gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mẹ chồng, mẹ vợ, cô ruột
2. con gái chưa chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng xưng hô: (1) Phụ nữ gọi mẹ chồng là "cô". ◇ Phù sanh lục kí : "Ninh thụ trách ư ông, vật thất hoan ư cô dã" , (Khảm kha kí sầu ) (Em) thà chịu cha khiển trách, chớ đừng làm mất lòng mẹ. (2) Chị em với cha gọi là "cô". (3) Chị dâu gọi em gái chồng là "cô". (4) Mẹ vợ gọi là "ngoại cô" .
2. (Danh) Tiếng gọi chung đàn bà con gái.
3. (Danh) Tục gọi con gái chưa chồng là "cô".
4. (Danh) Phụ nữ xuất gia tu hành. ◎ Như: "ni cô" , "đạo cô" .
5. (Danh) Họ "Cô".
6. (Phó) Hẵng, hãy, cứ, hãy tạm. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Cổ tiên chi sự cô trí vật luận" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Việc đời trước hẵng tạm không bàn. ◇ Mạnh Tử : "Cô xả nhữ sở học nhi tòng ngã" (Lương Huệ vương hạ ) Hãy bỏ cái mi học mà theo ta.
7. (Phó) § Xem "cô tức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mẹ chồng.
② Chị dâu gọi em gái chồng là tiểu cô .
③ Chị em với bố cũng gọi là cô.
④ Mẹ vợ cũng gọi là ngoại cô .
⑤ Tiếng gọi chung của đàn bà con gái. Tục gọi con gái chưa chồng là cô.
⑥ Tiếng giúp lời, nghĩa là hẵng, hãy. Như cô xả nhữ sở học nhi tòng ngã hãy bỏ cái mày học mà theo ta.
⑦ Cô tức núm náu, yêu không phải đạo gọi là cô tức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cô (gọi chung đàn bà con gái, hoặc gọi con gái chưa chồng): Em gái chồng; Sư cô, ni cô;
② Cô (em hoặc chị gái của cha);
③ Mẹ chồng;
④ Mẹ vợ: Mẹ vợ;
⑤ (văn) Tạm thời, hãy tạm: Tạm không bàn tới; Ông hãy tạm chờ đó (Hàn Phi tử).【】 cô thả [guqiâ] (pht) Tạm thời, hãy: Anh hãy thử xem.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mẹ chồng — Chị hoặc em gái của cha — Tiếng người vợ gọi chị hoặc em gái của chồng mình — Tiếng gọi chung đàn bà con gái. Ta chỉ dùng để gọi người con gái hoặc đàn bà thật trẻ mà thôi.

Từ ghép 25

chung
zhōng ㄓㄨㄥ

chung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. cuối, kết thúc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chấm dứt, kết thúc. Đối lại với "thủy" . ◎ Như: "niên chung" năm hết. ◇ Luận Ngữ : "Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung" , 祿 (Nghiêu viết ) (Nếu dân trong) bốn bể khốn cùng, thì lộc trời (ban cho ông) sẽ dứt hẳn.
2. (Động) Chết. ◎ Như: "thọ chung" chết lành, được hết tuổi trời. ◇ Đào Uyên Minh : "Vị quả, tầm bệnh chung" , (Đào hoa nguyên kí ) Chưa có kết quả, thì bị bệnh mà mất.
3. (Động) Hoàn thành. ◇ Hậu Hán Thư : "Dương Tử cảm kì ngôn, phục hoàn chung nghiệp" , (Liệt nữ truyền ) Dương Tử cảm động vì lời đó, trở về hoàn thành sự nghiệp.
4. (Tính) Cả, suốt, trọn. ◎ Như: "chung nhật bất thực" cả ngày chẳng ăn. ◇ Nguyễn Trãi : "Chung tiêu thính vũ thanh" (Thính vũ ) Suốt đêm nghe tiếng mưa.
5. (Danh) Thiên, khúc (thơ, ca, nhạc). ◎ Như: "nhất chung" một khúc nhạc.
6. (Danh) Một năm cũng gọi là "chung".
7. (Danh) Đất vuông nghìn dặm gọi là "chung".
8. (Danh) Họ "Chung".
9. (Phó) Cuối cùng, kết cục. ◇ Sử Kí : "Tần vương độ chi, chung bất khả cưỡng đoạt" , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Vua Tần liệu chừng sau cùng sẽ không cưỡng đoạt được (viên ngọc).
10. (Phó) Luôn, mãi. § Tương đương với "thường" , "cửu" . ◇ Mặc Tử : "Cố quan vô thường quý nhi dân vô chung tiện" (Thượng hiền thượng ) Cho nên quan không phải luôn luôn sang mà dân cứ mãi là hèn.

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, như chung nhật bất thực hết ngày chẳng ăn. Nguyễn Trãi : chung tiêu thính vũ thanh suốt đêm nghe tiếng mưa.
② Sau, như thủy chung trước sau.
③ Trọn, như chung chí bại vong trọn đến hỏng mất.
④ Chết, như thọ chung chết lành, được hết tuổi trời.
⑤ Kết cục, như hết một khúc nhạc gọi là nhất chung .
⑥ Một năm cũng gọi là chung.
⑦ Ðã.
⑧ Ðất vuông nghìn dặm gọi là chung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, cuối, cuối cùng, kết cục, dứt: Hết một bản nhạc (bài ca); Cuối năm. (Ngb) Chết mất: Sắp chết. 【】chung quy [zhonggui] Tóm lại, nói cho cùng, chung quy, rốt cuộc: Rốt cuộc sẽ làm nên; 【】 chung cánh [zhongjìng] Như ;【】chung cứu [zhong jiu] Chung quy, xét đến (cho) cùng: Sức mạnh của một người xét cho cùng cũng chỉ có hạn; 【】 chung vu [zhongyú] Rốt cuộc, tóm lại, nói cho cùng, chung quy: Rốt cuộc đã thí nghiệm thành công;
② Suốt, cả: Suốt năm, cả năm; Suốt đời, cả đời, trọn đời;
③ (văn) Năm: Một năm;
④ (văn) Đã;
⑤ (văn) Đất vuông nghìn dặm;
⑥ [Zhòng] (Họ) Chung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu cùng, cuối cùng — Hết. Suốt cho tới hết — Chết — Toàn vẹn.

Từ ghép 25

để, đễ
tì ㄊㄧˋ

để

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Khải đễ vui vẻ dễ dàng.
② Thuận, biết đạo xử với anh gọi là đễ.

đễ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thuận theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kính trọng người trên. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (hết lòng phụng dưỡng cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
2. (Động) Thân ái, hữu ái (giữa anh em). ◎ Như: "hữu đễ" anh em thân ái.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Kính mến anh, kính nhường anh, kính thuận (với người lớn hơn mình): Hiếu đễ; Người học trò vào nhà thì hiếu với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường người lớn hơn mình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đễ .
trác
zhuō ㄓㄨㄛ, zhuó ㄓㄨㄛˊ

trác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cao chót

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao siêu, xuất chúng. ◎ Như: "trác thức" kiến thức cao vượt, "trác tuyệt" tuyệt trần, kiệt xuất.
2. (Phó) Sừng sững. ◇ Luận Ngữ : "Như hữu sở lập, trác nhĩ" , (Tử Hãn ) Như có cái gì đứng sừng sững (trước mặt).
3. (Danh) Cái đẳng, cái bàn. § Thông "trác" .
4. (Danh) Họ "Trác".

Từ điển Thiều Chửu

① Cao chót, như trác thức kiến thức cao hơn người, trác tuyệt tài trí tuyệt trần.
② Ðứng vững, như trác nhiên .
③ Cái đẳng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao.【】 trác kiến [zhuojiàn] Kiến giải sáng suốt, cao kiến, nhận thức thiên tài (thần tình): Người có kiến giải sáng suốt, bậc cao kiến;
② Sừng sững;
③ [Zhuo] (Họ) Trác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao xa. Xem Trác tuyệt — Đứng thẳng lên. Xem Trác lập — Tên người, tức Lê Hữu Trác, hiệu Hải thượng Lãn Ông, người xã Liêu sách huyện Đườnh hào tỉnh Hưng yên, danh nho kiên danh y thời Lê mạt. Tác phẩm văn học có Thượng kinh kỉ sự, tác phẩm y khoa có Lãn ông y tập.

Từ ghép 6

nghị
yì ㄧˋ

nghị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quả quyết, cứng cỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quả quyết, cứng cỏi. ◎ Như: "cương nghị" kiên quyết. ◇ Luận Ngữ : "Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhậm trọng nhi đạo viễn" , (Thái Bá ) Kẻ sĩ không thể không (có chí) rộng lớn và cương quyết, (là vì) nhiệm vụ thì nặng mà đường thì xa.
2. (Tính) Tài giỏi, dũng mãnh. ◇ Khuất Nguyên : "Thân kí tử hề thần dĩ linh, hồn phách nghị hề vi quỷ hùng" , (Cửu ca , Quốc thương ) Thân chết rồi nhưng anh linh vẫn còn, hồn phách trở thành bậc hùng của quỷ (tức là hồn ma của những người đã chết).
3. (Tính) Nghiêm khắc. ◇ Tân Đường Thư : "Chánh thanh nghị, lại hạ vô cảm phạm giả" , (Tống Cảnh truyện ) Chính trị trong sạch và nghiêm khắc, quan lại dưới không dám làm điều sai trái.
4. (Tính) Nghiêm chính. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Công phục di ngã thi, Trách ngã từ thậm nghị" , (Tạ Vương Đãi Chế khuyến phục ẩm ).
5. (Tính) Giận dữ, thịnh nộ. ◇ Quốc ngữ : "Kì vi nhân dã, triển nhi bất tín, ái nhi bất nhân, trá nhi bất trí, nghị nhi bất dũng" , , , , (Sở ngữ hạ ).
6. (Danh) (Thuật ngữ cờ vây) Con cờ chết và ván cờ xong. ◇ Từ Huyễn : "Nghị, đề dã. Kì tử nhi kết cục viết nghị, kí nghị nhi tùy thủ viết phục nghị, tục hựu vị chi đề" , . , , (Vi kì nghĩa lệ , Thuyên thích ).
7. (Danh) Họ "Nghị".

Từ điển Thiều Chửu

① Quả quyết, cứng cỏi, quyết chí không ai lay động được gọi là nghị lực .

Từ điển Trần Văn Chánh

Kiên quyết, quả quyết, cứng cỏi: Kiên nghị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả quyết. Cứng rắn, không đổi‎. Td: Cương nghị.

Từ ghép 6

dữu
yǔ ㄩˇ

dữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái vựa
2. dữu (đơn vị đo, bằng 16 đấu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vựa, kho lộ thiên (không có nóc). ◇ Sử Kí : "Phát thương dữu dĩ chấn bần dân" (Hiếu Văn bổn kỉ ) Phát kho vựa để cứu giúp dân nghèo.
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị dung lượng ngày xưa, một "dữu" bằng mười sáu "đấu" . ◇ Luận Ngữ : "Nhiễm tử vi kì mẫu thỉnh túc. Tử viết: Dữ chi phủ. Thỉnh ích. Viết: Dữ chi dữu" , : . . : (Ung dã ) Nhiễm Hữu xin cấp lúa cho mẹ người kia (chỉ Tử Hoa một học trò khác của khổng Tử). Khổng Tử bảo: Cấp cho một phủ (bằng 6 đấu 4 thăng). (Nhiễm Hữu) xin thêm. Khổng Tử bào: Cho một dữu (bằng 16 đấu).
3. (Danh) Họ "Dữu".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vựa, kho không có nhà phủ ở trên gọi là dữu.
② Cái dữu. Ðồ đong ngày xưa, 16 đấu là một dữu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vựa thóc lộ thiên, kho lộ thiên (không có mái lợp);
② Cái dữu (đồ đong ngày xưa, bằng 16 đấu);
③ [Yư] (Họ) Dữu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kho chứa ngoài trời, không có mái che. Cũng gọi là Dữu tích . Tên một đơn vị đo lường. Như chữ Dữu .
mộ
mù ㄇㄨˋ

mộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

yêu mến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ, nghĩ. ◎ Như: "tư mộ" tưởng niệm, nhung nhớ.
2. (Động) Yêu, mến. ◎ Như: "mộ danh" yêu mến tiếng tăm, "ngưỡng mộ" kính ngưỡng.
3. (Động) Đòi khóc, kêu khóc (như trẻ con quấn quýt theo cha mẹ). ◇ Tô Thức : "Kì thanh ô ô nhiên, như oán như mộ, như khấp như tố, dư âm niệu niệu, bất tuyệt như lũ" , , , , (Tiền Xích Bích phú ) Tiếng (sáo) não nùng, như ai oán như nức nở, như khóc lóc như kể lể, dư âm dìu dặt, như sợi tơ không dứt.
4. (Động) Bắt chước, mô phỏng. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tha thực giả tuy khuy tí hiệu mộ, mạc năng như dã" , (Chủng thụ Quách Thác Đà truyện ) Những người trồng trọt khác dù có dòm ngó rình mò bắt chước, nhưng không ai bằng được.
5. (Phó) Tổng quát, đại khái. ◇ Vương Sung : "Mộ liệu bần phú bất tương như" (Luận hành , Biệt thông ) Tóm lại nghèo giàu không như nhau.
6. (Danh) Họ "Mộ".

Từ điển Thiều Chửu

① Mến, quyến luyến không rời gọi là mộ, như nhụ mộ quấn quýt như trẻ con quấn cha mẹ.
② Hâm mộ, yêu mà muốn bắt chước gọi là mộ, như mộ danh hâm mộ tiếng tăm, ngưỡng mộ vẫn có lòng kính mộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hâm mộ, ngưỡng mộ, mến mộ: Ái mộ, mến yêu; Mộ danh;
② Mến, quyến luyến: Quấn quýt (như trẻ con đeo theo cha mẹ);
③ [Mù] (Họ) Mộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ tới, nhớ tới — Yêu mến, ham thích.

Từ ghép 14

bão
bǎo ㄅㄠˇ

bão

giản thể

Từ điển phổ thông

1. no bụng
2. hạt gạo mẩy
3. đủ, nhiều, từng trải
4. thỏa thích

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① No, ăn no: Ăn no; Ấm no, no ấm; Ăn no, mặc ấm; Người quân tử ăn chẳng cần no (Luận ngữ);
② Đầy đủ, nhiều. 【】 bão kinh phong sương [băojing feng shuang] Dãi dầu sương gió, lặn lội gió sương. (Ngb) Từng trải nhiều gian nan khó nhọc;
③ Mẩy, mẫm, đầy: Thóc mẩy;
④ Làm thỏa mãn, làm vừa lòng: Xem thỏa mãn, xem cho đã.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

đính
dìng ㄉㄧㄥˋ

đính

phồn thể

Từ điển phổ thông

thỏa thuận hai bên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bàn định, bàn luận. ◎ Như: "đính định" bàn định.
2. (Động) Sửa cho đúng, cải chính. ◎ Như: "hiệu đính" sửa chữa, tu chính.
3. (Động) Giao ước, kí kết. ◎ Như: "đính giao" kết làm bạn, "đính ước" giao ước. ◇ Cao Bá Quát : "Đế đính kí sơ tằng" (Châu Long tự ức biệt ) Nhớ trước đã từng cùng nhau kết làm bạn.
4. (Động) Đóng (sách). ◎ Như: "đính thư" đóng sách.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai bên bàn bạc với nhau cho kĩ rồi mới thỏa thuận gọi là đính. Như đính giao đính kết làm bạn, đính ước . Ðính chính lại sách vở cho đúng gọi là hiệu đính .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kí kết: Kí hợp đồng;
② Đặt hàng trước: Đặt báo; Đặt trước;
③ Sửa chữa: Đính chính; Sửa chữa lại;
④ Đóng (sách): Máy đóng sách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bàn bạc để quyết định — Thuế má — Đánh thuế — Sửa đổi lại. Chẳng hạn Hiệu đính — Định trước với nhau về vấn đề gì. Chẳng hạn Đính hôn.

Từ ghép 13

thánh
shèng ㄕㄥˋ

thánh

phồn thể

Từ điển phổ thông

thần thánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thánh, người có đức hạnh cao và thông hiểu sự lí. ◎ Như: "siêu phàm nhập thánh" vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào bậc thánh. ◇ Luận Ngữ : "Cố thiên túng chi tương thánh, hựu đa năng dã" , (Tử Hãn ) Ấy, nhờ trời buông rộng cho ngài làm thánh, ngài lại còn có nhiều tài.
2. (Danh) Người có học thức hoặc tài nghệ đã đạt tới mức cao thâm. ◎ Như: "thi thánh" thánh thơ, "thảo thánh" người viết chữ thảo siêu tuyệt.
3. (Tính) Sáng suốt, đức hạnh cao, thông đạt. ◎ Như: "thánh nhân" , "thần thánh" .
4. (Tính) Tiếng tôn xưng vua, chúa. ◎ Như: "thánh dụ" lời dụ của vua, "thánh huấn" lời ban bảo của vua.

Từ điển Thiều Chửu

① Thánh, tu dưỡng nhân cách tới cõi cùng cực gọi là thánh, như siêu phàm nhập thánh vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào cõi thánh. Phàm cái gì mà tới tột bực đều gọi là thánh, như thi thánh thánh thơ.
③ Lời nói tôn kính nhất, như lời dụ của vua gọi là thánh dụ , thánh huấn , v.v.
④ Sáng suốt, cái gì cũng biết tỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thánh (người có đạo đức và tài cao học rộng, thông suốt lẽ đời): Bậc thánh, thánh nhân; Thánh hiền;
② Tên đẹp tỏ ý sùng bái: Đất thánh; 使 Sứ mệnh thần thánh;
③ Từ để tôn xưng nhà vua (thời xưa): Thánh thượng, nhà vua; Lời dụ của vua;
④ (văn) Người giỏi giang tinh thông về một lãnh vực hay một nghề: Thi thánh (người làm thơ cực giỏi); Người viết chữ thảo siêu tuyệt;
⑤ Tín đồ tôn giáo tôn xưng người hoặc sự vật liên quan đến tôn giáo của mình: Kinh thánh; Ngày sinh của đức giáo chủ (tùy theo đạo);
⑥ (văn) Rượu trong;
⑦ (văn) Sáng suốt, anh minh, thông suốt lẽ đời: Cho nên bậc thánh càng thêm sáng suốt, kẻ ngu càng thêm ngu muội (Hàn Dũ: Sư thuyết).

Từ ghép 29

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.