đế, đề
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đế

phồn thể

Từ điển phổ thông

xét kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kĩ, tỉ mỉ, chăm chú.【】đế thị [dìshì] Nhìn kĩ, chăm chú nhìn;
② (tôn) Lẽ, ý nghĩa, (đạo) lí, lời chân thật, chân ngôn: Lẽ phải, chân lí; Chân lí vi diệu; Tứ đế (bốn chân ngôn của nhà Phật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét kĩ — Ý nghĩa. Nghĩa lí. Chẳng hạn Diệu đế của nhà Phật, tức ý nghĩa cao xa — Một âm là Đề.

Từ ghép 2

đề

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đề — Một âm khác là Đế. Xem Đế.
diệu, miểu, miễu
miǎo ㄇㄧㄠˇ, miào ㄇㄧㄠˋ

diệu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tinh vi, nhỏ nhặt. Như chữ Diệu — Một âm khác là Miểu.

Từ ghép 3

miểu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mắt to mắt bé. Mắt lác ( lé ) — Nhìn kĩ — Nhỏ bé — Xa xôi — Hết. Cùng tận — Ta quen đọc Diểu — Một âm là Diệu.

miễu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chột

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chột, mù một mắt. ◎ Như: "miễu mục tọa lậu" mắt chột lùn xấu.
2. (Tính) Nhỏ bé, nhỏ mọn (tiếng dùng nói nhún mình). ◇ Trang Tử : "Miễu hồ tiểu tai, sở dĩ thuộc ư nhân dã" , (Đức sung phù ) Tủn mủn nhỏ bé thay, đó là vì thuộc về người. ◇ Hán Thư : "Trẫm dĩ miễu thân hoạch bảo tông miếu" (Chiêu đế kỉ ) Trẫm đem tấm thân nhỏ mọn giữ gìn tông miếu.
3. (Tính) Cao xa, xa xăm, u viễn. ◇ Khuất Nguyên : "Miễu bất tri kì sở chích" (Cửu chương , Ai Dĩnh ) Xa xăm không biết đặt chân ở đâu.
4. (Động) Nhìn chăm chú.

Từ điển Thiều Chửu

① Chột, mù một mắt gọi là miễu.
② Nhỏ mọn, tiếng dùng nói nhún mình.
③ Tinh vi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mù một mắt, chột;
② Nhỏ mọn;
③ Tinh vi.

Từ điển trích dẫn

1. Ánh sáng, quang huy.
2. Vẻ vang, vinh diệu. ◇ Sử Kí : "Trượng phu đương thì phú quý, bách ác diệt trừ, quang diệu vinh hoa" , , 耀 (Ngoại thích thế gia ).
3. Chiếu sáng, soi sáng.
4. Hiển dương, quang đại. ◇ Tăng Củng : "Sử như thử văn tự bất quang diệu ư thế, ngô đồ khả sỉ dã" 使耀, (Dữ Vương Giới Phủ đệ nhất thư ) Khiến cho như thế văn chương không được hiển dương ở đời, chúng tôi thật là xấu hổ vậy.
5. Tỉ dụ ân trạch. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Ái kính tận ư sự thân, quang diệu gia ư bách tính" , (Hiếu hạnh ) Yêu kính hết lòng phụng thờ cha mẹ, ân trạch tăng thêm cho trăm họ.
6. Kính từ chỉ nghi dong người khác. ◇ Tô Triệt : "Nguyện đắc quan hiền nhân chi quang diệu, văn nhất ngôn dĩ tự tráng" 耀, (Thượng xu mật Hàn thái úy thư ) Mong được nhìn thấy nghi dong của bậc hiền tài, nghe một lời để mà tự phấn khởi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa rực rỡ — Vẻ vang chói lọi.
linh
líng ㄌㄧㄥˊ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tinh nhanh
2. linh hồn, tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cô đồng cốt ("nữ vu" ) thờ cúng thần. ◇ Khuất Nguyên : "Linh yển kiển hề giảo phục, Phương phỉ phỉ hề mãn đường" , 滿 (Cửu ca , Đông hoàng thái nhất ) Bà đồng cốt cao kiêu hề mặc quần áo đẹp, Hương thơm phức hề khắp nhà.
2. (Danh) quỷ thần. ◎ Như: "bách linh" trăm thần, "sơn linh" thần núi.
3. (Danh) Hồn phách. ◎ Như: "linh hồn" hồn phách.
4. (Danh) Tinh thần con người.
5. (Danh) Bậc tinh anh có khả năng cao cả nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy nhân, vạn vật chi linh" , (Thái thệ thượng ) Chỉ người là bậc tinh anh trên hết muôn loài.
6. (Danh) Người chết. ◎ Như: "thiết linh" đặt bài vị thờ người chết.
7. (Danh) Tiếng gọi tắt của "linh cữu" quan tài. ◎ Như: "thủ linh" túc trực bên quan tài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân, Vưu Thị tịnh Giả Dung nhưng tại tự trung thủ linh, đẳng quá bách nhật hậu, phương phù cữu hồi tịch" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Giả Trân, Vưu thị cùng Giả Dung ở lại chùa túc trực bên quan tài. Qua một trăm ngày mới rước linh cữu về nguyên quán.
8. (Danh) Họ "Linh".
9. (Động) Hiểu rõ sự lí. ◇ Trang Tử : "Đại hoặc giả chung thân bất giải, đại ngu giả chung thân bất linh" , (Thiên địa ) Kẻ mê lớn suốt đời không tỉnh ngộ, hạng đại ngu suốt đời không thông hiểu.
10. (Động) Che chở, giúp đỡ.
11. (Tính) Thần diệu, kì dị. ◎ Như: "linh vật" vật thần kì, đồ vật kì diệu.
12. (Tính) Ứng nghiệm. ◎ Như: "linh dược" thuốc hiệu nghiệm.
13. (Tính) Nhanh nhẹn, không ngu ngốc xuẩn trệ. ◎ Như: "tâm linh thủ xảo" khéo tay nhanh trí.
14. (Tính) Tốt, lành. ◇ Phan Nhạc : "Trúc mộc ống ái, linh quả sâm si" , (Nhàn cư phú ) Tre trúc cây cỏ um tùm, trái tốt lành tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần , khí tinh anh của khí âm gọi là linh , ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các vật cùng loài với nó vậy. Như người là giống linh hơn cả muôn vật, con kì lân, con phượng hoàng, con rùa, con rồng gọi là tứ linh bốn giống linh trong loài vật.
② Thần. Như bách thần gọi là bách linh , thần núi gọi là sơn linh , v.v.
③ Người chết gọi là linh, ý nói hình chất tuy nát, tinh thần thường còn vậy. Ðặt bài vị thờ kẻ chết gọi là thiết linh .
④ Uy phúc không hiện rõ gọi là linh. Như thanh linh cảm đến là ta thấy thấu ngay, hình như có cái gì soi xét bênh vực cho không cần phải dùng đến thực lực vậy.
⑤ Ứng nghiệm. Như bói toán thuốc thang mà thấy hiệu nghiệm ngay đều gọi là linh.
⑥ Linh hoạt, lanh lẹ, không ngu ngốc xuẩn trệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh nhẹn, linh hoạt, lanh lẹ, tinh, thính: Khéo tay nhanh trí; Tai rất thính;
② Tâm thần, linh hồn: Tâm thần; Anh linh;
③ (cũ) Linh thiêng, thiêng liêng: Thần linh; Thiêng quái;
④ Kì diệu, thần kì;
⑤ Thần linh, thần, yêu tinh: Các thần (trong núi);
⑥ Hiệu nghiệm, ứng nghiệm, kết quả: Thuốc hiệu nghiệm; Làm theo cách này rất có kết quả;
⑦ Linh cữu, quan tài: Túc trực bên linh cữu; Dời linh cữu; 滿 Vòng hoa đặt đầy trước linh cữu;
⑧ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thần — Phần vô hình thiêng liêng của người chết. Hồn người chết — Thiêng liêng. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thành có câu: » Niềm tôn thân dù sinh tử chớ nề, linh thời hộ Hoàng triều bể lặng sóng trong, duy vạn kỉ chửa đời ngôi bảo tộ «.

Từ ghép 44

diệu
miào ㄇㄧㄠˋ

diệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

hay, đẹp, tuyệt, kỳ diệu, tài tình

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ "diệu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ diệu .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng như chữ Diệu .
thái, thải, thể
cǎi ㄘㄞˇ

thái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tia sáng
2. rực rỡ, nhiều màu
3. tiếng hoan hô, reo hò

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Văn chương. ◎ Như: "từ thải" văn chương.
2. (Danh) Màu sắc. ◎ Như: "ngũ thải" năm màu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ kiến ô áp áp đích đôi trứ ta vi bình, trác ỷ, đại tiểu hoa đăng chi loại, tuy bất đại nhận đắc, chỉ kiến ngũ thải huyễn diệu, các hữu kì diệu" , , , , 耀, (Đệ tứ thập hồi) Chỉ thấy đầy dẫy những bình phong vây quanh, bàn ghế, các thứ đèn hoa lớn bé, tuy không nhận rõ ra được, chỉ thấy màu sắc rực rỡ, cái gì cũng lạ lùng khéo léo.
3. (Danh) Ánh sáng rực rỡ, quang hoa.
4. (Danh) Lời khen, tiếng hoan hô. ◎ Như: "hát thải" hoan hô.
5. (Danh) Vết thương. ◎ Như: "quải thải" bị thương.
6. (Danh) Giải thưởng, tiền được cuộc. ◎ Như: "đắc thải" được giải, trúng số.
7. (Tính) Sặc sỡ, nhiều màu sắc. ◎ Như: "thải y" quần áo sặc sỡ, "thải điệp" bướm sặc sỡ, "thải hà" mây ngũ sắc.
8. § Ta quen đọc là "thái".

Từ điển Thiều Chửu

① Tia sáng.
② Rực rỡ. Phàm cạnh tranh chơi đùa đều lấy sự được thua làm vinh nhục, nên ai giật giải đuợc hơn gọi là đắc thải . Cũng vì thế mà cái vé sổ số cũng gọi là thải phiếu . Ta quen đọc là thái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Màu sắc: Năm màu, ngũ sắc;
② Lụa màu, hoa (tết bằng lụa màu): Treo đèn tết hoa;
③ (Bị) thương: Anh ấy bị thương;
④ Hay: Khen hay, hoan hô;
⑤ (cũ) Tiền được cuộc, giải trúng: Trúng xổ số;
⑥ (văn) Tia sáng;
⑦ (văn) Rực rỡ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ sáng đẹp — Tên người, tức Phạm Thái, 1777-1813, người xã Yên Thường phủ Từ sơn, tỉnh Bắc Ninh, cha làm quan với nhà Lê, được phong tới tước Hầu. Ông chống Tây sơn nhưng thất bại, sau lại thất tình. Tác phẩm chữ Nôm có cuốn truyện Sơ kính tân trang , và bài Chiến Tụng Tây hồ phú .

Từ ghép 2

thải

giản thể

Từ điển phổ thông

1. tia sáng
2. rực rỡ, nhiều màu
3. tiếng hoan hô, reo hò

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Văn chương. ◎ Như: "từ thải" văn chương.
2. (Danh) Màu sắc. ◎ Như: "ngũ thải" năm màu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ kiến ô áp áp đích đôi trứ ta vi bình, trác ỷ, đại tiểu hoa đăng chi loại, tuy bất đại nhận đắc, chỉ kiến ngũ thải huyễn diệu, các hữu kì diệu" , , , , 耀, (Đệ tứ thập hồi) Chỉ thấy đầy dẫy những bình phong vây quanh, bàn ghế, các thứ đèn hoa lớn bé, tuy không nhận rõ ra được, chỉ thấy màu sắc rực rỡ, cái gì cũng lạ lùng khéo léo.
3. (Danh) Ánh sáng rực rỡ, quang hoa.
4. (Danh) Lời khen, tiếng hoan hô. ◎ Như: "hát thải" hoan hô.
5. (Danh) Vết thương. ◎ Như: "quải thải" bị thương.
6. (Danh) Giải thưởng, tiền được cuộc. ◎ Như: "đắc thải" được giải, trúng số.
7. (Tính) Sặc sỡ, nhiều màu sắc. ◎ Như: "thải y" quần áo sặc sỡ, "thải điệp" bướm sặc sỡ, "thải hà" mây ngũ sắc.
8. § Ta quen đọc là "thái".

Từ điển Thiều Chửu

① Tia sáng.
② Rực rỡ. Phàm cạnh tranh chơi đùa đều lấy sự được thua làm vinh nhục, nên ai giật giải đuợc hơn gọi là đắc thải . Cũng vì thế mà cái vé sổ số cũng gọi là thải phiếu . Ta quen đọc là thái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lụa màu, tơ màu, hàng tơ nhiều màu;
② Sặc sỡ, nhiều màu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Màu sắc: Năm màu, ngũ sắc;
② Lụa màu, hoa (tết bằng lụa màu): Treo đèn tết hoa;
③ (Bị) thương: Anh ấy bị thương;
④ Hay: Khen hay, hoan hô;
⑤ (cũ) Tiền được cuộc, giải trúng: Trúng xổ số;
⑥ (văn) Tia sáng;
⑦ (văn) Rực rỡ.

Từ ghép 4

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu ngũ sắc lẫn lộn — Vẻ rực rỡ — Chỉ màu sắc. Td: Tam thể ( ba màu ).
phạm, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nết làm cho thanh tịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nết làm cho thanh tịnh. Phật giáo lấy thanh tịnh làm tôn chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là phạm, như phạm cung cái cung thờ Phật, phạm chúng các chư sư, phạm âm tiếng phạm, v.v.
② Phạm tiên, một bực tu đã sạch hết tình dục, siêu thăng cõi sắc. Vị chúa tể này gọi là Phạm vương, làm thị giả Phật.
③ Cùng nghĩa như chữ phạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 3

phạn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch — Thứ chữ cổ Ấn Độ, dùng viết kinh Phật, tức chữ Phạn — Thuộc về nhà Phật. Phạn : Cây phướn nhà chùa. » Mảng xem cây phạn thú mầu « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 10

quát, thích, trích, đích, địch
dí ㄉㄧˊ, shì ㄕˋ, tì ㄊㄧˋ, zhé ㄓㄜˊ

quát

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhanh.

thích

phồn thể

Từ điển phổ thông

đang lúc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vừa ý, dễ chịu. ◎ Như: "thư thích" thoải mái, "an thích" dễ chịu.
2. (Động) Đi đến. ◇ Luận Ngữ : "Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc" , (Tử Lộ ) Khổng Tử đi đến nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe.
3. (Động) Con gái xuất giá. ◎ Như: "thích nhân" con gái về nhà chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Muội thích Mao tính" (Ngưu Thành Chương ) Em gái lấy chồng họ Mao.
4. (Động) Thuận theo. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Xử phân thích huynh ý, na đắc tự nhậm chuyên?" , (Tiêu Trọng Khanh thê ) Làm theo ý huynh, đâu dám tự chuyên?
5. (Động) Tương hợp, tương đương. ◎ Như: "thích bình sanh chi nguyện" hợp với chí nguyện cả đời.
6. (Phó) Vừa, vừa vặn, đúng lúc. ◎ Như: "thích khả nhi chỉ" vừa phải mà thôi. ◇ Tô Thức : "Thích hữu cô hạc, hoành giang đông lai" , (Hậu Xích Bích phú ) Vừa lúc có một con hạc lẻ bay ngang sông từ hướng đông lại.
7. (Phó) Chỉ. ◇ Mạnh Tử : "Tắc khẩu phúc khởi thích vị xích thốn chi phu tai" (Cáo tử thượng ) Thì miệng bụng chỉ là vì tấc thước da sao!
8. (Phó) Vừa, vừa mới. ◎ Như: "thích nhiên" vừa may, "thích ngộ" vừa gặp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thích văn nhị vị đàm na nhân thế gian vinh diệu phồn hoa, tâm thiết mộ chi" 耀, (Đệ nhất hồi) Vừa nghe hai vị bàn chuyện phồn hoa vinh diệu ở dưới trần gian, trong lòng thật ngưỡng mộ.
9. (Phó) Ngẫu nhiên, tình cờ. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích tòng phụ nhập thị, kiến mạo tứ quải hồ vĩ, khất ông thị chi" , , (Cổ nhi ) Tình cờ theo cha ra chợ, thấy một tiệm bán mũ treo cái đuôi cáo, xin cha mua cho.
10. (Trợ) Chính thế. ◎ Như: "thích túc tự hại" chính là chỉ đủ tự hại mình mà thôi.
11. Một âm là "đích". (Động) Chuyên chủ. ◎ Như: "vô sở đích tòng" không chuyên chủ vào đâu cả.
12. (Tính) Chính. § Thông "đích" . ◎ Như: "đích tử" ngôi thái tử, "đích thất" chỗ ngủ chính.
13. § Thông "địch" .
14. § Thông "trích" .
15. § Thông "thích" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đi đến. Như thích Tề đến nước Tề.
② Theo. Con gái về nhà chồng gọi là thích nhân .
③ Ưa thích. Như thích ý vừa ý, thích nguyện thích như nguyện. Không được dễ chịu gọi là bất thích (đau yếu khó chịu).
④ Vừa. Như thích khả nhi chỉ vừa phải mà thôi.
⑤ Chính thế. Dùng làm trợ từ. Như thích túc tự hại chính là chỉ đủ tự hại mình mà thôi.
⑥ Chỉ. Như Mạnh Tử nói Tắc khẩu phúc khởi thích vị xích thốn chi phu tai thì miệng bụng chỉ là vì tấc thước da sao!
⑦ Vừa gặp. Như thích nhiên vừa may, thích ngộ vừa gặp, v.v.
⑧ Một âm là đích. Chuyên chủ. Như vô sở đích tòng không chuyên chủ theo vào đâu.
⑨ Cùng nghĩa với chữ đích . Ngôi thái tử gọi là đích tử . Chỗ ngủ chính gọi là đích thất , v.v. Cũng cùng nghĩa với những chữ sau: địch , trích , thích .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thích hợp, hợp: Thích nghi, thích hợp; Hợp ý;
② Dễ chịu, thích ý: Hơi thấy khó chịu; Mà là cái sở thích chung của tôi và bác (Tô Đông Pha: Tiền Xích Bích phú);
③ Vừa vặn, vừa lúc, đúng dịp: Vừa được thì thôi; Vừa lúc có con chim hạc lẻ loi bay ngang sông từ hướng đông tới (Tô Đông Pha: Hậu Xích Bích phú);
④ Mới, vừa mới: ? Vừa ở đâu đến đấy?; Vừa gặp; Nhà ta mới vừa làm xong (Tô Đông Pha). 【】thích tài [shìcái] (văn) Như [shìlái]; 【】thích gian [shìjian] (văn) Như [shìlái];【】thích lai [shìlái] (văn) Vừa, vừa mới, vừa rồi, mới vừa, ban nãy, hồi nãy: ? Vừa mới nhậu rượu thịt của ông ấy, há lại vô tình ư? (Sưu thần kí); Ta lúc nãy chỉ nghe tiếng của ngươi, không thấy thân ngươi (Tổ đường tập);
⑤ Đi, đến: Chẳng biết nghe theo ai, lừng khừng; Quyết bỏ mày đi, đi đến chốn vui kia (Thi Kinh);
⑥ (văn) Theo về;
⑦ (văn) Gả: Gả cho người;
⑧ (văn) Tốt đẹp;
⑨ (văn) Nếu: Nếu vua có lời nói, thì kíp nghe theo (Hàn Phi tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới. Đến nơi nào — Đúng. Vừa hợp với — Người Việt Nam còn hiểu là vui sướng vì hợp ý mình. Td: Thỏa thích.

Từ ghép 13

trích

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Trích giáng (như , bộ ): Giả Nghị vì bị giáng đã bỏ đi (Hán thư: Giả Nghị truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Trích , — Xem các âm Đích, Thích.

đích

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vừa ý, dễ chịu. ◎ Như: "thư thích" thoải mái, "an thích" dễ chịu.
2. (Động) Đi đến. ◇ Luận Ngữ : "Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc" , (Tử Lộ ) Khổng Tử đi đến nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe.
3. (Động) Con gái xuất giá. ◎ Như: "thích nhân" con gái về nhà chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Muội thích Mao tính" (Ngưu Thành Chương ) Em gái lấy chồng họ Mao.
4. (Động) Thuận theo. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Xử phân thích huynh ý, na đắc tự nhậm chuyên?" , (Tiêu Trọng Khanh thê ) Làm theo ý huynh, đâu dám tự chuyên?
5. (Động) Tương hợp, tương đương. ◎ Như: "thích bình sanh chi nguyện" hợp với chí nguyện cả đời.
6. (Phó) Vừa, vừa vặn, đúng lúc. ◎ Như: "thích khả nhi chỉ" vừa phải mà thôi. ◇ Tô Thức : "Thích hữu cô hạc, hoành giang đông lai" , (Hậu Xích Bích phú ) Vừa lúc có một con hạc lẻ bay ngang sông từ hướng đông lại.
7. (Phó) Chỉ. ◇ Mạnh Tử : "Tắc khẩu phúc khởi thích vị xích thốn chi phu tai" (Cáo tử thượng ) Thì miệng bụng chỉ là vì tấc thước da sao!
8. (Phó) Vừa, vừa mới. ◎ Như: "thích nhiên" vừa may, "thích ngộ" vừa gặp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thích văn nhị vị đàm na nhân thế gian vinh diệu phồn hoa, tâm thiết mộ chi" 耀, (Đệ nhất hồi) Vừa nghe hai vị bàn chuyện phồn hoa vinh diệu ở dưới trần gian, trong lòng thật ngưỡng mộ.
9. (Phó) Ngẫu nhiên, tình cờ. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích tòng phụ nhập thị, kiến mạo tứ quải hồ vĩ, khất ông thị chi" , , (Cổ nhi ) Tình cờ theo cha ra chợ, thấy một tiệm bán mũ treo cái đuôi cáo, xin cha mua cho.
10. (Trợ) Chính thế. ◎ Như: "thích túc tự hại" chính là chỉ đủ tự hại mình mà thôi.
11. Một âm là "đích". (Động) Chuyên chủ. ◎ Như: "vô sở đích tòng" không chuyên chủ vào đâu cả.
12. (Tính) Chính. § Thông "đích" . ◎ Như: "đích tử" ngôi thái tử, "đích thất" chỗ ngủ chính.
13. § Thông "địch" .
14. § Thông "trích" .
15. § Thông "thích" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Theo: Không theo vào đâu;
② Chính, lớn, con của vợ chính (dùng như , bộ ): Con chính, con trưởng; Chỗ ngủ chính.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chuyên chú vào — Dùng như chữ Đích — Các âm khác là Địch, Thích, Trích.

địch

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Địch — Các âm khác là Đích, Thích, Trích. Xem các âm này.
trạc, trọc
zhuó ㄓㄨㄛˊ

trạc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, không trong. ◎ Như: "ô trọc" đục bẩn. ◇ Nguyễn Trãi : "Du nhiên vạn sự vong tình hậu, Diệu lí chân kham phó trọc lao" , (Chu trung ngẫu thành ) Muôn việc đời dằng dặc sau khi quên hết, (Thấy) lẽ huyền diệu thật đáng phó cho chén rượu đục.
2. (Tính) Loạn, hỗn loạn. ◎ Như: "trọc thế" đời loạn, "trọc lưu" lũ hèn hạ. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục (hỗn trọc) mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.
3. (Tính) Thường, bình phàm, dung tục. ◇ Hồng Thăng : "Tưởng ngã trọc chất phàm tư, kim tịch đắc đáo nguyệt phủ, hảo nghiêu hãnh dã" 姿, , (Trường sanh điện 殿, Đệ thập nhất xích ) Tưởng rằng tôi chỉ là phàm phu tục tử, đêm nay lên tới nguyệt điện, thực là may mắn.
4. (Tính) Trầm, nặng, thô nặng. ◎ Như: "thanh âm trọng trọc" âm thanh thô nặng.
5. (Danh) Một tên của sao "Tất" .
6. (Danh) Họ "Trọc".
7. § Ghi chú: Chính âm là "trạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước đục.
② Phàm cái gì không được trong sạch đều gọi là trọc, như trọc thế đời loạn, trọc lưu lũ hèn hạ. Chính âm là chữ trạc.

trọc

phồn thể

Từ điển phổ thông

đục (nước)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, không trong. ◎ Như: "ô trọc" đục bẩn. ◇ Nguyễn Trãi : "Du nhiên vạn sự vong tình hậu, Diệu lí chân kham phó trọc lao" , (Chu trung ngẫu thành ) Muôn việc đời dằng dặc sau khi quên hết, (Thấy) lẽ huyền diệu thật đáng phó cho chén rượu đục.
2. (Tính) Loạn, hỗn loạn. ◎ Như: "trọc thế" đời loạn, "trọc lưu" lũ hèn hạ. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục (hỗn trọc) mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.
3. (Tính) Thường, bình phàm, dung tục. ◇ Hồng Thăng : "Tưởng ngã trọc chất phàm tư, kim tịch đắc đáo nguyệt phủ, hảo nghiêu hãnh dã" 姿, , (Trường sanh điện 殿, Đệ thập nhất xích ) Tưởng rằng tôi chỉ là phàm phu tục tử, đêm nay lên tới nguyệt điện, thực là may mắn.
4. (Tính) Trầm, nặng, thô nặng. ◎ Như: "thanh âm trọng trọc" âm thanh thô nặng.
5. (Danh) Một tên của sao "Tất" .
6. (Danh) Họ "Trọc".
7. § Ghi chú: Chính âm là "trạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước đục.
② Phàm cái gì không được trong sạch đều gọi là trọc, như trọc thế đời loạn, trọc lưu lũ hèn hạ. Chính âm là chữ trạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nước đục;
② Đục, bẩn, dơ, nhơ, ô trọc: Nước sông đục ngầu;
③ Loạn, hỗn loạn, lộn xộn;
④ (thanh) Kêu, ngậu, om: Ngậu lên, om lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đục. Nhơ bẩn — Bẩn thỉu xấu xa.

Từ ghép 6

Từ điển trích dẫn

1. Bút thần diệu. Chỉ nghệ thuật bút pháp cao xa.
2. Chỉ cao thủ về thư họa hoặc văn tự. ◇ Ngu Tập : "Ngọc đường diệu bút giao du tận, Đầu lão Giang Nam cách tử sanh" , (Đề Phạm Đức Cơ thi hậu ).
3. Tác phẩm hay, giai tác. ◇ Quách Nhược Hư : "Khanh sở tiến mặc tích tịnh cổ họa, phục biến khán lãm, câu thị diệu bút" , , (Đồ họa kiến văn chí , Vương thị đồ họa ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nét bút khéo. Chỉ nét chữ đẹp — Bức họa đẹp — Bài văn bài thơ hay.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.