lặc
lè ㄌㄜˋ, lēi ㄌㄟ

lặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đè ép, bắt buộc
2. chạm khắc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái dàm, để chằng đầu và mõm ngựa. ◎ Như: "mã lặc" dây cương ngựa.
2. (Danh) Họ "Lặc".
3. (Động) Ghì, gò. ◎ Như: "lặc mã" ghì cương ngựa.
4. (Động) Đè nén, ước thúc, hạn chế. ◇ Hậu Hán Thư : "Bất năng giáo lặc tử tôn" (Mã Viện truyện ) Không biết (dạy dỗ) kềm chế con cháu.
5. (Động) Cưỡng bách, cưỡng chế. ◎ Như: "lặc lịnh giải tán" bắt ép phải giải tán.
6. (Động) Thống suất, suất lĩnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khả triệu tứ phương anh hùng chi sĩ, lặc binh lai kinh" , (Đệ nhị hồi) Nên triệu anh hùng các nơi, cầm đầu quân sĩ về kinh.
7. (Động) Khắc. ◎ Như: "lặc thạch" khắc chữ lên đá, "lặc bi" tạc bia. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu mệnh tại Đại Quan viên lặc thạch, vi thiên cổ phong lưu nhã sự" , (Đệ nhị thập tam hồi) Lại sai người khắc lên đá (những bài vịnh) ở vườn Đại Quan, để ghi nhớ cuộc chơi phong nhã hiếm có xưa nay.
8. (Động) Buộc, siết, bó. ◎ Như: "lặc khẩn" buộc chặt, "lặc tử" bóp hoặc thắt cổ cho nghẹt thở đến chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dàm, để chằng đầu và mõm ngựa.
② Ðè nén, như lặc lịnh giải tán bắt ép phải giải tán.
③ Khắc, khắc chữ vào bia gọi là lặc thạch .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ghìm (gò) cương ngựa: Ghìm cương trước vực thẳm. (Ngr) Phải dừng bước trước sự nguy hiểm;
② Cái dàm (để khớp mõm ngựa);
③ Cưỡng bức, bắt ép;
④ Tạc, chạm, khắc: Tạc đá; Tạc bia, khắc bia. Xem [lei].

Từ điển Trần Văn Chánh

Siết, buộc, bó: Hành lí chưa buộc chặt, riết thêm tí nữa; Buộc thêm một sợi dây ở đoạn giữa thì khỏi sổ. Xem [lè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây buộc hàm ngựa — Ngăn chặn. Gò bó — Khắc vào, dùng dao khắc sâu vào.

Từ ghép 6

tuấn
suō ㄙㄨㄛ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Liếc mắt, nhìn xéo, nhìn. ◇ Thủy hử truyện : "Na phụ nhân chỉ cố bả nhãn lai tuấn Vũ Tùng, Vũ Tùng chỉ cố cật tửu" , (Đệ nhị thập tứ hồi) Người đàn bà cứ đưa mắt liếc nhìn Võ Tòng, Võ Tòng chỉ mải uống rượu.
quyến
juàn ㄐㄩㄢˋ

quyến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người thân
2. lưu luyến, nhớ nhung

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn lại, đoái trông. ◇ Thi Kinh : "Nãi quyến tây cố" 西 (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Cho nên đoái trông đến miền tây.
2. (Động) Nhớ đến, lưu luyến. ◎ Như: "quyến luyến" nhớ nhung bịn rịn, "quyến niệm" nhớ nghĩ.
3. (Động) Quan tâm, chiếu cố. ◎ Như: "thần quyến" được vua yêu nhìn đến, "hiến quyến" được quan trên chiếu cố.
4. (Danh) Người thân thuộc. ◎ Như: "gia quyến" người nhà, "thân quyến" người thân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại Ngọc kiến liễu, tiên thị hoan hỉ, thứ hậu tưởng khởi chúng nhân giai hữu thân quyến, độc tự kỉ cô đan, vô cá thân quyến, bất miễn hựu khứ thùy lệ" , , , , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Đại Ngọc thấy thế, trước còn vui, sau nghĩ người ta đều có bà con, chỉ có mình là trơ trọi, không một người thân, bất giác lại chảy nước mắt.
5. (Danh) Tiếng tôn xưng phụ nữ đã có chồng. ◇ Chu Đức Nhuận : "Vấn thị thùy gia hảo trạch quyến? Sính lai bất thức bái cô chương" ? (Vịnh ngoại trạch phụ ) Hỏi là phu nhân tôn quý nhà ai đó? Đến thăm không biết bái lễ cha mẹ chồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhìn lại, quyến cố. Ðược vua yêu nhìn đến gọi là thần quyến , được quan trên yêu gọi là hiến quyến .
② Người thân thuộc. Tục gọi các người nhà là gia quyến , hàng dâu gia cũng gọi là thân quyến .
③ Yêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Nhớ nhung;
② (văn) Nhìn lại, nhìn đến, yêu: Được vua nhìn đến; Được quan trên yêu;
③ Người nhà, người thân thuộc: Người nhà, gia quyến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ nghĩ tới. Yêu mến. Truyện Hoa Tiên có câu: » Bầu trời riêng chiếm phong quang, Cảnh nhường quyến khách, Khách nhường quên xa « — Ta còn hiểu là rủ rê, lôi cuốn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quyến anh rủ yến tội này tại ai « — Người thân thuộc, họ hàng. Td: Gia quyến ( chỉ chung những người thân thuộc trong nhà ).

Từ ghép 8

miện
miǎn ㄇㄧㄢˇ, miàn ㄇㄧㄢˋ

miện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trông, liếc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Liếc, liếc nhìn. ◎ Như: "miện nghễ" liếc nhìn, nghé trông.
2. (Động) Phiếm chỉ nhìn, nhìn ra xa. ◇ Đào Tiềm : "Miện đình kha dĩ di nhan" (Quy khứ lai từ ) Ngó cành lá trước sân mà nét mặt vui lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Trông (liếc).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhìn;
② Liếc (về một bên), liếc mắt đưa tình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Liếc nhìn.

Từ ghép 2

kháng
hāng ㄏㄤ, kàng ㄎㄤˋ

kháng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khô ráo
2. nướng, sấy
3. hé ra, mở ra

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giường đắp bằng gạch hoặc đất, dưới có ống lò để sưởi ấm (thường thấy ở bắc Trung Quốc). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thuyết trước, nhất tề lai chí địa kháng ốc nội" , (Đệ tứ thập cửu hồi) Nói xong, mọi người cùng vào nhà có giường sưởi ngầm.
2. (Động) Sấy, nướng, hong. ◎ Như: "kháng bính" nướng bánh, "kháng nhục" nướng thịt.

Từ điển Thiều Chửu

① Khô ráo, nướng, sấy.
② Cùng nghĩa với chữ kháng , về phương bắc khí hậu rét lắm, phải xây bục ở trên, trong bục có đốt lửa cho ấm mà ngủ gọi là kháng.
③ Hé ra, mở ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái kháng (giường xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất ở dưới có bếp lửa để sưởi ấm, thường thấy ở miền bắc Trung Quốc). Như [kàng];
② Hong, nướng, sấy: Đem quần áo ướt ra hong khô;
③ (văn) Hé ra, mở ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khô — Nướng, sấy cho khô. Cũng dùng như chữ Kháng .
hi, hy
xī ㄒㄧ

hi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Phục Hi" vua Phục Hi đời thượng cổ, có khi gọi là vua "Bào Hi" . ◇ Đào Uyên Minh : "Bắc song cao ngọa như Hi Hoàng thượng nhân" (Quy khứ lai từ ) Nằm dài trước cửa sổ phía bắc như người ở trên đời vua Hi Hoàng, ý nói ở cảnh thái bình thanh tú tịch mịch như đời thượng cổ vậy.
2. (Danh) Họ "Hi".

hy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên riêng)

Từ điển Thiều Chửu

① Phục hi vua Phục hi đời thượng cổ, có khi gọi là vua Bào hi .
② Ðào Uyên Minh : Bắc song cao ngọa, như hi Hoàng thượng nhân nằm dài trước cửa sổ như người ở trên đời vua hi Hoàng, ý nói ở cảnh thái bình thanh tú tịch mịch như đời thượng cổ vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

[Fúxi] Vua Phục Hi (một ông vua truyền thuyết thời thượng cổ của Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Phục Hi. Vần Phục — Họ Phục.
kiện
jiàn ㄐㄧㄢˋ

kiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoẻ mạnh, sức khoẻ
2. giỏi giang

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Có sức mạnh. ◎ Như: "dũng kiện" dũng mạnh, "kiện mã" ngựa khỏe.
2. (Tính) Khỏe mạnh (thể xác, tinh thần tốt). ◎ Như: "khang kiện" mạnh khỏe. ◇ Liêu trai chí dị : "Niên bát thập dư do kiện" (Trường Thanh tăng ) Tuổi ngoài tám mươi mà vẫn còn khỏe mạnh.
3. (Phó) Giỏi, có tài, hay. ◎ Như: "kiện đàm" giỏi nói, hay nói. ◇ Bạch Cư Dị : "Lão lai đa kiện vong" (Ngẫu tác kí lãng chi thi ) Già đến thường hay quên.
4. (Danh) Họ "Kiện".

Từ điển Thiều Chửu

① Khỏe, như dũng kiện khỏe mạnh.
② Khỏe khoắn, như khang kiện sức vóc khỏe khoắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sức khỏe: Sức khỏe, khỏe mạnh;
② Bổ, làm mạnh: Bổ óc; Làm cho thân thể khỏe mạnh;
③ Giỏi, khỏe, có tài: Nói giỏi (tài) lắm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có sức mạnh, không biết mệt mỏi — Làm cho mạnh mẽ — Khéo, giỏi.

Từ ghép 12

kha
kē ㄎㄜ

kha

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cành cây
2. cái cán búa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cán búa. ◇ Thái Ung : "Thủ vô phủ kha, Nại Quy san hà?" , (Quy san tháo ) Tay không cán búa, Sao phạt được núi Quy? § Ý nói họ Quy lấn áp quyền vua. Như núi Quy che lấp nước Lỗ, mình không có quyền không sao trừ đi được. Vì thế đời sau mới gọi quyền bính là "phủ kha" .
2. (Danh) Cành cây. ◇ Đào Uyên Minh : "Miện đình kha dĩ di nhan" (Quy khứ lai từ ) Ngó cành lá trước sân mà nét mặt vui lên.
3. (Danh) Họ "Kha".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cán búa, Kinh Thi có câu: Phạt kha như hà, phỉ phù phất khắc, thú thê như hà, phỉ môi bất đắc 。 chặt cây thế nào? không búa không được, lấy vợ thế nào? không mối không xong. Vì thế nên đời sau gọi sự làm mối là chấp kha . Ðức Khổng tử có câu rằng: Thủ vô phủ kha, như quy sơn hà , tay không cán búa, phạt sao đuợc núi Quy, ý nói họ Quy lấn áp quyền vua, như núi Quy che lấp nước Lỗ, mình không có quyền không sao trừ đi được. Vì thế đời sau mới gọi quyền bính là phủ kha .
② Các cành lá và dò nhánh cây mọc ra cũng gọi là kha, một thân cây hay cỏ cũng gọi là nhất kha .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cán rìu: ? Chặt cây thế nào? (Thi Kinh);
② Cành, nhánh (cây);
③ [Ke] (Họ) Kha.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cành cây lớn, thẳng — Cái cán rìu.

Từ ghép 4

khái
kē ㄎㄜ, kě ㄎㄜˇ, kè ㄎㄜˋ

khái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng đá chọi nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) Xoang xoảng (tiếng đá va chạm nhau).
2. (Động) Va, chạm, đụng. ◇ Thủy hử truyện : "Bả huynh đệ thống đả liễu nhất đốn, hựu tương lai thoán tại thủy lí, đầu kiểm đô khái phá liễu" , , (Đệ tam thập nhị hồi) (Nó) đánh anh em chúng con một trận, lại còn quăng xuống nước, đều vỡ cả đầu bể cả mặt.
3. (Động) Lạy sát đầu xuống đất, đốn thủ. ◎ Như: "khái đầu" dập đầu lạy. ◇ Tây du kí 西: "Mĩ hầu vương nhất kiến, đảo thân hạ bái, khái đầu bất kế kì số" , , (Đệ nhất hồi) Mĩ hầu vương (Tề Thiên) vừa thấy, sụp mình làm lễ, dập đầu lạy lia lịa.

Từ điển Thiều Chửu

① Soang soảng, tiếng đá chọi với đá. Tục gọi dập đầu lạy là khái đầu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Va, chạm, đụng, vấp: Đụng vỡ cả đầu; Cái chén bị chạm sứt một miếng;
② Gõ, đập: Gõ điếu, gõ píp;
③ (văn) (Tiếng đá va nhau loảng xoảng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng đá va chạm nhau.

Từ ghép 2

đẳng
děng ㄉㄥˇ

đẳng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái cân tiểu ly

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cân tiểu li (dùng để cân vàng, bạc, ngọc, thuốc). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Xạ Nguyệt tiện nã liễu nhất khối ngân tử, đề khởi đẳng tử lai vấn Bảo Ngọc" 便, (Đệ ngũ thập nhất hồi) Xạ Nguyệt liền lấy một cục bạc, cầm cái cân tiểu li lại hỏi Bảo Ngọc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cân tiểu li.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cân tiểu li (để cân vàng bạc, đá quý...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Đẳng tử .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.