Từ điển trích dẫn

1. Thân thích bên nội (tức là có cùng một họ) ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tự nhiên giá vãn thân hữu lai vãng bất tuyệt, hạnh đắc kỉ cá nội thân chiếu ứng" , (Đệ nhất nhất nhất hồi) Đêm ấy, tất nhiên là bà con bạn hữu qua lại không ngớt, may được mấy người bà con bên nội đến giúp đỡ lo liệu.
2. Mẫu thân. ◇ Câu Đạo Hưng : "Tích hữu Phiền Liêu chí hiếu, nội thân tảo vong, kế sự hậu mẫu" , , (Sưu thần kí ) Xưa có Phiền Liêu rất có hiếu, mẹ mất sớm, tiếp tục thờ mẹ kế.
3. Gọi chung thân thích bên vợ. ◎ Như: "nội huynh đệ" , "liên khâm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ hàng về đằng cha. Họ nội.

giới thiệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

giới thiệu

Từ điển trích dẫn

1. Truyền lời, truyền tiếp lời đi cho mọi người cùng biết. § Ngày xưa, người truyền lời khách chủ gọi là "giới" ; "thiệu" nghĩa là: kế theo, tiếp tục. ◇ Lễ Kí : "Giới thiệu nhi truyền mệnh" (Sính nghĩa ).
2. Đứng giữa mà giao tiếp với hai bên, làm cho hai bên quen biết nhau, làm cho có quan hệ. ◇ La Đại Kinh : "Nam Hiên vị chi giới thiệu, sổ nguyệt nãi đắc kiến" , (Hạc lâm ngọc lộ , Quyển ngũ) Nam Hiên giới thiệu cho người ấy, vài tháng thì được gặp mặt.
3. Đưa ra hoặc đem lại người mới hoặc sự vật mới. ◎ Như: "tha chánh tại giới thiệu nhất chủng tân sản phẩm" .
4. Làm cho hiểu rõ hoặc quen thuộc. ◎ Như: "giới thiệu kinh nghiệm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng giữa mà giao tiếp với hai bên, làm cho hai bên quen biết nhau.

Từ điển trích dẫn

1. Khí cụ dùng cho nghi vệ. § Ngày xưa, vua quan ra ngoài, có lính hộ vệ mang cờ xí, lọng quạt, vũ khí. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tự thử dũ gia kiêu hoạnh, tự hiệu vi Thượng phụ, xuất nhập tiếm thiên tử nghi trượng" , , (Đệ bát hồi) (Đổng Trác) từ bấy giờ lại càng kiêu căng, tự xưng là Thượng phụ, ra vào lấn dùng nghi vệ thiên tử.
2. Binh lính làm nghi vệ cho vua quan. ◇ Tân Đường Thư : "Nghi trượng giảm bán" (Nghi vệ chí thượng ) Quân làm nghi vệ giảm xuống một nửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Các đồ vật bày lên để thờ. Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có câu: » Cả hàng tổng, hoặc nơi trọng văn học thì cả hàng tỉnh phải đem đồ nghi trượng sự thần đi rước «.

Từ điển trích dẫn

1. Căn phòng của vị trụ trì trong một ngôi chùa. § Ghi chú: "Duy-Ma-Cật sở thuyết kinh" nói cư sĩ Duy-Ma-Cật tu hành trong một căn phòng một trượng vuông, mà dung lượng vô hạn. Sau gọi "phương trượng" là nơi trụ trì trong một ngôi chùa. ◇ Thủy hử truyện : "Giá cá đại tự như hà bại lạc đắc nhẫm địa? Trực nhập phương trượng tiền khán thì, chỉ kiến mãn địa đô thị yến tử phẩn" ? , 滿 (Đệ lục hồi) Ngôi chùa lớn sao mà đổ nát thế này? Đi thẳng vào phương trượng thì chỉ thấy mặt đất đầy cứt chim én.
2. Vị trụ trì của một ngôi chùa. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Bần tăng (...) hậu tại kinh sư Báo Quốc tự tố phương trượng" (...) (Đệ tam thập bát hồi) Bần tăng (...) sau làm phương trượng ở chùa Báo Quốc tại kinh sư.
3. Danh hiệu của một Thượng tọa trong một Thiền viện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một trượng vuông. Đơn vị diện tích thời cổ — Chỉ chỗ ngồi của vị vua sư trụ trì ngôi chùa. Do tích ở Tây vực xưa có vị cư sĩ là Duy Ma, ngồi trong ngôi nhà bằng đá, vuông vức một trượng, để tu niệm. Cũng chỉ vị sư trụ trì một ngôi chùa — Còn có nghĩa là phòng ở trong chùa, làm chỗ tiếp khách thập phương. Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có câu: » Có chỗ để khách khứa ngồi chơi, gọi là phương trượng «.

Từ điển trích dẫn

1. Kế thừa ngay sau, tiếp tục.
2. Không qua trung gian. § Tương đối với "gián tiếp" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp thẳng, không qua trung gian nào.

sinh hoạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Sống, sinh tồn. ◇ Mạnh Tử : "Dân phi thủy hỏa bất sanh hoạt" (Tận tâm thượng ).
2. Phiếm chỉ tình huống, cảnh ngộ ăn uống, chỗ ở, v.v. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Trượng phu nhật cần canh giá, phụ nữ dạ sự tích chức, tư cộng sanh hoạt, ứng đương quan ti dao dịch" , , , (Chu sử , Quyển thượng).
3. Vật phẩm, đồ dùng. ◇ Ngô Tăng : "(Đồng Quán) phụng chỉ sai vãng Giang nam đẳng lộ, kế trí Cảnh Linh Cung tài liệu; tục sai vãng Hàng Châu, chế tạo ngự tiền sanh hoạt" (), ; , (Năng cải trai mạn lục , Kí sự nhất ).
4. Sinh kế, làm ăn. ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Kì gia huynh đệ tứ nhân. Đại huynh tiểu đệ giai cần sự sanh nghiệp. Kì nhị đệ danh Thiên, giao du ác hữu, bất sự sanh hoạt" . . , , (Pháp uyển châu lâm , Nghi thành dân ).
5. Công việc, công tác. ◇ Thủy hử truyện : "Sư phụ ổn tiện. Tiểu nhân cản sấn ta sanh hoạt, bất cập tương bồi" 便. , (Đệ tứ hồi) Xin sư phụ cứ tự nhiên. Tôi còn công việc phải làm gấp cho xong, không tiếp rượu với sư phụ được.
6. Sinh trưởng. ◇ Đỗ Mục : "Thư quyết kì căn hĩ, miêu khứ kì tú hĩ, bất xâm bất đố, sanh hoạt tự như" , , , (Tế thành hoàng thần kì vũ văn , Chi nhị ).
7. Tốn kém, tiêu dùng cho đời sống. ◎ Như: "sanh hoạt thái cao" .
8. Một tên chỉ cái bút. ◇ Lê Sĩ Hoành : "Cam Châu nhân vị bút viết sanh hoạt" (Nhân thứ đường bút kí ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống ( trái với chết ) — Làm việc để sống.

Từ điển trích dẫn

1. Thừa kế người trước mà người sau tiếp tục sự nghiệp truyền lại. ◇ Vương Sưởng : "Văn Đoan Công lịch nhậm phong cương, vãn quy đài các, tuế lịch ngũ thập dư tải, thừa tiên khải hậu, tam đại bình chương, sử sách sở hãn cấu dã" , , , , , (Hồ hải thi truyện , Duẫn Kế Thiện ).
hỏa, khõa, khỏa
huǒ ㄏㄨㄛˇ

hỏa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhiều: Thu được nhiều lợi ích;
② Như [huô].

Từ ghép 2

khõa

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều.
Tục gọi những người cùng giúp việc kiếm ăn với mình là khõa kế .

khỏa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhiều

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều. ◎ Như: "hoạch ích thậm khỏa" thu được nhiều lợi ích.
2. (Danh) Đồng bạn, người cùng làm chung việc hoặc ở trong cùng một tổ chức. ◎ Như: "đồng khỏa" đồng bạn.
3. (Danh) Bè đảng, nhóm đông người tụ tập. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã kim tu nhất phong thư dữ huynh trưởng khứ đầu na lí nhập khỏa, như hà?" , (Đệ thập nhất hồi) Nay tôi viết một phong thư gửi huynh trưởng đến đó nhập bọn, có được không?
4. (Danh) Ngày xưa, chỉ người làm công trong tiệm buôn. ◎ Như: "khỏa kế" người làm thuê.
5. (Danh) Lượng từ: bọn, lũ, tốp, toán. ◎ Như: "lưỡng khỏa nhân" hai tốp người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhiều: Thu được nhiều lợi ích;
② Như [huô].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều.

Từ ghép 2

tự, tựa
shì ㄕˋ, sì ㄙˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

như, giống như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giống, như. ◎ Như: "tương tự" giống như. ◇ Lí Dục : "Vấn quân năng hữu kỉ đa sầu? Kháp tự nhất giang xuân thủy hướng đông lưu" ? (Xuân hoa thu nguyệt hà thì liễu từ ) Hỏi bạn có được bao nhiêu là buồn? Cũng giống như nước con sông mùa xuân chảy về đông.
2. (Động) Kế tự, nối tiếp. § Thông "tự" . ◇ Thi Kinh : "Tự tục tỉ tổ" (Tiểu nhã , Tư can ) Tiếp tục công nghiệp của tổ tiên.
3. (Động) Đưa cho, cấp cho. ◇ Giả Đảo : "Kim nhật bả tự quân, Thùy vi bất bình sự?" , (Kiếm khách ) Hôm nay đem (gươm) cho anh, Ai gây nên chuyện bất bình?
4. (Phó) Hình như, cơ hồ, có vẻ. ◎ Như: "tự hồ" hình như, "tự thị nhi phi" có vẻ đúng mà lại sai.
5. (Giới) Hơn. ◎ Như: "nhất thiên hảo tự nhất thiên" mỗi ngày một tốt đẹp hơn lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Giống như.
② Con cháu, cùng nghĩa như chữ tự .
③ Hầu hạ.
④ Tựa như (lời nói chưa quyết hẳn).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giống như, giống, như: Gần như, giống như; Như đúng mà lại là sai;
② Hình như, tựa hồ, có lẽ: Có lẽ cần phải nghiên cứu lại; Hình như có quen nhau. 【】tự hồ [sìhu] Tựa như, giống như, dường như: , Bức tranh này dường như có trông thấy đâu đây, bây giờ nhớ chẳng ra;
③ Hơn: Đời sống của nhân dân mỗi ngày một tốt hơn (ngày càng tốt hơn). Xem [shì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống như. Td: Tương tự — Tên người, tức Nguyễn Huy Tự, 1743-1790, người xã Lai thạch huyện Can lộc tỉnh Hà Tĩnh, đậu Hương cống năm 1759, làm quan tới chức Đốc đông đời Lê Hiển Tông, được tập tước Nhạc đình Bá. Tác phẩm chữ Nôm có Hoa Tiên truyện .

Từ ghép 3

tựa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Giống như. Xem [sì].
tiếp
jiē ㄐㄧㄝ

tiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếp tục, nối tiếp, tiếp theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Liền, hai đầu liền nhau. ◎ Như: "giao đầu tiếp nhĩ" kề đầu sát tai (ghé đầu nói thì thầm).
2. (Động) Gặp gỡ, qua lại, hội họp, chiêu đãi. ◎ Như: "tiếp hợp" hội họp thương lượng. ◇ Sử Kí : "Nhập tắc dữ vương đồ nghị quốc sự, dĩ xuất hiệu lệnh; xuất tắc tiếp ngộ tân khách, ứng đối chư hầu" , ; , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Vào triều thì cùng vua bàn tính việc nước, ban hành các hiệu lệnh; ra thì tiếp đãi tân khách, ứng đối với chư hầu.
3. (Động) Nối theo, liên tục. ◎ Như: "tiếp thủ" nối tay làm, "tiếp biện" nối sau liệu biện, "tiếp chủng nhi chí" nối gót mà đến.
4. (Động) Đón, đón rước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Yên thân tự nghênh tiếp, thưởng lao quân sĩ" , (Đệ nhất hồi ) Lưu Yên thân ra đón tiếp, khao thưởng quân sĩ.
5. (Động) Đương lấy, đỡ lấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại tự hạ mã tiếp thổ điền khanh" (Đệ thập thất hồi) Rồi tự xuống ngựa đỡ lấy đất để lấp hố.
6. (Động) Thu nhận. ◎ Như: "tiếp thư" nhận thư.
7. (Động) Ở gần. ◎ Như: "tiếp cận" gần gũi.
8. (Tính) Nhanh nhẹn. § Thông "tiệp" . ◇ Tuân Tử : "Tiên sự lự sự vị chi tiếp" (Đại lược ) Lo liệu sự việc trước khi sự việc xảy ra, thế gọi là nhanh nhẹn.
9. (Danh) Họ "Tiếp".

Từ điển Thiều Chửu

① Liền, hai đầu liền nhau gọi là tiếp.
② Hội họp, như tiếp hợp hội họp chuyện trò, trực tiếp thẳng tiếp với người nghĩa là mình đến tận mặt tận nơi mà giao tiếp, gián tiếp xen tiếp, nghĩa là lại cách một từng nữa mới tiếp được ý kiến nhau.
③ Nối tiếp, như tiếp thủ nối tay làm, tiếp biện nối sau liệu biện. Công việc nhiều quá, không thể làm kiêm được cả gọi là ứng tiếp bất hạ ứng tiếp chẳng rồi.
④ Liền noi, như tiếp chủng nhi chí nối gót mà đến.
⑤ Tiếp đãi, như nghênh tiếp .
⑥ Thấy.
⑦ Gần.
⑧ Nhận được.
⑨ Trói tay.
⑩ Chóng vội.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Ở) gần, cạnh, bên cạnh, giáp nhau: Gần gũi;
② Nối, nối tiếp, nối liền, ghép, chắp: Nối sợi; Nối tay nhau; Nối gót mà đến; Ghép hai tấm ván;
③ Đỡ lấy, nhận, hứng: Đỡ lấy quyển sách này; Nhận bóng; Hứng nước mưa;
④ Nhận, tiếp nhận: Nhận được thư;
⑤ Đón, đón tiếp: Đến nhà ga đón khách;
⑥ Tiếp (theo), tiếp tục: Anh ấy nói tiếp;
⑦ Thay: ? Ai thay ca cho anh?;
⑧ (văn) Nhanh nhẹn (dùng như ): Nghĩ ngợi sự việc trước khi sự việc xảy ra gọi là nhanh nhạy (Tuân tử: Đại lược);
⑨ [Jie] (Họ) Tiếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giáp liền. Td: Tiếp giáp — Nối liền. Td: Tiếp tục — Đón nhận. Td: Tiếp thư — Hội họp.

Từ ghép 55

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.