thuấn
shùn ㄕㄨㄣˋ

thuấn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nháy mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nháy mắt, chớp mắt. ◇ Liệt Tử : "Nhĩ tiên học bất thuấn, nhi hậu khả ngôn xạ hĩ" , (Thang vấn ) Nhà ngươi trước hãy học không chớp mắt, rồi sau mới có thể nói tới chuyện bắn.
2. (Danh) Thì giờ ngắn ngủi, chóng qua. ◎ Như: "nhất thuấn" nhanh như một cái chớp mắt. ◇ Tô Thức : "Cái tương tự kì biến giả nhi quan chi, nhi thiên địa tằng bất năng nhất thuấn" , (Tiền Xích Bích phú ) Nếu lấy tự nơi biến đổi mà xem thì cuộc trời đất cũng chỉ trong một cái chớp mắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Nháy mắt.
② Thì giờ chóng quá gọi là thuấn, như nhất thuấn một cái chớp mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Trong chớp mắt, nháy mắt: Nhìn không nháy mắt; Chỉ trong nháy mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chớp mắt — Khoảng thời gian nháy mắt.

Từ ghép 2

cư, cứ
jū ㄐㄩ, jù ㄐㄩˋ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (1).

cứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cưa
2. cái cưa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cưa. ◎ Như: "điện cứ" cưa điện, "thủ cứ" cưa cầm tay.
2. (Danh) Một thứ hình cụ thời xưa dùng để cưa cắt chân tay, thân thể. ◇ Quốc ngữ : "Trung hình dụng đao cứ" (Lỗ ngữ thượng ) Hình phạt loại vừa dùng dao hoặc cưa.
3. (Động) Cưa. ◇ Hậu Hán Thư : "Cung dạ sử cứ đoạn thành môn hạn" 使 (Tang Cung truyện ) Đêm (Tang) Cung sai cưa đứt ngưỡng cửa thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cưa.
② Cưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái cưa: Máy cưa điện; Kéo cưa; Mua một cái cưa;
② Cưa: Cưa gỗ; Cưa khúc gỗ này làm hai đoạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cưa.

Từ ghép 3

sì ㄙˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

chờ đợi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cũng như "sĩ" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng đợi. Chờ đợi.
mang
máng ㄇㄤˊ

mang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

núi Mang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên đất thời xưa, nay ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
2. (Danh) § Xem "bắc mang" .

Từ điển Thiều Chửu

① Núi Mang.

Từ điển Trần Văn Chánh

Núi Mang (ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắc mang : Tên núi thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Hoa.

Từ ghép 1

liêu
liáo ㄌㄧㄠˊ

liêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chỗ hư không

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vắng vẻ, tịch mịch. ◇ Trần Nhân Tông : "Lục ám hồng hi bội tịch liêu" (Thiên Trường phủ ) Rậm lục thưa hồng thêm quạnh hiu.
2. (Tính) Thưa thớt, lác đác. ◎ Như: "liêu lạc" lẻ tẻ.
3. (Tính) Cao xa, mênh mông. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất vọng liêu khoát, tiến thối nan dĩ tự chủ" , 退 (Thành tiên ) Nhìn ra xa thăm thẳm, không biết nên tiến hay lui.
4. (Danh) Họ "Liêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ hư không, như tịch liêu lặng lẽ mênh mông. Liêu lạc lẻ tẻ, vắng vẻ. Phàm vật gì ít ỏi đều gọi là liêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lác đác, lơ thơ, lưa thưa, thưa thớt.【】liêu lạc [liáoluò] Lác đác, lơ thơ, thưa thớt, lạnh lẽo: Sao thưa lác đác; Chốn hành cung cũ thưa thớt vắng vẻ (Nguyên Chẩn: Cố hành cung);
② Tịch mịch, vắng vẻ: Tĩnh mịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống không. Hư không — Thật yên lặng — Sâu thăm thẳm.

Từ ghép 3

ngoại
wài ㄨㄞˋ

ngoại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bên ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên ngoài. ◎ Như: "nội ngoại" trong và ngoài, "môn ngoại" ngoài cửa, "ốc ngoại" ngoài nhà.
2. (Danh) Nước ngoài, ngoại quốc. ◎ Như: "đối ngoại mậu dịch" 貿 buôn bán với nước ngoài.
3. (Danh) Vai ông già (trong tuồng Tàu).
4. (Tính) Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc. ◎ Như: "ngoại tệ" tiền nước ngoài, "ngoại địa" đất bên ngoài.
5. (Tính) Thuộc về bên họ mẹ. ◎ Như: "ngoại tổ phụ" ông ngoại, "ngoại tôn" cháu ngoại.
6. (Tính) Khác. ◎ Như: "ngoại nhất chương" một chương khác, "ngoại nhất thủ" một bài khác.
7. (Tính) Không chính thức. ◎ Như: "ngoại hiệu" biệt danh, "ngoại sử" sử không chính thức, không phải chính sử.
8. (Động) Lánh xa, không thân thiết. ◇ Dịch Kinh : "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
9. (Động) Làm trái, làm ngược lại. ◇ Quản Tử : "Sậu lệnh bất hành, dân tâm nãi ngoại" , (Bản pháp ) Lệnh gấp mà không thi hành, lòng dân sẽ làm trái lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoài, phàm cái gì ở bề ngoài đều gọi là ngoại, không phải ở trong phạm mình cũng gọi là ngoại, như ngoại mạo mặt ngoài, ngoại vũ kẻ ngoài khinh nhờn, v.v. Về bên họ mẹ cũng gọi là ngoại.
② Vợ gọi chồng cũng là ngoại tử , vì con trai làm việc ở ngoài, con gái ở trong nên gọi là ngoại.
③ Con sơ không coi thân thưa gọi là kiến ngoại .
④ Ðóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phía ngoài, bên ngoài: Bên ngoài; Ngoài cửa; Vẻ mặt ngoài; Bề ngoài;
② Không thuộc nơi mình hiện ở: Ngoại quốc; Coi là người ngoài, coi sơ (không thân); Người ngoài; Quê người;
③ Ngoại quốc: 貿 Mậu dịch đối ngoại, buôn bán với nước ngoài; Xưa nay trong và ngoài nước; Ngoại kiều, kiều dân nước ngoài;
④ Thuộc dòng mẹ: Bà ngoại; Cháu (gọi bằng cậu); Họ ngoại; Cháu ngoại;
⑤ Đóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngoài. Ở ngoài. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá niên trạc ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao « — Bên ngoài — Họ hàng về bên mẹ.

Từ ghép 99

bài ngoại 排外bất ngoại 不外cách ngoại 格外cảnh ngoại 境外cục ngoại 局外dĩ ngoại 以外độ ngoại 度外đối ngoại 对外đối ngoại 對外hải ngoại 海外hôn ngoại 婚外hướng ngoại 向外kiến ngoại 見外lệ ngoại 例外môn ngoại 門外ngoại bà 外婆ngoại bang 外邦ngoại bào 外袍ngoại biểu 外表ngoại bộ 外部ngoại cảm 外感ngoại cô 外姑ngoại cữu 外舅ngoại diện 外面ngoại diện 外靣ngoại đạo 外道ngoại đường 外堂ngoại gia 外家ngoại giao 外交ngoại giáo 外教ngoại giao đoàn 外交團ngoại giới 外界ngoại hạn 外限ngoại hạng 外項ngoại hành 外行ngoại hiệu 外号ngoại hiệu 外號ngoại hình 外形ngoại hóa 外貨ngoại hối 外匯ngoại huynh đệ 外兄弟ngoại hương 外鄉ngoại khấu 外寇ngoại khoa 外科ngoại kiều 外僑ngoại lai 外來ngoại lai 外来ngoại lưu 外流ngoại mạo 外貌ngoại mậu 外貿ngoại mậu 外贸ngoại ngữ 外語ngoại ngữ 外语ngoại nhân 外人ngoại nhiệm 外任ngoại ông 外翁ngoại phiên 外藩ngoại quan 外官ngoại quan 外觀ngoại quốc 外国ngoại quốc 外國ngoại sáo 外套ngoại sự 外事ngoại sử 外史ngoại tâm 外心ngoại thận 外腎ngoại thân 外親ngoại thị 外氏ngoại thích 外戚ngoại thuộc 外属ngoại tình 外情ngoại tổ 外祖ngoại tổ mẫu 外祖母ngoại tôn 外孙ngoại tôn 外孫ngoại truyền 外傳ngoại trưởng 外長ngoại trưởng 外长ngoại tử 外子ngoại tư 外資ngoại tư 外资ngoại vật 外物ngoại viện 外援ngoại vụ 外務ngoại xá 外舍phận ngoại 分外phương ngoại 方外quan ngoại 關外quốc ngoại 国外quốc ngoại 國外tại ngoại 在外tái ngoại 塞外thử ngoại 此外vật ngoại 物外viên ngoại 員外vụ ngoại 務外xuất ngoại 出外ý ngoại 意外ý tại ngôn ngoại 意在言外
căng
jīng ㄐㄧㄥ

căng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nơm nớp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Kiêng dè, cẩn thận. § Cũng nói là "căng căng" . ◇ Phan Nhạc : "Tâm chiến cụ dĩ căng tủng, như lâm thâm nhi lí bạc" , (Tây chinh phú 西) Trong lòng run sợ thận trọng, như đi tới vực sâu giẫm trên giá mỏng.
2. (Tính) Run sợ. ◇ Trương Hành : "Tương sạ vãng nhi vị bán, truật điệu lật nhi túng căng" , (Tây kinh phú 西).

Từ điển Thiều Chửu

① Nơm nớp. Tả cái dáng kiêng dè cẩn thận.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nơm nớp, kiêng dè thận trọng. 【】 căng căng nghiệp nghiệp [jingjing yèyè] Cần cù tận tụy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính sợ. Chẳng hạn Căng căng ( lo sợ ngay ngáy ).

Từ ghép 2

pǐ ㄆㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(một loại bệnh)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh sưng đau tì tạng có cục gọi là "bĩ khối" .
2. (Danh) Chứng bệnh khí huyết không thông (đông y).
3. (Danh) Kẻ xấu ác, côn đồ, bất lương. ◎ Như: "địa bĩ" kẻ lưu manh, "bĩ côn" du côn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bĩ tắc, lá lách sưng rắn hình như trong bụng có cục, gọi là bĩ khối , sốt rét lâu ngày thường sinh ra cục gọi là ngược mẫu .
② Kẻ ác, như địa bĩ , bĩ côn , v.v. (Cũng như ta gọi là du côn vậy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chứng khó tiêu;
② Chứng nhiễm độc lá lách;
③ Đứa côn đồ, kẻ lưu manh: (hay ) Đứa du côn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cục nổi trong bụng. Một bẹânh nan y — Đau đớn xót xa vô lại.

Từ ghép 1

hiếu
xiào ㄒㄧㄠˋ

hiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lòng biết ơn cha mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái, tế tự. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ. Phỉ ẩm thực nhi trí hiếu hồ quỷ thần, ác y phục nhi trí mĩ hồ phất miện, ti cung thất nhi tận lực hồ câu hức" : , . , , (Thái Bá ) Khổng Tử nói: Ta chẳng chê vua Vũ vào đâu được cả. Ông ăn uống đạm bạc mà cúng tế quỷ thần thì rất trọng hậu; ăn mặc xấu xí mà khi cúng tế thì lễ phục rất đẹp; cung thất nhỏ hẹp mà tận lực sửa sang ngòi lạch (vua Vũ có công trị thủy).
2. (Động) Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (hết lòng phụng dưỡng cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
3. (Động) Chỉ cư tang.
4. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◇ Thi Kinh : "Mĩ hữu bất hiếu, Tự cầu y hỗ" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) (Người trong nước) không ai mà không bắt chước theo, Để tự cầu được phúc lành.
5. (Tính) Hiếu thảo. ◎ Như: "hiếu tử" con thảo, người con có hiếu.
6. (Danh) Đạo lí phụng thờ cha mẹ. ◇ Hiếu Kinh : "Phù hiếu, đức chi bổn dã" , (Khai tông minh nghĩa chương ) Đạo phụng thờ cha mẹ, đó là gốc của đức.
7. (Danh) Tiếng tôn xưng bậc già cả thiện đức.
8. (Danh) Lễ nghi cư tang. ◎ Như: "thủ hiếu" giữ lễ nghi trong thời hạn cư tang cha mẹ hoặc người rất thân (ngưng giao tế, không vui chơi để tỏ lòng thương xót).
9. (Danh) Chỉ người cư tang.
10. (Danh) Tang phục. ◎ Như: "xuyên hiếu" 穿 mặc đồ tang, "thoát hiếu" trút đồ tang (đoạn tang). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kháp hựu mang trước thoát hiếu, gia trung vô nhân, hựu khiếu liễu Giả Vân lai chiếu ứng đại phu" , , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Lại vừa gặp lúc đoạn tang bận rộn, trong nhà không có người, đành phải gọi Giả Vân đến để tiếp thầy thuốc.
11. (Danh) Họ "Hiếu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thảo, con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
② Tục gọi đồ tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu 穿 mặc đồ tang, thoát hiếu trút đồ tang (đoạn tang), v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiếu thảo: Tận hiếu;
② Để tang, để trở: Chịu tang, để tang;
③ Đồ tang, tang phục: 穿 Mặc tang phục; Trút đồ tang, đoạn tang, xả tang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết lòng với cha mẹ — Nối được chí ông cha — Tang cha mẹ — Tên người, tức Nguyễn Khắc Hiếu, sinh 1889, mất 1939, hiệu là Tản Đà, người xã Khê thượng huyện Bất bạt tỉnh Sơn Tây, dòng dõi khoa bảng, có dự kì thi Hương năm 1912 nhưng không đậu, sau quay ra viết văn, làm thơ và làm báo. Ông từng làm chủ bút tờ Hữu thanh tạp chí 1921. Tác phẩm quốc ngữ có Khối tình con, Tản Đà vận văn, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Thần tiên, Thề non nước, Trần ai tri kỉ, Lên sáu, Lên tám, Đài gương, Quốc sử huấn mông. Văn dịch từ chữ Hán có Đại học, Đàn bà Tầu, Liêu trai chí dị….

Từ ghép 19

đồng
dòng ㄉㄨㄥˋ, tóng ㄊㄨㄥˊ, tǒng ㄊㄨㄥˇ, yǒng ㄧㄨㄥˇ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái ống trúc (một nhạc cụ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ống trúc.
2. (Danh) Đồ đựng miệng nhỏ.
3. (Danh) Đồ để đựng tên. ◇ Lưu Hướng : "Trừu cung ư sướng, viên thỉ ư đồng" , (Tân tự , Nghĩa dũng ) Lấy cung từ túi đựng cung, rút tên trong hộp đựng tên.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ống trúc, một thứ âm nhạc cũng như cái sáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ống trúc (để thổi như sáo);
② Lưỡi câu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây tre ngắn — Cái lưỡi câu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.