câu
gǎng ㄍㄤˇ, gōu ㄍㄡ, kòu ㄎㄡˋ

câu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trong (nước)
2. rãnh, cống, ngòi, lạch, khe
3. cái hào
4. chỗ lõm, ổ gà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đường dẫn nước, ngòi, rãnh, cống, hào. ◎ Như: "điền câu" rãnh dẫn nước ở ruộng, "âm câu" cống ngầm, "hào câu" hào nước bao quanh thành.
2. (Danh) Tên số mục cổ. § Gồm có hai mươi ba số: "nhất, nhị, ..., thập, bách, thiên, vạn, ức, triệu, kinh, cai, tỉ, nhưỡng, câu, giản, chánh, tái" , , ..., , , , , , , , , , , , , , .
3. (Động) Khơi thông, đào khoét làm cho lưu thông. ◎ Như: "câu thông" khai thông.
4. (Động) Cách đoạn, cách trở.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ngòi (rãnh), ngòi nước qua các cánh đồng.
② Câu thông cùng lưu thông với nhau.
③ Cái hào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rãnh, cống, ngòi, lạch, khe: Khe núi; Rãnh thoát nước, cống tháo nước; Cống ngầm; Lạch ngòi;
② Cái hào;
③ Chỗ lõm, ổ gà: Trên mặt đường có một vạch lõm (ổ gà);
④ 【】câu thông [goutong] Khai thông, nối liền: Cầu Trường Giang nối liền Nam Bắc; Khai thông sự trao đổi văn hóa giữa hai nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngòi nước. Dòng nước nhỏ chảy ở đồng bằng — Cái hào nước ở xung quanh thành để cản giặc — Cách biệt ra.

Từ ghép 7

trạc, trọc
zhuó ㄓㄨㄛˊ

trạc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, không trong. ◎ Như: "ô trọc" đục bẩn. ◇ Nguyễn Trãi : "Du nhiên vạn sự vong tình hậu, Diệu lí chân kham phó trọc lao" , (Chu trung ngẫu thành ) Muôn việc đời dằng dặc sau khi quên hết, (Thấy) lẽ huyền diệu thật đáng phó cho chén rượu đục.
2. (Tính) Loạn, hỗn loạn. ◎ Như: "trọc thế" đời loạn, "trọc lưu" lũ hèn hạ. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục (hỗn trọc) mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.
3. (Tính) Thường, bình phàm, dung tục. ◇ Hồng Thăng : "Tưởng ngã trọc chất phàm tư, kim tịch đắc đáo nguyệt phủ, hảo nghiêu hãnh dã" 姿, , (Trường sanh điện 殿, Đệ thập nhất xích ) Tưởng rằng tôi chỉ là phàm phu tục tử, đêm nay lên tới nguyệt điện, thực là may mắn.
4. (Tính) Trầm, nặng, thô nặng. ◎ Như: "thanh âm trọng trọc" âm thanh thô nặng.
5. (Danh) Một tên của sao "Tất" .
6. (Danh) Họ "Trọc".
7. § Ghi chú: Chính âm là "trạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước đục.
② Phàm cái gì không được trong sạch đều gọi là trọc, như trọc thế đời loạn, trọc lưu lũ hèn hạ. Chính âm là chữ trạc.

trọc

phồn thể

Từ điển phổ thông

đục (nước)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, không trong. ◎ Như: "ô trọc" đục bẩn. ◇ Nguyễn Trãi : "Du nhiên vạn sự vong tình hậu, Diệu lí chân kham phó trọc lao" , (Chu trung ngẫu thành ) Muôn việc đời dằng dặc sau khi quên hết, (Thấy) lẽ huyền diệu thật đáng phó cho chén rượu đục.
2. (Tính) Loạn, hỗn loạn. ◎ Như: "trọc thế" đời loạn, "trọc lưu" lũ hèn hạ. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục (hỗn trọc) mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.
3. (Tính) Thường, bình phàm, dung tục. ◇ Hồng Thăng : "Tưởng ngã trọc chất phàm tư, kim tịch đắc đáo nguyệt phủ, hảo nghiêu hãnh dã" 姿, , (Trường sanh điện 殿, Đệ thập nhất xích ) Tưởng rằng tôi chỉ là phàm phu tục tử, đêm nay lên tới nguyệt điện, thực là may mắn.
4. (Tính) Trầm, nặng, thô nặng. ◎ Như: "thanh âm trọng trọc" âm thanh thô nặng.
5. (Danh) Một tên của sao "Tất" .
6. (Danh) Họ "Trọc".
7. § Ghi chú: Chính âm là "trạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước đục.
② Phàm cái gì không được trong sạch đều gọi là trọc, như trọc thế đời loạn, trọc lưu lũ hèn hạ. Chính âm là chữ trạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nước đục;
② Đục, bẩn, dơ, nhơ, ô trọc: Nước sông đục ngầu;
③ Loạn, hỗn loạn, lộn xộn;
④ (thanh) Kêu, ngậu, om: Ngậu lên, om lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đục. Nhơ bẩn — Bẩn thỉu xấu xa.

Từ ghép 6

dụ
tǒu ㄊㄡˇ, yù ㄩˋ

dụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ bảo, hiểu dụ
2. tỏ rõ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lương nãi triệu cố sở tri hào lại, dụ dĩ sở vi khởi đại sự, toại cử Ngô Trung binh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Lương bèn triệu tập hào kiệt và quan lại quen biết cũ, thông báo tại sao khởi nghĩa, rồi trưng dụng quân ở Ngô Trung.
2. (Động) Hiểu rõ. ◇ Tuân Tử : "Kì ngôn đa đáng hĩ, nhi vị dụ dã" , (Nho hiệu ) Lời đó thường đúng, mà chưa hiểu rõ vậy.
3. (Động) Tỏ rõ, biểu minh. ◇ Hoài Nam Tử : "Thôi điệt gian lũ, tích dũng khốc khấp, sở dĩ dụ ai dã" , , (Chủ thuật huấn ) Mặc áo gai đi giày cỏ, đấm ngực nhảy lên khóc lóc, là để biểu thị lòng thương tiếc.
4. (Động) Ví, sánh. ◇ Chiến quốc sách : "Thỉnh dĩ thị dụ, thị triêu tắc mãn, tịch tắc hư, phi triêu ái thị nhi tịch tăng chi dã, cầu tồn cố vãng, vong cố khứ" , 滿, , , , (Tề sách tứ ) Xin lấy chợ để ví dụ, chợ sáng thì đông, chiều thì vắng, không phải vì sáng (người ta) yêu chợ mà chiều ghét chợ, (chỉ vì) còn nhu cầu thì tới, hết nhu cầu thì bỏ đi.
5. (Danh) Lời truyền bảo, chỉ thị (bề trên bảo người dưới). ◎ Như: "thượng dụ" dụ của vua.
6. (Danh) Họ "Dụ".

Từ điển Thiều Chửu

① Bảo, người trên bảo người dưới gọi là dụ. Như thượng dụ dụ của vua.
② Hiểu dụ, tỏ rõ ý nghĩa.
③ Tỏ.
④ Thí dụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dụ, lời truyền bảo, chỉ thị (của bề trên đối với bề dưới): Dụ của vua;
② Truyền xuống bằng dụ, chỉ thị xuống (cấp dưới);
③ (văn) Thí dụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời người trên nói cho người dưới hiểu — Các nghĩa khác dùng như chữ Dụ .

Từ ghép 5

muộn, môn
mēn ㄇㄣ, mèn ㄇㄣˋ

muộn

phồn thể

Từ điển phổ thông

bực bội, buồn bã

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Buồn bực, khổ não. ◎ Như: "phiền muộn" buồn phiền. ◇ Thủy hử truyện : "Hồi đáo gia trung, muộn muộn bất dĩ" , (Đệ nhị hồi) Trở về nhà, lòng buồn rười rượi.
2. (Tính) Bí, ngột ngạt. ◎ Như: "thiên khí khốc nhiệt, phòng gian hảo muộn" , khí trời nóng bức, trong phòng ngột ngạt quá.
3. (Tính) Ồ ồ (tiếng, âm thanh). ◎ Như: "na nhân thuyết thoại chẩm ma muộn thanh muộn khí đích" người đó nói giọng sao mà ồ ồ thế.
4. (Tính) Ù lì, không linh hoạt, không lên tiếng. ◎ Như: "muộn đầu muộn não" đầu óc nặng nề ù lì.
5. (Động) Đậy kín cho ngấm, hãm. § Cũng viết là "muộn" . ◎ Như: "bả thái tái muộn nhất hội nhi" đem món ăn hầm lại một lúc.
6. (Động) Ở lâu một chỗ, lẩn quẩn. ◎ Như: "biệt lão muộn tại gia lí" đừng lẩn quẩn ù lì ở trong nhà.
7. (Động) Chất chứa, giấu kín. ◎ Như: "hữu thoại tựu thuyết xuất lai, bất yếu muộn tại tâm lí" , có gì muốn nói hãy nói ra, không nên chất chứa trong lòng.
8. (Danh) Lòng buồn bã, tâm tình buồn bực. ◎ Như: "bài ưu giải muộn" xua đuổi âu lo giải tỏa u sầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Buồn bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, buồn bực, sầu muộn: Buồn chết người; Buồn rười rượi, buồn tênh;
② Kín mít, không thông hơi: Toa xe kín. Xem [men].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Oi, khó thở: Oi bức; Gian phòng này không mở cửa sổ, ngạt thở quá;
② Đậy kín cho ngấm: Trà mới pha, đậy kín cho ngấm một lát hãy uống;
③ (đph) (Tiếng nói) ồ ồ: Anh ấy nói chuyện giọng ồ ồ;
④ Lẩn quẩn: Đừng lẩn quẩn mãi ở nhà. Xem [mèn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn phiền — Một âm là Môn. Xem Môn. Hoa Tiên có câu: » Cắt phiền phó hẳn con gươm, thôi đừng muộn đắp sầu đơm khó lòng «.

Từ ghép 11

môn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thình lình — Khoảnh khắc — Một âm là Muội. Xem Muội.
đậu, độc
dòu ㄉㄡˋ, dú ㄉㄨˊ

đậu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngòi, lạch, rãnh. ◎ Như: "câu độc" ngòi nước.
2. (Danh) Họ "Độc".
3. (Động) Quấy nhiễu, quấy rầy, phiền hà. ◇ Thủy hử truyện : "Hà cố hựu tương lễ vật lai? Tự trung đa hữu tương độc đàn việt xứ" ? (Đệ tứ hồi) Có việc gì lại đem lễ vật tới đây? Chùa cũng đã nhờ vả đàn việt (tín chủ) nhiều.
4. (Động) Khinh nhờn, bất kính. ◎ Như: "độc phạm" xúc phạm.
5. (Động) Thay đổi.
6. Một âm là "đậu". § Thông "đậu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ngòi.
② Quấy nhiễu, quấy rầy. Xin đi xin lại mãi cho người ta chán phiền gọi là độc.
③ Nhàm, khinh nhờn.
④ Thay đổi.
⑤ Một âm là đậu. Cùng nghĩa với chữ đậu .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm là Độc. Xem Độc.

độc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái ngòi
2. quấy nhiễu, quấy rầy
3. khinh nhờn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngòi, lạch, rãnh. ◎ Như: "câu độc" ngòi nước.
2. (Danh) Họ "Độc".
3. (Động) Quấy nhiễu, quấy rầy, phiền hà. ◇ Thủy hử truyện : "Hà cố hựu tương lễ vật lai? Tự trung đa hữu tương độc đàn việt xứ" ? (Đệ tứ hồi) Có việc gì lại đem lễ vật tới đây? Chùa cũng đã nhờ vả đàn việt (tín chủ) nhiều.
4. (Động) Khinh nhờn, bất kính. ◎ Như: "độc phạm" xúc phạm.
5. (Động) Thay đổi.
6. Một âm là "đậu". § Thông "đậu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ngòi.
② Quấy nhiễu, quấy rầy. Xin đi xin lại mãi cho người ta chán phiền gọi là độc.
③ Nhàm, khinh nhờn.
④ Thay đổi.
⑤ Một âm là đậu. Cùng nghĩa với chữ đậu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Khinh mạn, khinh nhờn, bất kính: Xúc phạm, phạm vào;
② (văn) Lạch, rãnh, ngòi;
③ Quấy rầy, làm phiền hà;
④ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngòi nước. Dòng nước nhỏ chảy ở đồng bằng — Một âm là Đậu. Xem Đậu.

Từ ghép 1

kiến, thứ
qù ㄑㄩˋ

kiến

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Kiến .

thứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

rình mò, xem trộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn, coi. ◎ Như: "tiểu thứ" coi rẻ. ◇ Lí Ngư : "Thí thứ tha thần khí tiêu diêu, tu tấn phiêu diêu" , trung duyên , Quyển liêm ).
2. (Động) Rình, trông trộm. ◇ Liêu trai chí dị : "Thứ nữ bất tại, tắc thiết quyển lưu lãm" , (Thư si ) Rình lúc cô gái không ở đó, là lén lấy sách ra lướt đọc.
3. (Động) Giòm chừng, xem xét. ◇ Vô danh thị : "Nhĩ tại môn ngoại thứ giả, khán hữu na nhất vị lão da hạ mã, tiện lai báo cha tri đạo" , , 便 (Trần Châu thiếu mễ , Tiết tử ).
4. (Động) Nhắm, nhìn chăm chú. ◇ Thủy hử truyện : "Hoa Vinh đáp thượng tiễn, duệ mãn cung, thứ đắc thân thiết, vọng không trung chỉ nhất tiễn xạ khứ" , 滿, , (Đệ tam thập ngũ hồi) Hoa Vinh lắp tên, giương căng cung, nhắm thật kĩ, hướng lên trời chỉ bắn một mũi tên.
5. (Động) Nheo mắt, híp mắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Bảo Ngọc) nhất thủ cử khởi đăng lai, nhất thủ già trước đăng nhi, hướng Đại Ngọc kiểm thượng chiếu liễu nhất chiếu, thứ trước tiều liễu nhất tiều, tiếu đạo: Kim nhi khí sắc hảo liễu ta" , , , , : (Đệ tứ thập ngũ hồi) (Bảo Ngọc) một tay giơ cái đèn lên, một tay che ánh đèn, soi vào mặt Đại Ngọc, nheo mắt nhìn một lúc, rồi cười nói: Hôm nay thần sắc khá rồi đấy.
6. (Động) Đối đãi, trông nom, coi sóc. ◇ Thủy hử truyện : "Ân chủ thì thường thứ lão hán, hựu mông dữ chung thân thọ cụ, lão tử kim thế bất năng báo đáp, hậu thế tố lư tố mã, báo đáp áp ti" , , , , (Đệ nhị thập nhất hồi) Ân chủ vẫn trông nom coi sóc đến già này, lại còn nghĩ đến cả việc chung thân, kiếp này lão chẳng đền ơn, thì kiếp sau làm ngựa làm trâu báo đáp áp ti.
7. § Cũng viết là "thứ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ thứ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thứ .
man, mạn
màn ㄇㄢˋ

man

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tơ lụa trơn (không có hoa văn hay hình vẽ). ◇ Đổng Trọng Thư : "Thứ nhân ý man" (Độ chế ) Dân thường mặc vải lụa trơn.
2. (Danh) Phiếm chỉ vật không có văn sức. ◇ Chu Lễ : "Phục xa ngũ thừa, cô thừa Hạ triện, khanh thừa Hạ man" , , (Xuân quan , Cân xa ) Đóng xe năm cỗ, vua chư hầu đi xe có trạm khắc, quan khanh đi xe không có văn sức. § "Hạ" nhà Hạ (Trung Quốc ngày xưa); "triện" chữ khắc triện theo lối nhà Hạ; "thừa man" đi xe không có văn sức.
3. (Danh) Tạp nhạc, nhạc tạp lộn. ◇ Lễ Kí : "Bất học thao man, bất năng án huyền" , (Học kí ).
4. (Danh) Màn che. § Thông "mạn" .
5. (Tính) Chậm rãi, thư hoãn. § Thông "mạn" .
6. (Động) Đầy tràn. § Thông "mạn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Các đồ tơ lụa không có vằn bông (hoa vă n ) đều gọi là man. Cái gì không có văn sức cũng gọi là man cả.
② Một âm là mạn. Trẩm giải, lan rộng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vóc trơn, tơ lụa trơn (không có vằn có hoa);
② Lan rộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ lụa trơn, không có vân.

Từ ghép 1

mạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vóc trơn, lụa trơn (không có vằn có hoa)
2. lan rộng

Từ điển Thiều Chửu

① Các đồ tơ lụa không có vằn bông (hoa vă n ) đều gọi là man. Cái gì không có văn sức cũng gọi là man cả.
② Một âm là mạn. Trẩm giải, lan rộng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vóc trơn, tơ lụa trơn (không có vằn có hoa);
② Lan rộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều âm thanh lẫn lộn — Tiếng nhạc gồm nhiều nhạc khí cùng tấu lên.
mèi ㄇㄟˋ, mí ㄇㄧˊ, mì ㄇㄧˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

câu đố

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Câu đố, ẩn ngữ. ◇ Tây du kí 西: "Nguyên lai na Hầu vương, dĩ đả phá bàn trung chi mê, ám ám tại tâm, sở dĩ bất dữ chúng nhân tranh cạnh, chỉ thị nhẫn nại vô ngôn" , , , , (Đệ nhị hồi) Nguyên là Hầu vương, đã hiểu ra ẩn ý (của tổ sư), âm thầm trong lòng, vì vậy không tranh cãi với mọi người, mà chỉ nhẫn nại không nói.
2. (Danh) Việc khó hiểu, khó giải thích. ◎ Như: "vũ trụ đích thần bí áo diệu, đối nhân loại lai thuyết nhưng thị cá mê" , những điều thần bí ảo diệu trong vũ trũ, đối với con người vẫn là điều khó hiểu.

Từ điển Thiều Chửu

① Câu đố.

Từ điển Trần Văn Chánh

】mê nhi [mèir] (khn) Câu đố. Xem [mí].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Câu đố;
② Việc khó hiểu, việc khó giải quyết: Vấn đề này đến bây giờ vẫn là một việc khó hiểu, không ai đoán ra được. Xem [mèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Câu đố. Cũng gọi là Mê ngữ .

Từ ghép 1

bình đẳng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngang hàng.

bình đẳng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bình đẳng, ngang bằng, công bằng

Từ điển trích dẫn

1. Danh từ Phật Giáo: Ý nói không có sai biệt. ◇ Kim cương kinh : "Thị pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ, cố danh vô thượng chánh đẳng bồ đề" , , (Tịnh tâm hành thiện phân ).
2. Ngang hàng. ◎ Như: "bình đẳng tương khán" .
3. Bình thường, tầm thường. ◇ Lí Ngư : "Nhĩ bất tri đạo na nữ tử thị cá thông minh tuyệt đính đích nhân, ngã liệu tha quyết bất khẳng giá cá bình đẳng trượng phu" , trung duyên , Chúc tì ).
4. Tên huyện ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).

hội kiến

phồn thể

Từ điển phổ thông

hội kiến, gặp gỡ, hẹn gặp

Từ điển trích dẫn

1. Tiếp kiến, vào chầu. ◇ Hậu Hán Thư : "Tùy quan thuộc đắc hội kiến, đế vấn dĩ chánh sự, Luân nhân thử thù đối chánh đạo, đế đại duyệt" , , , (Đệ Ngũ Luân truyện ) Theo quan thuộc được vào chầu, vua hỏi việc chính trị, Luân nhân dịp đối đáp về chính đạo, vua rất đẹp lòng.
2. Gặp mặt người khác. § Cũng như "hội diện" .
3. Đến gặp nhau. ◇ Tấn Thư : "Tĩnh hữu tiên thức viễn lượng, tri thiên hạ tương loạn, chỉ Lạc Dương cung môn đồng đà, thán viết: Hội kiến nhữ tại kinh cức trung nhĩ" , , , : (Tác Tĩnh truyện ) Tác Tĩnh có óc thấy trước rất xa, biết thiên hạ sắp loạn lạc, chỉ con lạc đà làm bằng đồng trước cổng cung ở Lạc Dương mà than rằng: Hẹn gặp lại ngươi chôn vùi trong chốn chông gai nhé.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp mặt.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.