ô
wū ㄨ

ô

phồn thể

Từ điển phổ thông

(tiếng than)

Từ điển trích dẫn

1. (Thán) "Ô hô" : Biểu thị cảm thán. ◇ Vương Bột : Ô hô! Thắng địa bất thường, thịnh diên nan tái ! , (Đằng Vương các tự ) Than ôi! Chốn danh thắng không còn mãi, thịnh yến khó gặp lại.
2. (Thán) "Ô hô" : Biểu thị khen ngợi, tán thán.
3. (Động) "Ô hô" : Mượn chỉ chết. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tự kỉ khí đích lão bệnh phát tác, tam ngũ nhật quang cảnh, ô hô tử liễu" , , (Đệ thâp lục hồi) Vì tức giận quá, bệnh cũ tái phát, được ba bốn hôm trời, thì chết mất.

Từ điển Thiều Chửu

① Ô hô than ôi!
② Ô ô tiếng hát ô ố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng kêu, tỏ sự ngạc nhiên, hoặc than thở.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ người có hai mặt trong thần thoại cổ.
2. Hai cái không cùng phương hướng hoặc có phương hướng đối lại nhau. ◎ Như: "ngã quân lưỡng diện giáp công, địch nhân phúc bối thụ địch" , .
3. Hai bên. ◇ Vương Kiến : "Lưỡng diện hữu san sắc, Lục thì văn khánh thanh" , (Tân tu đạo cư ) Hai bên có cảnh núi, Sáu thời nghe tiếng khánh.
4. Phản phúc vô thường.
5. Hai phương diện đối lập của sự vật. ◎ Như: "ngã môn yếu khán đáo vấn đề đích lưỡng diện" chúng ta phải xét tới hai phương diện đối lập của vấn đề.
6. Mặt phải và mặt trái. ◎ Như: "giá chủng y liệu lưỡng diện đích nhan sắc bất nhất dạng" mặt phải và mặt trái thứ vải làm quần áo này màu sắc không như nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai mặt, hai khía cạnh của vấn đề — Chỉ sự phản trắc, sự hai lòng.

Từ điển trích dẫn

1. Không cần phải, bất dụng. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Thử lão hạ bút sổ thiên ngôn, bất do tư tác" , (Vương An Thạch tam nan Tô học sĩ ) Ông này hạ bút cả mấy nghìn câu, không cần suy nghĩ tìm tòi gì cả.
2. Không cho phép, không được. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Sát nhân đích, bất thị tha, thị thùy? Bất do phân biện, nhất tác tử khổn trụ liễu, lạp đáo huyện lí lai" , , ? , , (Quyển lục) Kẻ giết người, không phải là nó thì là ai? Không cho phân bua gì hết, lấy dây trói go lại, lôi nó tới huyện đường.
3. Không khỏi, không nhịn được, bất cấm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đề khởi giá ta sự lai, bất do ngã bất sanh khí" , (Đệ tứ thập thất hồi) Nhắc đến chuyện này làm tao không khỏi không bực mình!

bả trì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giữ gìn, duy trì

Từ điển trích dẫn

1. Nắm giữ.
2. Một mình nắm hết quyền hành công việc, không cho người khác tham dự. ◇ Ban Cố : "Bách hiếp chư hầu, bả trì kì chánh" , (Tam hoàng ngũ đế tam vương ngũ bá ) Ức hiếp chư hầu, một mình nắm hết quyền chính.
3. Tiết chế, tằn tiện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá liễu bất đắc! Ngã đả lượng tuy thị Liễn nhi quản sự, tại gia tự hữu bả trì, khởi tri hảo kỉ niên đầu lí dĩ tựu Dần niên dụng liễu Mão niên đích, hoàn thị giá dạng trang hảo khán" ! , , , (Đệ nhất bách lục hồi) Chết thật! Ta tưởng là cháu Liễn coi việc, trong nhà thế nào cũng biết tiết kiệm, ai ngờ mấy năm nay, năm Dần đã tiêu sang tiền năm Mão, thế mà vẫn tô điểm bề ngoài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm giữ sự việc, không cho người khác dự vào.

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là .
2. Quay vòng không dứt, tuần hoàn. ◇ Vương Bao : "Trần sa nhật nguyệt, dồng Bột Hải chi luân hồi" , (Thiện Hành tự bi ).
3. (Thuật ngữ Phật giáo) Tùy theo nhân nghiệp thiện ác, chúng sinh nối tiếp nhau ở trong "lục đạo" (xem từ này), như bánh xe xoay chuyển không dứt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Dĩ chư dục nhân duyên, trụy đọa tam ác đạo, luân hồi lục thú trung, bị thụ chư khổ độc" , , , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ sự sống chết nối tiếp nhau, như bánh xe quay không dứt, mà không thoat ra được. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu » Trong nhật dụng sao rằng đạo khác, cái luân hồi chẳng ở đâu xa « — Luân hồi: Bánh xe quay, là cái máy quay của tạo hóa. Nhà Phật nói: Chúng sinh ở trong thế giới, từ khi đầu tiên đến nay cứ bị quay xây vần trong lục đạohết kiếp này đến kiếp kia mãi, như cái bánh xe quay mãi không thôi. Chỉ có khẻ tu hành mới thoát khỏi luân hồi ấy. » Cái quay búng sẳn trên trời, mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm. « ( Cung oán ngâm khúc ) .

Từ điển trích dẫn

1. Phong cách khí vận. ◇ Âu Dương Tu : "(Triệu) Xương hoa tả sanh bức chân, nhi bút pháp nhuyễn tục, thù vô cổ nhân cách trí, nhiên thì diệc vị hữu kì bỉ" , , , (Quy điền lục , Quyển nhị). § "Triệu Xương" là họa sĩ đời Bắc Tống, nổi tiếng về tranh hoa quả, thảo trùng, thú rừng.
2. Nói tắt của "cách vật trí tri" , nghĩa là: truy cứu tới cùng cái lí của sự vật. ◇ Lưu Hiến Đình : "Nghĩa lí vô tận, tâm tư diệc vô tận. Nhân cẩu năng cách trí, bất hoạn kì cùng dã" , . , (Quảng Dương tạp kí , Quyển tam).
3. Tên một môn học cũ, "cách trí chi học" , tìm hiểu về các sự vật thiên nhiên, tương đương với những môn vật lí học, hóa học... ngày nay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói tắt của Cách vật trí tri ( tìm đến vật mà đạt tới sự hiểu biết ) — Tên một môn học, tìm hiểu về các sự vật thiên nhiên.

Từ điển trích dẫn

1. Bài xích, phế trừ. ◇ Hán Thư : "Bãi truất bách gia, biểu chương lục kinh" , (Vũ đế kỉ ).
2. Miễn chức, bỏ chức vụ, không cho làm việc nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ chức vụ, không cho làm việc nữa và giáng xuống cấp dưới. Chỉ chung sự trừng phạt quan lại có lỗi.

Từ điển trích dẫn

1. Biểu hiện, hiển hiện. ◇ Lễ Kí : "Tứ sướng giao ư trung, nhi phát tác ư ngoại" , (Nhạc kí ) (Âm dương cương nhu) bốn cái thông sướng qua lại trong lòng phát ra tác động bên ngoài thân.
2. Nổi giận, nổi cọc. ◇ Mao Thuẫn : "Tha ngận tưởng phát tác nhất hạ, nhiên nhi một hữu túc cú đích dũng khí; tha chỉ hảo ủy khuất địa nhẫn thụ" , ; (Thi dữ tản văn ).
3. Phát sinh, sinh ra. ◇ Hàn Dũ : "Độc vụ chướng phân, nhật tịch phát tác" , (Triều Châu thứ sử tạ thượng biểu ) Sương độc hơi chướng, ngày đêm phát sinh.
4. Chỉ sự vật ẩn kín bỗng bạo phát. ◇ Ba Kim : "Nhĩ đích bệnh cương cương hảo nhất điểm, hiện tại phạ hựu yếu phát tác liễu" , (Hàn dạ , Thập bát).
5. Tung ra, bùng ra. ◎ Như: "hưởng lượng đích tiếu thanh đột nhiên phát tác liễu" .
6. Chê trách, khiển trách. ◇ Thuyết Nhạc Toàn truyện : "Lương Vương bị Tông Da nhất đốn phát tác, vô khả nại hà, chỉ đắc đê đầu quỵ hạ, khai khẩu bất đắc" , , , (Đệ thập nhất hồi).
7. Bắt đầu làm, ra tay. ◇ Đông Chu liệt quốc chí : "Sổ bách danh giáp sĩ, các đĩnh khí giới, nhất tề phát tác, tương chúng quan viên loạn khảm" , , , (Đệ tam hồi).
8. Chỉ vật chất (thuốc, rượu...) ở trong thân thể nổi lên tác dụng.
9. Bại lộ, lộ ra. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Hưng nhi) thính kiến thuyết "Nhị nãi nãi khiếu", tiên hách liễu nhất khiêu. Khước dã tưởng bất đáo thị giá kiện sự phát tác liễu, liên mang cân trước Vượng nhi tiến lai" "", . , (Đệ lục thập thất hồi) (Thằng Hưng) nghe nói "mợ Hai gọi", sợ giật nẩy người. Không ngờ việc ấy đã lộ, liền theo thằng Vượng đi vào.
10. Phát tích. § Từ chỗ hèn kém mà đắc chí hiển đạt, hoặc từ nghèo khó trở nên giàu có. ◇ Thẩm Tòng Văn : "Tiện bất năng đồng phiến du thương nhân nhất dạng đại đại phát tác khởi lai" 便 (Biên thành , Nhị ).
đạc, độ
dù ㄉㄨˋ, duó ㄉㄨㄛˊ

đạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đo lường
2. mức độ
3. lần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Các dụng cụ dùng để đo dài ngắn, như trượng, thước, v.v.
2. (Danh) Mức, trạng huống đạt tới (của vật thể). ◎ Như: "trường độ" độ dài, "thấp độ" độ ẩm, "toan độ" độ chua.
3. (Danh) Phép tắc, quy phạm. ◎ Như: "pháp độ" , "chế độ" .
4. (Danh) Tiêu chuẩn. ◎ Như: "hạn độ" .
5. (Danh) Khí lượng (của người). ◎ Như: "khoát đạt đại độ" ý nói người có độ lượng lớn bao dong cả được mọi người.
6. (Danh) Dáng dấp, phong cách, nghi thái (hiện ra bên ngoài). ◎ Như: "phong độ" , "thái độ" .
7. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị đo góc, sức nóng, v.v. ◎ Như: cả mặt tròn có 360 độ, mỗi độ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây. (2) Lần, lượt, chuyến. ◎ Như: "nhất niên nhất độ" mỗi năm một lần.
8. (Danh) Chiều (trong môn toán học: chiều cao, chiều ngang, chiều sâu của vật thể). ◎ Như: "tam độ không gian" không gian ba chiều.
9. (Danh) Họ "Độ".
10. (Động) Qua, trải qua. ◎ Như: "độ nhật như niên" một ngày qua lâu như một năm. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiếp độ nhật như niên, nguyện quân liên nhi cứu chi" , (Đệ bát hồi) Thiếp coi một ngày bằng một năm, xin chàng thương mà cứu vớt.
11. (Động) Từ bờ này sang bờ bên kia. § Cũng như "độ" . ◇ Hán Thư : "Nhược phù kinh chế bất định, thị do độ giang hà vong duy tiếp" , (Giả Nghị truyện ) Nếu phép tắc quy chế không xác định, thì cũng như vượt qua sông mà quên mang theo mái chèo. § Nhà "Phật" bảo người ta ở cõi đời này là cõi khổ, phải tu theo phép của Phật vượt qua bể khổ, vì thế nên xuất gia tu hành gọi là "thế độ" . Sáu phép: "bố thí" , "trì giới" , "nhẫn nhục" , "tinh tiến" , "thiền định" , "trí tuệ" gọi là "lục độ" . Nghĩa là sáu phép ấy khiến người trong bể khổ sẽ sang bên cõi giác vậy.
12. (Động) Đi tới. § Cũng như "độ" . ◇ Vương Chi Hoán : "Khương địch hà tu oán dương liễu, Xuân quang bất độ Ngọc Môn Quan" , (Lương Châu từ ) Sáo người Khương chẳng nên oán hận cây dương liễu làm chi, Ánh sáng mùa xuân không ra tới Ngọc Môn Quan.
13. Một âm là "đạc". (Động) Mưu tính. ◎ Như: "thốn đạc" liệu lường.
14. (Động) Đo. ◎ Như: "đạc lượng" đo lường. ◇ Phạm Đình Hổ : "Trung Hưng thì đạc Hà Khẩu phường tân dĩ xử bắc khách" (Vũ trung tùy bút ) Đời (Lê) Trung Hưng, đo dọc bến phường Hà Khẩu, để cho Hoa kiều trú ngụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ đo, các đồ như trượng thước dùng để đo dài ngắn đều gọi là độ.
② Chia góc đồ tròn gọi là độ. Toàn cả mặt tròn có 360 độ, mỗi độ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây.
③ Phép đã chế ra, như pháp độ , chế độ , v.v.
④ Ðộ lượng. Như khoát đạt đại độ ý nói người có độ lượng lớn bao dong cả được mọi người.
⑤ Dáng dấp. Như thái độ .
⑥ Qua. Như ngày mới sinh gọi là sơ độ , nghĩa là cái ngày mới qua, cho nên sự gì đã qua một lần gọi là nhất độ .
⑦ Sang tới, cũng như chữ độ . Nhà Phật bảo người ta ở cõi đời này là cõi khổ, phải tu theo phép của Phật vượt qua bể khổ, vì thế nên xuất gia tu hành gọi là thế độ . Sáu phép bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thuyền định, trí tuệ gọi là lục độ . Nghĩa là sáu phép ấy là phép khiến người trong bể khổ sẽ sang bên cõi giác vậy.
⑧ Một âm là đạc. Mưu toan, như thỗn đạc bàn lường, đạc lượng đo lường, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Sự đánh giá, sự ước lượng: Suy đoán; Trắc đạc, đo đạc; Suy bụng ta ra bụng người. Xem [dù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán sắp đặt — Đo lường — Một âm khác là Độ.

Từ ghép 4

độ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đo lường
2. mức độ
3. lần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Các dụng cụ dùng để đo dài ngắn, như trượng, thước, v.v.
2. (Danh) Mức, trạng huống đạt tới (của vật thể). ◎ Như: "trường độ" độ dài, "thấp độ" độ ẩm, "toan độ" độ chua.
3. (Danh) Phép tắc, quy phạm. ◎ Như: "pháp độ" , "chế độ" .
4. (Danh) Tiêu chuẩn. ◎ Như: "hạn độ" .
5. (Danh) Khí lượng (của người). ◎ Như: "khoát đạt đại độ" ý nói người có độ lượng lớn bao dong cả được mọi người.
6. (Danh) Dáng dấp, phong cách, nghi thái (hiện ra bên ngoài). ◎ Như: "phong độ" , "thái độ" .
7. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị đo góc, sức nóng, v.v. ◎ Như: cả mặt tròn có 360 độ, mỗi độ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây. (2) Lần, lượt, chuyến. ◎ Như: "nhất niên nhất độ" mỗi năm một lần.
8. (Danh) Chiều (trong môn toán học: chiều cao, chiều ngang, chiều sâu của vật thể). ◎ Như: "tam độ không gian" không gian ba chiều.
9. (Danh) Họ "Độ".
10. (Động) Qua, trải qua. ◎ Như: "độ nhật như niên" một ngày qua lâu như một năm. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiếp độ nhật như niên, nguyện quân liên nhi cứu chi" , (Đệ bát hồi) Thiếp coi một ngày bằng một năm, xin chàng thương mà cứu vớt.
11. (Động) Từ bờ này sang bờ bên kia. § Cũng như "độ" . ◇ Hán Thư : "Nhược phù kinh chế bất định, thị do độ giang hà vong duy tiếp" , (Giả Nghị truyện ) Nếu phép tắc quy chế không xác định, thì cũng như vượt qua sông mà quên mang theo mái chèo. § Nhà "Phật" bảo người ta ở cõi đời này là cõi khổ, phải tu theo phép của Phật vượt qua bể khổ, vì thế nên xuất gia tu hành gọi là "thế độ" . Sáu phép: "bố thí" , "trì giới" , "nhẫn nhục" , "tinh tiến" , "thiền định" , "trí tuệ" gọi là "lục độ" . Nghĩa là sáu phép ấy khiến người trong bể khổ sẽ sang bên cõi giác vậy.
12. (Động) Đi tới. § Cũng như "độ" . ◇ Vương Chi Hoán : "Khương địch hà tu oán dương liễu, Xuân quang bất độ Ngọc Môn Quan" , (Lương Châu từ ) Sáo người Khương chẳng nên oán hận cây dương liễu làm chi, Ánh sáng mùa xuân không ra tới Ngọc Môn Quan.
13. Một âm là "đạc". (Động) Mưu tính. ◎ Như: "thốn đạc" liệu lường.
14. (Động) Đo. ◎ Như: "đạc lượng" đo lường. ◇ Phạm Đình Hổ : "Trung Hưng thì đạc Hà Khẩu phường tân dĩ xử bắc khách" (Vũ trung tùy bút ) Đời (Lê) Trung Hưng, đo dọc bến phường Hà Khẩu, để cho Hoa kiều trú ngụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ đo, các đồ như trượng thước dùng để đo dài ngắn đều gọi là độ.
② Chia góc đồ tròn gọi là độ. Toàn cả mặt tròn có 360 độ, mỗi độ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây.
③ Phép đã chế ra, như pháp độ , chế độ , v.v.
④ Ðộ lượng. Như khoát đạt đại độ ý nói người có độ lượng lớn bao dong cả được mọi người.
⑤ Dáng dấp. Như thái độ .
⑥ Qua. Như ngày mới sinh gọi là sơ độ , nghĩa là cái ngày mới qua, cho nên sự gì đã qua một lần gọi là nhất độ .
⑦ Sang tới, cũng như chữ độ . Nhà Phật bảo người ta ở cõi đời này là cõi khổ, phải tu theo phép của Phật vượt qua bể khổ, vì thế nên xuất gia tu hành gọi là thế độ . Sáu phép bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thuyền định, trí tuệ gọi là lục độ . Nghĩa là sáu phép ấy là phép khiến người trong bể khổ sẽ sang bên cõi giác vậy.
⑧ Một âm là đạc. Mưu toan, như thỗn đạc bàn lường, đạc lượng đo lường, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ đo, dụng cụ đo, đo lường. 【】độ lượng hoành [dùliàng héng] Đo lường đong đạc;
② Độ: Độ cứng, độ rắn; Độ ẩm;
③ (toán) Độ, góc: Góc chính là 90 độ; 38 độ vĩ tuyến Bắc; Điểm sôi của nước là 100 độ C;
④ Phép tắc đã đặt ra: Pháp độ; Chế độ;
⑤ Dáng dấp: Thái độ;
⑥ (điện) Kilôoát giờ;
⑦ Hạn độ, mức độ: Mệt nhọc quá mức; Cao độ;
⑧ Độ lượng: Độ lượng bao dung;
⑨ Cân nhắc, suy nghĩ, để ý đến: Chả cân nhắc đến việc sống chết;
⑩ Lần, chuyến: Thanh minh lần nữa; Mỗi năm một lần (chuyến); Hoa mai mỗi năm nở hai lần;
⑪ Qua, trôi qua: Ăn Tết Nguyên đán; Để cho ngày tháng trôi qua, phung phí thời gian;
⑫ (văn) Đi qua, qua tới, sang tới (dùng như , bộ );
⑬ [Dù] (Họ) Độ. Xem [duó].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc luật lệ. Chẳng hạn Chế độ — Cái dụng cụ để đo lường — Giúp đỡ, cứu vớt — Tiếng nhà Phật, chỉ việc cắt tóc đi tu, cũng gọi là Thế độ, hoặc Thế phát — Một âm là Đạc. Ta thường quen đọc là Độ luôn.

Từ ghép 73

ám độ 暗度ấn độ 印度ấn độ chi na 印度支那ấn độ dương 印度洋ấn độ giáo 印度教ấn độ hà 印度河ấn độ ni tây á 印度尼西亚ấn độ ni tây á 印度尼西亞bát độ 八度bức độ 幅度cách độ 格度cao độ 高度chế độ 制度chi độ 支度cục độ 局度cực độ 極度cương độ 剛度cường độ 強度cường độ 强度cứu nhân độ thế 救人度世diệt độ 滅度dung độ 溶度dụng độ 用度đại độ 大度điều độ 調度độ chi 度支độ giá 度假độ khẩu 度口độ lượng 度量độ ngoại 度外độ nhật 度日độ thân 度身độ thế 度世độ trì 度持hạn độ 限度hậu độ 厚度khí độ 氣度khoan độ 宽度khoan độ 寬度kinh độ 經度lục độ 六度lượng độ 量度mật độ 密度nhất độ 一度nhị độ mai 二度梅nhiệt độ 熱度nùng độ 濃度ôn độ 溫度ổn độ 穩度pháp độ 法度phong độ 風度phong độ 风度phổ độ 普度quá độ 過度quang độ 光度quốc độ 國度quỹ độ 揆度quỹ độ 軌度siêu độ 超度sơ độ 初度tái độ 再度tắc độ 則度tế độ 濟度thái độ 态度thái độ 態度thấp độ 溼度thế độ 剃度tiết độ 節度tiết độ sứ 節度使tốc độ 速度trình độ 程度trung độ 中度vĩ độ 緯度
dục
yù ㄩˋ

dục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ham muốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng tham muốn, nguyện vọng. ◎ Như: "dục vọng" sự ham muốn, lòng muốn được thỏa mãn.
2. (Danh) Tình dục. § Thông "dục" .
3. (Động) Muốn, mong cầu, kì vọng. ◎ Như: "đởm dục đại" mật mong cho to. ◇ Cao Bá Quát : "Dục bả suy nhan hoán túy dong" (Bệnh trung hữu hữu nhân chiêu ẩm ) Muốn đem cái mặt tiều tụy đổi lấy vẻ mặt say rượu (hồng hào).
4. (Tính) Mềm mại, nhún nhường, thuận thụ.
5. (Phó) Sắp, muốn. ◎ Như: "thiên dục vũ" trời sắp muốn mưa, "diêu diêu dục trụy" lung lay sắp đổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Tham muốn.
② Tình dục.
③ Yêu muốn.
④ Muốn mong, như đởm dục đại mật muốn mong cho to.
⑤ Sắp muốn, như thiên dục vũ trời sắp muốn mưa.
⑥ Mềm mại, tả cái vẻ nhún nhường thuận thụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lòng ham muốn: Sự chướng ngại đường tu do lòng ham muốn gây ra. Xem (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ham muốn.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.