phú
fù ㄈㄨˋ

phú

giản thể

Từ điển phổ thông

1. cho, ban cho
2. thuế
3. bài phú

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giao cho, cấp cho, phú cho;
② Thuế ruộng;
③ Thể phú (một thể văn thơ, dùng cách trình bày thẳng, nói thẳng vào sự vật cần nói);
④ Làm thơ: Làm một bài thơ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

xứng
chèn ㄔㄣˋ, chēng ㄔㄥ, chèng ㄔㄥˋ, píng ㄆㄧㄥˊ

xứng

giản thể

Từ điển phổ thông

1. vừa, hợp với, xứng với
2. cái cân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cân. § Cũng như "xứng" . ◎ Như: "đàn hoàng xứng" cân lò xo.
2. (Động) Cân (để biết trọng lượng). § Cũng như "xứng" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vương phu nhân mệnh Phượng Thư xứng nhị lưỡng cấp tha" (Đệ thập nhị hồi) Vương phu nhân bảo Phượng Thư cân hai lạng cho hắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cân.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái cân: Đủ cân; Cân tạ; Cân tay; Cân tự động.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cân. Vật dụng để đo trọng lượng.
lô, lư
lú ㄌㄨˊ

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

giản thể

Từ điển phổ thông

1. bày xếp
2. truyền, gọi
3. bụng trước

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trưng bày, bày ra;
② Truyền (từ cấp trên xuống).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
hồ
hú ㄏㄨˊ

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yếm cổ (thịt dưới cổ)
2. nào, sao, thế nào
3. xứ Hồ, người Hồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là "hồ". Râu mọc ở đấy gọi là "hồ tu" . Tục viết là .
2. (Danh) Rợ "Hồ", giống dân thời xưa ở phương bắc và tây Trung quốc. ◎ Như: "ngũ Hồ loạn Hoa" năm giống Hồ làm loạn Trung Hoa.
3. (Danh) Bát "hồ", một đồ dùng về việc lễ.
4. (Danh) Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
5. (Danh) Họ "Hồ".
6. (Tính) Gốc từ đất người Hồ hoặc đến từ bên ngoài Trung quốc. ◎ Như: "hồ cầm" đàn Hồ, "hồ đào" cây hồ đào, "hồ tiêu" cây hồ tiêu.
7. (Tính) Xa xôi, dài lâu. ◇ Nghi lễ : "Vĩnh thụ hồ phúc" (Sĩ quan lễ ) Mãi hưởng phúc lâu dài.
8. (Phó) Làm càn, bừa bãi. ◎ Như: nói năng không được rành mạch gọi là "hàm hồ" , cũng viết là . Nói quàng gọi là "hồ thuyết" , làm càn gọi là "hồ vi" hay "hồ náo" đều noi cái ý ấy cả. ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Nhĩ đẳng yếu vọng sanh quái sự, phiến hoặc bách tính lương dân" ! , (Đệ nhất hồi) Nói bậy! Các người chỉ đặt chuyện quái gở, lừa dối (trăm họ) dân lành.
9. (Phó) Sao, sao vậy, làm sao. ◎ Như: "hồ bất" sao chẳng, "hồ khả" sao khá, sao được. ◇ Nguyễn Du : "Hồn hề! hồn hề! hồ bất quy?" (Phản Chiêu hồn ) Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
10. (Đại) Nào, gì? ◇ Hán Thư : "Tướng quốc hồ đại tội? Bệ hạ hệ chi bạo dã?" ? ? (Tiêu Hà truyện ) Tướng quốc có tội nặng gì thế? Sao bệ hạ trói tàn bạo vậy?
11. Giản thể của chữ .
12. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ. Râu mọc ở đấy gọi là hồ tu . Tục viết là .
② Cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ . Cũng viết là . Nói quàng gọi là hồ thuyết , làm càn gọi là hồ vi hay hồ náo đều noi cái ý ấy cả.
③ Sao vậy? dùng làm trợ từ, như hồ bất sao chẳng?, hồ khả sao khá?, sao được?, v.v.
④ Rợ Hồ.
⑤ Bát hồ, một đồ dùng về việc lễ.
⑥ Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
⑦ Xa xôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hồ (thời cổ Trung Quốc gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây là Hồ, đồng thời cũng có ý chỉ nước ngoài, ngoại tộc): Người Hồ, dân tộc Hồ; 便 Quân Hồ thừa cơ quấy nhiễu (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn);
② Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy: Nói ẩu, nói tầm bậy;
③ (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: ? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); ! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); ? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); ? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: ? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); ? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu);
④ (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ;
⑤ (văn) Đen: Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi);
⑥ (văn) Dài lâu: Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ);
⑦ (văn) Một loại đồ tế thời cổ;
⑧ (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang);
⑨ [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên);
⑩ [Hú] (Họ) Hồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Râu chòm, râu cằm.【】hồ tử [húzê]
① Râu chòm, râu cằm;
② Thổ phỉ (cách gọi thổ phỉ của 9 tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái yếm bò — Chỉ chung phần thịt rủ xuống ở dưới cổ loại thú — Phần cong của lưỡi dao — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ các giống dân thiểu số phía bắc — Họ người.

Từ ghép 17

khoản
kuǎn ㄎㄨㄢˇ, xīn ㄒㄧㄣ

khoản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thành thực
2. thết đãi, đón tiếp
3. khoản mục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền, món tiền. ◎ Như: "công khoản" chi phí của tổ chức, đoàn thể, "tồn khoản" tiền còn lại, "thải khoản" vay tiền, "tang khoản" tiền tham nhũng.
2. (Danh) Điều, mục, hạng. ◎ Như: "liệt khoản" chia ra từng điều.
3. (Danh) Chữ khắc lũm xuống loài kim hay đá.
4. (Danh) Chữ đề trên bức họa, câu đối, v.v. ◎ Như: "lạc khoản" chữ đề tên họ, năm tháng hoặc thơ trên bức tranh hoặc bức chữ viết.
5. (Danh) Pháp lệnh, quy định. ◇ Liêu trai chí dị : "Tức bộ tam lưỡng đầu, hựu liệt nhược bất trúng ư khoản" , (Xúc chức ) Cũng có lần bắt được hai ba con (dế), nhưng vừa nhỏ lại yếu, không đúng quy định.
6. (Động) Yêu thích, thân ái. ◇ Tạ Linh Vận : "Tằng thị phản tích viên, Ngữ vãng thật khoản nhiên" , (Hoàn cựu viên tác... ).
7. (Động) Đầu hợp. ◇ Tống Vũ Đế : "Ái tụ song tình khoản, Niệm li lưỡng tâm thương" , (Thất tịch ).
8. (Động) Giao hảo.
9. (Động) Thờ phụng, bái yết. ◇ Tô Thức : "Dục khoản nam triêu tự, Đồng đăng bắc quách thuyền" , (Đồng Vương Thắng Chi du Tương San ).
10. (Động) Tìm xét, xem xét.
11. (Động) Cung nhận, chiêu cung.
12. (Động) Quy thuận, cầu hòa. ◇ Mã Trí Viễn : "Mỗ Hô Hàn Thiền Vu, tạc khiển sứ thần khoản Hán, thỉnh giá công chủ dữ yêm" , 使, (Hán cung thu ).
13. (Động) Đến.
14. (Động) Ở lại, lưu. ◇ Dương Vạn Lí : "Chung niên tài tiểu khoản, Minh nhật hựu ngôn quy" , (Dạ túc Vương Tài Thần trai trung thụy giác văn phong tuyết đại tác 宿).
15. (Động) Gõ, đập. ◎ Như: "khoản môn" gõ cửa.
16. (Động) Thết đãi, tiếp đãi, chiêu đãi. ◎ Như: "khoản khách" thết khách.
17. (Động) Lừa dối, khi trá.
18. (Phó) Chậm trễ, chậm chạp, từ từ, thong thả. ◎ Như: "khoản bộ" đi từ từ. ◇ Đỗ Phủ : "Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện, Điểm thủy tinh đình khoản khoản phi" 穿, (Khúc giang ) Nhiều con bươm bướm châm hoa hiện ra, Những con chuồn chuồn điểm nước chậm chậm bay.

Từ điển Thiều Chửu

① Thành thực, như khổn khoản khẩn khoản, tả cái chí thuần nhất, thành thực. Mán rợ xin quy phục gọi là nạp khoản .
② Gõ, như khoản môn gõ cửa.
③ Lưu, thết đãi, như khoản khách .
④ Khoản, như liệt khoản chia rành ra từng khoản.
⑤ Chữ khắc lũm xuống loài kim hay đá gọi là khoản, nay gọi các thứ tiêu đề hay viết vẽ là khoản cả.
⑥ Chậm trễ, hoãn lại.
⑦ Không, hão.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều khoản: Khoản 3 điều 5 trong Hiển pháp;
② Khoản tiền: Khoản tiền gởi qua bưu điện hoặc ngân hàng...;
③ Chữ đề ở trên bức họa hay câu đối: Đề tên;
④ Thành khẩn. 【】khoản lưu [kuănliú] Niềm nở lưu khách (giữ khách lại);
⑤ Thết: Thết khách;
⑥ (văn) Chậm, từ từ: Chậm bước, đi từ từ;
⑦ Gõ: Gõ cửa;
⑧ (văn) Thành thực;
⑨ (văn) Không, hão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trong lòng có điều mong muốn — Thành thật. Td: Khẩn khoản ( cũng như Thành khẩn ) — Một phần rõ rệt. Một điều nói riêng về việc gì. Td: Điều khoản — Một số tiền dành vào việc tiêu dùng gì. Td: Ngân khoản.

Từ ghép 21

phó, phụ
fù ㄈㄨˋ

phó

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giao phó

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giao phó, trao cho. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã tài vật khố tàng, kim hữu sở phó" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Của cải kho tàng của ta nay đã có người giao phó.
2. (Động) Tiêu ra, chi ra. ◎ Như: "phó khoản" trả tiền, "phó trướng" trả tiền.
3. (Danh) Lượng từ: bộ, cặp. § Thông "phó" . ◎ Như: "nhất phó nhãn kính" một cặp kính mắt, "lưỡng phó oản khoái" hai bộ bát đũa.

Từ điển Thiều Chửu

① Giao phó cho .
② Tiêu ra, số tiền tiêu ra gọi là khoản phó .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa, giao: Giao cho; Đưa ra biểu quyết; Đưa ra thi hành;
② Trả (tiền): Trả tiền;
③ [Fù] (Họ) Phó;
④ Như [fù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cấp cho — Đưa cho. Trao cho. Đoạn trường tân thanh có câu: » Hãy về tạm phó giam ngoài, có ba trăm lạng việc này mới xuôi « — Một âm là Phụ. Xem Phụ.

Từ ghép 16

phụ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Phụ — Một âm là Phó. Xem Phó.
văn, vấn, vặn
wén ㄨㄣˊ, wèn ㄨㄣˋ

văn

giản thể

Từ điển phổ thông

nghe

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghe, nghe nói, nghe theo: Tai nghe không bằng mắt thấy; ? Đại vương có từng nghe nói đến tình trạng nổi giận của kẻ áo vải bao giờ chưa? (Chiến quốc sách); Tôi xin kính nghe theo ý của ông (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
② Tin (tức): Tin quan trọng; Tin lạ;
③ Hiểu biết, điều nghe biết, kiến văn, học thức: Học nhiều biết rộng; Hẹp hòi nghe ít;
④ (văn) Tiếng tăm, danh vọng: Chẳng cần tiếng tăm truyền đến các nước chư hầu (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
⑤ (văn) Truyền thuyết, truyền văn: Thu tập hết những truyền thuyết đã bị tản lạc trong khắp thiên hạ (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư);
⑥ (văn) Làm cho vua chúa hoặc cấp trên nghe biết đến mình;
⑦ (văn) Truyền ra: Công tử yêu quý kẻ sĩ, danh truyền khắp thiên hạ (Sử kí);
⑧ (văn) Nổi danh, nổi tiếng: Nhờ có dũng khí mà nổi tiếng ở các nước chư hầu (Sử kí);
⑨ (văn) Hiểu: Những người sinh ra trước ta cố nhiên là hiểu đạo trước ta (Hàn Dũ: Sư thuyết);
⑩ (văn) Truyền đạt đi, báo cáo lên người trên: Kính báo cho biết; Riêng báo cho hay; 使使 Vua nước Yên tự mình đến lạy dâng lễ cống ở sân, sai sứ giả báo lên cho đại vương biết (Chiến quốc sách);
⑪ Ngửi thấy: Tôi đã ngửi thấy mùi thơm;
⑫ (văn) Tiếng động tới: Tiếng động tới trời;
⑬ Danh dự: Tiếng khen tốt;
⑭ [Wén] (Họ) Văn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

vấn

giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng động tới, tiếng truyền tới

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

vặn

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
sa
shā ㄕㄚ

sa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh thổ tả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh trúng nắng, bệnh mụt có mủ, bệnh hoắc loạn vừa nôn mửa vừa tả lị, v.v. § Tục gọi bệnh lâm chẩn (lên sởi) là "sa tử" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh sa, một thứ bệnh như bệnh hoắc loạn, nguyên do ăn uống bẩn thỉu thành ra thổ tả, chân tay lạnh giá gọi là bệnh sa, có thể truyền nhiễm được.
② Tục gọi lên sởi là sa tử . Xem chữ lâm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bệnh sa (chỉ những bệnh cấp tính như tả, đau bụng, viêm ruột, cảm nắng v.v...);
② 【】sa tử [shazi] (đph) Bệnh sởi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh tiêu chảy.

Từ ghép 2

thiệp, tiệp
jié ㄐㄧㄝˊ, qiè ㄑㄧㄝˋ

thiệp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chiến thắng, thắng lợi. ◎ Như: "tiệp báo" báo tin thắng trận, "hạ tiệp" mừng thắng trận.
2. (Tính) Nhanh, mau lẹ. ◎ Như: "mẫn tiệp" nhanh nhẹn, "tiệp túc tiên đắc" nhanh chân được trước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc kiến Bảo Cầm niên kỉ tối tiểu, tài hựu mẫn tiệp, thâm vi kì dị" , (Đệ ngũ thập hồi) Bảo Ngọc thấy Bảo Cầm nhỏ tuổi hơn cả, lại có tài nhanh nhẹn, thật lấy làm kì lạ.
3. (Danh) Chiến lợi phẩm. ◇ Tả truyện : "Lục nguyệt, Tề Hầu lai hiến nhung tiệp" , (Trang Công tam thập nhất niên ) Tháng sáu, Tề Hầu đến dâng chiến lợi phẩm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh được, phàm sự gì nên công cũng gọi là tiệp cả, thi đỗ cũng gọi là tiệp.
② Nhanh, như tiệp túc tiên đắc nhanh chân được trước.
③ Một âm là thiệp. Thiệp thiệp tiếng chép miệng.

tiệp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thắng trận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chiến thắng, thắng lợi. ◎ Như: "tiệp báo" báo tin thắng trận, "hạ tiệp" mừng thắng trận.
2. (Tính) Nhanh, mau lẹ. ◎ Như: "mẫn tiệp" nhanh nhẹn, "tiệp túc tiên đắc" nhanh chân được trước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc kiến Bảo Cầm niên kỉ tối tiểu, tài hựu mẫn tiệp, thâm vi kì dị" , (Đệ ngũ thập hồi) Bảo Ngọc thấy Bảo Cầm nhỏ tuổi hơn cả, lại có tài nhanh nhẹn, thật lấy làm kì lạ.
3. (Danh) Chiến lợi phẩm. ◇ Tả truyện : "Lục nguyệt, Tề Hầu lai hiến nhung tiệp" , (Trang Công tam thập nhất niên ) Tháng sáu, Tề Hầu đến dâng chiến lợi phẩm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh được, phàm sự gì nên công cũng gọi là tiệp cả, thi đỗ cũng gọi là tiệp.
② Nhanh, như tiệp túc tiên đắc nhanh chân được trước.
③ Một âm là thiệp. Thiệp thiệp tiếng chép miệng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh: Nhanh nhẹn;
② Chiến thắng, thắng trận: Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ. Td: Mẫn tiệp — Tin thắng trận.

Từ ghép 12

sảo, tước
xiāo ㄒㄧㄠ, xuē ㄒㄩㄝ

sảo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đất cấp cho bậc đại phu thời cổ, bậc đại phu được hưởng hoa lợi, thuế má trên đất đó — Một âm khác là Tước.

tước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vót, nạo
2. đoạt mất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vót, gọt, đẽo. ◎ Như: "tước duyên bút" gọt bút chì. ◇ Trang Tử : "Tử Khánh tước mộc vi cự, cự thành, kiến giả kinh do quỷ thần" , , (Đạt sanh ) Phó mộc Khánh đẽo gỗ làm ra cái cự, cự làm xong, ai coi thấy giật mình tưởng như quỷ thần làm ra. § "Cự" là một nhạc khí thời xưa.
2. (Động) Chia cắt. ◇ Chiến quốc sách : "Tước địa nhi phong Điền Anh" (Tề sách nhất ) Cắt đất mà phong cho Điền Anh.
3. (Động) Trừ bỏ, đoạt hẳn. ◎ Như: "tước chức" cách mất chức quan, "tước địa" triệt mất phần đất. ◇ Sử Kí : "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước" , , (Khổng Tử thế gia ) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ. § Đời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì nạo đi. Vì thế nên chữa lại văn tự gọi là "bút tước" .
4. (Động) Suy giảm, yếu mòn. ◎ Như: "quốc thế nhật tước" thế nước ngày một suy yếu. ◇ Đặng Trần Côn : "Ngọc nhan tùy niên tước, Trượng phu do tha phương" , (Chinh Phụ ngâm ) Mặt ngọc càng năm càng kém, Trượng phu còn ở phương xa. Đoàn Thị Điểm dịch thơ: Một năm một nhạt mùi son phấn, Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi.
5. (Động) Bóc lột. ◇ Dư Kế Đăng : "Phi đạo phủ khố chi tiền lương tắc tước sanh dân chi cao huyết" (Điển cố kỉ văn ) Không ăn cắp tiền của trong phủ khố thì cũng bóc lột máu mủ của nhân dân.
6. (Động) Quở trách. ◎ Như: "bị lão sư tước liễu nhất đốn" bị thầy mắng cho một trận.

Từ điển Thiều Chửu

① Vót.
② Ðoạt hẳn, như tước chức cách mất chức quan, tước địa triệt mất phần đất.
③ Cái tước (cái nạo). Ðời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì lấy cái nạo nạo đi, gọi là cái tước. Ðức Khổng-tử làm kinh Xuân-thu, chỗ nào nên để thì viết, chỗ nào chữa thì nạo đi, vì thế nên chữa lại văn tự gọi là bút tước .
④ Mòn, người gầy bé đi gọi là sấu tước .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gọt, vót: Gọt bút chì; Gọt vỏ táo;
② Tước bỏ, tước đoạt: Tước lấy đất;
③ (văn) Mòn: Gầy mòn;
④ (văn) Cái tước, cái nạo: (Ngb) Chữa lại văn tự. Xem [xue].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cắt, cạo, gọt. Xem [xiao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao mà tách ra, bóc ra, lột ra — Lột bỏ đi.

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.