sinh khí

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Đạo giáo nhận rằng khí từ nửa đêm tới giữa trưa là "sanh khí" , để phân biệt với "tử khí" từ giữa ngày tới nửa đêm. ◇ Cát Hồng : "Phù hành khí đương dĩ sanh khí chi thì, vật dĩ tử khí chi thì (...) tử khí chi thì, hành khí vô ích dã" , ..., (Bão phác tử , Thích trệ ).
2. Khí làm cho muôn vật "sanh trưởng phát dục" (sinh sôi nẩy nở). ◇ Hàn Thi ngoại truyện : "Cố bất tiếu giả tinh hóa thủy cụ, nhi sanh khí cảm động, xúc tình túng dục, phản thi loạn hóa, thị dĩ niên thọ cức yểu nhi tính bất trưởng dã" , , , , (Quyển nhất).
3. Sức sống. ◇ Tư Không Đồ : "Sanh khí viễn xuất, Bất trước tử hôi" , (Thi phẩm , Tinh thần ).
4. Khí khái, ngang tàng. ◇ Quốc ngữ : "Vị báo Sở huệ nhi kháng Tống, ngã khúc Sở trực, kì chúng mạc bất sanh khí, bất khả vị lão" , , , (Tấn ngữ tứ ).
5. Chỉ hơi thở, tinh khí (của người sống). ◇ Hậu Hán Thư : "Cô nhi quả phụ, hào khốc không thành, dã vô thanh thảo, thất như huyền khánh, tuy hàm sanh khí, thật đồng khô hủ" , , , , , (Ban Siêu truyện ).
6. Sinh linh, trăm họ. ◇ Trần Thư : "Lương thất đa cố, họa loạn tương tầm, binh giáp phân vân, thập niên bất giải, bất sính chi đồ ngược lưu sanh khí, vô lại chi thuộc bạo cập tồ hồn" , , , , , (Thế Tổ kỉ ).
7. Nguyên khí. ◇ Quách Mạt Nhược : "Chỉ nhân vi thụ thương quá trọng nhi thả xuất huyết quá đa, tha đích sanh khí nhất thì hoàn bất năng cú khôi phục chuyển lai" , (Nhất chích thủ , Nhị).
8. Không khí. ◇ Trịnh Quan Ứng : "Khai quáng cơ khí diệc dĩ Bỉ quốc sở tạo vi lương. Đại yếu hữu tam: nhất vi chú sanh khí chi khí, nhất vi hố thủy chi khí, nhất vi lạp trọng cử trọng chi khí" . : , , (Thịnh thế nguy ngôn , Khai quáng ).
9. Tức giận, không vui. ◇ Ba Kim : "Thuyết khởi lai dã khiếu nhân sanh khí, tha nhất nhãn dã bất khán ngã, tha thậm chí bả ngã thôi khai nhất điểm" , , (Lợi Na , Đệ cửu phong tín ). ◇ Văn minh tiểu sử : "Phó tri phủ thính liễu giá thoại, dũ gia sanh khí" , (Đệ thập hồi).
10. Chỉ lượng tàng trữ. ◇ Tống Ứng Tinh : "Phàm ngân trung quốc sở xuất, Chiết Giang, Phúc Kiến cựu hữu khanh tràng (...) giai xưng mĩ quáng. Kì tha nan dĩ mai cử. Nhiên sanh khí hữu hạn, mỗi phùng khai thải, sổ bất túc, tắc quát phái dĩ bồi thường" , , .... . , , , (Thiên công khai vật , Ngân ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hơi của sự sống. Vẻ sống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trăng sáng. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt «. ( Chỉ có gió mát trên sông và trăng sáng trên núi ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giỏi giang và có đức hạnh.

Từ điển trích dẫn

1. Xuất hiện trên đời. ◎ Như: "thánh nhân xuất thế" . ☆ Tương tự: "xuất sinh" , "đản sinh" .
2. Ở ẩn.
3. Giải thoát khỏi ràng buộc thế gian và hướng đến Niết-bàn. Ví dụ như Thánh đạo là đạo xuất thế, trong đó có đạo và Thánh quả "Dự lưu" , "Nhất lai" , "Bất hoàn" , "A-la-hán" và "Niết-bàn" . Trong Ðại thừa, đức Phật được xem là con người xuất thế, thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, thọ mệnh vô lượng, đã đạt "Nhất thiết trí" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ra khỏi cuộc đời, ý nói không còn bị ràng buộc bởi chuyện đời. Chỉ sự ở ẩn. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Cầm kì thi tửu với giang san, dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế «.

trác việt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giỏi giang xuất chúng, xuất sắc

Từ điển trích dẫn

1. Cao vượt hơn người thường, ưu tú phi thường. ◎ Như: "tài hoa trác việt" .
2. ☆ Tương tự: "kiệt xuất" , "trác tuyệt" , "trác trứ" , "trác dị" , "xuất sắc" , "ưu việt" .
3. ★ Tương phản: "bình phàm" , "bình dong" , "đê liệt" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao vượt khỏi người thường.

bách việt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người Bách Việt

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "Bách Việt" . Gọi chung những người ở phía nam Trung Quốc ngày xưa, ở miền "Chiết Giang" , "Phúc Kiến" , "Quảng Đông" , "Quảng Tây" 西, v.v. Cũng gọi đất đai sinh sống của những người này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chung các giống dân cư ngụ tại phía nam Trung Hoa thời xưa.

Từ điển trích dẫn

1. Ngày mai. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Thương nghị dĩ thỏa, chỉ đãi lai nhật động thủ" (Tam hiếu liêm nhượng sản lập cao danh ) Bàn bạc xong xuôi, chỉ chờ ngày mai bắt tay vào việc.
2. Mai sau, tương lai. ◇ Hàn Dũ : "Niên giai quá bán bách, Lai nhật khổ vô đa" , (Trừ quan phó khuyết chí Giang Châu ) Tuổi đều hơn nửa trăm, Mai sau khổ không nhiều.
3. Ngày trước, vãng nhật. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Lai nhật đại nạn, khẩu táo thần can. Kim nhật tương lạc, giai đương hỉ hoan" , . , (Thiện tai hành ) Ngày trước hoạn nạn, miệng ráo môi khô. Hôm nay cùng vui, đều nên vui mừng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngày mai — Ngày sắp tới, gần đây.

Từ điển trích dẫn

1. Cảm kích không quên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thảng sử đắc bị bôn tẩu, hồ khẩu hữu tư, ốc ô chi ái, cảm bội vô nhai hĩ" 使, , , (Đệ cửu thập tam hồi) Nếu được thu dùng sai bảo, có chỗ nương thân, thương đến phận bọt bèo, thì cảm kích đội ơn muôn vàn chẳng quên.
2. Cảm động bội phục. ◇ Tô Thức : "Cảm bội chi chí, bút thiệt nan tuyên" , (Đáp lâm giang quân tri quân khải ) Khâm phục vô cùng, Bút mực miệng lưỡi khó mà biểu đạt hết được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối rung động đeo mãi trong lòng.

càn khôn

phồn thể

Từ điển phổ thông

quẻ Càn và quẻ Khôn trong kinh dịch, tượng trưng cho trời đất

Từ điển trích dẫn

1. Quẻ "Càn" và quẻ "Khôn" trong Dịch kinh .
2. Trời và đất, cha và mẹ, con trai và con gái, vua và tôi, chồng và vợ, âm và dương, mặt trời và mặt trăng, v.v.
3. Quốc gia, giang san, thiên hạ. ◇ Đôn Hoàng khúc tử từ : "Kiệt tiết tận trung phù xã tắc, Chỉ san vi thệ bảo càn khôn" , (Hoán khê sa ) Hết lòng trung tiết phù hộ xã tắc, Trỏ núi thề gìn giữ quê hương.
4. Chỉ thế cục, đại cục.
5. Trò lừa, thủ đoạn, hoa chiêu.

kiền khôn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quẻ Kiền và quẻ Khôn trong Bát quái, chỉ trời đất — Cũng chỉ âm dương, nam nữ, vợ chồng, vua tôi. » Ra vào kim khuyết quỳnh lâu. Treo tranh yên thủy, giắt bầu kiền khôn « ( B.C.K.N ).

Từ điển trích dẫn

1. Tỉ dụ cùng sinh sống hoặc cùng nhau làm việc nhưng ý kiến bất đồng, mỗi người đều có dự tính riêng. ☆ Tương tự: "đồng sàng các mộng" . ◇ Chu Nhi Phục : "Tống Kì Văn yếu tha hòa Giang Cúc Hà trù hoạch miên phưởng toàn nghiệp liên doanh đích sự, lưỡng cá nhân đồng sàng dị mộng, các hữu các đích đả toán" , , (Thượng Hải đích tảo thần , Đệ tứ bộ tam bát ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.