hòa thượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hòa thượng, sư

Từ điển trích dẫn

1. Là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các "Sa-di" hoặc "Tỉ-khâu" , vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư hoặc Lực Sinh. Trong thời gian đầu của Phật giáo tại Ấn Ðộ, người ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập "Tăng-già" , đó là "Hòa thượng" và "A-xà-lê" (hoặc "Giáo thụ" ). Hòa thượng là người dạy các đệ tử biết trì Giới, thực hành nghi lễ, và vị Giáo thụ là người giảng Pháp, ý nghĩa của kinh sách. Vì thế mà danh từ Hòa thượng đồng nghĩa với từ Luật sư hoặc Giới sư trong thời này.
2. Tại Ðông và Nam Á, danh hiệu Hòa thượng là chức vị cao nhất mà một người tu hành có thể đạt được, cao hơn cả vị A-xà-lê. Muốn mang danh hiệu này một vị tăng phải đạt được những tiêu chuẩn đạo đức, thời gian tu tập (tuổi hạ).... và danh hiệu này được ban trong một buỗi lễ long trọng. Danh từ này sau cũng được dùng chỉ những vị tăng cao tuổi, trụ trì một ngôi chùa và có đức hạnh, tư cách cao cả mặc dù chưa được chính thức phong hiệu.
3. Danh hiệu "Ðại Hòa thượng" cũng thường được sử dụng trong Thiền tông để chỉ những vị Thiền sư. Theo những nghi thức tụng niệm trong một Thiền viện tại Nhật Bản, thiền sinh phải tưởng niệm đến hệ thống truyền thừa từ Phật "Thích-ca Mâu-ni" đến vị "Lão sư" đang trụ trì và tụng danh hiệu của chư vị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi vị tăng ( tu sĩ Phật giáo ).

quản lí

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Lo liệu, trông nom. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như kim thỉnh liễu Tây phủ lí Liễn nhị nãi nãi quản lí nội sự, thảng hoặc tha lai chi thủ đông tây, hoặc thị thuyết thoại, ngã môn tu yếu bỉ vãng nhật tiểu tâm ta" 西, 西, , (Đệ thập tứ hồi) Nay mời mợ Liễn ở phủ Tây sang trông nom công việc. Mợ ấy muốn chi tiêu cái gì, lấy cái gì, truyền bảo câu gì, chúng ta so với ngày trước phải hầu hạ cẩn thận.
2. Can dự, bận tâm. ◇ Tái sanh duyên : "Nhĩ nhược hiềm phiền, hưu quản lí, ngã đồng tức phụ hội phô bài" , , (Đệ tứ nhất hồi).
3. Quản thúc. ◇ Hồng Thâm : "(Học giáo) quản lí cực nghiêm, trừ điệu tinh kì lục, bình thường đô bất hứa hồi gia đích" (), , (Kiếp hậu đào hoa , Thập tam ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trông nom sắp đặt công việc.

quản lý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quản lý
ai, hi, hy
āi ㄚㄧ, xī ㄒㄧ

ai

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vui chơi. ◇ Chu Quân : "Dư bất cảm yến nhi hi, dĩ thỉ dư tổ khảo chi vũ sự" , (Hậu tiếu lộc phú 鹿) Ta không dám yến tiệc vui chơi, mà bê trễ việc quân của tổ tiên.
2. (Động) Di động, bay múa. ◇ Bì Nhật Hưu : "Điều hoa phân nhiên, bất xuy nhi phi, nhược hữu vật hi" , , (Bi chí thú ) Hoa lau nhiều nhõi, không thổi mà bay, như là có vật di động bay múa.
3. (Tính) Vui vẻ.
4. Một âm là "ai". (Danh) Đày tớ gái, tì nữ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người đàn bà con gái nhà hèn hạ — Tiếng gọi người đày tớ gái trong nhà — Một âm khác là Hi.

hi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vui chơi. ◇ Chu Quân : "Dư bất cảm yến nhi hi, dĩ thỉ dư tổ khảo chi vũ sự" , (Hậu tiếu lộc phú 鹿) Ta không dám yến tiệc vui chơi, mà bê trễ việc quân của tổ tiên.
2. (Động) Di động, bay múa. ◇ Bì Nhật Hưu : "Điều hoa phân nhiên, bất xuy nhi phi, nhược hữu vật hi" , , (Bi chí thú ) Hoa lau nhiều nhõi, không thổi mà bay, như là có vật di động bay múa.
3. (Tính) Vui vẻ.
4. Một âm là "ai". (Danh) Đày tớ gái, tì nữ.

hy

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui chơi — Một âm là Ai.

Từ điển trích dẫn

1. Anh cả. § Chỉ người anh lớn tuổi nhất trong các anh chị em. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Giá vị An lão da bổn thị đệ huynh lưỡng cá, đại ca tảo niên khứ thế" , (Đệ nhất hồi).
2. Tiếng tôn xưng người đàn ông tuổi xấp xỉ với mình. ◇ Thủy hử truyện : "Na đại hán xoa thủ đạo: Cảm mông nhị vị đại ca cứu liễu tiểu nhân chi họa" : (Đệ tứ tứ hồi).
3. Tiếng gọi con trai lớn tuổi nhất. ◇ Chu Mật : "Quan gia khước tiến ngự thư chân thảo "Thiên tự văn", thái thượng khán liễu thậm hỉ, vân: Đại ca cận nhật bút lực thậm tiến" "", , : (Vũ lâm cựu sự , Can thuần phụng thân ) .
4. Tiếng vợ xưng chồng. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Đại khiếu nhất thanh: "Đại tẩu khai môn." Chỉ kiến lô liêm khởi xử, nhất cá phụ nhân xuất đáo liêm tử hạ ứng đạo: "Đại ca, chẩm địa bán tảo tiện quy?"" : . , : , 便? (Đệ nhị tam hồi) Vũ Đại gọi: " Đại tẩu mở cửa". Thì thấy rèm mở lên, một người đàn bà bước ra nói: "Sao anh đã về sớm thế?"

khả liên

phồn thể

Từ điển phổ thông

đáng thương

Từ điển trích dẫn

1. Đáng thương, làm cho người ta thương xót. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ đắc đạc đáo Tiêu Tương quán tiều Đại Ngọc, nhất phát sấu đích khả liên" , (Đệ ngũ thập bát hồi) Đành đi đến quán Tiêu Tương thăm Đại Ngọc, thấy Đại Ngọc gầy gò đáng thương.
2. Thương xót, ai mẫn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khả liên Hán thất thiên hạ, tứ bách dư niên, đáo thử nhất đán hưu hĩ" , , (Đệ nhị hồi) Chỉ tiếc cơ nghiệp nhà Hán hơn bốn trăm năm đến nay tiêu diệt trong một ngày.
3. Đáng yêu, khiến cho người ta yêu thích. ◇ Đỗ Phủ : "Xuân thảo hà tằng hiết, Hàn hoa diệc khả liên" , (Thu nhật quỳ phủ vịnh hoài ).
4. Làm cho người ta ham muốn. ◇ Bạch Cư Dị : "Tỉ muội đệ huynh giai liệt thổ, Khả liên quang thải sanh môn hộ" , (Trường hận ca ) Chị em và anh em nàng đều được vua ban phẩm tước, cắt đất đai cho, Làm cho người ta ham muốn vẻ sáng sủa, rực rỡ phát sinh ra trong cửa nhà.
5. Làm cho người ta tiếc hận. ◇ Lí Thương Ẩn : "Khả liên dạ bán hư tiền tịch, Bất vấn thương sinh vấn quỷ thần" , (Giả Sinh ).

khả lân

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáng thương.

Từ điển trích dẫn

1. Hai nửa ngọc bích hợp thành một hình tròn. ◇ Giang Yêm : "Thưởng dĩ song châu, Tứ dĩ hợp bích" , (Lệ sắc phú ).
2. Tỉ dụ mặt trời và mặt trăng cùng lên cao. ◇ Hán Thư : "Nhật nguyệt như hợp bích, Ngũ tinh như liên châu" , (Luật lịch chí thượng ).
3. Nói ví vua và hoàng hậu hợp táng.
4. Phối hợp tinh hoa hai thứ khác nhau, đem hai bên đối chiếu. ◇ Mao Thuẫn : "Tòng hỏa xa thượng tựu khán kiến "Hoan nghênh quốc liên điều tra đoàn" đích bạch bố tiêu ngữ hoành quải tại nguyệt đài đích diêm hạ, giá thị Trung Anh văn hợp bích đích tiêu ngữ" "調", (Cố hương tạp kí ).

Từ điển trích dẫn

1. Nhóm lửa nấu ăn. ◇ Trang Tử : "Tam nhật bất cử hỏa, thập niên bất chế y" , (Nhượng vương ).
2. Làm ăn sinh sống. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Dĩ chí tứ phương hiền sĩ, lại công cử hỏa giả, bất khả thắng số" , , (Đậu gián nghị lục ).
3. Đốt lửa. ◇ Sử Kí : "Thái San thượng cử hỏa, hạ tất ứng chi" , (Hiếu Vũ bổn kỉ ).
4. Nổi binh. ◇ Văn Trưng Minh : "Thả tặc cử hỏa hướng nội, thị hữu ứng dã" , (Nam Kinh Thái Thường tự Khanh Gia hòa Lữ Công hành trạng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhóm lửa nấu ăn — Thắp đèn.
diễn
yǎn ㄧㄢˇ, yàn ㄧㄢˋ

diễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. diễn ra
2. diễn thuyết, diễn giảng, nói rõ
3. làm thử, mô phỏng, tập trước

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trình bày trước công chúng kịch, tuồng, nghệ thuật, v.v. ◎ Như: "biểu diễn" trình bày cho xem. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hí diễn đích thị Bát Nghĩa trung Quan Đăng bát xích" (Đệ ngũ thập tứ hồi) Trình diễn đoạn Bát Nghĩa trong tuồng Quan Đăng tám xuất.
2. (Động) Luyện tập. ◎ Như: "diễn lễ" tập lễ nghi trước. ◇ Thủy hử truyện : "Mỗi nhật tương tửu nhục lai thỉnh Trí Thâm, khán tha diễn vũ sử quyền" , 使 (Đệ thất hồi) Mỗi ngày đem rượu thịt mời (Lỗ) Trí Thâm, xem (hòa thượng) luyện võ múa quyền.
3. (Động) Mở rộng, xiển dương. ◇ Hán Thư : "Hựu bất tri thôi diễn thánh đức, thuật tiên đế chi chí" , (Ngoại thích truyện hạ ) Lại không biết xiển dương thánh đức, bày tỏ ý chí của vua trước.
4. (Động) Tính toán, suy tính. ◇ Tống sử : "Thủy khả diễn tạo tân lịch" (Luật lịch chí thập ngũ ) Rồi mới có thể tính toán làm ra lịch mới.

Từ điển Thiều Chửu

① Diễn ra, sự gì nhân cái này được cái kia, có thể y theo cái lẽ tự nhiên mà suy ra đều gọi là diễn, như nhân tám quẻ (bát quái ) mà diễn ra 64 quẻ, gọi là diễn dịch .
② Diễn thuyết, diễn giảng, nói cho tỏ rõ hết nghĩa ra.
③ Thử đặt, tạm thử, như thí diễn thử diễn, diễn vũ diễn nghề võ.
④ Mô phỏng theo việc, như đóng tuồng gọi là diễn kịch .
⑤ Thiên diễn cuộc chơi bày tự nhiên.
⑥ Tập trước, như diễn lễ tập lễ nghi trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Diễn biến, biến hóa;
② Diễn.【】diễn thuyết [yănshuo] Diễn thuyết: Anh ấy đang diễn thuyết;
③ Diễn tập;
④ (Biểu) diễn, đóng (vai): Biểu diễn tiết mục; Cô ta đã từng đóng vai Bạch mao nữ;
⑤ (văn) Diễn ra, suy diễn, suy ra: Diễn dịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy dài — Dài ra. Kéo dài — Ruộng đất — Bắt chước theo — Làm ra, theo đúng như đã luyện tập — Nói rộng ra. Suy rộng ra.

Từ ghép 27

giảm, hàm
jiǎn ㄐㄧㄢˇ, xián ㄒㄧㄢˊ

giảm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mặn. ◎ Như: "hàm ngư" cá mặn, cá mắm, "hàm thủy hồ" hồ nước mặn.
2. (Tính) Bủn xỉn, nhỏ nhen. ◎ Như: "tha thị hữu danh đích thiết công kê, hàm đích ngận" , .
3. (Danh) Vị mặn. ◎ Như: "toan điềm khổ lạt hàm" (năm vị) chua ngọt đắng cay mặn. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Thư thư, diêm tòng na ma hàm, thố đả na ma toan, bất hữu đương sơ, chẩm đắc kim nhật" , , , , (Đệ nhị lục hồi).
4. (Danh) Tên đất: (1) Đất "Lỗ" thời Xuân Thu, nay ở vào khoảng tỉnh Sơn Đông. (2) Đất "Vệ" thời Xuân Thu, nay ở vào khoảng tỉnh Hà Bắc.
5. Một âm là "giảm". (Danh) Đất muối. § Tức "diêm thổ" . ◇ Lí Thì Trân : : "âm hữu nhị: âm hàm giả, nhuận hạ chi vị; âm giảm giả, diêm thổ chi danh. Hậu nhân tác kiểm; tác kiểm, thị hĩ" , ; , . ; , (Bổn thảo cương mục , Kim thạch ngũ , Lỗ hàm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Muối mỏ.

hàm

phồn thể

Từ điển phổ thông

mặn, vị mặn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mặn. ◎ Như: "hàm ngư" cá mặn, cá mắm, "hàm thủy hồ" hồ nước mặn.
2. (Tính) Bủn xỉn, nhỏ nhen. ◎ Như: "tha thị hữu danh đích thiết công kê, hàm đích ngận" , .
3. (Danh) Vị mặn. ◎ Như: "toan điềm khổ lạt hàm" (năm vị) chua ngọt đắng cay mặn. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Thư thư, diêm tòng na ma hàm, thố đả na ma toan, bất hữu đương sơ, chẩm đắc kim nhật" , , , , (Đệ nhị lục hồi).
4. (Danh) Tên đất: (1) Đất "Lỗ" thời Xuân Thu, nay ở vào khoảng tỉnh Sơn Đông. (2) Đất "Vệ" thời Xuân Thu, nay ở vào khoảng tỉnh Hà Bắc.
5. Một âm là "giảm". (Danh) Đất muối. § Tức "diêm thổ" . ◇ Lí Thì Trân : : "âm hữu nhị: âm hàm giả, nhuận hạ chi vị; âm giảm giả, diêm thổ chi danh. Hậu nhân tác kiểm; tác kiểm, thị hĩ" , ; , . ; , (Bổn thảo cương mục , Kim thạch ngũ , Lỗ hàm ).

Từ điển Thiều Chửu

① Mặn, vị mặn của muối.

Từ điển Trần Văn Chánh

Mặn: Cá mặn; Món ăn này mặn quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị mặn của muối — Mặn.
nguyên
yuán ㄩㄢˊ

nguyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt đầu, thứ nhất
2. chủ yếu, căn bản, nguyên tố
3. đơn vị tiền tệ
4. đời nhà Nguyên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu người. ◇ Mạnh Tử : "Dũng sĩ bất vong táng kì nguyên" (Đằng Văn Công hạ ) Bậc dũng sĩ chết mất đầu cũng không sợ.
2. (Danh) Lượng từ: đồng tiền. Mười "giác" (hào) là một "nguyên". § Thông "viên" . ◎ Như: "ngũ thập nguyên" năm mươi đồng.
3. (Danh) Nhà "Nguyên" , giống ở "Mông Cổ" vào lấy nước Tàu, nối đời làm vua hồi năm 1275.
4. (Danh) Tên húy vua nhà Thanh là "Huyền" , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ "nguyên" thay chữ "huyền" .
5. (Danh) "Nguyên nguyên" trăm họ, dân đen gọi là "lê nguyên" . ◇ Chiến quốc sách : "Chế hải nội, tử nguyên nguyên, thần chư hầu, phi binh bất khả" , , , (Tần sách , Tô Tần ) Thống trị hải nội, thân ái trăm họ, chư hầu phải thần phục, không dùng binh không được.
6. (Danh) Nhà tu đạo cho trời, đất, nước là "tam nguyên" tức là ba cái có trước vậy.
7. (Danh) Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là "thượng nguyên" , rằm tháng bảy là "trung nguyên" , rằm tháng mười gọi là "hạ nguyên" , gọi là ba ngày "nguyên".
8. (Danh) Họ "Nguyên".
9. (Tính) Đứng đầu. ◎ Như: "nguyên thủ" người đứng đầu. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược dục trị tội, đương trừ nguyên ác" , (Đệ tam hồi) Nếu muốn trị tội, nên diệt trừ mấy tên gian ác đứng đầu.
10. (Tính) Mới, đầu tiên. ◎ Như: "nguyên niên" năm đầu (thứ nhất), "nguyên nguyệt" tháng Giêng, "nguyên nhật" ngày mồng một.
11. (Tính) To lớn. ◎ Như: "nguyên lão" già cả. § Nước lập hiến có "nguyên lão viện" để các bực già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước.
12. (Tính) Tài, giỏi. ◇ Lễ Kí : "Thiên tử chi nguyên sĩ" (Vương chế ) Người tài giỏi của thiên tử.
13. (Tính) Cơ bản. ◎ Như: "nguyên tố" .
14. (Phó) Vốn là. ◇ Tô Thức : "Sứ quân nguyên thị thử trung nhân" 使 (Hoán khê sa ) Sử Quân vốn là người ở trong đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Mới, đầu năm vua mới lên ngôi gọi là nguyên niên năm đầu (thứ nhất). Nửa chừng muốn đổi niên hiệu khác, cũng gọi là cải nguyên . Lịch tây, lấy năm chúa Gia-tô giáng sinh, để ghi số năm, nên gọi năm ấy là kỉ nguyên , nghĩa là số một bắt đầu từ đấy. Phàm đầu số gì cũng gọi là nguyên. Như tháng giêng gọi là nguyên nguyệt , ngày mồng một gọi là nguyên nhật .
② To lớn, như là nguyên lão già cả. Nước lập hiến có nguyên lão viện để các bậc già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước.
③ Cái đầu, như dũng sĩ bất vong táng kì nguyên kẻ sĩ mạnh thường nghĩ chết mất đầu cũng không sợ. Vì thế người đại biểu cả một nước gọi là nguyên thủ . Phàm người thứ nhất đều gọi là nguyên. Như trạng nguyên kẻ thi đỗ đầu khoa thi đình.
④ Nguyên nguyên trăm họ, dân đen gọi là lê nguyên Nhà tu đạo cho giời, đất, nước là tam nguyên tức là ba cái có trước vậy.
⑤ Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là thượng nguyên , rằm tháng bảy là trung nguyên , rằm tháng mười gọi là hạ nguyên , gọi là ba ngày nguyên. Như thượng nguyên giáp tí , hạ nguyên giáp tí , v.v.
⑥ Nhà Nguyên, giống ở Mông cổ vào lấy nước Tầu, nối đời làm vua hồi năm 1275.
⑦ Ðồng, tục thường dùng chữ nguyên (cũng như chữ viên ) để gọi tên tiền, như ngân nguyên đồng bạc.
⑧ Tên húy vua nhà Thanh là Huyền , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ nguyên thay chữ huyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu tiên, thứ nhất: Năm đầu, năm thứ nhất;
② Đứng đầu: Người đứng đầu Nhà nước; Kẻ đứng đầu tội ác thì không cần dạy dỗ mà giết đi (Tuân tử);
③ Nguyên tố: Nguyên tố hóa học;
④ Đồng (đơn vị tiền): Như [yuán] nghĩa ③, ④: Một trăm đồng Nhân dân tệ;
⑤ (văn) Đầu người: Kẻ dũng sĩ chết mất đầu cũng không sợ; Rợ địch mang trả đầu của ông ta lại (Tả truyện);
⑥ (văn) Giỏi: Người tài giỏi của thiên tử (Lễ kí: Vương chế);
⑦ (văn) To, lớn;
⑧ (văn) Nguyên là, vốn là: 使 Sử Quân vốn là người ở trong đó (Tô Thức);
⑨ (văn) Xem ;
⑩ (cũ) Dùng thay cho chữ (huyền) (vì kị húy vua nhà Thanh); [Yuán] Đời Nguyên (Trung Quốc, 1271-1368); (Họ) Nguyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt đầu. Lúc đầu. Td: Kỉ nguyên — Người đứng đầu. Td: Khôi nguyên — To lớn — Tốt đẹp — Đồng bạc ( đơn vị tiền tệ ) — Tên một triều đại Trung Hoa, trải được năm đời, gồm chín vua, kéo dài được 93 năm ( 1277-1368 ).

Từ ghép 46

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.