hồi
huí ㄏㄨㄟˊ

hồi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. về
2. đạo Hồi, Hồi giáo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở về, quay về. ◇ Đỗ Phủ : "Thị tì mại châu hồi, Khiên la bổ mao ốc" , (Giai nhân ) Thị tì đi bán ngọc trai trở về, Kéo dây leo che nhà cỏ.
2. (Động) Vòng quanh, xoay chuyển. Cũng viết là . ◇ Lí Bạch : "Tả hồi hữu toàn, Thúc âm hốt minh" , (Đại bằng phú ) Vòng qua trái xoay bên phải, Chợt tối chợt sáng.
3. (Động) Tránh né. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Tương Như thính đắc Liêm Pha hữu giá ngôn ngữ, bất khẳng dữ Liêm Pha tương hội, mỗi xuất, tài vọng kiến Liêm Pha, triếp dẫn xa hồi tị" , , , , (Chu sử , Quyển hạ) Tương Như nghe Liêm Pha nói lời đó, không muốn gặp Liêm Pha, mỗi khi ra ngoài, vừa trông từ xa thấy Liêm Pha, liền cho xe tránh né.
4. (Tính) Quanh co. ◎ Như: "hồi lang" hành lang vòng vèo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở về;
② Vòng quanh, vòng vèo, quanh vòng. Cv. (bộ ), (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở về — Xoay tròn. Chẳng hạn Hồi phong ( gió lốc ) — Như chữ Hồi .

Từ ghép 4

di
yí ㄧˊ

di

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chén uống rượu thời xưa
2. thường, hay
3. dân tộc Di, người Di

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khí cụ tế lễ thường dùng trong tông miếu thời xưa.
2. (Danh) Chuyên chỉ chén đựng rượu.
3. (Danh) Phép thường, đạo thường. ◇ Thi Kinh : "Dân chi bỉnh di, Hiếu thị ý đức" , (Đại nhã , Chưng dân ) Dân đã giữ được phép thường, Thì ưa chuộng đức hạnh tốt đẹp.
4. (Danh) Tên một dân tộc thiểu số phân bố ở các vùng Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu (Trung Quốc).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chén uống rượu (đời xưa);
② (cũ) Thường: Đồ thường dùng (trong tôn miếu); Luân thường; Phép thường;
③ [Yí] (Dân tộc) Di.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Di .

Từ ghép 1

trị
zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

trị

phồn thể

Từ điển phổ thông

trị giá, đáng giá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giá. ◎ Như: "giá trị" .
2. (Động) Đáng giá. ◎ Như: "trị đa thiểu tiền?" đáng bao nhiêu tiền? ◇ Tô Thức : "Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim" (Xuân tiêu ) Đêm xuân một khắc đáng giá ngàn vàng.
3. (Động) Trực. ◎ Như: "trị ban" luân phiên trực, "trị nhật" ngày trực, "trị cần" thường trực.
4. (Động) Gặp. ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng gặp ngày đẹp trời.
5. (Động) Cầm, nắm giữ. ◇ Thi Kinh : "Vô đông vô hạ, Trị kì lộ vũ" , (Trần phong , Uyên khâu ) Không kể mùa đông hay mùa hạ, Cầm lông cò trắng (để chỉ huy múa hát).
6. Cũng viết là .

Từ ghép 7

luân, quan
guān ㄍㄨㄢ, lún ㄌㄨㄣˊ

luân

giản thể

Từ điển phổ thông

cái quạt

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợi tơ xanh;
② Dây cước câu cá: Thả câu; Nghỉ câu;
③ Sợi tổng hợp: Sợi capron;

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

quan

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】 quan cân [guanjin] Khăn the xanh. Xem [lún].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
đồn, độn
dùn ㄉㄨㄣˋ, tún ㄊㄨㄣˊ

đồn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tích trữ, trữ, vựa lại. Xem [dùn].

độn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái vựa để đựng thóc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vựa, đồ bện bằng trúc, cành liễu, cỏ lúa, v.v. để chứa đựng thóc, lương... ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn dạ luân lưu khán mễ độn" (Đệ thập hồi) Chúng tôi mỗi đêm thay phiên nhau canh vựa thóc.
2. (Động) Tích trữ, tồn chứa. ◎ Như: "độn hóa" tồn trữ hàng, "độn tích cư kì" đầu cơ tích trữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vựa nhỏ đựng thóc.
② Tục gọi sự để đồ đợi giá đắt mới bán là độn tích .

Từ điển Trần Văn Chánh

Vựa thóc nhỏ, bồ, cót: Bồ lương thực, cót thóc; 滿 Nhà nào nhà nấy lúa thóc đầy bồ đầy cót, cót lớn thì đầy, cót nhỏ thì tràn. Xem [tún].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vựa quây bằng liếp tre để chứa thóc lúa — Tích chứa. Gom tụ — Cũng đọc Đồn.

Từ ghép 2

yé ㄜˊ, yú ㄩˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thừa
2. ngoài ra, thừa ra
3. nhàn rỗi
4. số lẻ ra
5. họ Dư

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thừa, dôi ra. ◎ Như: "nông hữu dư túc" nhà làm ruộng có thóc dư.
2. (Tính) Dư dả, thừa thãi, khoan dụ. ◇ Hoài Nam Tử : "Thực túc dĩ tiếp khí, y túc dĩ cái hình, thích tình bất cầu dư" , , (Tinh thần huấn ) Ăn uống chỉ cần để sống, mặc áo quần đủ che thân, thích hợp vừa phải mà không cầu thừa thãi.
3. (Tính) Hơn, quá. ◇ Hoàng Tông Hi : "Canh Tuất đông tận, vũ tuyết dư thập nhật nhi bất chỉ" , (Canh Tuất tập , Tự tự ).
4. (Tính) Còn lại, còn rớt lại, sắp hết, tàn lưu. ◎ Như: "dư niên" những năm cuối đời, "dư sanh" sống thừa, cuối đời, "dư tẫn" lửa chưa tắt hẳn, tro tàn.
5. (Tính) Khác. ◎ Như: "dư niệm" ý nghĩ khác, "dư sự" việc khác.
6. (Tính) Lâu dài, trường cửu. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tu chi thân, kì đức nãi chân; tu chi gia, kì đức nãi dư; tu chi hương, kì đức nãi trường" , ; , ; , (Chương 54) Lấy đạo mà tu thân, thì đức ấy thật; lấy đạo mà lo việc nhà, thì đức ấy lâu; lấy đạo mà lo cho làng xóm, thì đức ấy dài.
7. (Tính) Chưa hết, chưa xong. ◎ Như: "tử hữu dư cô" chết không hết tội, "tâm hữu dư quý" vẫn chưa hoàn hồn, lòng còn kinh sợ, "dư âm nhiễu lương" âm vang chưa dứt.
8. (Tính) Vụn, mạt, không phải chủ yếu.
9. (Danh) Phần ngoài, phần sau, phần thừa. ◎ Như: "công dư" lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn, "khóa dư" thì giờ rảnh sau việc học hành, "nghiệp dư" bên ngoài nghề nghiệp chính thức.
10. (Danh) Số lẻ. ◎ Như: "tam thập hữu dư" trên ba mươi, "niên tứ thập dư" tuổi hơn bốn mươi.
11. (Danh) Chỉ hậu duệ.
12. (Danh) Muối. § Người Việt gọi muối là "dư".
13. (Danh) Họ "Dư".
14. (Đại) Ta, tôi. § Cũng như "dư" .
15. (Phó) Sau khi, về sau. ◎ Như: "tha hư tâm phản tỉnh chi dư, quyết tâm cải quá" , sau khi biết suy nghĩ phản tỉnh, anh ấy quyềt tâm sửa lỗi.
16. (Động) Bỏ rớt lại, để lại. ◇ Đái Thúc Luân : "Tân hòa vị thục phi hoàng chí, Thanh miêu thực tận dư khô hành" , (Đồn điền từ ) Lúa mới chưa chín sâu bay đến, Mạ xanh ăn hết (chỉ) để lại rễ khô.
17. (Động) Cất giữ, súc tích.

Từ điển Thiều Chửu

① Thừa, phần cung nhiều hơn phần cầu, thì cái phần thừa ấy gọi là dư. Như nông hữu dư túc nhà làm ruộng có thóc thừa.
② Ngoài ra, thừa ra, là một lời nói vơ qua, chỉ nói phần quan trọng, chỉ nói qua thôi.
③ Rỗi nhàn. Như công dư lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn.
④ Số lẻ ra.
⑤ Họ Dư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thừa, dư, dôi ra, còn lại: Số tiền thừa (dôi ra); Số thóc thừa;
② Trên, hơn (chỉ số lẻ sau số nguyên: Mười, trăm, nghìn...): Trên 50 năm; Hơn 300 cân;
③ Ngoài..., sau khi..., lúc rỗi rảnh (ngoài lúc làm việc): Sau giờ làm việc; Lúc rảnh việc công;
④ Số dư;
⑤ (văn) 【】dư hoàng [yúhuáng] Xem (bộ );
⑥ [Yú] (Họ) Dư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thừa ra — Nhàn hạ thong thả.

Từ ghép 22

ná ㄋㄚˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bắt lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm, đưa. ◎ Như: "nã bút" cầm bút.
2. (Động) Bắt, lùng bắt. ◎ Như: "tróc nã nhân phạm" lùng bắt kẻ phạm tội.
3. (Động) Chèn ép, bắt chẹt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân phạ Kim Quế nã tha, sở dĩ bất cảm thấu lậu" , (Đệ cửu thập nhất hồi) Vì sợ Kim Quế bắt chẹt, nên không dám để lộ.
4. (Động) Nắm giữ, chủ trì. ◎ Như: "nã quyền" nắm quyền, "nã chủ ý" có chủ định, quyết định.
5. (Động) Ra vẻ, làm bộ. ◎ Như: "nã kiều" làm ra vẻ, làm bộ làm tịch, "nã giá tử" lên mặt, "nã khang tác thế" ra vẻ ta đây.
6. (Giới) Coi như, coi là, đối xử như. ◎ Như: "ngã nã tha môn đương huynh đệ khán đãi" tôi coi họ như anh em.
7. (Giới) Bằng, lấy. ◎ Như: "nã xích lượng" lấy thước đo.
8. § Thông "noa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng dùng như chữ noa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm, lấy, cầm lấy, nhặt lấy, xách, đem, đưa: Cầm bút; Lấy cho (tôi) một tờ giấy; Đi ngân hàng lấy tiền; Nhặt lên; Nặng quá, tôi xách không nổi; Đem cái cốc sang đây; Anh đưa hộ tôi cuốn sách;
② Nắm chắc, chắn chắn, trong tầm tay: ? Việc đó có chắc chắn không anh? Nắm chắc trong tay, đã ở tầm tay;
③ Bắt bí, bắt chẹt: Việc như thế chẳng bắt chẹt được ai;
④ Ăn, ăn mòn: Khúc gỗ này bị nước thuốc ăn trắng cả ra;
⑤ Bắt, nã, hạ: Mèo bắt chuột; Hạ đồn địch;
⑥ Coi... là, coi... như, đối đãi... như, đối xử... như: Tôi coi họ như anh em;
⑦ Lấy, bằng: Lấy thước đo; Chứng minh bằng sự thật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

một lối viết thông dụng của chữ Ná .

Từ ghép 13

nhận
rèn ㄖㄣˋ

nhận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chèn bánh xe để khỏi lăn
2. ngăn trở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gỗ chèn bánh xe (cho xe không lăn đi được). § Vì thế nên xe mới bắt đầu đi gọi là "phát nhận" bỏ cái chèn xe. Sự gì mới bắt đầu làm cũng gọi là "phát nhận". ◇ Khuất Nguyên : "Triêu phát nhận ư Thương Ngô hề, tịch dư chí hồ Huyền Phố" , (Li Tao ) Buổi sáng ta ra đi ở Thương Ngô hề, chiều ta tới Huyền Phố.
2. (Danh) Đơn vị đo chiều dài, bằng 8 thước. Cùng nghĩa với chữ "nhận" . ◇ Mạnh Tử : "Quật tỉnh cửu nhận nhi bất cập tuyền" (Tận tâm thượng ) Đào giếng sâu chín nhận mà không tới mạch nước.
3. (Động) Ngăn trở, bị ngăn trở. ◇ Hậu Hán Thư : "Gián bất kiến thính, toại dĩ đầu nhận thừa dư luân, đế toại vi chỉ" , 輿, (Thân Đồ Cương truyện ) Can gián không được, bèn lấy đầu chặn bánh xe lại, vua mới cho ngừng.◇ Chiến quốc sách : "Bệ hạ thường nhận xa ư Triệu hĩ" (Tần sách ngũ) Đại vương đã từng bị cản xe (*) ở nước Triệu. § Ghi chú: (*) Ý nói vua Tần đã có hồi ở Triệu để làm con tin.
4. (Tính) Bền chắc.
5. (Tính) Mềm mại.
6. (Tính) Lười biếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy gỗ chèn bánh xe cho nó không lăn đi được gọi là nhận. Vì thế nên xe mới bắt đầu đi gọi là phát nhận bỏ cái chèn xe, sự gì mới bắt đầu làm cũng gọi là phát nhận.
② Cùng nghĩa với chữ nhận .
③ Ngăn trở.
④ Bền chắc.
⑤ Mềm mại.
⑥ Lười biếng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Miếng gỗ chèn bánh xe (để xe không lăn đi được): Bỏ miếng gỗ chèn xe, (Ngb) bắt đầu làm việc gì;
② Như (bộ );
③ Ngăn trở;
④ Mềm mại;
⑤ Bền chắc;
⑥ Lười biếng, biếng nhác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thắng bánh xe thời xưa, làm bằng gỗ — Ngăn cản lại — Mềm yếu lười biếng.
liễu
liáo ㄌㄧㄠˊ, rǎo ㄖㄠˇ

liễu

phồn thể

Từ điển phổ thông

quấn, vòng quanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quấn, vòng. ◎ Như: "liễu nhiễu" cuộn vòng. ◇ Lư Luân : "Xuyên nguyên liễu nhiễu phù vân ngoại" (Trường An xuân vọng ) Sông đồng uốn lượn ngoài mây nổi.
2. (Động) Viền, đính, vắt (may vá). ◎ Như: "liễu phùng" vắt sổ, "liễu thiếp biên" viền mép.
3. (Tính) Rối loạn, rối tung. ◎ Như: "liễu loạn" rối ren.
4. (Danh) Tường bao quanh. ◇ Liêu trai chí dị : "Mỗi nhất môn nội, tứ liễu liên ốc" (Kim hòa thượng ) Cứ trong mỗi cổng, nhà liền nhau có bốn tường bao quanh.

Từ điển Thiều Chửu

① Quấn, vòng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Loạn, lộn, rối.【】liễu loạn [liáoluàn] (văn) Lộn xộn, bối rối: Lộn xộn rối mắt; Tâm tình bối rối;
② Viền, vắt, vòng, quấn: Vắt sổ; Viền mép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quấn xung quanh. Vòng quanh — Sắp đặt.
trang
zhuāng ㄓㄨㄤ

trang

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trang trại, gia trang
2. họ Trang

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghiêm túc, kính cẩn, ngay ngắn. ◎ Như: "đoan trang" đứng đắn nghiêm trang.
2. (Danh) Đường lớn thông suốt nhiều mặt. § Ghi chú: Ngày xưa chỉ ngả sáu, con đường thông sáu mặt.
3. (Danh) Thôn xóm, ruộng nương, nhà cửa ở vùng quê, vườn trại. ◎ Như: "thôn trang" thôn làng, "nông trang" trại nhà nông.
4. (Danh) Cửa hàng, tiệm buôn bán lớn. ◎ Như: "y trang" cửa hàng bán quần áo, "tiền trang" nhà đổi tiền.
5. (Danh) Kho chứa hàng hóa. ◎ Như: "dương trang" kho chứa các hàng ngoại quốc.
6. (Danh) Biệt thự, nhà riêng, cơ sở ở ngoài thành thị. ◎ Như: "Dương Minh san trang" .
7. (Danh) Gọi tắt của "trang gia" nhà cái (cuộc cờ bạc). ◎ Như: "luân lưu tọa trang" thay phiên làm nhà cái (cờ bạc).
8. (Danh) Họ "Trang".

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiêm trang, sắc mặt kính cẩn chính đính gọi là trang.
② Ngả sáu, con đường thông sáu mặt gọi là trang.
③ Trang trại, chỗ nhà cửa có người ở trong làng gọi là trang. Vì thế nên ruộng nương của cải cũng gọi là trang.
④ Nhà chứa hàng. Như y trang cửa hàng bán áo.
⑤ Chỗ chứa các hàng hóa để gửi đi các nơi gọi là trang. Như dương trang cửa hàng bán buôn các hàng tây. Nhà đổi tiền cũng gọi là trang.
⑥ Lập riêng cơ sở ở ngoài thành thị cũng gọi là trang.
⑦ Chỗ nhà làm ruộng lớn cũng gọi là trang.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Làng, xóm: Làng, làng xóm, thôn xóm;
② Nhà trại lớn, trang trại;
③ Hiệu, cửa hiệu, cửa hàng: Cửa hàng bán áo; Hiệu vải; Hiệu chè (trà);
④ Nghiêm trang, đứng đắn.【】trang nghiêm [zhuangyán] Trang nghiêm, nghiêm trang, trịnh trọng: Trịnh trọng (trang nghiêm) tuyên bố; 【】trang trọng [zhuangzhòng] Trang trọng, đứng đắn, thận trọng;
⑤ Nhà cái (đánh bạc);
⑥ (văn) Con đường thông ra sáu mặt, ngã sáu;
⑦ [Zhuang] (Họ) Trang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ nghiêm chỉnh. Td: Nghiêm trang — Nhà có vườn ở vùng quê. Td: Thôn trang — Họ người. Td: Trang tử.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.