hoạch, hồ
gū ㄍㄨ, hú ㄏㄨˊ, hù ㄏㄨˋ, huò ㄏㄨㄛˋ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bầu. § Một giống dây như dưa có quả dài như quả bầu, lúc lớn ăn hết ruột, còn vỏ dùng làm cái lọ đựng nước được.
2. Một âm là "hoạch". (Tính) "Hoạch lạc" : cũng như "khuếch lạc" trống rỗng, vô dụng. ◇ Trang Tử : "Phẫu chi dĩ vi biều, tắc hoạch lạc vô sở dung" , (Tiêu dao du ) Bổ nó ra làm cái bầu thì trống rỗng không đựng được vật gì.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầu, một giống dây như dưa có quả dài như quả bầu, lúc lớn ăn hết ruột, còn vỏ dùng làm cái lọ đựng nước được.
② Một âm là hoạch. Hoạch lạc cũng như khuếch lạc . Trang Tử (): Phẫu chi dĩ vi biều, tắc hoạch lạc vô sở dung bổ nó ra làm cái bầu thì mảnh vỏ không đựng được vật gì.

hồ

phồn thể

Từ điển phổ thông

bầu đựng nước làm từ quả bầu khô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bầu. § Một giống dây như dưa có quả dài như quả bầu, lúc lớn ăn hết ruột, còn vỏ dùng làm cái lọ đựng nước được.
2. Một âm là "hoạch". (Tính) "Hoạch lạc" : cũng như "khuếch lạc" trống rỗng, vô dụng. ◇ Trang Tử : "Phẫu chi dĩ vi biều, tắc hoạch lạc vô sở dung" , (Tiêu dao du ) Bổ nó ra làm cái bầu thì trống rỗng không đựng được vật gì.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầu, một giống dây như dưa có quả dài như quả bầu, lúc lớn ăn hết ruột, còn vỏ dùng làm cái lọ đựng nước được.
② Một âm là hoạch. Hoạch lạc cũng như khuếch lạc . Trang Tử (): Phẫu chi dĩ vi biều, tắc hoạch lạc vô sở dung bổ nó ra làm cái bầu thì mảnh vỏ không đựng được vật gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thực) Cây bầu. Cg. [hùzi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây bầu, một thứ cây leo, cùng họ với cây bí.

Từ ghép 1

củ
jǔ ㄐㄩˇ

củ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái khuôn
2. khuôn phép

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái khuôn làm đồ vuông hoặc đo góc vuông (tiếng Pháp: équerre).
2. (Danh) Hình vuông. ◇ Lã Vọng : "Củ nội viên ngoại, kính tứ xích dĩ thượng" , (Lục thao , Quân dụng ) Trong vuông ngoài tròn, đường kính bốn thước trở lên.
3. (Danh) Khuôn phép. ◎ Như: "quy củ" phép tắc. ◇ Luận Ngữ : "Thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ" , (Vi chánh ) Bảy mươi tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn phép.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái khuôn làm đồ vuông.
② Khuôn phép.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thước vẽ vuông;
② Khuôn phép, phép tắc: Không vượt ra ngoài khuôn phép; Bước theo khuôn phép;
③ (lí) Mômen: Memen lực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thước vuông của người thợ mộc để đo góc vuông — Phép tắc. Chẳng hạn quy củ.

Từ ghép 5

xưng, xứng
chèn ㄔㄣˋ, chēng ㄔㄥ, chèng ㄔㄥˋ

xưng

giản thể

Từ điển phổ thông

gọi bằng, gọi là, xưng là

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cân: Cân lương thực;
② Gọi, xưng: Gọi tắt; Tự xưng;
③ Nói: Có người nói, theo người ta nói;
④ Khen: Tấm tắt khen hay;
⑤ Dấy: Dấy binh. Xem [chèn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết quen của chữ Xưng .

Từ ghép 6

xứng

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Vừa, hợp, xứng đáng, xứng với: Vừa ý, hợp ý. Xem [cheng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

đồng ý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồng ý, chấp nhận

Từ điển trích dẫn

1. Tâm ý tương đồng. ◇ Tôn Tử : "Lệnh dân dữ thượng đồng ý" (Kế thiên ).
2. Ý chỉ tương đồng. ◇ Vương Sung : "Minh cử quỷ thần, đồng ý cộng chỉ, dục lệnh chúng, tín dụng bất nghi" , , , (Luận hành , Biện sùng ).
3. Tán thành. ◎ Như: "ngã đồng ý nhĩ đích khán pháp" .
sác, số, sổ, xúc
cù ㄘㄨˋ, shǔ ㄕㄨˇ, shù ㄕㄨˋ, shuò ㄕㄨㄛˋ

sác

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhiều lần, luôn luôn, thường: Suýt chết đã mấy lần rồi (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); Khi ấy đất thường động vỡ, nhiều trận hỏa tai giáng xuống (Hậu Hán thư). 【】sác kiến bất tiên [shuò jiàn bùxian] Thường gặp chẳng mới mẻ gì (không có gì lạ). Xem [cù], [shư], [shù].

số

giản thể

Từ điển phổ thông

số lượng

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Số: Số người nhiều quá; Số lẻ; Số chẵn;
② Mấy, vài: Mấy lần; Vài ngày;
③ Thuật số;
④ Toán thuật (một trong 6 môn học cơ bản thời xưa — gọi là lục nghệ);
⑤ (văn) Phép tắc, quy luật;
⑥ (văn) Vận mạng, số mạng;
⑦ (văn) Tài nghệ: Nay đánh cờ là một tài nghệ, nhưng nó chỉ là một tài nghệ nhỏ thôi (Mạnh tử: Cáo tử thượng);
⑧ (văn) Lí lẽ: Đem khách mới cho tranh với bạn quen cũ, về lí lẽ thì sẽ không thắng được (Hàn Phi tử: Cô phẫn). Xem [cù], [shư], [shuò].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 21

sổ

giản thể

Từ điển phổ thông

1. một vài
2. đếm
3. kể ra, nêu ra

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đếm: Đếm không xuể;
② Chỉ sự hơn: Nhà tôi chỉ có nó là khỏe hơn cả;
③ Kể: Không đáng kể;
④ Kể tội, quở mắng: Quở trách, mắng. Xem [cù], [shù], [shuò].

xúc

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhặt: 洿Lưới nhặt không vào ao lớn (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng). Xem [shư], [shù], [shuò].
châm, thầm, thẩm, thậm
shèn ㄕㄣˋ, zhēn ㄓㄣ

châm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Cũng như "châm" .
2. Một âm là "thẩm". (Danh) Quả dâu.
3. (Danh) Một loài vi khuẩn sinh ra ở trên cây. ◇ Dữu Tín : "Thấp dương sanh tế thẩm, Lạn thảo biến sơ huỳnh" , (Đối vũ ) Cây dương ẩm ướt sinh ra vi khuẩn, Cỏ mục hóa thành đom đóm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái búa bổ củi.
② Một âm là thầm. Quả dâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cái thớt dùng để chém đầu (một hình cụ thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đồ bằng gỗ để kê mà chặt. Công dụng tương tự như cái thớt — Một âm khác là Thậm.

thầm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái búa bổ củi
2. quả dâu

Từ điển Thiều Chửu

① Cái búa bổ củi.
② Một âm là thầm. Quả dâu.

thẩm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Cũng như "châm" .
2. Một âm là "thẩm". (Danh) Quả dâu.
3. (Danh) Một loài vi khuẩn sinh ra ở trên cây. ◇ Dữu Tín : "Thấp dương sanh tế thẩm, Lạn thảo biến sơ huỳnh" , (Đối vũ ) Cây dương ẩm ướt sinh ra vi khuẩn, Cỏ mục hóa thành đom đóm.

thậm

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Quả dâu. Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả cây dâu — Loại nấm mọc trên cây lớn.
sáp
shà ㄕㄚˋ

sáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái quạt vả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật hình dạng giống như cái quạt lớn có cán để trang sức hai bên quan tài (ngày xưa).
2. (Danh) Quạt lớn có cán dùng trong nghi trượng (ngày xưa).
3. (Danh) Cái quạt. ◇ Hoài Nam Tử : "Đông nhật chi bất dụng sáp giả" (Thục chân huấn ) Mùa đông không dùng quạt.
4. (Danh) Gọi vật có hình như cái quạt.
5. (Danh) Lọng xe bằng lông chim, hình như cái quạt, dùng để ngăn gió bụi (ngày xưa).
6. (Danh) Đồ trang sức trên giá chuông trống (ngày xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái quạt vả.
② Một thứ trang sức ở ngoài áo quan, làm hình như cái quạt, trên vẽ mây tản hay các văn vẻ rồi ấp hai bên quan tài cho đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái quạt vả;
② Lông chim trang sức ở ngoài áo quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây quạt lông — Vật trang hoàng cho chuông trống thời cổ.
lãm
lǎn ㄌㄢˇ, nǎn ㄋㄢˇ

lãm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái đăng bắt cá

Từ điển trích dẫn

1. Cái đăng bắt cá.
2. Lấy nước cỏ bón ruộng gọi là "lãm hà nê" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đăng bắt cá.
② Lấy nước cỏ bón ruộng gọi là lãm hà nê .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái vợt (dụng cụ để bắt cá, vớt bèo hoặc vét bùn ở sông);
② Vét bùn: Vét bùn ao; Tàu vét bùn.
chúy, chùy, trùy, đôi
chuí ㄔㄨㄟˊ

chúy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quả cân
2. nặng
3. cái búa lớn

chùy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quả cân
2. nặng
3. cái búa lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dùi sắt (dùng để đập hay đánh nhau). Thông "chùy" . § Tục gọi là "lang đầu" .
2. (Động) Đập, nện. § Thông "chùy" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dùi sắt dùng để đập các đồ hay dùng để đánh nhau.
② Đập, nện. Thông dụng chữ chùy .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Chuỳ .

trùy

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần bằng sắt của một cây búa — Đập, đánh.

đôi

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nung rèn đổ kim loại — Giũa ngọc — Một âm là Trùy. Xem Trùy.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.