tang, táng, tảng
zāng ㄗㄤ, zǎng ㄗㄤˇ

tang

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dơ, bẩn. ◎ Như: "hựu tảng hựu phá đích y phục" quần áo vừa dơ dáy vừa rách rưới.
2. (Tính) Thô lỗ, thiếu nhã nhặn. ◎ Như: "tảng thoại" chuyện thô tục.
3. (Động) Làm cho ô uế, làm dơ bẩn. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Cha nhất lai thị vi hành hảo, nhị lai dã phạ tảng liễu ngã đích điếm" , (Đệ tam hồi).
4. § Còn đọc là "tang".

táng

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Bẩn: Bẩn thỉu; Vải màu nhạt dễ bẩn. Xem [zàng].

tảng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. (xem: khảng tảng )
2. bẩn thỉu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dơ, bẩn. ◎ Như: "hựu tảng hựu phá đích y phục" quần áo vừa dơ dáy vừa rách rưới.
2. (Tính) Thô lỗ, thiếu nhã nhặn. ◎ Như: "tảng thoại" chuyện thô tục.
3. (Động) Làm cho ô uế, làm dơ bẩn. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Cha nhất lai thị vi hành hảo, nhị lai dã phạ tảng liễu ngã đích điếm" , (Đệ tam hồi).
4. § Còn đọc là "tang".

Từ điển Thiều Chửu

① Khảng tảng mình mẩy béo mập.
Tục dùng làm tiếng gọi sự dơ bẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bẩn: Bẩn thỉu; Vải màu nhạt dễ bẩn. Xem [zàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dơ bẩn. Cáu gét. Đóng bụi đất.

Từ ghép 2

khiêu, nghiêu
qiāo ㄑㄧㄠ, qiào ㄑㄧㄠˋ

khiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cất chân lên, giơ chân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhấc lên, giơ lên. ◎ Như: "khiêu cước" nhón chân, "khiêu khởi đại mẫu chỉ xưng tán" giơ ngón tay cái khen ngợi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lí Thập nhi tọa tại ỷ tử thượng, khiêu trước nhất chích thối" , (Đệ cửu thập cửu hồi) Lí Thập ngồi trên ghế, vắt một chân lên (vắt chân chữ ngũ).
2. (Động) Chết. ◎ Như: tục gọi "khiêu biện tử" là chết.
3. (Danh) Cây cà khẹo, một thứ cây gỗ gắn vào chân để nhảy múa trong hí kịch truyền thống Trung Quốc. ◎ Như: "khiêu công" tiết mục đi cà khẹo.
4. (Danh) "Khiêu khiêu bản" cầu ván bấp bênh (trò chơi của trẻ con gồm tấm ván dài giữa có trục, hai đầu có chỗ ngồi, làm cho lên xuống).
5. § Ghi chú: Cũng đọc là "nghiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Cất chân, giơ chân lên. Cũng đọc là nghiêu.

nghiêu

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cất... lên, nhón... lên: Nhón chân lên; Cà kheo;
② Giơ ra, đưa ra: Giơ ngón tay cái ra khen ngợi;
③ Cà kheo.

bất quá

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không hơn, chỉ có

Từ điển trích dẫn

1. Không sai lầm. ◇ Dịch Kinh : "Thiên địa dĩ thuận động, cố nhật nguyệt bất quá" , (Dự quái ) Trời đất thuận theo tính chất của mọi vật mà hành động, cho nên mặt trời mặt trăng xoay chuyển không sai trật.
2. Không hơn, không vượt qua, chẳng quá. ◇ Sử Kí : "Độ đạo lí hội ngộ chi lễ tất, hoàn, bất quá tam thập nhật" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Tính đường đi về cùng hội họp, chẳng quá ba mươi ngày.
3. Không được, không thông, bị trở ngại. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vượng nhi kiến giá thoại, tri đạo cương tài đích thoại dĩ kinh tẩu liễu phong liễu, liệu trứ man bất quá, tiện hựu quỵ hồi đạo" , , , 便 (Đệ lục thập thất hồi) Vượng nhi nghe nói thế, biết là câu chuyện vừa rồi đã bị lộ, có giấu cũng không nổi, liền quỳ xuống nói.
4. Không tới nơi, không vào trong.
5. Hết sức, cực kì (dùng sau động từ hoặc hình dung từ, biểu thị mức độ cao). ◇ Nho lâm ngoại sử : "Cứu cánh dã thị cá tục khí bất quá đích nhân" (Đệ thập hồi) Rốt cuộc đó là một kẻ thô bỉ hết sức.
6. Chỉ, chỉ có.
7. Chỉ cần.
8. Nhưng mà, song. ◎ Như: "thân thể hảo, bất quá vị khẩu bất hảo" , người thì khỏe, nhưng ăn không ngon miệng.
9. Một tên khác của "đường lang" con bọ ngựa.

thừa tự

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Trong thời đại phong kiến, tước vị có thể truyền lại cho con cháu, gọi là "thừa tự" . § Cũng gọi là "thế tập" .
2. Thừa kế tài sản hoặc sự nghiệp của tiên nhân. § Cũng gọi là "kế thừa" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hoàng đế thừa tự, hải nội trắc vọng" , (Đệ tứ hồi) Hoàng đế nối ngôi, bốn bể trông mong.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nối dõi dòng họ để tiếp tục việc thờ cúng tổ tiên.

Từ điển trích dẫn

1. Sa vào cảnh đê hèn, xấu xa, khổ sở. ◇ Tây du kí 西: "Ngã nãi thị Thiên Bồng nguyên súy, chỉ nhân tội phạm thiên điều, đọa lạc hạ thế, hạnh kim quy chánh vi tăng" , , , (Đệ nhị thập cửu hồi) Tôi chính là Thiên Bồng nguyên soái, chỉ vì phạm tội luật trời mà sa vào cảnh xấu xa trần tục, may mắn nay trở về đường chánh làm thầy tu.
2. Suy lạc, linh lạc.
3. Rơi rụng. ◇ Hán Thư : "Kim văn bệ hạ xuân thu vị mãn tứ thập, xỉ phát đọa lạc" 滿, (Tuyên Nguyên lục vương truyện ) Nay nghe bệ hạ tuổi trời chưa đầy bốn chục, răng tóc rơi rụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngã xuống, rơi xuống, chỉ sự xa ngã vào tội lỗi xấu xa. Cũng có nghĩa như Trụy lạc.

Từ điển trích dẫn

1. Rớt đầy xuống, ròng ròng. § Cũng nói là "tốc địa" . ◇ Lão tàn du kí : "Thụ thượng tàn diệp tốc tốc lạc địa" (Đệ bát hồi) Trên cây lá tàn ào ào rơi xuống đất. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khán liễu nhất hồi, bất giác đắc tốc tốc lệ hạ" , (Đệ bát thập thất hồi) Xem một lúc, bất giác nước mắt chảy ròng ròng.
2. (Trạng thanh) Xào xạc, sột soạt (tiếng động nhỏ liên tục). ◇ Thủy hử truyện : "San biên trúc đằng lí, tốc tốc địa hưởng, thưởng xuất nhất điều điếu dũng đại tiểu tuyết hoa dã tự xà lai" , , (Đệ nhất hồi) Ở trong bụi trúc bên núi, đang kêu sột soạt, bỗng ló ra một con rắn đốm trắng to bằng cái thùng.
lương
liáng ㄌㄧㄤˊ

lương

phồn thể

Từ điển phổ thông

cơm, lương thực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn thuộc loại ngũ cốc, lương ăn. ◎ Như: "can lương" lương khô.
2. (Danh) Các vật dùng trong quân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô đệ Viên Thuật tổng đốc lương thảo, ứng phó chư doanh, vô sử hữu khuyết" , , 使 (Đệ ngũ hồi) Em ta là Viên Thuật, coi việc lương thảo, ứng cấp các trại không được thiếu thốn.
3. (Danh) Thuế ruộng. § Tục viết là . ◎ Như: "nạp lương" thu thuế ruộng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thức ăn, lương ăn. Thức ăn lúc đi đường gọi là lương , lúc ở ngay nhà gọi là thực . Nay gọi các vật dùng trong quân là lương.
② Thuế ruộng, tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lương, lương thực, thức ăn: Lương khô; Lương thực thừa;
② Thuế ruộng, thuế nông nghiệp (bằng lương thực): Đóng thuế nông nghiệp, làm nghĩa vụ lương thực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung các loại lúa gạo để ăn — Cũng chỉ thuế ruộng — Lúa gạo cấp cho quan lại, binh lính.

Từ ghép 15

sát
shā ㄕㄚ, shà ㄕㄚˋ

sát

phồn thể

Từ điển phổ thông

giết chết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hung thần. ◎ Như: "hung sát" thần hung ác.
2. (Danh) § Xem "hồi sát" .
3. (Phó) Rất, hết sức, cực, thậm. ◎ Như: "sát phí khổ tâm" mất rất nhiều tâm sức, nát tim nát óc.
4. (Phó) Nào, gì. § Tương đương với "hà" , "thập ma" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá thị thập ma ái vật nhi, hữu sát dụng ni?" , (Đệ lục hồi) Vật đó là cái gì, nó dùng làm gì vậy?
5. (Động) Giết. § Cũng như "sát" .
6. (Động) Dừng lại, đình chỉ. ◎ Như: "sát xa" ngừng xe. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Thoa tại đình ngoại thính kiến thuyết thoại, tiện sát trụ cước, vãng lí tế thính" , 便, (Đệ nhị thập thất hồi) Bảo Thoa ở phía ngoài đình nghe thấy tiếng nói chuyện, bèn dừng chân, lắng tai nghe.

Từ điển Thiều Chửu

Tục dùng như chữ sát . Các hung thần đều gọi là sát.
② Lấy ngày kẻ chết mà tính xem đến ngày nào hồn về gọi là quy sát .
③ Thu sát thu thúc lại.
④ Rất, như sát phí kinh doanh kinh doanh rất khó nhọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rất, rất nhiều (đặt trước hoặc sau động từ, hình dung từ để làm bổ ngữ hoặc trạng ngữ, biểu thị mức độ cao): Núi vô số, khói muôn làn, làm cho những nhân vật ở ngọc đường (viện hàm lâm) vô cùng khốn khổ (Châu Liêm Tú: Thọ Dương khúc). 【】sát phí khổ tâm [shàfèi kưxin] Nát tim nát óc, mất rất nhiều tâm sức. Cv. , ;
② Hung thần: Sát khí; Rất hung dữ. Xem [sha].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dừng lại, chấm dứt, ngừng, khóa: Dừng chân; Khóa sổ;
② Buộc chặt, thắt chặt lại, thúc lại: Thắt chặt dây lưng; Thu thúc lại;
③ Như [sha] nghĩa ③

⑥. Xem [shà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm bị thương, làm tổn hại tới thân thể người khác — Vị hung thần — Rất. Lắm — Thâu tóm lại. Xem Sát bút.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Cách nói lưu truyền trong dân gian. ◇ Văn minh tiểu sử : "Nguyên lai Lao Hàng Giới tự đáo liễu Hương Cảng, tại Cảng đốc na lí quải liễu hào, quản lí tố tụng đẳng sự, tục ngữ tựu khiếu tác luật sư" , , , (Đệ tứ ngũ hồi).
2. Câu nói sẵn (có ý nghĩa) thường dùng trong dân gian. ◇ Lão tàn du kí : "Kí thị một tài đích giá môn thiểu, tục ngữ thuyết đích hảo, "Vật dĩ hi vi quý", khởi bất thị một tài đích đáo thành liễu bảo bối liễu ma?" , , "", ? (Đệ thập tam hồi).
3. Tiếng địa phương (phương ngôn), thổ ngữ. ◇ Lưu Tri Cơ : "Sở dĩ Tấn Sở phương ngôn, Tề Lỗ tục ngữ, lục kinh chư tử tái chi đa hĩ" , , (Sử thông , Tạp thuyết trung ).
4. Chỉ cách gọi theo thói quen (ở một nơi chốn nào đó). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá sảnh thượng dã hữu nhất biển, đề trước "Phụ nhân dụ đức" tứ tự; gia hạ tục ngữ giai khiếu tác "Nghị sự sảnh" nhi" , ""; "" (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Nhà này cũng có cái biển đề bốn chữ "Phụ nhân dụ đức" (giúp nhân khuyên đức); người trong nhà thường chỉ quen gọi là "nhà bàn việc".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Câu nói có từ lâu đời.
tông, tống
zòng ㄗㄨㄥˋ

tông

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tông .

tống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bánh bột nếp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh gạo nếp. ◎ Như: "tống tử" bánh chưng, bánh tét, bánh ú. ◇ Thủy hử truyện : "Tiểu lâu la bả Tống Giang khổn tố tống tử tương tự" (Đệ tam thập nhị hồi) Lũ lâu la đem Tống Giang trói lại như cái bánh tét.
2. § Cũng viết là "tống" .

Từ điển Thiều Chửu

Tục dùng như chữ tống .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem

Từ điển Trần Văn Chánh

Bánh bột nếp.【】tống tử [zòngzi] Bánh chưng, bánh tét, bánh ú.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bánh nếp.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.