đại sự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đại sự, việc lớn
2. sự kiện chính

Từ điển trích dẫn

1. Việc quan trọng.
2. Việc tang.
3. Việc hôn nhân.
4. Việc chiến tranh.
5. Việc lớn, sự nghiệp lớn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô pha hữu tư tài, đương chiêu mộ hương dũng, dữ công đồng cử đại sự" , , (Đệ nhất hồi) Tôi có chút của cải riêng, định chiêu mộ trai tráng trong làng, cùng ông gây dựng nên việc lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc lớn.
tự
zì ㄗˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chữ
2. giấy tờ
3. hiệu, tên chữ
4. người con gái đã hứa hôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chữ. ◎ Như: "đan tự" chữ đơn, "Hán tự" chữ Hán, "đồng nghĩa tự" chữ cùng nghĩa.
2. (Danh) Tên hiệu đặt thêm ngoài tên gốc. § Kinh Lễ định con trai hai mươi tuổi làm lễ đội mũ rồi mới đặt tên. ◎ Như: con đức Khổng Tử tên là "Lí" , tên tự là "Bá Ngư" , "Nhạc Phi tự Bằng Cử" tên hiệu của Nhạc Phi là Bằng Cử.
3. (Danh) Giấy tờ, giấy làm bằng, khế ước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cấp tha thập ki lạng ngân tử, tả thượng nhất trương thối hôn đích tự nhi" , 退 (Đệ lục thập tứ hồi) Cho nó mười mấy lạng bạc, bảo viềt một tờ giấy chứng từ hôn.
4. (Danh) Âm đọc. ◎ Như: "giảo tự thanh sở" phát âm rõ ràng.
5. (Danh) Họ "Tự".
6. (Động) Hứa hôn. § Ngày xưa, con gái nhận lời gả chồng thì cài trâm và đặt tên tự. ◎ Như: "đãi tự khuê trung" người con gái trong phòng khuê, chưa hứa hôn.
7. (Động) Nuôi nấng, dưỡng dục. ◎ Như: "phủ tự" vỗ về nuôi nấng. ◇ Liêu trai chí dị : "Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi" , , (Thư si ) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.
8. (Động) Yêu thương. ◇ Tả truyện : "Sở tuy đại, phi ngô tộc dã, kì khẳng tự ngã hồ?" , , (Thành Công tứ niên ) Nước Sở dù lớn, đâu phải dòng họ ta, họ có chịu yêu thương ta chăng?
9. (Động) Trị lí. ◇ Lưu Vũ Tích : "Phòng dân chi lí thậm chu, nhi bất chí kiểu sát; tự dân chi phương thậm dụ, nhi bất chí sử xâm mâu" , ; , 使 (Đáp Nhiêu Châu chi sứ quân thư 使).

Từ điển Thiều Chửu

① Văn tự, bắt chước hình trạng từng loài mà đặt gọi là văn , hình tiếng cùng họp lại với nhau gọi là tự .
② Tên tự, kinh lễ định con trai hai mươi tuổi làm lễ đội mũ rồi mới đặt tên. Như con đức Khổng-tử tên là Lí , tên tự là Bá-ngư . Con gái nhận lời gả chồng mới cài trâm và đặt tên tự, cho nên nhận lời gả chồng cũng gọi là tự nhân .
③ Sinh sản, người ta sinh con gọi là tự. Chữ tự ở trong văn tự cũng là noi ở nghĩa ấy mà ra, ý nói nẩy nở ra nhiều vậy.
④ Yêu, phủ tự vỗ về nuôi nấng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chữ, tự: Chữ Hán; Anh ấy viết chữ rất đẹp;
② Âm: Phát âm rõ ràng;
③ Tên tự, tên chữ: Nguyễn Du tự là Tố Như;
④ Giấy (tờ), văn tự: Viết giấy (văn tự) làm bằng;
⑤ (cũ) (Con gái) đã hứa hôn: Người con gái trong phòng khuê còn chưa hứa hôn;
⑥ (văn) Sinh con, đẻ con;
⑦ (văn) Yêu thương: Vỗ về nuôi nấng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ viết — Nuôi dưỡng — Con gái đã hứa hôn — Tên chữ của một người. Truyện Hoa Tiên : » Húy Phương Châu, tự Diệc Thương «.

Từ ghép 53

ca
gē ㄍㄜ

ca

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh trai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khúc hát. § Chữ viết cổ của "ca" .
2. (Danh) Tiếng xưng hô: Anh. § Em gọi anh (cùng cha mẹ) là "ca". ◎ Như: "đại ca" anh cả.
3. (Danh) Tiếng xưng hô gọi huynh trưởng (cùng họ hàng thân thích) là "ca". ◎ Như: "thúc bá ca" .
4. (Danh) Tiếng gọi tôn xưng người nam tính cùng lứa. ◇ Thủy hử truyện : "Cảm vấn a ca, nhĩ tính thập ma?" , (Đệ tam hồi) Dám hỏi đàn anh họ gì?
5. (Danh) Đặc chỉ xưng hô của con gái đối với người yêu (nam tính).
6. (Danh) Đời Đường thường xưng cha là "ca". ◇ Cựu Đường Thư : "Huyền Tông khấp viết: Tứ ca nhân hiếu" : (Vương Cư truyện ) Huyền Tông khóc, nói: Cha là người nhân từ hiếu thuận. § "Tứ ca" chỉ Duệ Tông, là cha của Huyền Tông, con thứ tư của Vũ Hậu.
7. (Danh) Gọi tắt của "ca diêu" , đồ gốm sứ trứ danh đời Tống.
8. (Trợ) Ngữ khí từ. § Tương đương với "a" , "a" . Thường xuất hiện trong những hí khúc thời Tống, Nguyên.

Từ điển Thiều Chửu

① Anh, em gọi anh là ca.

Từ điển Trần Văn Chánh

Anh: Anh cả; Anh hai Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người anh. Cũng gọi là Ca ca.

Từ ghép 7

vận
yùn ㄩㄣˋ

vận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vần
2. phong nhã

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vần. § Ghi chú: Trong "thanh vận học" , tiếng gì đọc lên hài hòa với tiếng khác đều gọi là "vận". ◎ Như: "công" với "không" là có vần với nhau, "cương" với "khương" là có vần với nhau. Sách ghi chép các vần theo từng mục gọi là "vận thư" sách vần.
2. (Danh) Thanh âm hài hòa. ◎ Như: "cầm vận du dương" tiếng đàn du dương.
3. (Danh) Thần thái, phong độ. ◎ Như: "phong vận do tồn" phong độ vẫn còn.
4. (Tính) Phong nhã. ◎ Như: "vận nhân" người có cốt cách phong nhã.

Từ điển Thiều Chửu

① Vần, tiếng gì đọc lên mà có vần với tiếng khác đều gọi là vận. Như công với không là có vần với nhau, cương với khang là có vần với nhau. Đem các chữ nó có vần với nhau chia ra từng mục gọi là vận thư sách vần. Cuối câu thơ hay câu ca thường dùng những chữ cùng vần với nhau, luật làm thơ thì cách một câu mới dùng một vần, cho nên hai câu thơ gọi là nhất vận (một vần). Lối thơ cổ có khi mỗi câu một vần, có khi chỉ đặt luôn hai ba vần rồi đổi sang vần khác gọi là chuyển vận (chuyển vần khác).
② Phong nhã. Người có cốt cách phong nhã gọi là vận nhân . Sự gì do phúc lành mới được gọi là vận sự .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vần, (các) nguyên âm: Vần thơ; Sách vần, vận thư; Một vần; Chuyển vần khác;
② Âm thanh êm dịu: Tiếng đàn du dương;
③ Thú vị, ý nhị, phong nhã, phong vận: Người có cốt cách phong nhã, người có phong vận; Việc phong nhã;
④ [Yùn] (Họ) Vận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòa hợp với — Cái vần trong tiếng nói. Chỉ sự trùng hợp về cách đọc giữa hai tiếng — Dáng dấp đẹp đẽ thanh cao. Td: Phong vận. Phú hỏng thi của Trần Tế Xương: » Thói nhà phong vận, áo hàng tàu khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh «.

Từ ghép 16

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc và ngọn. Chỉ đầu cuối sự vật.

Từ điển trích dẫn

1. Gốc cây và ngọn cây.
2. Chỉ đầu và cuối sự vật, thủy chung, nguyên ủy.
3. Trên dưới, trước sau. ◇ Tào Quýnh : "Quân cô lập ư thượng, thần lộng quyền ư hạ, bổn mạt bất năng tương ngự, thân thủ bất năng tương sử, do thị thiên hạ đỉnh phí, gian hung tịnh tranh" , , , 使, , (Lục đại luận ) Vua cô lập ở trên, bề tôi lộng quyền ở dưới, trên dưới không biết chế ngự nhau, mình và tay không biết sai khiến nhau, do đó mà trong thiên hạ vạc sôi, gian ác cùng tranh giành.
4. Chỉ nghề nông và nghề buôn bán làm công. ◇ Hậu Hán Thư : "Bổn mạt bất túc tương cung, tắc dân an đắc bất cơ hàn" , (Vương Phù truyện ) Nông và công thương không đủ cung ứng nhau, thì dân làm sao không khỏi đói lạnh.
5. Chỉ nhân nghĩa và hình pháp. ◇ Giả Nghị : "Tần bổn mạt tịnh thất, cố bất năng trường" , (Quá Tần luận ) Nhà Tần nhân nghĩa và pháp chế đều mất, cho nên không thể bền lâu.
lệ
lì ㄌㄧˋ

lệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

đôi, vợ chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đôi lứa. ◎ Như: "kháng lệ" vợ chồng, đôi lứa. ◇ Tả truyện : "Điểu thú do bất thất lệ" (Thành Công thập nhất niên ) Chim thú mà còn không mất lứa đôi.
2. (Tính) Thành đôi. ◎ Như: "lệ ảnh" hình chụp cặp tình nhân hoặc hai vợ chồng.
3. (Tính) Đối nhau (văn từ). ◎ Như: "lệ từ" văn đối ngẫu, "lệ cú" đối liên.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðôi. Kháng lệ vợ chồng (đôi lứa).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành đôi, thành cặp: Sánh đôi; Đôi lứa, vợ chồng;
② Vợ chồng: Ảnh đôi vợ chồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Lứa đôi.

Từ điển trích dẫn

1. Lù mù, leo lét. ◇ Vương An Thạch : "Hôn hôn đăng hỏa thoại bình sinh" (Thị Trường An Quân ) Leo lét đèn đóm (cùng nhau) kể chuyện cũ.
2. Mê man, không tỉnh táo. ◇ Ôn Đình Quân : "Nhất túy hôn hôn thiên hạ mê, Tứ phương khuynh động yên trần khởi" , (Xuân giang hoa nguyệt dạ từ ).
3. Mờ mịt, không biết rõ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tục nhân chiêu chiêu, Ngã độc hôn hôn" , (Chương 20) Người đời sáng rỡ, Riêng ta mờ mịt.

Từ điển trích dẫn

1. Chồng trước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân dữ Vưu lão nương tiền phu tương hảo, sở dĩ tương Trương Hoa dữ Vưu nhị thư chỉ phúc vi hôn" , (Đệ lục thập tứ hồi) Vì (bố của Trương Hoa) và chồng trước của bà già họ Vưu chơi thân với nhau, nên đem Trương Hoa cùng dì Hai Vưu hứa hôn từ khi còn trong bụng mẹ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người chồng trước. Chồng cũ.

biện sự

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Làm nên việc, thành công. ◇ Nam sử : "Cao Đế viết: Khanh nhược bạn sự, đương dĩ bổn châu tương thưởng" : , (Trương Kính Nhi truyện ) Cao Đế nói: Nếu khanh thành công, sẽ lấy bổn châu ban thưởng cho khanh.
2. Làm việc, lo liệu công việc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cố nhị nhân nghị định, mỗi nhật tảo thần giai đáo viên môn khẩu nam biên đích tam gian tiểu hoa thính thượng khứ, hội tề bạn sự" , , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Vì thế hai người bàn với nhau, cứ mỗi buổi sáng cùng đến phòng chỗ nhà hoa ba gian bên phía nam cửa vườn để hội họp lo liệu công việc.
3. Đi làm, nhậm chức. ◎ Như: "nhĩ tại na lí bạn sự?" anh đi làm ở đâu?
4. Có khả năng, biết làm việc, được việc. ◇ Thủy hử truyện : "Tiền nhật hữu lao nhĩ tẩu liễu nhất tao, chân cá bạn sự, bất tằng trọng trọng thưởng nhĩ" , , (Đệ tứ thập hồi) Hôm trước có nhờ anh chạy cho một chuyện, thật là được việc lắm, mà ta chưa có trọng thưởng cho anh.
5. Ngày xưa là một quan lại cấp dưới lo liệu công việc cụ thể.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo việc.
ma, má
mó ㄇㄛˊ, mò ㄇㄛˋ

ma

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mài
2. xay (gạo)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mài, cọ, xát. ◎ Như: "ma đao" mài dao, "thiết tha trác ma" mài giũa (nghiên cứu học vấn, sôi kinh nấu sử). ◇ Tuân Tử : "Nhân chi ư văn học dã, do ngọc chi ư trác ma dã" , (Đại lược ) Người học văn, cũng như ngọc phải giũa phải mài vậy.
2. (Động) Nghiền. ◎ Như: "ma tế" nghiền nhỏ, "ma phấn" nghiền bột, "ma mặc" nghiền mực.
3. (Động) Tiêu diệt, mất đi. ◇ Hậu Hán Thư : "Bách thế bất ma hĩ" (Nam Hung Nô truyện ) Muôn đời chẳng diệt.
4. (Động) Gặp trở ngại, bị giày vò. ◎ Như: "ma chiết" làm cho khốn khổ, giày vò.
5. (Động) Quấy rầy.
6. (Danh) Gian nan, trở ngại. ◎ Như: "hảo sự đa ma" việc tốt lành (gặp) nhiều gian nan, trở ngại.
7. Một âm là "má". (Danh) Cái cối xay. ◎ Như: "thạch má" cối xay bằng đá.
8. (Động) Xay. ◎ Như: "má đậu hủ" xay đậu phụ.
9. (Động) Quay trở lại (thường dùng cho xe). ◎ Như: "hạng tử thái trách, một pháp tử má xa" , đường hẻm hẹp quá, không cách nào quay xe trở lại được.

Từ điển Thiều Chửu

① Mài, xát. Nghiên cứu học vấn gọi là thiết tha trác ma . Tuân Tử : Nhân chi ư văn học dã, do ngọc chi ư trác ma dã người học văn, cũng như ngọc phải giũa phải mài vậy.
② Gian nan hiểm trở, ra đời bị những cái thất bại nó làm cho mình đau đớn gọi là ma chiết .
③ Một âm là má. Cái cối xay bằng đá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cọ xát: Leo núi mấy hôm, chân bị cọ sát dộp cả lên; Không hề gì, chỉ xát tí da thôi;
② Mài: Mài mực; Có công mài sắt có ngày nên kim;
③ Giày vò, gian nan: Anh ấy đau một trận bị giày vò chẳng ra gì nữa;
④ Phai mờ, nhạt, tiêu diệt: Đời đời bất diệt (không phai mờ);
⑤ Dây dưa: Làm việc dây dưa. Xem [mò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mài đá cho thành đồ vật - Mất đi. Td: Tiêu ma — Gặp cảnh khốn cùng. Xem Ma chiết .

Từ ghép 6

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mài, cọ, xát. ◎ Như: "ma đao" mài dao, "thiết tha trác ma" mài giũa (nghiên cứu học vấn, sôi kinh nấu sử). ◇ Tuân Tử : "Nhân chi ư văn học dã, do ngọc chi ư trác ma dã" , (Đại lược ) Người học văn, cũng như ngọc phải giũa phải mài vậy.
2. (Động) Nghiền. ◎ Như: "ma tế" nghiền nhỏ, "ma phấn" nghiền bột, "ma mặc" nghiền mực.
3. (Động) Tiêu diệt, mất đi. ◇ Hậu Hán Thư : "Bách thế bất ma hĩ" (Nam Hung Nô truyện ) Muôn đời chẳng diệt.
4. (Động) Gặp trở ngại, bị giày vò. ◎ Như: "ma chiết" làm cho khốn khổ, giày vò.
5. (Động) Quấy rầy.
6. (Danh) Gian nan, trở ngại. ◎ Như: "hảo sự đa ma" việc tốt lành (gặp) nhiều gian nan, trở ngại.
7. Một âm là "má". (Danh) Cái cối xay. ◎ Như: "thạch má" cối xay bằng đá.
8. (Động) Xay. ◎ Như: "má đậu hủ" xay đậu phụ.
9. (Động) Quay trở lại (thường dùng cho xe). ◎ Như: "hạng tử thái trách, một pháp tử má xa" , đường hẻm hẹp quá, không cách nào quay xe trở lại được.

Từ điển Thiều Chửu

① Mài, xát. Nghiên cứu học vấn gọi là thiết tha trác ma . Tuân Tử : Nhân chi ư văn học dã, do ngọc chi ư trác ma dã người học văn, cũng như ngọc phải giũa phải mài vậy.
② Gian nan hiểm trở, ra đời bị những cái thất bại nó làm cho mình đau đớn gọi là ma chiết .
③ Một âm là má. Cái cối xay bằng đá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cối xay (bằng đá): Cối xay bằng điện;
② Xay (bằng cối): Xay bột;
③ Quay: Quay xe hơi trở lại. Xem [mó].

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.