tế
jì ㄐㄧˋ

tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh, bên bờ, mép, lề
2. giữa
3. dịp, lúc, trong khoảng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Biên, ven, bờ, ranh giới. ◎ Như: "biên tế" cõi ngoài biên, "thủy tế" vùng ven nước. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
2. (Danh) Lúc, dịp, trong khoảng (hai thời điểm trước sau giao tiếp). ◎ Như: "thu đông chi tế" lúc cuối thu đầu đông. ◇ Văn tuyển : "Thụ nhậm ư bại quân chi tế, phụng mệnh ư nguy nan chi gian" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Nhận lấy trách nhiệm lúc quân bại trận, vâng mệnh trong khi nguy khó.
3. (Danh) Giữa, bên trong. ◎ Như: "quốc tế" giữa các nước, "tinh tế" giữa các tinh tú. ◇ Đào Uyên Minh : "Khai hoang nam dã tế, thủ chuyết quy viên điền" , (Quy viên điền cư ) Khai khẩn ở trong đồng phía nam, giữ lấy vụng về kém cỏi mà quay về chốn ruộng vườn.
4. (Danh) Cơ hội, vận hội. ◎ Như: "tế ngộ" thời vận.
5. (Động) Giao tiếp, hội họp. ◎ Như: "giao tế" qua lại với nhau.
6. (Động) Vừa gặp, gặp gỡ. ◎ Như: "tế thử nguy nan" gặp phải nguy nan thế này, "hạnh tế thừa bình" may gặp lúc thái bình.

Từ điển Thiều Chửu

① Giao tiếp, người ta cùng đi lại chơi bời với nhau gọi là giao tế .
② Địa vị, cái địa vị mà phận mình phải ở gọi là phận tế , được cái địa vị chân thực gọi là chân tế hay thực tế .
③ Ngoài biên. Như biên tế cõi ngoài biên, đầu mái nhà cũng gọi là thiềm tế , nơi rừng rú gọi là lâm tế .
④ Trong khoảng giao nhau. Như lúc cuối thu đầu đông gọi là thu đông chi tế .
⑤ Vừa gặp. Như hạnh tế thừa bình may gặp lúc thái bình. Lúc thời vận vừa tới cũng gọi là tế ngộ hay tế hội .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bên cạnh, bên bờ, bờ, mép, lề, ranh giới: Chân trời; Không bờ bến;
② Giữa: Giữa các xưởng; Giữa các nước, quốc tế; Giữa các tinh tú; Đấu bóng rổ giữa các trường; Sự hiệp tác giữa các nhà máy;
③ Dịp, lúc, trong khoảng: Lúc (trong khoảng) cuối thu đầu đông; Dịp quốc khánh; Lúc này mới còn sửa soạn;
④ Giữa lúc, gặp lúc, giữa khi, nhân dịp: Giữa lúc (khi) thắng lợi; Nhân dịp dựng nước năm mươi năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ hai mí tường giáp nhau — Bờ cõi. Ranh giới. Td: Biên tế — Sự giao thiệp. Td: Quốc tế. Thực tế.

Từ ghép 16

ta, toản, tán
dá ㄉㄚˊ, zǎn ㄗㄢˇ, zàn ㄗㄢˋ

ta

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ta — Rượu trắng, rượu đế — Các âm khác là Tán, Toản. Xem các âm này.

toản

phồn thể

Từ điển phổ thông

họp lại, tụ lại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một đơn vị tổ chức hành chánh thời nhà Chu, trăm nhà tụ lại gọi là một "toản" . ◇ Chu Lễ : "Ngũ gia vi lân, ngũ lân vi lí, tứ lí vi toản" , , (Địa quan , Toại nhân ) Năm nhà là một xóm, năm xóm là một làng, bốn làng là một "toản".
2. Một âm là "tán". (Danh) Tên một huyện đời Hán, nay ở vào tỉnh "Hồ Bắc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Họp, tụ lại.
② Một âm là tán. Tên một huyện đời Hán.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Họp lại, tụ lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gom lại. Tụ lại — Các âm khác là Ta, Tán. Xem các âm này.

tán

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một đơn vị tổ chức hành chánh thời nhà Chu, trăm nhà tụ lại gọi là một "toản" . ◇ Chu Lễ : "Ngũ gia vi lân, ngũ lân vi lí, tứ lí vi toản" , , (Địa quan , Toại nhân ) Năm nhà là một xóm, năm xóm là một làng, bốn làng là một "toản".
2. Một âm là "tán". (Danh) Tên một huyện đời Hán, nay ở vào tỉnh "Hồ Bắc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Họp, tụ lại.
② Một âm là tán. Tên một huyện đời Hán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cộng đồng dân cư gồm 100 nhà thời nhà Chu;
② [Zàn] Tên một nước đời Hán (Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một huyện đời nhà Hán, tức Tán huyện, nay thuộc địa phận tỉnh Hồ Bắc — Các âm khác là Ta, Toản. Xem các âm này.
điểm
diǎn ㄉㄧㄢˇ, duò ㄉㄨㄛˋ, zhān ㄓㄢ

điểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

điểm, chấm, nốt, giờ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngấn, vết nhỏ. ◎ Như: "mặc điểm" vết mực, "ô điểm" vết bẩn.
2. (Danh) Hạt, giọt. ◎ Như: "châu điểm" hạt trai, "tiểu vũ điểm" giọt mưa phùn.
3. (Danh) Nét chấm (trong chữ Hán). ◎ Như: "tam điểm thủy" ba nét chấm của bộ "thủy".
4. (Danh) Dấu chấm câu. ◎ Như: "đậu điểm" dấu chấm hết câu.
5. (Danh) Nói tắt của "điểm tâm thực phẩm" (món ăn lót dạ). ◎ Như: "cao điểm" bánh điểm tâm, "tảo điểm" món ăn lót dạ buổi sáng.
6. (Danh) Giờ (thời gian). ◎ Như: "thập điểm" mười giờ.
7. (Danh) Lúc, thời gian quy định. ◎ Như: "đáo điểm liễu" đến giờ rồi.
8. (Danh) Bộ phận, phương diện, phần, nét. ◎ Như: "ưu điểm" phần ưu tú, "khuyết điểm" chỗ thiếu sót, "nhược điểm" điều yếu kém.
9. (Danh) Tiêu chuẩn hoặc nơi chốn nhất định. ◎ Như: "khởi điểm" chỗ bắt đầu, "phí điểm" điểm sôi.
10. (Danh) Lượng từ: điều, việc, hạng mục. ◎ Như: "giá cá chủ đề, khả phân hạ liệt tam điểm lai thuyết minh" , chủ đề đó có thể chia làm ba điều mục để thuyết minh.
11. (Danh) Trong môn hình học, chỉ vị trí chính xác mà không có kích thước lớn bé, dài ngắn, dày mỏng. ◎ Như: "lưỡng tuyến đích giao điểm" điểm gặp nhau của hai đường chéo.
12. (Danh) Kí hiệu trong số học dùng để phân biệt phần số nguyên và số lẻ (thập phân). ◎ Như: 33.5 đọc là "tam thập tam điểm ngũ" .
13. (Động) Châm, đốt, thắp, nhóm. ◎ Như: "điểm hỏa" nhóm lửa, "điểm đăng" thắp đèn.
14. (Động) Gật (đầu). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lí Hoàn điểm đầu thuyết: Thị" : (Đệ ngũ thập hồi) Lý Hoàn gật đầu nói: Phải đấy.
15. (Động) Chấm (chạm vào vật thể rồi tách ra ngay lập tức). ◎ Như: "tinh đình điểm thủy" chuồn chuồn chấm nước.
16. (Động) Chỉ định, chọn. ◎ Như: "điểm thái" chọn thức ăn, gọi món ăn.
17. (Động) Kiểm, xét, đếm, gọi. ◎ Như: "bả tiền điểm nhất điểm" kiểm tiền, đếm tiền, "điểm danh" gọi tên (để kiểm soát).
18. (Động) Nhỏ, tra. ◎ Như: "điểm nhãn dược thủy" nhỏ thuốc lỏng vào mắt.
19. (Động) Chỉ thị, chỉ bảo, bảo. ◎ Như: "nhất điểm tựu minh bạch liễu" bảo một tí là hiểu ngay.
20. (Động) Trang sức. ◎ Như: "trang điểm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vật bé tí. Tục nói cái gì bé tí gọi là là nhất điểm . Cái gì tế toái vụn vặt gọi là điểm điểm .
② Nét chấm. Nói rộng ra phàm cái gì dính líu vào một tí liền buông ra ngay đều gọi là điểm.
③ Dấu chấm câu.
④ Chỗ xóa hay chỗ chữa trong bài văn cũng gọi là điểm. Như văn bất gia điểm ý nói tài tứ nhanh nhẹn, làm văn xong không phải chữa nữa.
⑤ Giờ. Như thập điểm mười giờ.
⑥ Xét nét. Như kiểm điểm , tra điểm .
⑦ Chỉ định cho, chỉ điểm cho.
⑧ Ăn lót dạ. Như điểm tâm .
⑨ Trong phép tính (môn hình học), cho phần chỉ có vị trí mà không có lớn bé, dài ngắn, dày mỏng gọi là điểm. Như lưỡng tuyến đích giao điểm điểm gặp nhau của hai đường chéo.
⑩ Nhơ bẩn.
⑪ Giọt nước rớt vào.
⑫ Hơ nóng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạt, giọt: Hạt mưa;
② Chấm, vết: Vết mực; Vết bẩn;
③ Nét chữ (trong chữ Hán "");
④ (toán) Điểm: Điểm giao nhau của hai đường chéo; Điểm mốc;
⑤ Chấm, nét chấm, dấu chấm, điểm: Dấu chấm;
⑥ Chút ít, một ít, một tí: Ăn một ít bánh điểm tâm;
⑦ Điểm, điều, việc: Đề nghị hai điểm; Chúng tôi không đồng ý điều đó;
⑧ Nơi, chỗ, điểm: Khởi điểm, chỗ bắt đầu; Điểm sôi;
⑨ Phần, điểm, nét: Đặc điểm, nét riêng biệt;
⑩ Chấm, điểm: Chấm câu; Chấm một điểm nhỏ;
⑪ Gật (đầu): Anh ta gật gật đầu;
⑫ Nhỏ, tra: Nhỏ thuốc đau mắt;
⑬ Trồng, tra: Trồng lạc, trồng đậu phộng; Tra ngô;
⑭ Kiểm soát, xét, kiểm, đếm, điểm, gọi: Kiểm tiền, đếm tiền; Điểm danh, gọi tên;
⑮ Chọn ra, gọi, kêu: Chọn thức ăn, gọi món ăn;
⑯ Bảo, dạy bảo: Anh ta là người sáng dạ, bảo một tí là hiểu ngay;
⑰ Châm, đốt, thắp, nhóm: Thắp đèn, Nhóm lửa;
⑱ Giờ: Mười giờ sáng; ? Bây giờ đã mấy giờ rồi?;
⑲ Lúc, giờ: Đến giờ rồi, bắt đầu đi!;
⑳ (Bánh) điểm tâm, (bánh) ăn lót dạ: Bánh điểm tâm; Bánh ăn lót dạ buổi sáng;
㉑ (in) Cỡ chữ in;
㉒ Nhằm vào, nói đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vết đen nhỏ. Chấm đen. Cái chấm. Trong toán học cũng gọi là điểm — Chỉ sự nhục nhã xấu xa — Xem xét. Chẳng hạn. Kiểm điểm — Lấy ngón tay mà trỏ vào, ấn vào. Chẳng hạn Điểm huyệt — Trỏ cho thấy, cho biết. Chẳng hạn Điểm chỉ — Bữa ăn nhỏ, ăn sơ sài cho đỡ đói — Giờ đồng hồ — Đếm xem. Chẳng hạn Điểm danh — Tên người Đoàn Thị Điểm, nữ danh sĩ đời Lê, sinh 1705, mất 1748, hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, người làng Hiến phạm huyện Văn giang tỉnh Bắc ninh, dòng dõi thư hương, từng được mời vào cung dạy học, năm 1741 mới kết hôn, làm kế thất của Tiến sĩ Nguyễn Kiều giữ chức Thị lang. Tác phẩm Hán văn của bà có cuốn Truyền kì tân phổ, dịch phẩm Nôm có Chinh phụ ngâm khúc , dịch từ nguyên văn của Đặng Trần Côn.

Từ ghép 49

sách
cè ㄘㄜˋ

sách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quyển sách, sổ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa ghép thẻ tre viết chữ thành quyển gọi là "sách" .
2. (Danh) Phiếm chỉ thư tịch. ◎ Như: "họa sách" sách vẽ.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị kế toán số lượng thư bổn. ◎ Như: "đệ nhị sách" quyển hai.
4. (Danh) Văn thư của vua để tế thần (ngày xưa).
5. (Danh) Chiếu thư của vua để phong tặng.
6. (Danh) Mưu kế. § Thông "sách" .
7. (Phó) Danh phận chưa được chính thức xác lập (thời cổ). ◇ Vương Minh Thanh : "Sách vi chánh thất" (Chích thanh tạp thuyết ) Làm chính thất chưa chính thức.
8. (Động) Phong, sách phong. ◇ Chu Thư : "Hậu dữ Trần hậu đồng thì bị tuyển nhập cung, câu bái vi phi, cập thăng hậu vị, hựu đồng nhật thụ sách" , , , (Tuyên đế nguyên hoàng hậu ) Hậu cùng Trần hậu đồng thời được tuyển vào cung, đều được cho làm phi, thăng lên chức vị là hậu, lại cùng ngày được thụ phong.
9. (Động) Giúp đỡ, phù trợ. § Thông "sách" .
10. § Cũng viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Sách .

Từ ghép 4

huyền
xuán ㄒㄩㄢˊ

huyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. còn lại, tồn lại
2. sai, cách biệt
3. treo lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Treo, treo lơ lửng. ◎ Như: "huyền hồ tế thế" treo trái bầu cứu đời (làm nghề chữa bệnh). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cống toại sát Đoàn Khuê, huyền đầu ư mã hạng hạ" , (Đệ tam hồi) (Mẫn) Cống bèn giết Đoàn Khuê, treo đầu dưới cổ ngựa.
2. (Động) Lo nghĩ canh cánh không yên. ◎ Như: "huyền niệm" lo nghĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "A thúc lạp cố đại cao, hạnh phục cường kiện, vô lao huyền cảnh" , , (Phiên Phiên ) Ông chú, cố nhiên tuổi tác đã cao, nhưng may vẫn còn mạnh khoẻ, (mình) không phải nhọc lòng lo lắng.
3. (Động) Công bố. ◎ Như: "huyền thưởng" treo giải thưởng.
4. (Tính) Cheo leo, lơ lửng trên cao. ◎ Như: "huyền nhai" sườn núi dốc đứng, "huyền bộc" thác nước cheo leo.
5. (Tính) Dở dang, không dính líu vào đâu, chưa quyết hẳn được. ◎ Như: "huyền án" vụ xét xử tạm đình lại, chưa kết thúc.
6. (Tính) Cách xa.
7. (Tính) Sai biệt, khác nhau rất nhiều. ◎ Như: "huyền thù" chênh lệch, khác nhau rất nhiều. ◇ Liêu trai chí dị : "Phong lự thế phận huyền thù, khủng tương bất toại" , (Mai nữ ) Phong lo gia thế quá chênh lệch, sợ (cầu hôn) sẽ không thành.
8. (Phó) Không thật, không có căn cứ. ◎ Như: "huyền tưởng" tưởng tượng vu vơ. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô tính ngãi trệ, đa sở vị thậm dụ, an cảm huyền đoán thị thả phi da" , , (Phục Đỗ Ôn Phu thư ) Tính tôi ngu dốt trì độn, nhiều điều còn chưa hiểu rõ, đâu dám đoán mò điều phải lẽ trái.

Từ điển Thiều Chửu

① Treo, treo thằng lẵng giữa khoảng không gọi là huyền.
② Sự gì không có dính líu vào đâu, chưa quyết hẳn được gọi là huyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Treo, treo lủng lẳng, bỏ lửng: Việc đó còn bỏ lửng ở đấy;
② Lơ lửng (không dính vào đâu);
③ Cách xa, chênh lệch: Cách biệt xa xôi; Chênh lệch rất xa;
④ Nhớ nhung;
⑤ (đph) Nguy hiểm: ! Ban đêm một mình đi đường rừng, nguy hiểm lắm!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Treo lên — Treo mắc, ràng buộc — Chơi vơi, không bám víu vào đâu.

Từ ghép 15

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.