Từ điển trích dẫn

1. Người có hành vi phóng đãng, không câu nệ tiểu tiết. ◇ Hậu Hán Thư : "Hốt hữu túy tửu cuồng phu, phân tranh đạo lộ, kí vô tôn nghiêm chi nghi, khởi thức thượng hạ chi biệt" , , , (Độc hành truyện , Tiếu Huyền ).
2. Người cuồng vọng, không biết gì cả. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : " vật cuồng phu, cảm hủy báng triều chánh như thử?" , ? (Ảo tướng công ẩm hận bán san đường ).
3. Chỉ người ngang ngược làm xằng. ◇ Mặc Tử : "Vũ Vương nãi công cuồng phu, phản Thương chi Chu" , (Phi công hạ ).
4. Người có tinh thần bệnh hoạn bất thường. ◇ Thôi Báo : "Hữu nhất bạch thủ cuồng phu, bị phát đề hồ, loạn lưu nhi độ, kì thê tùy hô chỉ chi, bất cập, toại đọa thủy tử" , , , , , (Cổ kim chú , Quyển trung , Âm nhạc ).
5. Dùng làm khiêm từ. ◇ Hậu Hán Thư : "(Lí) Cố cuồng phu hạ ngu, bất đạt đại thể, thiết cảm cổ nhân nhất phạn chi báo, huống thụ cố ngộ nhi dong bất tận hồ!" , , , (Lí Cố truyện ).
6. Thời xưa, tiếng khiêm nhường của người vợ nói về chồng mình. ◇ Lí Bạch : "Ngọc thủ khai giam trường thán tức, Cuồng phu do thú giao Bắc" , (Đảo y thiên ).
7. Thời cổ chỉ người trừ tà ma.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ phóng túng, không biết giữ gìn — Kẻ xấu xa. Cũng là tiếng khiêm nhường khi người vợ nói về chồng mình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mừng việc vui mừng — Pháp danh của một vị tăng văn học đời Lí, họ Nguyễn, không rõ tục danh, người làng Cổ Giao huyện Long Biên tỉnh Đông - Bắc phần, tu tại chùa Từ Liêm huyện Vĩnh Khang tỉnh Nam Định, sinh 1067, mất 1142. Tác phẩm chữ Hán để lại có Ngộ Đạo Thi Tập.
biều, bào
páo ㄆㄠˊ

biều

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quả bầu. 【】bào qua [páogua] Bầu, bầu nậm: ! Ta có phải là quả bầu đâu, sao có thể treo mà không ăn! (Luận ngữ);
② Tiếng bầu (một thứ tiếng trong bát âm).

bào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quả bầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quả bầu. ◇ Luận Ngữ : "Ngô khởi bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực" (Dương Hóa ) Ta phải là quả bầu đâu! Sao treo đấy mà không ăn § Ghi chú: Tục gọi người hiền tài bất đắc chí không được dùng làm quan là "bào hệ" .
2. (Danh) Tiếng bầu, một thứ tiếng trong "bát âm" . Bảy âm kia là: "kim, thạch, thổ, cách, ti, mộc, trúc" , , , , , , .
3. (Danh) Họ "Bào".

Từ điển Thiều Chửu

① Quả bầu. Sách Luận-ngữ nói: Ngô khởi bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực Ta phải là quả bầu đâu! Sao hay treo mà ăn không được. Tục gọi kẻ sĩ không được dùng làm quan là bào hệ nghĩa là để hơ hão thôi, không có dùng làm gì.
② Tiếng bầu, một thứ tiếng trong bát âm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quả bầu. 【】bào qua [páogua] Bầu, bầu nậm: ! Ta có phải là quả bầu đâu, sao có thể treo mà không ăn! (Luận ngữ);
② Tiếng bầu (một thứ tiếng trong bát âm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả bầu. Một loại bí nhưng tròn và to.

Từ ghép 3

vụ
mù ㄇㄨˋ, wù ㄨˋ

vụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

con vịt trời

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vịt trời. § Tục gọi là "dã áp" . ◇ Vương Bột : "Lạc dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" , (Đằng Vương Các tự ) Ráng chiều với cánh vịt trời đơn chiếc cùng bay, nước thu trộn lẫn bầu trời dài một sắc.

Từ điển Thiều Chửu

① Con vịt trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Con vịt trời: Chạy xô nhau như đàn vịt trời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con le le, một loài chim giống như con vịt, kiếm ăn trên mặt nước.

Từ ghép 1

lan, lạn
lán ㄌㄢˊ

lan

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn, cản, chặn. ◎ Như: "lan trở" cản trở. ◇ Nguyễn Trãi : "Trúc hữu thiên can lan tục khách" 竿 (Họa hữu nhân yên ngụ hứng ) Trúc có nghìn cây ngăn khách tục.
2. (Giới) Vào, ngay vào. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đảo tượng bối địa lí hữu nhân bả ngã lan đầu nhất côn, đông đích nhãn tình tiền đầu tất hắc" , (Đệ bát thập nhất hồi) Hình như có người lẻn đến nện vào đầu một gậy, đau tối sầm cả mắt lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngăn, ngăn cản, chặn: Phía trước có một con sông chắn ngang đường đi; Ngăn nó lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngăn lại. Chặn lại. Cản trở.

Từ ghép 2

lạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

chặn lại, ngăn lại

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Cứ giữ sự mê muội mà không tỉnh ngộ, ý nói cứ giữ sự sai quấy của mình, không chịu sửa đổi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lão da thái thái nguyên vi thị yếu nhĩ thành nhân tiếp tục tổ tông di tự. Nhĩ chỉ thị chấp mê bất ngộ, như thị hảo!" . , (Đệ nhất nhất tam hồi) Cha và mẹ chỉ muốn cậu nên người, tiếp tục sự nghiệp tổ tiên để lại. Thế mà cậu cứ ngây ngây dại dại, không chịu tỉnh ngộ, thì làm sao được bây giờ!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cứ giữ sự mê muội mà không hiểu ra, ý nói cứ giữ sự sai quấy của mình, không chịu sửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dắt trâu — Tên một ngôi sao — Khiên Ngưu: Sao Ngưu. Sao Ngưu sao Nữ, Chức Nữ mỗi năm chỉ gặp nhau một lần. Sách Tục Tề Hài Chí chép ở phía Đông sông Thiên có cháu gái trời là Chức Nữ chăm lo việc nữ công lắm; trời yêu sự siêng năng bèn gả cho Khiên Ngưu Lang ; sau khi có chồng lại làm biếng nhác thêu dệt, bị trời phạt bắt phải chia lìa nhau, mỗi năm chỉ được họp mặt một lần ở bến sông Thiên đêm mồng bảy tháng bảy; ấy là sự hoang đường, vì hai sao Khiên Ngưu Chức Nữ vừa độ đi gặp nhau ở giới hạn sông Thiên ( Ngân ). Điều ấy về sau dùng làm sự phân li của vợ chồng. » Sinh li đòi rất thời ngâu. Một năm còn thấy mặt nhau một lần « ( Cung oán ngâm khúc ). » Khiên Ngưu Chức Nữ đêm thất tịch « ( Thơ cổ ).
sách
chè ㄔㄜˋ

sách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nứt ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nứt, vỡ, lở. ◇ Đỗ Phủ : "Ngô Sở đông nam sách" (Đăng Nhạc Dương lâu ) Đất Ngô đất Sở chia tách ở hai phía đông nam.
2. (Động) Nở (hoa). ◇ Liêu trai chí dị : "Phương lưu liên gian, hoa diêu diêu dục sách" , (Hương Ngọc ) Hương thơm bay khắp phòng, hoa lay động chực nở.
3. (Động) Chia rẽ, chia li. ◇ Bạch Cư Dị : "Thùy gia vô phu phụ, nhân bất li sách" , (Tục cổ ) Nhà nào không có vợ chồng, Ai mà không phải chia li?
4. (Động) Hủy hoại. ◇ Đỗ Phủ : " lương hạnh vị sách, Chi sanh thanh tất tốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cầu sông may chưa gãy, Cành chống tiếng kẽo kẹt.

Từ điển Thiều Chửu

① Nứt ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nứt ra;
② Làm nứt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đất nứt nẻ ra — Nứt ra.

Từ điển trích dẫn

1. Bay lên trời. ◇ Trương Hành : "Thiệp thanh tiêu nhi thăng hề" (Tư huyền phú ).
2. Vua qua đời. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Cao tổ thăng , tương thái tử Thừa Hựu phân phó trước Quách Uy phụ tá" , (Chu sử , Quyển thượng).
3. Xa lánh trần tục, tĩnh tâm tu đạo. ◇ Nguyễn Tịch : "Khởi nhược di nhĩ mục, Thăng khứ ân ưu" , (Vịnh hoài ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lên cao và đi xa, chỉ vua chết.
hĩnh
jìng ㄐㄧㄥˋ, kēng ㄎㄥ

hĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

cẳng chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cẳng chân, từ đầu gối đến chân. § Tục gọi là "tiểu thối" . ◇ Nguyễn Du : "Tính thành hạc hĩnh dung đoạn" (Tự thán ) Chân hạc tánh vốn dài, cắt ngắn làm sao được.

Từ điển Thiều Chửu

① Cẳng chân, từ đầu gối đến chân gọi là hĩnh. Nguyễn Du : Tính thành hạc hĩnh dung đoạn chân hạc tánh vốn dài, cắt ngắn làm sao được.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cẳng chân (phần từ đầu gối tới bàn chân).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống chân, phần từ đầu gối trở xuống. Chẳng hạn Hĩnh cốt ( xương ống chân ống quyển ).

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.