chiêu, thiều
zhāo ㄓㄠ

chiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sáng sủa, rõ rệt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sáng sủa.
2. (Tính) Rõ rệt. ◎ Như: "chiêu chương" rõ rệt, "thiên lí chiêu chiêu" lẽ trời rành rành.
3. (Động) Tỏ rõ, làm sáng tỏ, hiển dương. ◎ Như: "chiêu tuyết" làm tỏ rõ nỗi oan, minh oan. ◇ Tả truyện : "Dĩ chiêu Chu công chi minh đức" (Định công tứ niên ) Để sáng tỏ minh đức Chu công.
4. (Danh) Ánh sáng. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Mục chi kiến dã tạ ư chiêu, tâm chi tri dã tạ ư lí" , (Thẩm phân lãm , Nhậm số ) Mắt thấy được là nhờ ở ánh sáng, tâm biết được là nhờ ở lí.
5. (Danh) Hàng "chiêu". § Trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, các đời thứ hai, tư và sáu thờ bên trái, gọi là hàng "chiêu" , các đời thứ ba, năm và bảy thờ bên phải gọi là hàng "mục" .
6. (Danh) Họ "Chiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng sủa, rõ rệt, như chiêu chương rõ rệt.
② Bộc bạch cho tỏ rõ ra, như chiêu tuyết bộc bạch nỗi oan của người ta ra cho mọi người đều biết.
③ Hàng chiêu, trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, ở bên trái là bệ thờ hàng chiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sáng sủa;
② Rõ rệt: Rõ rệt;
③ Bộc bạch: Bộc bạch nỗi oan;
④ [Zhao] (Họ) Chiêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Làm cho sáng tỏ, rõ ràng.

Từ ghép 7

thiều

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên người, tức Nguyễn Gia Thiều, 1741-1798, người làng Liễu ngạn, phủ Thuận thành tỉnh Bắc Ninh, con của Đạt Vũ Hầu Nguyễn Gia Cư và công chúa Quỳnh Liên, con gái chúa Trịnh Cương. Ông lần lượt giữ các chức Hiệu úy, Chỉ huy Thiêm sự, Tổng binh, Lưu thủ xứ Hưng hóa. Tuy dòng dõi quyền quý, nhưng ông không thích lợi danh, thường xin nghỉ về nhà để nghiên cứu tư tưởng Phật, Lão. Tác phẩm Hán văn có Ôn Như thi tập ( vì ông được phong tước Ôn Như Hầu ). Thơ Nôm có Tây hồ thi tập, Tứ trai thi tập, đặc biệt là cuốn Cung oán ngâm khúc — Xem Chiêu.
hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

nhan
yá ㄧㄚˊ, yán ㄧㄢˊ

nhan

phồn thể

Từ điển phổ thông

dáng mặt, vẻ mặt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trán. ◇ Sử Kí : "Long chuẩn nhi long nhan" (Cao Tổ bản kỉ ) Mũi cao trán rồng.
2. (Danh) Dáng mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "hòa nhan duyệt sắc" vẻ mặt vui hòa.
3. (Danh) Mặt, danh dự. ◎ Như: "vô nhan kiến nhân" không còn mặt mũi nào gặp người. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược ngoại nhân tri đạo, tổ tông nhan diện hà tại!" , (Đệ tam thập tam hồi) Nếu người ngoài biết thì tiếng tăm ông cha mình còn ra làm sao nữa!
4. (Danh) Màu sắc. ◎ Như: "ngũ nhan lục sắc" nhiều màu lắm sắc.
5. (Danh) Cái biển hay hoành phi trên môn đường.
6. (Danh) Họ "Nhan".

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng mặt. Như Kinh Thi nói: Nhan như ác đan dáng mặt đỏ như thoa son.
② Sắc mùi. Như nhan sắc sắc màu, sắc mặt, nhan liệu chất dùng để hồ màu, để vẽ ngoài mặt, v.v.
③ Chữ đề ở trên biển hay hoành phi cũng gọi là nhan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặt, vẻ mặt, mặt mày: Vẻ mặt tươi cười; Mặt mày dày dạn; Vẻ mặt đỏ như bôi son (Thi Kinh);
② Bộ mặt, uy tín;
③ Màu: Lắm màu lắm sắc;
④ Chữ đề trên biển (hay trên bức hoành phi);
⑤ [Yán] (Họ) Nhan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ trán, gần thái dương — Chỉ cái mặt, vẻ mặt — Chữ đề trên tấm bảng, trên đầu sách — Họ người — Tên người, tức Dương Đức Nhan, danh sĩ đời Lê, người xã Hà dương phủ Vĩnh bảo tỉnh Hải dương, bắc phần Việt Nam, đậu Tiến sĩ năm 1468, niên hiệu Quang thuận thứ 4 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Hình bộ Tả thị lang, tước Dương xuyên Hầu. Tác phẩm văn học có Tinh tuyển chư gia thi tập, gồm những bài thơ chữ Hán của các thi gia Việt Nam, đã được lựa lọc kĩ lưỡng.

Từ ghép 20

đống
dòng ㄉㄨㄥˋ

đống

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái cột

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột trụ chính trong nhà. ◎ Như: "đống lương" : (1) Rường cột. ◇ Trang Tử : "Phù ngưỡng nhi thị kì tế chi, tắc quyền khúc nhi bất khả dĩ vi đống lương" , (Nhân gian thế ) Ngẩng lên mà trông cành nhỏ của nó, thì khùng khoè mà không thể dùng làm rường cột. (2) Chỉ người có tài gánh vác việc nước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tử Long thân cố, quốc gia tổn nhất đống lương, ngô khứ nhất tí dã" , , (Đệ cửu thập thất hồi) Tử Long mất đi, nước nhà tổn mất một bậc lương đống, ta mất đi một cánh tay.
2. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng chỉ phòng ốc: tòa, ngôi, nóc. ◎ Như: "nhất đống phòng ốc" một ngôi nhà.

Từ điển Thiều Chửu

① Nóc mái, nóc là một cái cần nhất của một cái nhà, nên một cái nhà cũng gọi là nhất đống . Vật gì nhiều lắm gọi là hãn ngưu sung đống (mồ hôi trâu rui trên nóc).
② Người có tài gánh vác được việc quan trọng lớn cho nước (như tể tướng) gọi là đống lương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nóc (nhà);
② Trụ cột;
③ Tòa, ngôi, nóc (chỉ số nhà): Một tòa nhà (gác).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cột nhà — Đòn nóc nhà. Đòn dông — Tên người, tức Hồ Sĩ Đống, danh sĩ thời Lê mạt, sinh 1739, mất 1785, tự là Long Cát, hiệu là Long Phủ, dòng dõi Hồ Tôn Thốc, quê ở xã Hoàn Hậu huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1872, năm Cảnh Hưng thứ 3 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Thượng thư, tước Dao Đĩnh Hầu, sang sứ Trung Hoa năm 1777. Tác phẩm có Dao đình sứ tập và Hoa trình khiển hứng.

Từ ghép 5

khải
kǎi ㄎㄞˇ

khải

phồn thể

Từ điển phổ thông

vui vẻ, vui sướng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vui, mừng.
2. (Danh) Khúc nhạc quân thắng trận trở về tấu lên gọi là "khải" . § Thông "khải" .

Từ điển Thiều Chửu

① Vui.
② Khúc nhạc hát khi thắng trận về gọi là khải ca .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vui, sướng: Khúc hát khải hoàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn, bình thường — Vui vẻ — Dùng như chữ Khải — Tên người, tức Hoàng Sĩ Khải, danh sĩ đời Mạc, hiệu là Lãn Trai, người xã Lai Xá huyện Lang Tài tỉnh Bắc Ninh, đậu tiến sĩ năm 1544, niên hiệu Quảng Hòa thứ 4 đời Mạc Phúc Hải, làm quan tới Hộ bộ Thượng thư, tước Vịnh kiều hầu. Tác phẩm chữ Nôm có Sứ Bắc Quốc Ngữ Thi Tập. Sứ Trình Khúc, Tứ Thời Khúc, Tiểu Độc Lạc Phú.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Da ngựa ( thời cổ dùng để bọc thây tử sĩ ). Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn có câu: » Trượng phu thiên lí chí mã cách «. Bà Đoàn Thị Điểm dịch: » Chí làm trai dặm nhìn da ngựa bọc thây «. Mã cách lõa thi: Da ngựa bọc thây, cái chết của người nam nhi có chí khí ra đánh giặc, có chết thì lấy gia ngựa bọc thây chôn là đủ vậy. » Bọc da dù đến thân này, cũng đành tỏ chút tình ngay với người. « ( Hoa Tiên ). Mã cách: Da ngựa. Theo điển Mã Viện thời Đông Hán lĩnh chức Phục ba tướng quân từng có chiến công thu phục xứ Giao chỉ rồi lập trụ đồng để nêu giới hạn. Lại đánh dẹp bọn rợ Ngũ-khê-man khi già hơn 80 tuổi. Ông thường nói với bạn bè rằng kẻ trượng phu lập chí là: Khi khốn cùng nên có lòng kiên nhẫn, khi già nua nên bạo mạnh. Lại nói: Làm trai nên chết chốn sa trường biên ải, lấy da ngựa bọc thây chôn mới gọi là trai. Sau quả chết trong quân và được phong tước Tân tức hầu . » Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao « ( Chinh phụ ngâm ).
miên

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên cây, tức cây Đỗ trọng, dùng làm vị thuốc bắc — Tên người, tức Vũ Miên, danh sĩ đời Lê, sinh 1718 mất 1788 người xã Xuân lan huyện Lương tài tỉnh Bắc Ninh, bắc phần Việt Nam đậu tiến sĩ năm 1748, niên hiệu cảnh hưng thứ chín, đời Lê Hiến Tông. Làm quan tới Lại bộ Thị lang kiêm Quốc tử giám Tế tửu, và Quốc sử Tổng tài, tước Liên khê hầu, từng cùng Nguyên Hoàn và Lê Quý Đôn vâng mệnh Chúa Trịnh Sâm soạn bộ Đại Việt Sử kí Tục biên.

tiệp dư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiệp dư là chức cao nhất dành cho phi tần trong cung vua đời Hán của Trung Quốc

Từ điển trích dẫn

1. Chức nữ quan có từ đời Hán, vị ngang với bậc "thượng khanh" , tước ngang với "liệt hầu" . Cũng viết là "tiệp dư" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một chức nữ quan có từ đời Hán, vị ngang với bậc Thượng khanh, tước ngang với liệt Hầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tước hiệu của Nguyễn Gia Thiều, tác giả Cung oán ngâm khúc. Xem tiểu truyện ông ở vần Thiều.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.