē ㄆㄧㄝ, piě ㄆㄧㄝˇ

phiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nét phảy
2. vứt đi, quẳng đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vứt đi, quẳng đi không thèm đoái đến. ◇ Thủy hử truyện : "Phiết hạ bút tái thủ tửu lai" (Đệ thập nhất hồi) (Viết xong bài thơ) quăng bút xuống, lại nhắc rượu lên.
2. (Động) Ném, vung, lia, tung.
3. (Động) Múc, hớt. ◎ Như: "phiết bào mạt" hớt bọt đi, "phiết du" hớt lớp dầu đi.
4. (Động) Gạn, chắt lấy.
5. (Động) Lau, chùi. ◇ Vương Bao : "Sảng nhiên luy hi, phiết thế vấn lệ" , (Đỗng tiêu phú ) Xót thương sụt sùi, lau chùi nước mắt.
6. (Động) Làm trái ngược. ◇ Thủy hử truyện : "Thảng hoặc lưu trụ tại gia trung, đảo nhạ đắc hài nhi môn bất học hảo liễu. Đãi bất thu lưu tha, hựu phiết bất quá Liêu đại lang diện bì" , . , (Đệ nhị hồi) Nếu như để (Cao Cầu) ở trong nhà, chỉ tổ làm hư con trẻ. Mà không chứa nó, thì lại chỉ làm bỉ mặt Liêu đại lang.
7. (Động) Bĩu, mếu, méo qua một bên. ◎ Như: "phiết chủy" : (1) Bĩu môi (không tin cậy, khinh thường). (2) Mếu máo (không vui, muốn khóc).
8. (Danh) Nét phẩy (thư pháp).
9. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho vật gì hình như dấu phẩy. ◎ Như: "lưỡng phiết hồ tử" hai chòm râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Phẩy, nét phẩy.
② Vứt đi, quẳng đi không thèm đoái đến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ném, lia, vứt, tung: Lia mảnh sành xuống ao; Ném lựu đạn;
② Bĩu: Bĩu môi. Xem [pie].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lìa bỏ, vứt đi, quăng đi: Bỏ lối cũ rích ấy đi;
② Múc, hớt: Hớt bọt ở trong nồi đi;
③ Gạn lấy, chắc lấy: Gạn lấy ít nước (phần loãng);
④ Nét phẩy (trong chữ Hán). Xem [piâ].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phủi đi. Phẩy đi — Lấy tay mà đánh — Phân biệt ra.
lại
lài ㄌㄞˋ

lại

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhờ cậy
2. ích lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy nhờ, nương tựa. ◎ Như: "ỷ lại" nương tựa nhờ vả không tự lo, "ngưỡng lại" trông cậy vào.
2. (Động) Ỳ, ườn ra. ◎ Như: "lại sàng" nằm ỳ trên giường.
3. (Động) Chối cãi, không nhận. ◎ Như: "để lại" chối cãi, "lại trái" quỵt nợ.
4. (Động) Đổ tội, đổ oan. ◎ Như: "vu lại" vu khống. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thật thị ngộ thương, chẩm ma lại nhân?" , ? (Đệ bát thập lục hồi) Đúng là lầm lỡ bị chết, sao lại vu vạ cho người?
5. (Tính) Xấu, tệ, dở. ◎ Như: "kim niên trang giá trưởng đắc chân bất lại" năm nay hoa màu lên thật không tệ lắm.
6. (Tính) Lành, tốt. ◇ Mạnh Tử : "Phú tuế tử đệ đa lại, hung tuế tử đệ đa bạo, phi thiên chi giáng tài nhĩ thù dã" , , (Cáo tử thượng ) Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, năm mất mùa con em phần nhiều hung tợn, chẳng phải trời phú cho bẩm tính khác nhau như thế.
7. (Phó) May mà. ◇ Vi Ứng Vật : "Tệ cừu luy mã đống dục tử, Lại ngộ chủ nhân bôi tửu đa" , (Ôn tuyền hành ) Áo cừu rách, ngựa yếu, lạnh cóng gần muốn chết, May gặp chủ nhân chén rượu nhiều.
8. (Danh) Lợi nhuận.
9. (Danh) Họ "Lại".

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy nhờ, như ỷ lại nương tựa nhờ vả.
② Lợi, như vô lại không có ích lợi gì cho nhà, những kẻ dối trá giảo hoạt gọi là kẻ vô lại.
③ Tục cho rằng không nhận việc ấy là có là lại, có ý lần lữa cũng là lại, như để lại chối cãi.
④ Lành, như Mạnh tử nói: phú tuế tử đệ đa lại năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, ý nói no thì không cướp bóc.
⑤ Lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhờ cậy, dựa vào: Hoàn thành nhiệm vụ, là nhờ vào sự cố gắng của mọi người;
② Ỳ, trì hoãn: Trẻ con trông thấy đồ chơi trong tủ kính thì ỳ ra không chịu đi;
③ Chối, chối cãi, quịt, không thừa nhận: Sự thật rành rành chối cãi sao được; Quỵt nợ;
④ Đổ tội, đổ oan: Mình làm sai không nên đổ tội cho người khác;
⑤ Trách móc: Mọi người đều có trách nhiệm, không thể trách móc một cá nhân nào;
⑥ (khn) Xấu, dở: Tốt và xấu; Dù ngon hay dở, tôi đều ăn được cả; Mùa màng năm nay thật không tệ;
⑦ Lười biếng;
⑧ (văn) Lành: Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành (Mạnh tử);
⑨ (văn) Lấy;
⑩ [Lài] (Họ) Lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhờ cậy. Nhờ vả. Td: Ỷ lại ( nhờ vả người khác ) — Lợi ích. Mối lợi — Chối, không nhận. Td: Lại trái ( chối nợ, vỡ nợ ).

Từ ghép 7

luy
léi ㄌㄟˊ, luó ㄌㄨㄛˊ

luy

giản thể

Từ điển phổ thông

1. bò dài, bò lan ra
2. cái sọt đựng đất

Từ điển trích dẫn

1. Dạng viết khác của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cỏ) bò lan;
② Sọt đựng đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái sọt đựng đất.
uông
wāng ㄨㄤ

uông

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kiễng chân
2. yếu đuối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh khom xương.
2. (Tính) Gầy yếu. ◇ Tô Thức : "Thế hữu uông luy nhi thọ khảo" (Thượng thần tông hoàng đế thư ) Trên đời có người gầy yếu mà sống lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Khiễng chân.
② Gầy yếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kiễng chân;
② Gầy yếu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi tập tễnh ( như người thọt chân ). Người thọt chân — Nhỏ bé. Thấp bé.
sang
chuāng ㄔㄨㄤ

sang

phồn thể

Từ điển phổ thông

bị thương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh nhọt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Cơ ngạ luy sấu, thể sinh sang tiển" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Đói thiếu gầy gò, thân thể sinh ghẻ nhọt.
2. (Danh) Vết thương. ◎ Như: "kim sang" vết thương do vật bằng kim loại gây ra. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đại khiếu nhất thanh, kim sang bính liệt, đảo ư thuyền thượng" , , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Gầm lên một tiếng, vết thương vỡ tung ra, ngã lăn xuống thuyền.

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh nhọt.
② Bị thương, bị các loài kim đâm vào gọi là kim sang .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhọt, mụn, đầu đanh: Mọc mụn; Mụn độc;
② Vết thương: Vết thương bị dao chém; Vết thương do vật bằng kim loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mụn nhọt — Bị thương vì vật nhọn sắc.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.