khí
qì ㄑㄧˋ

khí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ dùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ dùng, dụng cụ. ◎ Như: "khí dụng" đồ dùng, "đào khí" đồ gốm, "binh khí" khí giới.
2. (Danh) Độ lượng. ◎ Như: "khí độ khoan quảng" khí độ rộng rãi. ◇ Luận Ngữ : "Quản Trọng chi khí tiểu tai" (Bát dật ) Độ lượng của Quản Trọng nhỏ nhen thay!
3. (Danh) Tài năng, năng lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thử tử trưởng thành, tất đương đại chi vĩ khí dã" , (Đệ thập nhất hồi) Người này lớn lên tất là người giỏi trong đời.
4. (Danh) Cơ quan, bộ phận. ◎ Như: "sinh thực khí" bộ phận sinh dục.
5. (Danh) Các thứ thuộc về tước vị, danh hiệu.
6. (Danh) Họ "Khí".
7. (Động) Coi trọng. ◎ Như: "khí trọng" coi trọng (vì có tài năng). ◇ Hậu Hán Thư : "Triều đình khí chi" (Trần Sủng truyện ) Triều đình coi trọng ông.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ, như khí dụng đồ dùng.
② Tài năng.
③ Ðộ lượng. Trông người nào mà cho là có tài gọi là khí trọng .
④ Các thứ thuộc về tước vị danh hiệu cũng gọi là khí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Gọi chung các) công cụ, đồ dùng: khí; Đồ đựng; Đồ đá; Đồ đồng;
② Cơ quan: Cơ quan tiêu hóa;
③ Máy, hộp: Máy biến thế; Hộp số, hộp biến tốc;
④ Bụng dạ, độ lượng, khí độ: Bụng dạ hẹp hòi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ dùng — Sự tài giỏi — Lòng dạ rộng hẹp của một người.

Từ ghép 44

cụ
jù ㄐㄩˋ

cụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ dùng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có, có đủ. ◎ Như: "cụ bị" có sẵn đủ, "độc cụ tuệ nhãn" riêng có con mắt trí tuệ.
2. (Động) Bày đủ, sửa soạn, thiết trí. ◎ Như: "cụ thực" bày biện thức ăn. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Cố nhân cụ kê thử, Yêu ngã chí điền gia" , (Quá cố nhân trang ) Bạn cũ bày biện cơm gà, Mời ta đến chơi nhà ở nơi vườn ruộng.
3. (Động) Thuật, kể. ◇ Tống sử : "Mệnh điều cụ phong tục chi tệ" (Lương Khắc Gia truyện ) Bảo phải kể lại từng điều về những cái tệ hại trong phong tục.
4. (Động) Gọi là đủ số. ◎ Như: "cụ thần" gọi là dự số bầy tôi chứ chẳng có tài cán gì, "cụ văn" gọi là đủ câu đủ cách, chẳng có hay gì. ◇ Luận Ngữ : "Kim Do dữ Cầu dã, khả vị cụ thần hĩ" , (Tiên tiến ) Nay anh Do và anh Cầu chỉ có thể gọi là bề tôi cho đủ số (hạng bề tôi thường) thôi.
5. (Danh) Đồ dùng. ◎ Như: "nông cụ" đồ làm ruộng, "ngọa cụ" đồ nằm, "công cụ" đồ để làm việc.
6. (Danh) Lượng từ: cái, chiếc. ◎ Như: "lưỡng cụ thi thể" hai xác chết, "quan tài nhất cụ" quan tài một cái, "tam cụ điện thoại" ba cái điện thoại.
7. (Danh) Tài năng, tài cán. ◇ Lí Lăng : "Bão tướng tướng chi cụ" (Đáp Tô Vũ thư ) Ôm giữ tài làm tướng văn, tướng võ.
8. (Danh) Thức ăn uống, đồ ăn. ◇ Chiến quốc sách : "Tả hữu dĩ Quân tiện chi dã, thực dĩ thảo cụ" , (Tề sách tứ, Tề nhân hữu Phùng Huyên giả) Kẻ tả hữu thấy (Mạnh Thường) Quân coi thường (Phùng Huyên), nên cho ăn rau cỏ.
9. (Danh) Họ "Cụ".
10. (Phó) Đều, cả, mọi. § Thông "câu" . ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầy đủ, như cụ thực , bầy biện đủ các đồ ăn.
② Gọi là đủ số, như cụ thần gọi là dự số bầy tôi chứ chẳng có tài cán gì, cụ văn gọi là đủ câu đủ cách, chẳng có hay gì.
③ Ðủ, hoàn bị, đủ cả.
④ Ðồ, như nông cụ đồ làm ruộng, ngọa cụ đồ nằm, v.v.
⑤ Có tài năng cũng gọi là tài cụ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ dùng: Đồ dùng văn phòng; Đồ dùng trong nhà; Đồ nằm; Đồ đi mưa;
② Cái, chiếc: Hai cái xác chết; Một cái đồng hồ báo trước; Một ngàn chiếc thảm lông (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
③ Có: Có quy mô bước đầu; Có tầm mắt sáng suốt hơn người;
④ Viết, kí: Viết tên, kí tên;
⑤ (văn) Làm, sửa soạn đủ, bày biện đủ, chuẩn bị đủ (thức ăn), cụ bị: Làm xong, xong; Xin sửa (một) lễ mọn; Bày biện đủ các thức ăn; Xin bảo với Ngụy Kì chuẩn bị sẵn thức ăn (Hán thư);
⑥ (văn) Đủ, đầy đủ, tất cả, toàn bộ: Hỏi từ đâu tới thì đều trả lời đầy đủ (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí); Trương Lương bèn vào, nói hết đầu đuôi cho Bái Công nghe (Sử kí);
⑦ (văn) Thuật, kể: Bảo phải kể lại từng điều về những cái tệ hại trong phong tục (Tống sử: Lương Khắc Gia truyện);
⑧ Gọi là cho đủ số (dùng với ý khiêm tốn): Gọi là dự vào cho đủ số bầy tôi (chứ chẳng tài cán gì); Gọi là cho đủ câu văn (chứ chẳng hay ho gì);
⑨ (văn) Tài năng: Tài cai trị (Tam quốc chí: Ngụy thư, Võ đế kỉ);
⑩ (văn) Thức ăn, đồ ăn: Ăn các thức rau cỏ đạm bạc (Chiến quốc sách: Tề sách).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ đồ đạc — Tài năng.

Từ ghép 23

giới
jiè ㄐㄧㄝˋ, xiè ㄒㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ khí giới

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Binh khí, vũ khí. ◎ Như: "binh giới" đồ binh.
2. (Danh) Gông, cùm.
3. (Danh) Thuật khéo, xảo trá. ◎ Như: "ki giới bách xuất" dối trá trăm điều.
4. (Danh) Đồ dùng, dụng cụ. ◎ Như: "khí giới" khí cụ, "cơ giới" máy móc. ◇ Trang Tử : "Hữu giới ư thử, nhất nhật tẩm bách huề, dụng lực thậm quả, nhi kiến công đa, phu tử bất dục hồ?" , , , , (Thiên địa ) Có cái máy ở đó, mỗi ngày tưới hàng trăm thửa ruộng, dùng sức rất ít, mà thấy công nhiều, cụ không muốn thế sao?
5. (Động) Bó buộc.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ khí giới, như binh giới đồ binh.
② Cái cùm chân tay.
③ Thuật khéo, người hay dối dá gọi là ki giới bách xuất dối trá trăm điều.
④ Bó buộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cơ giới, khí cụ: Máy móc, cơ giới;
Khí giới: Tước khí giới;
③ (cũ) Gông xiềng, cái cùm (chân tay);
④ Xảo trá, dối trá: Dối trá trăm chiều;
⑤ (văn) Bó buộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cùm bằng gỗ để cùm tay chân tội nhân thời cổ — Đồ dùng — Vật dịng bằng máy móc — Binh khí. Chẳng hạn Giới đấu ( dùng võ khí mà đánh nhau ).

Từ ghép 4

công cụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

công cụ, dụng cụ, đồ dùng

Từ điển trích dẫn

1. Dụng cụ, khí cụ để làm việc. ☆ Tương tự: "đông tây" 西, "khí tài" , "khí giới" , "dụng cụ" .
2. Tỉ dụ phương tiện, sự vật nào đó dùng để đạt được mục đích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật dụng để làm việc — Chỉ kẻ tai sai.

khí cụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khí cụ, đồ dùng, dụng cụ

Từ điển trích dẫn

1. Đồ dùng để làm việc. ☆ Tương tự: "dụng cụ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ dùng để làm việc.
lã, lữ
lǚ , lǔ ㄌㄨˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xương sống
2. họ Lã, họ Lữ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Luật lữ" khí cụ dùng để xác định âm giai trong âm nhạc (thời xưa). Cũng chỉ chung âm luật.
2. (Danh) Họ "Lữ". § Ta quen đọc là "Lã".
3. (Danh) Xương sống. § Thông "lữ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Luật lữ tiếng điệu hát, xem chữ luật .
② Họ Lữ, ta quen đọc là Lã.

Từ điển Trần Văn Chánh

①【】luật lữ [lđÂl=] a. (nhạc) Khí cụ để xét định âm thanh thời xưa; b. Âm luật (nói chung);
② [L=] (Họ) Lữ, Lã.

Từ ghép 2

lữ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xương sống
2. họ Lã, họ Lữ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Luật lữ" khí cụ dùng để xác định âm giai trong âm nhạc (thời xưa). Cũng chỉ chung âm luật.
2. (Danh) Họ "Lữ". § Ta quen đọc là "Lã".
3. (Danh) Xương sống. § Thông "lữ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Luật lữ tiếng điệu hát, xem chữ luật .
② Họ Lữ, ta quen đọc là Lã.

Từ điển Trần Văn Chánh

①【】luật lữ [lđÂl=] a. (nhạc) Khí cụ để xét định âm thanh thời xưa; b. Âm luật (nói chung);
② [L=] (Họ) Lữ, Lã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương sống lưng — Luật lệ về âm nhạc. Cũng gọi là Luật lữ — Họ người. Cũng đọc Lã.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Binh khí, vũ khí.
2. Đồ dùng. ◇ Trang Tử : "Bách công hữu khí giới chi xảo, tắc tráng" , (Từ Vô quỷ ) Trăm thợ có khéo chế tạo được khí cụ thì mới phấn khởi. ☆ Tương tự: "khí cụ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ dùng — Đồ dùng để đánh nhau.
bôi, bùi, hoài, hoại, khôi, nhưỡng, phôi
huài ㄏㄨㄞˋ, péi ㄆㄟˊ, pī ㄆㄧ

bôi

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vun đất, lấy đất trét chỗ hở;
② Tường sau nhà.

bùi

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Núi gò thấp.
2. (Danh) Tường, vách. ◇ Hán Thư : "Tạc phôi dĩ độn" (Dương Hùng truyện hạ ) Đục tường mà trốn.
3. (Danh) Khí cụ bằng đất hoặc ngói chưa nung. § Thông "phôi" .
4. Một âm là "bùi". (Động) Lấy đất lấp lỗ trống lại. ◇ Lễ Kí : "Trập trùng bùi hộ" (Nguyệt lệnh ) Trùng ngủ đông lấp đất cửa hang.
5. Một âm là "hoại" § Một dạng viết của "hoại" .
6. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngói mộc.
② Một âm là bùi. Lấy đất lấp lỗ hang lại.
③ Tường vách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp thêm vào — Các âm khác là Nhưỡng, Phôi, Hoại.

hoài

giản thể

Từ điển phổ thông

tồi, kém, xấu, hư, hỏng, ung

hoại

giản thể

Từ điển phổ thông

tồi, kém, xấu, hư, hỏng, ung

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Núi gò thấp.
2. (Danh) Tường, vách. ◇ Hán Thư : "Tạc phôi dĩ độn" (Dương Hùng truyện hạ ) Đục tường mà trốn.
3. (Danh) Khí cụ bằng đất hoặc ngói chưa nung. § Thông "phôi" .
4. Một âm là "bùi". (Động) Lấy đất lấp lỗ trống lại. ◇ Lễ Kí : "Trập trùng bùi hộ" (Nguyệt lệnh ) Trùng ngủ đông lấp đất cửa hang.
5. Một âm là "hoại" § Một dạng viết của "hoại" .
6. § Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu, không tốt: Người xấu việc dở; Khí hậu rất xấu;
② Hoại, hỏng, thối, hủy nát: Phá hoại; Xe đạp hỏng rồi; Làm hỏng rồi; Táo thối rồi;
③ Quá, hết sức: Tức quá; Bận quá, bận hết sức;
④ (văn) Thua.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết tắt của chữ Hoại .

Từ ghép 6

khôi

giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngói mộc
2. tường vách

Từ điển Thiều Chửu

① Ngói mộc.
② Một âm là bùi. Lấy đất lấp lỗ hang lại.
③ Tường vách.

nhưỡng

giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cách viết giản dị của chữ Nhưỡng — Các âm khác là Bùi, Phô, Hoại. Xem các âm này.

phôi

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Núi gò thấp.
2. (Danh) Tường, vách. ◇ Hán Thư : "Tạc phôi dĩ độn" (Dương Hùng truyện hạ ) Đục tường mà trốn.
3. (Danh) Khí cụ bằng đất hoặc ngói chưa nung. § Thông "phôi" .
4. Một âm là "bùi". (Động) Lấy đất lấp lỗ trống lại. ◇ Lễ Kí : "Trập trùng bùi hộ" (Nguyệt lệnh ) Trùng ngủ đông lấp đất cửa hang.
5. Một âm là "hoại" § Một dạng viết của "hoại" .
6. § Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Như ;
② Núi đất một tầng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đồ gốm chưa nung;
② Mộc: Gạch mộc; Vải mộc; Đồ gỗ mộc; Tấm the mộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ nặn bằng đất chưa đem nung — Các âm khác là Bùi, Hoại, Nhưỡng. Xem các âm này.
sanh, thang, đang, đương
chēng ㄔㄥ, dāng ㄉㄤ, tāng ㄊㄤ

sanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái chảo rán

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ trang sức đeo tai của phụ nữ. ◇ Bắc sử : "Đầu đái kim bảo hoa quan, bị chân châu anh lạc, túc lí cách tỉ, nhĩ huyền kim đang" , , , (Chân Lạp truyện ).
2. (Trạng thanh) "Lang đang" leng keng, loong coong. $ Cũng viết là "lang đang" . ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ thính đắc đang địa nhất thanh hưởng, chánh xạ tại bối hậu hộ tâm kính thượng" , (Đệ lục thập tứ hồi) Chỉ nghe một tiếng "keng" thì mũi tên bắn vào tấm hộ tâm kính ở sau lưng.
3. Một âm là "sanh". (Danh) Ngày xưa, chỉ cái nồi có tai và chân. ◇ Tô Thức : "Chiết cước sanh biên ổi đạm chúc, Khúc chi tang hạ ẩm li bôi" , (Tống Liễu Nghi Sư ).
4. (Danh) Một khí cụ thời xưa có ba chân, làm bằng kim loại hoặc gốm sứ. Thường dùng để đựng trà hoặc rượu. ◎ Như: "trà sanh" chõ trà, "dược sanh" sanh thuốc. ◇ Quán Hưu : "Trà phích kim sanh khoái, Tùng hương ngọc lộ hàm" , (Hòa Mao học sĩ xá nhân tảo xuân ).
5. (Danh) Ngày nay chỉ cái nồi nông, đáy bằng, dùng để xào nấu.
6. Một âm là "thang". (Danh) Một loại trống đồng nhỏ. ◇ Khuất Đại Quân : "Việt chi tục, phàm ngộ gia lễ, tất dụng đồng cổ dĩ tiết nhạc. (...) Kì tiểu giả viết thang, đại cận ngũ lục thốn" , , . (...) , (Quảng Đông tân ngữ , Khí ngữ , Đồng cổ ).
7. (Danh) Tên một binh khí thời xưa, hình bán nguyệt, có cán.

Từ điển Thiều Chửu

① Lang đang cái khóa.
② Một âm là sanh. Cái chõ có chân.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Cái) xanh, chõ có chân (đúc bằng gang). Xem [dang].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nồi bằng đồng có ba chân. Như chữ Sanh — Một âm là Đương. Xem Đương.

thang

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ trang sức đeo tai của phụ nữ. ◇ Bắc sử : "Đầu đái kim bảo hoa quan, bị chân châu anh lạc, túc lí cách tỉ, nhĩ huyền kim đang" , , , (Chân Lạp truyện ).
2. (Trạng thanh) "Lang đang" leng keng, loong coong. $ Cũng viết là "lang đang" . ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ thính đắc đang địa nhất thanh hưởng, chánh xạ tại bối hậu hộ tâm kính thượng" , (Đệ lục thập tứ hồi) Chỉ nghe một tiếng "keng" thì mũi tên bắn vào tấm hộ tâm kính ở sau lưng.
3. Một âm là "sanh". (Danh) Ngày xưa, chỉ cái nồi có tai và chân. ◇ Tô Thức : "Chiết cước sanh biên ổi đạm chúc, Khúc chi tang hạ ẩm li bôi" , (Tống Liễu Nghi Sư ).
4. (Danh) Một khí cụ thời xưa có ba chân, làm bằng kim loại hoặc gốm sứ. Thường dùng để đựng trà hoặc rượu. ◎ Như: "trà sanh" chõ trà, "dược sanh" sanh thuốc. ◇ Quán Hưu : "Trà phích kim sanh khoái, Tùng hương ngọc lộ hàm" , (Hòa Mao học sĩ xá nhân tảo xuân ).
5. (Danh) Ngày nay chỉ cái nồi nông, đáy bằng, dùng để xào nấu.
6. Một âm là "thang". (Danh) Một loại trống đồng nhỏ. ◇ Khuất Đại Quân : "Việt chi tục, phàm ngộ gia lễ, tất dụng đồng cổ dĩ tiết nhạc. (...) Kì tiểu giả viết thang, đại cận ngũ lục thốn" , , . (...) , (Quảng Đông tân ngữ , Khí ngữ , Đồng cổ ).
7. (Danh) Tên một binh khí thời xưa, hình bán nguyệt, có cán.

đang

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: lang đang ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ trang sức đeo tai của phụ nữ. ◇ Bắc sử : "Đầu đái kim bảo hoa quan, bị chân châu anh lạc, túc lí cách tỉ, nhĩ huyền kim đang" , , , (Chân Lạp truyện ).
2. (Trạng thanh) "Lang đang" leng keng, loong coong. $ Cũng viết là "lang đang" . ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ thính đắc đang địa nhất thanh hưởng, chánh xạ tại bối hậu hộ tâm kính thượng" , (Đệ lục thập tứ hồi) Chỉ nghe một tiếng "keng" thì mũi tên bắn vào tấm hộ tâm kính ở sau lưng.
3. Một âm là "sanh". (Danh) Ngày xưa, chỉ cái nồi có tai và chân. ◇ Tô Thức : "Chiết cước sanh biên ổi đạm chúc, Khúc chi tang hạ ẩm li bôi" , (Tống Liễu Nghi Sư ).
4. (Danh) Một khí cụ thời xưa có ba chân, làm bằng kim loại hoặc gốm sứ. Thường dùng để đựng trà hoặc rượu. ◎ Như: "trà sanh" chõ trà, "dược sanh" sanh thuốc. ◇ Quán Hưu : "Trà phích kim sanh khoái, Tùng hương ngọc lộ hàm" , (Hòa Mao học sĩ xá nhân tảo xuân ).
5. (Danh) Ngày nay chỉ cái nồi nông, đáy bằng, dùng để xào nấu.
6. Một âm là "thang". (Danh) Một loại trống đồng nhỏ. ◇ Khuất Đại Quân : "Việt chi tục, phàm ngộ gia lễ, tất dụng đồng cổ dĩ tiết nhạc. (...) Kì tiểu giả viết thang, đại cận ngũ lục thốn" , , . (...) , (Quảng Đông tân ngữ , Khí ngữ , Đồng cổ ).
7. (Danh) Tên một binh khí thời xưa, hình bán nguyệt, có cán.

Từ điển Thiều Chửu

① Lang đang cái khóa.
② Một âm là sanh. Cái chõ có chân.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thanh) Leng keng, loong coong, kinh coong. Xem [cheng].

Từ ghép 1

đương

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại nồi có chân, dùng để nấu ăn.

Từ điển trích dẫn

1. Công cụ hữu hiệu. ◇ Tấn Thư : "Lương công chi tu lợi khí" (Vương Nhung truyện ) Thợ giỏi cần dùng công cụ hữu hiệu.
2. Binh khí sắc bén. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Thân biên thường đái hữu lợi khí" (Quyển tam thập lục) Bên mình thường mang theo binh khí sắc bén.
3. Sự vật có lợi cho quốc gia. ◇ Đạo Đức Kinh : "Quốc chi lợi khí, bất khả dĩ thị nhân" , (Chương 58) Sự vật có lợi cho quốc gia, không thể để cho người ta thấy.
4. Binh quyền.
5. Tỉ dụ bậc anh tài. ◇ Hậu Hán Thư : "Bất ngộ bàn căn thác tiết, hà dĩ biệt lợi khí hồ?" , (Ngu Hủ truyện ) Không gặp cây thân rễ cong queo cành nhánh xiên xẹo (sự tình khó khăn phức tạp), thì lấy gì mà nhận ra khí cụ sắc bén (bậc có chân tài)?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật sắc bén. Dao sắc — Dụng cụ rất tốt để làm việc gì.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.