thần
chén ㄔㄣˊ

thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bề tôi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bầy tôi, quan ở trong nước có vua. ◎ Như: "nhị thần" những kẻ làm quan hai họ, "trung thần" bề tôi trung thành.
2. (Danh) Quan đại thần đối với vua tự xưng. ◇ Hán Thư : "Thần môn như thị, thần tâm như thủy" , (Trịnh Sùng truyện ) Cửa nhà thần như chợ, lòng thần như nước (ý nói những kẻ tới cầu xin rất đông, nhưng tấm lòng của tôi vẫn trong sạch yên tĩnh như nước).
3. (Danh) Tôi đòi, nô lệ, lệ thuộc. ◎ Như: "thần bộc" tôi tớ, "thần thiếp" kẻ hầu hạ (đàn ông gọi là "thần", đàn bà gọi là "thiếp"). ◇ Chiến quốc sách : "Triệu bất năng chi Tần, tất nhập thần" , (Yên sách tam ) Triệu không chống nổi Tần, tất chịu vào hàng lệ thuộc (thần phục).
4. (Danh) Dân chúng (trong một nước quân chủ). ◎ Như: "thần thứ" thứ dân, "thần tính" nhân dân trăm họ.
5. (Danh) Tiếng tự xưng đối với cha. ◇ Sử Kí : "Thủy đại nhân thường dĩ thần vô lại" (Cao Đế kỉ ) Từ đầu cha thường cho tôi là kẻ không ra gì.
6. (Danh) Cổ nhân tự khiêm xưng là "thần" . § Cũng như "bộc" . ◇ Sử Kí : "Thần thiếu hảo tướng nhân, tướng nhân đa hĩ, vô như Quý tướng" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Tôi từ nhỏ thích xem tướng người ta, đã xem tướng rất nhiều, nhưng chẳng ai bằng tướng ông Quý cả.
7. (Động) Sai khiến. ◎ Như: "thần lỗ" sai sử.
8. (Động) Quy phục. ◇ Diêm thiết luận : "Hung Nô bối bạn bất thần" (Bổn nghị ) Quân Hung Nô làm phản không chịu thần phục.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầy tôi. Quan ở trong nước có vua gọi là thần.
② Kẻ chịu thống thuộc dưới quyền người cũng gọi là thần. Như thần bộc tôi tớ, thần thiếp nàng hầu, v.v. Ngày xưa gọi những kẻ làm quan hai họ là nhị thần .
③ Cổ nhân nói chuyện với bạn cũng hay xưng là thần , cũng như bây giờ xưng là bộc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Thần, bầy tôi (của vua), bộ trưởng: Đại thần triều Nguyễn; Bộ trưởng bộ ngoại giao;
② Thần, hạ thần (từ quan lại xưng với vua);
③ (văn) Tôi (đại từ nhân xưng thời xưa, dùng cho ngôi thứ nhất, số ít, tương đương với , bộ ) .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người bề tôi giúp việc cho vua. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ «.

Từ ghép 46

nạp
nà ㄋㄚˋ

nạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thu vào
2. giao nộp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu. ◎ Như: "xuất nạp" chi thu. ◇ Sử Kí : "Kim Tần dĩ lỗ Hàn vương, tận nạp kì địa" , (Kinh Kha truyện ) Nay Tần đã cầm tù vua Hàn, thu hết đất đai của nước này.
2. (Động) Nộp, dâng. ◎ Như: "nạp thuế" nộp thuế, "nạp khoản" nộp khoản.
3. (Động) Nhận, chấp nhận. ◎ Như: "tiếu nạp" vui lòng nhận cho, "tiếp nạp" tiếp nhận. ◇ Tả truyện : "Chư hầu thùy nạp ngã?" (Văn công thập lục niên ) Chư hầu ai thu nhận ta?
4. (Động) Dẫn vào.
5. (Động) Lấy vợ. ◎ Như: "nạp phụ" lấy vợ, "nạp thiếp" lấy thiếp.
6. (Động) Mặc, xỏ, mang (áo quần, giày dép). ◇ Lễ Kí : "Phủ nhi nạp lũ" (Khúc lễ thượng ) Cúi xuống xỏ giày.
7. (Động) Khâu, vá. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng xuyên liễu nhất lĩnh nạp hồng trừu áo, đái trước cá bạch Phạm Dương chiên lạp nhi" 穿, (Đệ tam hồi) Võ Tòng mặc chiếc áo khâu lụa đỏ, đầu đội nón chiên trắng kiểu Phạm Dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Vào, như xuất nạp số ra vào. Nói rộng ra phàm cái gì làm cho đến gần mình đều gọi là nạp, như duyên nạp , tiếp nạp đều nghĩa là mời vào chơi cả, bây giờ gọi sự lấy vợ là nạp phụ cũng là do nghĩa ấy.
② Dâng nộp, như nạp thuế nộp thuế, nạp khoản dâng nộp khoản gì làm lễ xin hàng phục, v.v.
③ Thu nhận, như tiếu nạp vui lòng nhận cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, tiếp nhận, chấp nhận: Không nhận; Chấp nhận; Vui lòng nhận cho;
② Hóng: Hóng mát;
③ Đưa vào: Đưa vào nền nếp;
④ Đóng, nộp, nạp, dâng nạp, giao nộp: Đóng thuế;
⑤ Khâu: Khâu đế giày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem vào. Đem đưa cho. Đem nộp. Hoa Tiên có câu: » Y kì nạp quyển đề danh « — Nhận lấy. Td: Thâu nạp.

Từ ghép 26

thân
shēn ㄕㄣ

thân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. duỗi ra
2. bày tỏ, kể rõ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Duỗi, thò, thè. ◎ Như: "dẫn thân" kéo duỗi ra, "thân thủ" thò tay. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá giảo chỉ thân thiệt" (Đệ tam hồi) Con nào con nấy cắn ngón tay thè lưỡi.
2. (Động) Bày tỏ, kể rõ ra. § Thông "thân" . ◎ Như: "thân oan" minh oan. ◇ Lí Bạch : "Bất hữu giai tác, hà thân nhã hoài?" , ? (Xuân dạ yến tòng đệ đào lí viên tự ) Nếu chẳng có văn hay, Sao diễn tả được lòng nhã?
3. (Động) Làm cho hết nghiêng lệch cong queo, làm cho ngay thẳng. ◇ Tống sử : "Tiểu sự thượng bất đắc thân, huống đại sự hồ?" , (Hàn Giáng truyện ) Việc nhỏ còn chưa làm cho ngay được, huống chi là chuyện lớn?
4. (Tính) Vui hòa.
5. (Danh) Họ "Thân".

Từ điển Thiều Chửu

① Duỗi, như dẫn thân kéo duỗi ra.
② Làm cho phải lẽ, như thân oan gỡ cho kẻ oan được tỏ lẽ thẳng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duỗi, ruỗi, thò, xòe, le, thè: Le lưỡi; Duỗi chân; Thò tay; Xòe bàn tay ra;
② Trình bày: Khiếu nại, minh oan;
③ Rửa hận. Như [shenyuan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Duỗi ra — Suy rộng ra — Làm cho rõ ra.

Từ ghép 8

bối
bèi ㄅㄟˋ

bối

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lũ, bọn, chúng
2. hàng xe, dãy xe
3. ví, so sánh
4. thế hệ, lớp người
5. hạng, lớp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bậc, hàng, lớp (thế hệ). ◎ Như: "tiền bối" bậc trước, "hậu bối" lớp sau.
2. (Danh) Lũ, bọn (số đông). ◎ Như: "ngã bối" lũ chúng ta, "nhược bối" lũ chúng bay. ◇ Tây du kí 西: "Dưỡng mã giả, nãi hậu sanh tiểu bối, hạ tiện chi dịch, khởi thị đãi ngã đích?" , , , ? (Đệ tứ hồi) Nuôi ngựa là việc của bọn trẻ con, hèn mọn, sao lại đối xử với ta như thế?
3. (Danh) Hàng xe, xe xếp thành hàng.
4. (Động) Ví, so sánh. ◇ Hậu Hán Thư : "Biên Phượng, Diên Đốc tiên hậu vi Kinh Triệu duẫn, thì nhân dĩ bối tiền thế Triệu (Quảng Hán), Trương (Sưởng)" , , (),() (Tuần lại truyện , Tự ) Biên Phượng, Diên Đốc trước sau làm quan doãn ở Kinh Triệu, người đương thời ví với Triệu (Quảng Hán), Trương (Sưởng) đời trước.

Từ điển Thiều Chửu

① Bực, lũ, bọn. Như tiền bối bực trước, hậu bối bọn sau, ngã bối lũ chúng ta, nhược bối lũ chúng bay, v.v.
② Hàng xe, rặng xe.
③ Ví, so sánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bậc, bề, bối: Bậc tiền bối; Bậc đàn anh, bề trên;
② Đời: Đã nửa đời người;
③ Đồ, hạng, những kẻ: Đồ bất lực, những kẻ bất tài. (Ngr) Lũ, bọn (chỉ số đông): Chúng tôi; Lũ chúng bây;
④ (văn) Hàng xe;
⑤ (văn) Ví, so sánh;
⑥ (văn) Hàng loạt, số nhiều: Nhờ vậy bầy tôi giỏi xuất hiện hàng loạt (Hậu Hán thư: Sái Ung truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xe đậu thành hàng dài — Người ngang hàng, cùng trang lứa. Bọn.

Từ ghép 14

cung
gōng ㄍㄨㄥ

cung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cong
2. cái cung
3. cung (đơn vị đo, bằng 10 xích)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cung. ◎ Như: "cung tiễn" cung tên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trương Phi đái trụ mã, niêm cung đáp tiễn, hồi xạ Mã Siêu" , , (Đệ nhất hồi ) Trương Phi dừng ngựa, lấy cung gắn tên, quay mình bắn Mã Siêu.
2. (Danh) Số đo đất, sáu "xích" thước là một "cung" , tức là một "bộ" , 360 bộ là một dặm, 240 bộ vuông là một "mẫu". ◎ Như: "bộ cung" cái thước đo đất, "cung thủ" người đo đất.
3. (Danh) Họ "Cung".
4. (Động) Cong lại. ◎ Như: "cung yêu" cong lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cung.
② Số đo đất, năm thước là một cung, tức là một bộ, 360 bộ là một dặm, 240 bộ vuông là một mẫu, vì thế nên cái thước đo đất gọi là bộ cung , người đo đất gọi là cung thủ .
③ Cong, vật gì hình cong như cái cung đều gọi là cung, như cung yêu lưng cong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái cung: Cung tên;
② Những dụng cụ có hình cung: Cái cần bật bông;
③ Cung (dụng cụ đo lường ruộng đất ngày xưa, bằng 5 thước): Thước đo đất (thời xưa); Người đo đất (thời xưa);
④ Cúi, khom, cong: Khi lên núi phải khom lưng leo lên từng bước; Lưng cong;
⑤ [Gong] (Họ) Cung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một thứ võ khí thời xưa, dùng để bắn các mũi tên đi — Tên một bộ trong các bộ chữ trung Hoa.

Từ ghép 16

do, du, dứu
yóu ㄧㄡˊ

do

giản thể

Từ điển phổ thông

1. con do (giống khỉ)
2. vẫn còn

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ "do" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ do .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Con do (một loài giống như khỉ, tính hay ngờ vực);
② Như, cũng như, giống như: Chết mà như vẫn sống; Dân theo về với điều nhân, cũng giống như nước chảy xuống chỗ trũng vậy (Mạnh tử).【】do như [yóurú] Như, cũng như, giống như: Cũng như ban ngày;【】do nhược [yóuruò] Như ;【】do chi hồ [yóuzhihu] Như, cũng như: Người không thể rời khỏi đất, cũng như cá không thể rời khỏi nước;
③ Còn, mà còn, vẫn còn: Lời nói vẫn còn bên tai; Còn nhớ rõ ràng; Tùng cúc vẫn còn đó (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); Lúc thần trẻ tuổi, còn chẳng bằng người, nay đã già rồi, không thể làm được gì (Tả truyện).【】do hoặc [yóuhuò] Như ;【】do thả [yóu qiâ] Vẫn, vẫn còn, vẫn là: Quả nhân vẫn còn vui chơi phóng túng không biết dừng, oán tội chồng chất lên trăm họ (Án tử Xuân thu); 【】do thượng [yóu shàng] Vẫn, vẫn còn: ? Quả nhân có ba điều sai lầm lớn, như thế mà vẫn còn trị nước được ư? (Quản tử);
④ Chỉ (biểu thị sự giới hạn): Văn chương kém cỏi không đáng được khắc in, chỉ có thể gởi cho bạn bè xem (Kiếm Nam thi cảo);
⑤ Nếu, nếu như: Nếu có quỷ thần, nhất định sẽ gia tội cho họ (Tả truyện: Tương công thập niên);
⑥ Ngõ hầu;
⑦ Mưu tính (dùng như , bộ );
⑧ Càn bậy (dùng như , bộ );
⑨ Do, bởi (dùng như , bộ );
⑩ Trách, quở trách: Cùng nhau hòa hợp, không quở trách nhau (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tư can);
⑪ Lúc lắc, đung đưa: Ngâm vịnh thì đung đưa, đung đưa thì nhảy múa (Lễ kí: Đàn cung hạ);
⑫ [Yóu] (Họ) Do.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

du

giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Du .

dứu

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ "do" .
2. Giản thể của chữ .
ngũ
wǔ ㄨˇ

ngũ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

năm, 5

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số năm.
2. (Danh) Họ "Ngũ".

Từ điển Thiều Chửu

① Năm, tên số đếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Năm (số 5): Năm người;
② Một trong những dấu hiệu kí âm trong nhạc phổ dân tộc của Trung Quốc;
③ (Họ) Ngũ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số năm. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Tước hữu ngũ, sĩ cư kì liệt « ( Tước vị có năm bậc, thì kẻ sĩ cũng được sắp ở trong ).

Từ ghép 56

dâm
yàn ㄧㄢˋ, yáo ㄧㄠˊ, yín ㄧㄣˊ

dâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức, quá thừa
2. buông thả, bừa bãi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngấm, tẩm. ◎ Như: "tẩm dâm" ngâm tẩm.
2. (Động) Chìm đắm, say đắm. ◇ Nguyễn Du : "Dâm thư do thắng vị hoa mang" (Điệp tử thư trung ) Say đắm vào sách còn hơn đa mang vì hoa.
3. (Động) Mê hoặc. ◇ Mạnh Tử : "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu" , , , (Đằng văn công hạ ) Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, như thế gọi là bậc đại trượng phu.
4. (Động) Thông gian. ◎ Như: "gian dâm" dâm dục bất chính.
5. (Tính) Lớn. ◇ Thi Kinh : "Kí hữu dâm uy, Giáng phúc khổng di" , (Chu tụng , Hữu khách ) Đã có uy quyền lớn lao, (Nên) ban cho phúc lộc rất dễ dàng.
6. (Tính) Lạm, quá độ. ◎ Như: "dâm từ" lời phóng đại thất thiệt, "dâm lạm" lời bừa bãi.
7. (Tính) Tà, xấu, không chính đáng. ◎ Như: "dâm tà" tà xấu, "dâm bằng" bạn bất chính. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Hoặc thị dâm thanh" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Có kẻ mê giọng nhảm.
8. (Tính) Buông thả, tham sắc dục. ◎ Như: "dâm phụ" đàn bà dâm đãng, "dâm oa" người con gái dâm đãng.
9. (Tính) Lâu, dầm. § Thông "dâm" . ◇ Tả truyện : "Thiên tác dâm vũ" (Trang Công thập nhất niên ) Trời làm mưa dầm.
10. (Danh) Quan hệ tính dục. ◎ Như: "mại dâm" , "hành dâm" .
11. (Phó) Quá, lắm. ◎ Như: "dâm dụng" lạm dụng, dùng quá mức độ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá, phàm cái gì quá lắm đều gọi là dâm, như dâm vũ mưa dầm, dâm hình hình phạt ác quá, v.v.
② Ðộng, mê hoặc, như phú quý bất năng dâm (Mạnh Tử ) giàu sang không làm động nổi lòng.
③ Tà, như dâm bằng bạn bất chính, dâm từ đền thờ dâm thần.
④ Dâm dục trai gái giao tiếp vô lễ gọi là dâm, như dâm đãng , dâm loạn , v.v.
⑤ Sao đi lạc lối thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quá, quá nhiều. 【】dâm uy [yínwei] Lạm dụng uy quyền;
② Bừa bãi, phóng đãng: Hoang dâm xa xỉ;
③ Dâm đãng, dâm loạn, dâm dật: Tà dâm;
④ (văn) Tẩm ướt;
⑤ (văn) Dừng lại, ở lại: ! Về thôi, về thôi, không thể ở lại lâu (Sở từ: Chiêu hồn);
⑥ (văn) Mê hoặc, say đắm: Giàu sang không nên say đắm (để cho tiền của và địa vị làm mê hoặc) (Mạnh tử);
⑦ Tà ác: Bạn bè bất chính; Phong khí tà ác ắt phải lấp đi (Thương Quân thư);
⑧ (văn) Sao đi lạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngấm ướt — Mưa lâu không dứt — Quá độ — Gian tà, không chánh đáng — Mê hoặc, không sáng suốt — Ham thú vui xác thịt trai gái.

Từ ghép 40

dật
yì ㄧˋ

dật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lầm lỗi
2. ẩn dật
3. nhàn rỗi
4. buông thả

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy trốn. ◇ Bắc sử : "Kiến nhất xích thố, mỗi bác triếp dật" , (Tề Cao tổ thần vũ đế bổn kỉ ) Thấy một con thỏ màu đỏ, mỗi lần định bắt, nó liền chạy trốn.
2. (Động) Xổng ra. ◇ Quốc ngữ : "Mã dật bất năng chỉ" (Tấn ngữ ngũ ) Ngựa xổng chẳng ngăn lại được.
3. (Động) Mất, tán thất.
4. (Động) Thả, phóng thích. ◇ Tả truyện : "Nãi dật Sở tù" (Thành Công thập lục niên ) Bèn thả tù nhân nước Sở.
5. (Tính) Phóng túng, phóng đãng. ◇ Chiến quốc sách : "Chuyên dâm dật xỉ mĩ, bất cố quốc chánh, Dĩnh đô tất nguy hĩ" , , (Sở sách tứ, Trang Tân vị Sở Tương Vương ) Chuyên dâm loạn, phóng túng, xa xỉ, không lo việc nước, Dĩnh đô tất nguy mất.
6. (Tính) Đi ẩn trốn, ở ẩn. ◇ Hán Thư : "Cố quan vô phế sự, hạ vô dật dân" , (Thành đế kỉ ) Cho nên quan trên không bỏ bê công việc, thì dưới không có dân ẩn trốn.
7. (Tính) Vượt hẳn bình thường, siêu quần. ◎ Như: "dật phẩm" phẩm cách khác thường, vượt trội, tuyệt phẩm, "dật hứng" hứng thú khác đời.
8. (Tính) Rỗi nhàn, an nhàn. ◇ Mạnh Tử : "Dật cư nhi vô giáo" (Đằng Văn Công thượng ) Rỗi nhàn mà không được dạy dỗ.
9. (Tính) Nhanh, lẹ. ◇ Hậu Hán Thư : "Do dật cầm chi phó thâm lâm" (Thôi Nhân truyện ) Vẫn còn chim nhanh đến rừng sâu.
10. (Danh) Lầm lỗi. ◇ Thư Kinh : "Dư diệc chuyết mưu, tác nãi dật" , (Bàn Canh thượng ) Ta cũng vụng mưu tính, làm cho lầm lỗi.
11. (Danh) Người ở ẩn. ◎ Như: "cử dật dân" cất những người ẩn dật lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Lầm lỗi. Như dâm dật dâm dục quá độ.
② Sổng ra. Như mã dật bất năng chỉ ngựa sổng chẳng hay hãm lại.
③ Ẩn dật. Như cử dật dân cất những người ẩn dật lên. Phàm cái gì không câu nệ tục đời đều gọi là dật. Như dật phẩm phẩm cách khác đời. Dật hứng hứng thú khác đời.
④ Rỗi nhàn. Như dật cư nhi vô giáo (Mạnh Tử ) rỗi nhàn mà không được dạy dỗ.
⑤ Buông thả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chạy thoát, sổng ra, chạy trốn: Chạy trốn; Ngựa sổng không ngăn lại được;
② Tản mát, thất lạc: Sách đó đã thất lạc;
③ Nhàn, thanh nhàn, nhàn hạ: Ở nhàn mà không được dạy dỗ (Mạnh tử);
④ Sống ẩn dật, ở ẩn;
⑤ Vượt lên, hơn hẳn; Phẩm cách khác đời;
⑥ Thả lỏng, buông thả;
⑦ (văn) Lầm lỗi, sai lầm;
⑧ (văn) Nhanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi. Thất lạc — Quá độ. Vượt quá — Yên vui — Ở ẩn — Lầm lỗi.

Từ ghép 23

căn
gēn ㄍㄣ

căn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rễ cây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rễ cây. ◎ Như: "lạc diệp quy căn" lá rụng về cội.
2. (Danh) Phần dưới, phần gốc của vật thể. ◎ Như: "thiệt căn" cuống lưỡi, "nha căn" chân răng. ◇ Bạch Cư Dị : "Mãn đình điền địa thấp, Tề diệp sanh tường căn" 滿, (Tảo xuân ) Khắp sân ruộng đất ẩm, Lá tề mọc chân tường.
3. (Danh) Gốc, nguồn, nền tảng. ◎ Như: "họa căn" nguồn gốc, nguyên cớ của tai họa, "bệnh căn" nguyên nhân của bệnh.
4. (Danh) Căn số (toán học).
5. (Danh) Lượng từ: dùng cho những vật hình dài: khúc, sợi, que, cái, v.v. ◎ Như: "nhất căn côn tử" một cây gậy, "tam căn khoái tử" ba cái đũa.
6. (Danh) Họ "Căn".
7. (Danh) "Lục căn" (thuật ngữ Phật giáo) gồm: "nhãn" mắt, "nhĩ" tai, "tị" mũi, "thiệt" lưỡi, "thân" thân, "ý" ý.
8. (Động) Trồng sâu, ăn sâu vào. ◇ Mạnh Tử : "Quân tử sở tính, nhân nghĩa lễ trí căn ư tâm" , (Tận tâm thượng ) Bản tính của bậc quân tử, nhân nghĩa lễ trí ăn sâu trong lòng.
9. (Phó) Triệt để, tận cùng. ◎ Như: "căn tuyệt" tiêu diệt tận gốc, "căn trừ" trừ khử tới cùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Rễ cây.
② Bộ dưới một vật gì cũng gọi là căn, như thiệt căn cuống lưỡi.
③ Căn do (nhân), như thiện căn căn thiện, câu nói nào không có bằng cứ gọi là vô căn chi ngôn .
④ Nhà Phật gọi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là lục căn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rễ: Rễ cây;
② (loại) Khúc, sợi, que, cái...: Một khúc gỗ Hai sợi dây đay; Ba que diêm;
③ Chân, gốc, nguồn gốc, nền tảng, cội rễ: Nguồn gốc gây ra tai họa; Chân tường;
④ (toán) Căn số;
⑤ (văn) Gốc;
⑥ (tôn) Căn: Lục căn (theo nhà Phật, gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rễ cây — Cái gốc rễ của sự việc — Tiếng nhà Phật, nghĩa là những giác quan, có thể sinh ra nghiệp thiện ác.

Từ ghép 37

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.