ngạo
ào ㄚㄛˋ

ngạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoẻ, cứng cáp
2. ngỗ ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngạo mạn § Thông "ngạo" .
2. (Tính) Khỏe, cứng, mạnh mẽ.
3. (Danh) Tên người có sức mạnh đời nhà "Hạ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khỏe, cứng, cứng cáp. Ngạo ngược.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tên một đại lực đời nhà Hạ, Trung Quốc (theo truyền thuyết);
② Khỏe, cứng cáp;
③ Ngạo mạn, ngạo ngược (dùng như , bộ ): Đừng ngạo mạn như Đan Chu (Thượng thư: Ích Tắc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ngạo — Vẻ mạnh mẽ.
lạp
là ㄌㄚˋ

lạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngày lễ tất niên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tế chạp. § Lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là "đại lạp" .
2. (Danh) Tháng mười hai gọi là "lạp nguyệt" tháng chạp. ◇ Yến Thù : "Lạp hậu hoa kì tri tiệm cận, Hàn mai dĩ tác đông phong tín" , (Điệp luyến hoa ) Sau tháng chạp kì hoa biết sắp gần, Mai lạnh đã đưa tin gió đông.
3. (Danh) Thịt cá ướp, hun khô. ◎ Như: "lạp ngư" cá ướp muối hong khô, "lạp tràng" lạp xưởng.
4. (Danh) Tuổi sư (tính theo số năm tu hành). Tăng Phật giáo đi "hạ" được một năm kể là một tuổi, gọi là "lạp" hay "hạ lạp" .
5. (Danh) Người sinh ra, bảy ngày sau gọi là "lạp" . Nếu chết sớm, lấy bảy ngày làm ngày "kị" (Ngọc tiếu linh âm ).
6. (Danh) Mũi nhọn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tế chạp. Lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là đại lạp , vì thế nên tháng 12 cuối năm gọi là lạp nguyệt tháng chạp.
② Thịt cá ướp.
③ Tuổi sư. Phật pháp cứ đi hạ được một năm kể là một tuổi, gọi là lạp hay hạ lạp, chứ không kể tuổi đời.
④ Mũi nhọn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ tế thần vào tháng cuối năm âm lịch: Ngày giỗ ngày chạp, tháng chạp;
② Thức ăn muối (vào tháng chạp) hong khô, thịt cá ướp muối; Thịt muối hong khô; Cá muối hong khô;
③ Tuổi tu hành của nhà sư;
④ (văn) Mũi nhọn;
⑤ [Là] (Họ) Lạp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lễ tế thần vào cuối năm — Cuối năm — Tuổi của nhà tu — Ngày thứ 7 của trẻ sơ sinh gọi là Lạp — Muối cá. Ướp cá.

Từ ghép 7

tối
zuì ㄗㄨㄟˋ

tối

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cực kỳ, hơn nhất, chót

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tinh hoa, người, vật tài giỏi, tốt đẹp bậc nhất. § Nhà Hán khảo sát quan lại chia ra hai hạng, "tối" và "điến" 殿: "điến" là kẻ không xứng chức, "tối" là kẻ tài giỏi. ◇ Tư Mã Trát : "Trường An giáp đệ đa, Xứ xứ hoa kham ái, Lương kim bất tích phí, Cạnh thủ viên trung tối" , , , (Mại hoa giả ) Ở Trường An nhà giàu của vương tôn, quý tộc nhiều, Khắp chốn hoa đều đáng yêu, Vàng bạc đừng tiếc tiêu, Giành cho được đóa hoa đẹp nhất trong vườn.
2. (Phó) Nhất, hơn cả, cùng tột. ◎ Như: "tối hảo" cực tốt. ◇ Sử Kí : "Khởi chi vi tướng, dữ tốt tối hạ giả đồng y thực" , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) (Ngô) Khởi làm tướng, cùng với binh lính ở cấp thấp nhất, ăn mặc như nhau. ◇ Sử Kí : "Tam tử chi tài năng thùy tối hiền tai" (Hoạt kê truyện , Tây Môn Báo truyện 西) Tài năng của ba ông, ai giỏi hơn cả?
3. (Phó) Tổng cộng, tổng kê, tính gộp. ◇ Sử Kí : "Tối tòng Cao Đế đắc tướng quốc nhất nhân, thừa tướng nhị nhân, tướng quân, nhị thiên thạch các tam nhân" , , , (Quyển ngũ thập thất, Giáng Hầu Chu Bột thế gia ) Tổng cộng kể từ Cao Đế có được tướng quốc ba người, thừa tướng hai người, tướng quân và các chức quan bổng lộc hai ngàn thạch thóc, mỗi hạng ba người.
4. (Động) Tụ hợp, gom góp. ◇ Lục Du : "Tối kì thi, đắc tam quyển" , (Đạm Trai cư thi tự ) Gom những bài thơ của ông lại, được ba quyển.

Từ điển Thiều Chửu

① Rất, như tối hảo rất tốt.
② Giỏi hơn. Nhà Hán khảo sát quan lại chia ra hai hạng, tối và điến 殿. Ðiến là kẻ không xứng chức, tối là kẻ có tài giỏi.
③ Cùng tột, dùng làm trợ từ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhất: Lớn nhất; Tích cực nhất; Nhanh nhất; Những người đáng yêu nhất;
② Vô cùng: Vô cùng kính mến;
③ (văn) Tụ họp: Mùa đông, thu và cất chứa ngũ cốc, tụ họp vạn vật (Quản tử);
④ (văn) Tổng cộng, tính tổng, tính gộp: Tính tổng cộng từ vua Cao đế có được một (người làm) tướng quốc, hai thừa tướng, tướng quân và chức quan bổng lộc hai ngàn thạch thóc mỗi thứ ba người (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất, lắm — Cùng cực, không hơn được nữa.

Từ ghép 16

Từ điển trích dẫn

1. Truyền tống. ◇ Hán Thư : "Hán vương hạ lệnh: Quân bất hạnh tử giả, lại vi y khâm quan liễm, chuyển tống kì gia, tứ phương quy tâm yên" : , , , (Cao đế kỉ thượng ).
2. Chuyển giao. ◎ Như: "giá thị cương thu đáo đích cấp kiện, thỉnh nhĩ lập tức chuyển tống cấp tha" .
3. Chuyển tặng. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Tụ trung mạc xuất từ lai, tịnh Việt Châu thái thú sở tống tẫn lễ nhất lưỡng, chuyển tống dữ Dương lão ma tố cước bộ tiền" , , (Quyển nhị cửu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa tới, đem tới, như Chuyển đệ .

Từ điển trích dẫn

1. Kính từ gọi anh em người khác. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Khoái bất yếu hành lễ. Hiền côn ngọc đa thị giang hồ thượng nghĩa hảo hán, hạ quan vị nhậm chi thì, văn danh cửu hĩ" . , , (Quyển nhị thất).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Anh và em. Anh em trai. Cũng nói Côn đệ , Côn quý hoặc Côn trọng .
võng
wǎng ㄨㄤˇ

võng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái lưới
2. vu khống, lừa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưới, chài. ◇ Tô Thức : "Cử võng đắc ngư, cự khẩu tế lân" , (Hậu Xích Bích phú ) Cất lưới được cá, miệng to vảy nhỏ.
2. (Danh) Mạng (chỉ chung cái gì kết thành từng mắt như cái lưới). ◎ Như: "thù võng" mạng nhện.
3. (Danh) Hình dung cái để ràng buộc người và vật. ◎ Như: "trần võng" lưới trần, ý nói sự đời nó ràng buộc người như thể phải bị mắc vào lưới vậy, "văn võng" pháp luật, "thiên la địa võng" lưới trời khó thoát.
4. (Danh) Hệ thống, tổ chức, bộ máy (bao trùm, phân bố như cái lưới). ◎ Như: "giao thông võng" hệ thống giao thông, "thông tấn võng" mạng lưới thông tin.
5. (Động) Bắt bằng lưới. ◎ Như: "võng tinh đình" bắt chuồn chuồn (bằng lưới), "võng liễu nhất điều ngư" lưới được một con cá.
6. (Động) Tìm kiếm. ◇ Hán Thư : "Võng la thiên hạ dị năng chi " (Vương Mãng truyện ) Tìm khắp những bậc tài năng khác thường trong thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lưới, cái chài.
② Phàm cái gì kết thành từng mắt đều gọi là võng, như thù võng mạng nhện.
③ Cái để ràng buộc người và vật, như trần võng lưới trần, ý nói sự đời nó ràng buộc người như thể phải bị mắc vào lưới vậy, vì thế nên gọi pháp luật là văn võng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lưới, chài: Lưới bắt cá. (Ngr) Bủa vây để bắt: Lưới trời khó thoát, thiên la địa võng;
② Mạng: Mạng nhện; Mạng điện;
③ Hệ thống, mạng lưới, bộ máy: Hệ thống thông tin;
④ Đánh bắt bằng lưới: Đánh được một con cá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lưới đánh cá — Chỉ chung các loại lưới, hoặc vật giống như cái lưới.

Từ ghép 13

Từ điển trích dẫn

1. Sức gió rất mạnh, phá hoại cực lớn.
2. Sách cổ Trung Quốc trước đời Minh gọi "đài phong" là "cụ phong" ; sau đời Minh, lại phân biệt hai thứ gió bão. ◇ Lí Triệu : "Nam Hải nhân ngôn, hải phong tứ diện nhi chí, danh viết cụ phong" , , (Đường quốc sử bổ , Quyển hạ ). ◇ Vương Chân : "Kí nhi Hà Lan Quốc nhân chu tao cụ phong chí thử, ái kì địa, tá cư chi" , , (Hương tổ bút kí , Quyển nhất).
3. Gió lốc, phát sinh ở Đại Tây Dương, vũng biển Mễ Tây Cơ, vùng phía đông Thái Bình Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gió xoáy mạnh. Gió trốt, gió lốc.
cấu
gòu ㄍㄡˋ

cấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái đích cung (chỗ có khấc trên cung để dương dây)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương cung, giương nỏ. ◇ Liệt Tử : "Cam Thằng, cổ chi thiện xạ giả, cấu cung nhi thú phục điểu hạ" , , (Thang vấn ) Cam Thằng, một thiện xạ thời xưa, giương cung là thú ngã chim rơi.
2. (Danh) Cái đích cung. ◇ Mạnh Tử : "Nghệ chi giáo nhân sạ tất chí ư cấu" 羿 (Cáo tử thượng ) (Hậu) Nghệ dạy người tập bắn phải để hết tâm trí vào cái đích cung.
3. (Danh) Khuôn khổ, phạm vi sở trường. ◇ Trang Tử : "Du ư Nghệ chi cấu trung" 羿 (Đức sung phù ) Rong chơi trong phạm vi sở trường (tài bắn tên) của (Hậu) Nghệ.
4. (Danh) Vòng, tròng, cạm bẫy. ◇ Vương Định Bảo : "Kiến tân tiến chuế hành nhi xuất, hỉ viết: Thiên hạ anh hùng nhập ngô cấu trung hĩ" , : (Thuật tiến thượng thiên ) Nhìn các tân tiến nối nhau ra cửa, thích chí nói: Anh hùng thiên hạ lọt vào tròng của ta hết cả rồi.
5. (Tính) Giỏi bắn, thiện xạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đích cung. Sách Mạnh-tử có câu: Nghệ chi giáo nhân sạ tất chí ư cấu 羿 người Nghệ dạy người tập bắn phải để chí vào cái đích cung, vì thế nên cái khuôn mẫu để làm một sự gì cũng gọi là cấu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [gòu];
② Cái đích cung: 羿 Hậu Nghệ dạy người ta tập bắn phải để hết tâm trí vào cái đích cung (Mạnh tử). (Ngr) Khuôn mẫu;
③ Kéo mạnh dây cung;
④ Tròng, vòng, cạm bẫy: Sa vào cạm bẫy của ta.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương nỏ lên. Đầy đủ sung túc.

Từ ghép 1

thiểm, điềm
tiǎn ㄊㄧㄢˇ

thiểm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

câu, nhử

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Câu lấy, nhử lấy, thăm dò, lừa gạt. ◇ Mạnh Tử : " vị khả dĩ ngôn nhi ngôn, thị dĩ ngôn thiểm chi" , (Tận tâm hạ ) Kẻ lúc chưa đáng nói mà nói, là dùng lời nói để thăm dò. ◇ Liêu trai chí dị : "Thành khủng Tống nhân thiểm ngã" (Hồng Ngọc ) Thực tình là sợ nhà họ Tống đến dò la.

Từ điển Thiều Chửu

① Câu lấy, nhử lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Câu nhử;
② Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thè lưỡi ra đỡ lấy đồ ăn mà ăn — Lấy.

điềm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy được. Dùng mưu mô mà vớ được.
văn, vấn, vặn
wén ㄨㄣˊ, wèn ㄨㄣˋ

văn

giản thể

Từ điển phổ thông

nghe

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghe, nghe nói, nghe theo: Tai nghe không bằng mắt thấy; ? Đại vương có từng nghe nói đến tình trạng nổi giận của kẻ áo vải bao giờ chưa? (Chiến quốc sách); Tôi xin kính nghe theo ý của ông (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
② Tin (tức): Tin quan trọng; Tin lạ;
③ Hiểu biết, điều nghe biết, kiến văn, học thức: Học nhiều biết rộng; Hẹp hòi nghe ít;
④ (văn) Tiếng tăm, danh vọng: Chẳng cần tiếng tăm truyền đến các nước chư hầu (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
⑤ (văn) Truyền thuyết, truyền văn: Thu tập hết những truyền thuyết đã bị tản lạc trong khắp thiên hạ (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư);
⑥ (văn) Làm cho vua chúa hoặc cấp trên nghe biết đến mình;
⑦ (văn) Truyền ra: Công tử yêu quý kẻ , danh truyền khắp thiên hạ (Sử kí);
⑧ (văn) Nổi danh, nổi tiếng: Nhờ có dũng khí mà nổi tiếng ở các nước chư hầu (Sử kí);
⑨ (văn) Hiểu: Những người sinh ra trước ta cố nhiên là hiểu đạo trước ta (Hàn Dũ: Sư thuyết);
⑩ (văn) Truyền đạt đi, báo cáo lên người trên: Kính báo cho biết; Riêng báo cho hay; 使使 Vua nước Yên tự mình đến lạy dâng lễ cống ở sân, sai sứ giả báo lên cho đại vương biết (Chiến quốc sách);
⑪ Ngửi thấy: Tôi đã ngửi thấy mùi thơm;
⑫ (văn) Tiếng động tới: Tiếng động tới trời;
⑬ Danh dự: Tiếng khen tốt;
⑭ [Wén] (Họ) Văn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

vấn

giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng động tới, tiếng truyền tới

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

vặn

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.