vu
yú ㄩˊ

vu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái chén

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén, lọ, ống. ◇ Liêu trai chí dị : "Toại các mịch áng vu, cạnh ẩm tiên tiếu, duy khủng tôn tận" , , (Lao san đạo) Rồi ai nấy kiếm hũ chén, tranh nhau uống trước, chỉ sợ bình cạn hết rượu.
2. (Danh) Tên đất: (1) Thời Xuân Thu, đất của nước "Vệ" , nay ở vào khoảng Hà Bắc. (2) Thời Xuân Thu, đất của nước "Tống" , nay ở vào khoảng Hà Nam. (3) Thời Xuân Thu, đất của nước "Tấn" , nay ở vào khoảng Sơn Tây.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chén.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ống, lọ, chậu, chén: Ống nhổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bát ( chén ) ăn cơm.
áng
àng

áng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái chậu sành, cái ang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hũ, chậu sành (bụng lớn, miệng nhỏ). ◇ Liêu trai chí dị : "Toại các mịch áng vu, cạnh ẩm tiên tiếu, duy khủng tôn tận" , , (Lao san đạo) Rồi ai nấy kiếm hũ chén, tranh nhau uống trước, chỉ sợ bình cạn hết rượu.
2. (Danh) Bệnh điên rồ, bệnh dại, cuồng vọng (phương ngôn).
3. (Danh) Trọc tửu.
4. (Danh) "Áng tề" một thứ rượu trắng.
5. (Tính) Đầy đặn, nở nang, tràn trề, sung mãn, doanh dật. ◎ Như: "hứng thú áng nhiên" hứng thú tràn trề, "túy diện áng bối" mặt chín vai nở.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chậu sành.
② Áng nhiên cái vẻ đầy đặn tốt đẹp nở nang, túy diện áng bối mặt chín vai nở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái chậu;
② Chứa chan, dạt dào, tràn ngập, đầy đặn nở nang: Dạt dào niềm vui; Mặt chín vai nở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chậu sành. Như chữ Áng — Vẻ nhiều, đầy.

Từ ghép 2

tiếu
jiào ㄐㄧㄠˋ

tiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

uống cạn rượu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Uống cạn chén rượu. ◇ Liêu trai chí dị : "Toại các mịch áng vu, cạnh ẩm tiên tiếu, duy khủng tôn tận" , , (Lao san đạo) Rồi ai nấy kiếm hũ chén, tranh nhau uống trước, chỉ sợ bình cạn hết rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Uống cạn rượu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Uống cạn rượu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uống cạn chén rượu.
kinh
jīng ㄐㄧㄥ, jìng ㄐㄧㄥˋ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dây vải
2. kinh sách
3. trải qua, chịu đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được. ◎ Như: "thiên kinh địa nghĩa" cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được.
2. (Danh) Sách vở có giá trị đặc thù, vốn được coi trọng là phép tắc, khuôn mẫu. ◎ Như: "Thi Kinh" , "Thư Kinh" , "Hiếu Kinh" .
3. (Danh) Sách của các tôn giáo. ◎ Như: kinh Phật có: "Lăng Nghiêm Kinh" , "Lăng Già Kinh" , "Bát Nhã Kinh" .
4. (Danh) Sách về các khoa văn chương, sự vật, nghề nghiệp. ◎ Như: "ngưu kinh" sách xem tường trâu và chữa trâu, "mã kinh" sách xem tường ngựa và chữa ngựa, "trà kinh" sách về trà, "san hải kinh" sách về núi non biển cả.
5. (Danh) Đường dọc, sợi dọc.
6. (Danh) Về đường sá thì hướng nam bắc gọi là "kinh" , hướng đông tây gọi là "vĩ" .
7. (Danh) Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là "kinh". ◎ Như: "kinh tuyến" theo hướng nam bắc, "vĩ tuyến" theo hướng đông tây.
8. (Danh) Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
9. (Động) Chia vạch địa giới.
10. (Động) Sửa sang, coi sóc. ◎ Như: "kinh lí" sửa trị.
11. (Động) Làm, mưu hoạch. ◎ Như: "kinh doanh" mưu tính làm việc, mưu hoạch phát triển kinh tế, "kinh thương" buôn bán.
12. (Động) Chịu đựng. ◎ Như: "kinh đắc khởi khảo nghiệm" đã chịu đựng được thử thách.
13. (Động) Qua, trải qua. ◎ Như: "thân kinh bách chiến" thân trải qua trăm trận đánh, "kinh thủ" qua tay (đích thân làm).
14. (Động) Thắt cổ. ◎ Như: "tự kinh" tự tử, tự thắt cổ chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật Trần mộ quá hoang lạc chi khư, văn nữ tử đề tùng bách gian, cận lâm tắc thụ hoành chi hữu huyền đái, nhược tương tự kinh" , , , (A Hà ) Một hôm trời chiều, Trần đi qua một nơi hoang vắng, nghe tiếng người con gái khóc trong đám tùng bách, đến gần thấy dải lưng treo trên cành ngang, như là chực tự thắt cổ.
15. (Tính) Bình thường, tầm thường. ◎ Như: "hoang đản bất kinh" hoang đường không bình thường.
16. (Phó) Thường hay. ◎ Như: "tha kinh thường đầu thống" anh ấy thường hay đau đầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được gọi là kinh, như thiên kinh địa nghĩa nói cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được.
② Kinh sách, như Kinh Thi , Kinh Thư , Hiếu Kinh , v.v. Sách của các tôn giáo cũng gọi là kinh, như kinh Phật có các kinh: Lăng Nghiêm , Lăng Già , Bát Nhã , v.v. Các sách về các khoa lặt vặt cũng gọi là kinh, như ngưu kinh sách xem tướng trâu và chữa trâu, mã kinh sách xem tướng ngựa và chữa ngựa, v.v.
③ Ðường dọc, sợi thẳng.
④ Sửa, như kinh lí sửa trị, kinh doanh sửa sang, v.v.
⑤ Qua, kinh lịch trải qua, kinh thủ qua tay, v.v.
⑥ Thắt cổ, như tự kinh tự tử, tự thắt cổ chết.
⑦ Kinh nguyệt , đàn bà mỗi tháng máu giàn ra một kì, đúng kì không sai nên gọi là kinh.
⑨ Chia vạch địa giới.
⑩ Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
⑪ Về đường sá thì phía nam bắc gọi là kinh , phía đông tây gọi là vĩ .
⑫ Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là kinh. Như kinh tuyến theo hướng nam bắc, vĩ tuyến theo hướng đông tây.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dọc, đường dọc, sợi thẳng: Sợi dọc;
② (y) Mạch máu, kinh mạch: Mạch máu;
③ (địa) Kinh độ, kinh tuyến: 110 110 độ kinh (tuyến) đông;
④ Sửa, sửa sang, phụ trách, làm, quản lí: Phụ trách công việc hành chính; Sửa trị; Sửa sang;
⑤ Thường: Thường xuyên;
⑥ (Sách) kinh: Kinh thánh; Tụng kinh;
⑦ Kinh nguyệt: Hành kinh;
⑧ Qua, trải qua: Năm này qua năm khác;
⑨ Chịu, chịu đựng: Không chịu nổi; Đã chịu đựng được thử thách;
⑩ (văn) Thắt cổ: Tự thắt cổ chết;
⑪ (văn) Chia vạch địa giới;
⑫ (văn) Hướng nam bắc (đối với vĩ là hướng đông tây);
⑬ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ dọc trên khung cửi, trong khổ vải — Đường dọc theo chiều Bắc Nam trên bản đồ — Thường. Luôn có — Sách vở do thánh hiền trước tác — Trải qua, đi qua — Sắp đặt cho yên — Đường mạch đi trong thân thể — Chỉ sự thất tháng của phụ nữ.

Từ ghép 74

a di đà kinh 阿彌陀經a hàm kinh 阿含經á thái kinh hiệp tổ chức 亞太經合組織ba kinh 葩經bất kiến kinh truyện 不見經傳bất kinh 不經bất kinh sự 不經事bất kinh tâm 不經心bất kinh ý 不經意bế kinh 閉經bí kinh 祕經chánh trị kinh tế học 政治經濟學chẩm kinh tạ thư 枕經藉書chân kinh 真經chấp kinh 執經chấp kinh tòng quyền 執經從權chuyên kinh 專經dĩ kinh 已經dịch kinh phu thuyết 易經膚說đại tạng kinh 大藏經điều kinh 調經động kinh 動經khai kinh 開經kinh bang 經邦kinh cửu 經久kinh doanh 經營kinh dương vương 經陽王kinh điển 經典kinh độ 經度kinh giải 經解kinh giáo 經教kinh học 經學kinh kì 經期kinh lí 經理kinh lịch 經歴kinh lịch 經歷kinh luân 經綸kinh luyện 經練kinh lược 經略kinh mạch 經脈kinh nghĩa 經義kinh nghiệm 經驗kinh nguyệt 經月kinh niên 經年kinh phí 經費kinh quá 經過kinh quốc 經國kinh quyền 經權kinh tài 經財kinh tế 經濟kinh thủy 經水kinh truyện 經傳kinh tuyến 經線kinh viện 經院lăng già kinh 楞伽經lăng nghiêm kinh 楞嚴經loạn kinh 亂經lục kinh 六經minh kinh 明經nghĩ kinh 擬經nghiệp kinh 業經ngũ kinh 五經nguyệt kinh 月經niệm kinh 唸經phản kinh 反經phật kinh 佛經tam tự kinh 三字經tằng kinh 曾經thánh kinh 聖經thần kinh 神經thường kinh 常經trị kinh 治經tụng kinh 誦經vũ kinh 武經
lão
lǎo ㄌㄠˇ

lão

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

già, nhiều tuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người già, người nhiều tuổi. ◎ Như: "phù lão huề ấu" nâng đỡ người già dắt díu trẻ thơ.
2. (Danh) Tiếng tôn xưng tước vị. ◎ Như: "nguyên lão" vị trọng thần của nhà nước, "trưởng lão" sư cụ.
3. (Danh) Tiếng kính xưng người lớn tuổi (đặt sau họ). ◎ Như: "Lưu lão" cụ Lưu, "Vu lão" cụ Vu.
4. (Danh) Đạo Lão hay triết học của Lão Tử (nói tắt).
5. (Danh) Họ "Lão".
6. (Động) Tôn kính. ◇ Mạnh Tử : "Lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão" (Lương Huệ Vương thượng ) Tôn kính người già của mình cho đến người già của người khác.
7. (Động) Cáo hưu (xin nghỉ vì tuổi già). ◇ Tả truyện : "Hoàn Công lập, (Thạch Thước) nãi lão" , () (Ẩn Công tam niên ) Hoàn Công lên ngôi, (Thạch Thước) bèn cáo lão.
8. (Tính) Già, lớn tuổi. ◎ Như: "lão binh" lính già, "lão nhân" người già. ◇ Lục Du : "Quốc thù vị báo tráng sĩ lão" (Trường ca hành ) Thù nước chưa trả, tráng sĩ đã già.
9. (Tính) Già dặn, kinh nghiệm. ◎ Như: "lão thủ" tay nghề giỏi nhiều kinh nghiệm, "lão luyện" già dặn rành rỏi. ◇ Vương Bột : "Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm" , Tuổi già dắn dỏi càng phải mạnh hơn, nên hiểu lòng ông đầu bạc.
10. (Tính) Cũ, quá hạn, hết thời. ◎ Như: "lão mễ" gạo cũ, "lão thức" kiểu cũ, "lão sáo" món cũ.
11. (Tính) Lâu, cũ (thời gian dài). ◎ Như: "lão bằng hữu" bạn cũ.
12. (Tính) Trước đó, nguyên lai. ◎ Như: "lão địa phương" chỗ cũ.
13. (Tính) Thêm ở trước họ hoặc tiếng xưng hô, tỏ ý tôn kính hoặc thân mật. ◎ Như: "lão sư" thầy dạy học, "lão Lí" bác Lí, "lão Vương" anh Vương.
14. (Tính) Theo thói quen cũ, thêm sau tên chỉ một số loài vật. ◎ Như: "lão ưng" con chim ưng, "lão hổ" con cọp, "lão thử" con chuột.
15. (Phó) Thường thường, thường hay. ◎ Như: "lão thị đầu thống" thường hay đau đầu.
16. (Phó) Rất, lắm, thẫm, quá. ◎ Như: "lão viễn" rất xa, "lão tảo" rất sớm, "lão lục" xanh thẫm, "lão hồng" đỏ thẫm, "lão cửu bất ngộ" lâu quá không gặp.

Từ điển Thiều Chửu

① Người già bảy mươi tuổi. Phàm người nào có tuổi tác đều gọi là lão.
② Tước vị tôn trọng cũng gọi là lão, như nguyên lão vị trọng thần của nhà nước, trưởng lão sư cụ. Nay bè bạn chơi với nhau, trong lúc trò chuyện gọi nhau là mỗ lão cũng noi nghĩa ấy cả. Có khi dùng để nói đùa nhau, như lão mỗ cũng như ta nói thằng cha ấy.
③ Suy yếu, như cáo lão cáo rằng già yếu xin thôi việc quan về nhà nghỉ.
④ Lâu, như lão ư kì sự làm việc đã lâu.
⑤ Cứng rắn, tục gọi vật rắn chắc là lão. Văn viết đanh thép gọi là lão luyện hay lão đương . Vương Bột : Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm tuổi già càng phải mạnh hơn, nên hiểu lòng ông đầu bạc.
⑥ Ông Lí Nhĩ nhà Chu gọi là Lão tử , viết Ðạo Ðức Kinh , là tổ Ðạo giáo, nên gọi Ðạo giáo là đạo Lão.
⑦ Binh đóng ở ngoài đã lâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhiều tuổi, già: người già; Rau cần già quá;
② Cụ (đặt sau họ tỏ ý tôn kính): Cụ Ngô;
③ (khn) Mất, qua đời, về (chỉ người già, kèm theo chữ ): Ông cụ nhà kia đã mất; Già chết ở trong nhà (Trương Phổ: Ngũ nhân mộ bi kí);
④ Lâu năm, cũ, cũ kĩ, như cũ: Nhà máy lâu năm; Bạn cũ; Máy móc cũ; Ngôi nhà này đã cũ lắm rồi; Tính nết cũ; Chỗ cũ; Gian nhà cũ kĩ;
⑤ (Thức ăn) nấu già lửa: Trứng gà luộc chín quá; Rau xanh chớ nên xào già lửa quá;
⑥ Màu thẫm: Xanh thẫm; Đỏ thẫm;
⑦ Lâu, mãi, lâu dài: Đã lâu không được gặp bác ấy; Đã không có mưu (kế hoạch) lâu dài, lại không có sự tích oanh liệt (Quốc ngữ);
⑧ Thường thường, thường hay (thường dùng ): Tôi thường muốn học chút ít ngoại ngữ, nhưng không có thời giờ rảnh; Anh ta thường hay đến muộn;
⑨ Rất, lắm: Mặt trời đã lên rất cao; Xa lắm;
⑩ (khn) Út: Con út; Con gái út;
⑪ Từ đặt ở trước một số danh từ để xưng hô hoặc chỉ thứ bậc người và gọi tên một số thực, động vật: Bác Trương; Anh Ba; Con hổ; Ngô;
⑫ (văn) Cứng rắn;
⑬ (văn) Từ để tôn xưng các công khanh đại phu thời xưa: Khanh sĩ của thiên tử;
⑭ (văn) Gia thần của các khanh sĩ: Gia thần của Đơn Tĩnh công tiễn Thúc Hướng (Quốc ngữ);
⑮ (văn) Làm cho mệt mỏi: Làm cho quân mệt mỏi và phí của cũng là vô ích vậy (Tả truyện);
⑯ (văn) Xin nghỉ vì tuổi già, cáo lão: Sau khi Hoàn công lên ngôi, bèn cáo lão (Tả truyện: Ẩn công tam niên);
⑰ (văn) Kính lão, dưỡng lão: Kính dưỡng người già của mình, từ đó mà kính dưỡng đến người già của người khác (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng);
⑱ (văn) Già dặn, lão luyện, có nhiều kinh nghiệm: Văn chương của Mai Thừa rất lão luyện (Đỗ Phủ: Phụng Hán Trung Vương Thủ Trát);
⑲ Trợ từ đặt sau một từ khác để chỉ một phần của cơ thể người: Thân thể;
⑳ (văn) Quân đóng ở ngoài đã lâu;
㉑ [Lăo] 【】Lão giáo [Lăo jiào] Đạo Lão, Lão giáo;
㉒ [Lăo] (Họ) Lão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người 70 mươi tuổi gọi là Lão — Chỉ người già. Tuổi già — Già nua — Tiếng chỉ các bậc công danh đại thần — Lâu năm — Cứng cỏi bền bỉ, không thay đổi — Trong Bạch thoại có nghĩa là Cứ, ý nói nhất định làm tiếp.

Từ ghép 72

bách niên giai lão 百年偕老bang lão 邦老bào lão 鮑老cải lão hoàn đồng 改老還童cáo lão 告老chỉ lão hổ 紙老虎chước luân lão thủ 斫輪老手cổ lão 古老cô lão 孤老cố lão 故老dã lão 野老di lão 遺老di thượng lão nhân 圯上老人dưỡng lão 養老giai lão 偕老khổng lão 孔老kì lão 耆老lão ẩu 老嫗lão ấu 老幼lão bà 老婆lão bản 老闆lão bạng sinh châu 老蚌生珠lão bệnh 老病lão bộc 老僕lão bối 老輩lão du tử 老油子lão đại 老大lão đỗ 老杜lão gia 老家lão gia 老爺lão hữu 老友lão luyện 老練lão mẫu 老母lão nhược 老弱lão ông 老翁lão phu 老夫lão phụ 老父lão qua 老撾lão sư 老師lão thái long chung 老態龍鍾lão thành 老成lão thần 老臣lão thân 老親lão thật 老實lão thị 老是lão thiếu 老少lão thực 老實lão tiểu 老小lão trang 老莊lão trượng 老丈lão tử 老子lão ưng 老鷹lão ưng 老鹰long đầu lão đại 龍頭老大long đầu lão đại 龙头老大nam phụ lão ấu 男婦老幼nguyên lão 元老nguyệt lão 月老niên lão 年老phản lão hoàn đồng 反老還童phản lão hoàn đồng 返老還童phật lão 佛老phụ lão 父老quy lão 歸老suy lão 衰老thủy lão nha 水老鴉thủy lão nha 水老鸦trác luân lão thủ 斲輪老手trượng lão 丈老trưởng lão 長老trưởng lão 长老tuất lão 恤老

Từ điển trích dẫn

1. Dưới triều nhà Đường, có những học sĩ, nhà bói toán, thầy thuốc, chuyên gia được ở Hàn Lâm Viện, để đợi dịp có chiếu vua ứng đối. Có "họa đãi chiếu" , "y đãi chiếu" , "kì đãi chiếu" , v.v.
2. Tên chức quan.
3. Thời Tống, Nguyên tôn xưng các thợ là "đãi chiếu" , ý nói thợ giỏi chờ chiếu vua gọi vào làm trong cung. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm tiện đạo: Ngột na đãi chiếu, hữu hảo cương thiết ma?" 便: , (Đệ tứ hồi) Lỗ Trí Thâm bèn hỏi: Này ông thợ giỏi ơi, chẳng hay có thép tốt không?
môn
mén ㄇㄣˊ

môn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái cửa
2. loài, loại, thứ, môn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cửa. § Cửa có một cánh gọi là "hộ" , hai cánh gọi là "môn" .
2. (Danh) Cửa mở ở nhà gọi là "hộ" , ở các khu vực gọi là "môn" . Chỉ chung cửa, cổng, lối ra vào. ◎ Như: "lí môn" cổng làng, "thành môn" cổng thành. ◇ Thôi Hộ : "Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng" , (Đề đô thành nam trang ) Năm ngoái vào ngày hôm nay, ở trong cửa này, Mặt nàng cùng với hoa đào phản chiếu nhau thắm một màu hồng.
3. (Danh) Lỗ hổng, lỗ trống, cửa miệng của đồ vật. ◎ Như: "áp môn" cửa cống.
4. (Danh) Lỗ, khiếu trên thân thể. ◎ Như: "giang môn" lỗ đít. ◇ Phù sanh lục kí : "Cẩn thủ tứ môn, nhãn nhĩ tị khẩu" , (Dưỡng sanh kí tiêu ) Cẩn thận canh giữ bốn khiếu: mắt tai mũi miệng.
5. (Danh) Chỗ then chốt, mối manh. ◎ Như: "đạo nghĩa chi môn" cái cửa đạo nghĩa (cái then chốt đạo nghĩa), "chúng diệu chi môn" cái then chốt của mọi điều mầu nhiệm (Lão Tử ).
6. (Danh) Nhà họ, gia đình, gia tộc. ◎ Như: "danh môn" nhà có tiếng tăm, "môn vọng" gia thế tiếng tăm hiển hách.
7. (Danh) Học phái, tông phái. ◎ Như: "Khổng môn" môn phái của Không Tử, "Phật môn" tông phái đạo Phật.
8. (Danh) Loài, thứ, ngành. ◎ Như: "phân môn" chia ra từng loại, "chuyên môn" chuyên ngành (học vấn, nghiên cứu, nghề nghiệp).
9. (Danh) Một cỗ súng trái phá.
10. (Danh) Họ "Môn".
11. (Động) Giữ cửa, giữ cổng. ◇ Công Dương truyện : "Dũng sĩ nhập kì đại môn, tắc vô nhân môn yên giả" , Dũng sĩ vào cổng lớn thì không có ai giữ cửa.
12. (Động) Đánh, tấn công vào cửa. ◇ Tả truyện : "Môn vu Đồng Môn" (Tương Công thập niên ) Đánh vào cửa Đồng Môn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cửa. Cửa có một cánh gọi là hộ , hai cánh gọi là môn .
② Cửa mở ở nhà gọi là hộ, ở các khu vực gọi là môn. Như lí môn cổng làng, thành môn cổng thành, v.v. Phàm những chỗ then chốt đều gọi là môn. Như đạo nghĩa chi môn cái cửa đạo nghĩa (cái then chốt đạo nghĩa), chúng diệu chi môn (Lão Tử ) cái then chốt của mọi điều mầu nhiệm.
④ Nhà họ (gia tộc) nhà họ nào vẫn thường có tiếng tăm lừng lẫy gọi là danh môn hay môn vọng .
⑤ Ðồ đệ. Như đồ đệ của đức Khổng Tử gọi là Khổng môn , đồ đệ của Phật gọi là gọi là phật môn . Lấy quyền thế mà chiêu tập đồ đảng gọi là quyền môn hay hào môn , v.v.
⑥ Loài, thứ. Như phân môn chia ra từng loại. Chuyên nghiên cứu về một thứ học vấn gọi là chuyên môn .
⑦ Một cỗ súng trái phá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cửa (của nhà cửa hoặc đồ dùng): Cửa trước; Bước vào cửa; Đưa hàng đến tận nhà; Cửa tủ; Cửa lò;
② Bộ phận có thể đóng mở của các thứ máy: Cái van hơi; Cái ngắt điện; Cửa cống;
③ Mối manh, chỗ then chốt: Bí quyết; Cửa đạo nghĩa, then chốt của đạo nghĩa; Then chốt của mọi điều mầu nhiệm (Lão tử);
④ Nhà, gia đình, gia tộc: 滿 Cả nhà; Cửa quyền; Nhà có tiếng tăm;
⑤ Môn đồ, môn phái, bè phái, giáo phái, bọn, nhóm: Cửa Phật; Cửa Khổng có ba ngàn đệ tử;
⑥ Môn, ngành, loại: Chia ngành phân loại; Ngành động vật có xương sống;
⑦ (loại) Khẩu, môn v.v.: Một khẩu đại bác; Thi ba môn;
⑧ [Mén] (Họ) Môn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cửa — Chỗ đi ra đi vào — Chỉ một nhà, Một dòng họ. Td: Tông môn — Loại. Ngành riêng biệt. Td: Chuyên môn — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Môn.

Từ ghép 111

á cách môn nông 亞格門農a môn 阿門áo môn 澳門âm môn 陰門bà la môn 婆羅門ba la môn 波羅門bại hoại môn mi 敗壞門楣bái môn 拜門bán khai môn 半開門ban môn lộng phủ 班門弄斧bạng nhân môn hộ 傍人門戶bằng môn 朋門bất nhị pháp môn 不二法門bế môn 閉門bộ môn 部門bồng môn 蓬門cao môn 高門cập môn 及門chính môn 正門chu môn 朱門chủng môn 踵門chuyên môn 專門công môn 公門danh môn 名門di môn 謻門dịch môn 掖門diệu môn 妙門đại môn 大門đẩu môn 斗門đồng môn 同門đức môn 德門gia môn 家門giác môn 角門hàn môn 寒門hào môn 豪門hầu môn 侯門hậu môn 後門hoạt môn 活門hồi môn 回門huyền môn 玄門khải hoàn môn 凱還門khai môn 開門khải toàn môn 凱旋門khấu môn 叩門khổng môn 孔門khuê môn 閨門kim môn 金門long môn 龍門mệnh môn 命門môn bài 門牌môn bao 門包môn đệ 門弟môn đệ 門第môn đồ 門徒môn đương hộ đối 門當戶對môn đương hộ đối 門當户對môn hạ 門下môn hộ 門户môn lệ 門隸môn mạch 門脈môn mi 門楣môn ngoại 門外môn nha 門牙môn nhân 門人môn phái 門派môn pháp 門法môn phòng 門房môn phong 門風môn sinh 門生môn tiền 門前môn tốt 門卒môn xỉ 門齒nghi môn 儀門ngọ môn 午門nha môn 衙門nhập môn 入門nhất môn 一門nhĩ môn 耳門nho môn 儒門phá môn 破門pháp môn 法門phật môn 佛門phún môn 噴門quá môn 過門quân môn 軍門quý môn 貴門quyền môn 權門quynh môn 扃門sa môn 沙門sài môn 柴門sản môn 產門soang môn 肛門song hồi môn 雙回門sơn môn 山門tẩm môn 寑門thành môn 城門thích môn 釋門thiên môn 天門thiền môn 禪門tiện môn 便門tín môn 囟門tố môn 素門tông môn 宗門tướng môn 將門vi môn 闈門viên môn 轅門vũ môn 禹門xao môn 敲門xuất môn 出門ỷ môn 倚門ỷ môn mại tiếu 倚門賣笑

sơ bộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sơ bộ, mở đầu

Từ điển trích dẫn

1. Bước đầu, giai đoạn mở đầu. Ngày nay, sách vở dẫn đạo nhập môn cũng gọi là "sơ bộ" . ◎ Như: "anh văn sơ bộ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bước đầu ( chuẩn bị cho các việc làm sau ).
thực, tự
shí ㄕˊ, sì ㄙˋ, yì ㄧˋ

thực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ăn
2. đồ ăn
3. lộc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn. ◎ Như: "nhục thực" món ăn thịt, "tố thực" thức ăn chay.
2. (Danh) Lộc, bổng lộc. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử mưu đạo bất mưu thực" (Vệ Linh Công ) Người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
3. (Danh) "Thực chỉ" ngón tay trỏ. Cũng dùng để đếm số người ăn. ◎ Như: "thực chỉ phồn đa" số người ăn nhiều, đông miệng ăn.
4. (Động) Ăn. ◎ Như: "thực phạn" ăn cơm, "thực ngôn" nuốt lời, không giữ chữ tín.
5. (Động) Mòn, khuyết, vơi. § Thông "thực" . ◎ Như: "nhật thực" mặt trời bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse solaire), "nguyệt thực" mặt trăng bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse lunaire).
6. Một âm là "tự". (Động) Cùng nghĩa với chữ "tự" cho ăn. ◎ Như: "ấm chi tự chi" cho uống cho ăn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Cẩn tự chi, thì nhi hiến yên" , (Bộ xà giả thuyết ) Cẩn thận nuôi nó (con rắn), đợi lúc dâng lên vua.
7. (Động) Chăn nuôi. ◎ Như: "tự ngưu" chăn bò.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồ để ăn. Các loài thóc gạo để ăn cho sống người gọi là thực. Nói rộng ra thì hết thảy các cái có thể ăn cho no bụng được đều gọi là thực.
② Ăn. Như thực phạn ăn cơm.
③ Lộc. Như sách Luận ngữ nói quân tử mưu đạo bất mưu thực (Vệ Linh Công ) người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
④ Mòn, khuyết, cùng nghĩa với chữ thực . Như nhật thực mặt trời phải ăn, nguyệt thực mặt trăng phải ăn, v.v.
⑤ Thực ngôn ăn lời, đã nói ra mà lại lật lại gọi là thực ngôn.
⑥ Thực chỉ ngón tay trỏ, có khi dùng để đếm số người ăn. Như thực chỉ phồn đa số người đợi mình kiếm ăn nhiều.
⑦ Một âm là tự, cùng nghĩa với chữ tự cho ăn. Như ẩm chi tự chi cho uống cho ăn. Có nghĩa là chăn nuôi. Như tự ngưu chăn trâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ăn: Ăn cơm; Ăn no mặc ấm; Ăn lời, nuốt lời;
② Thức ăn, thực phẩm, món ăn: Thức ăn chính (chỉ lương thực); Thức ăn phụ, thực phẩm; Món ăn thịt; Thức ăn chay, ăn chay;
③ (văn) Bổng lộc: Người quân tử lo đạo chứ không lo (ăn) bổng lộc (Luận ngữ);
④ Thực, mòn khuyết (dùng như , bộ ): Nguyệt thực; Nhật thực;
⑤【】thực chỉ [shízhê] a. Ngón tay trỏ; b. (văn) Số người ăn: Số người ăn nhiều, đông miệng ăn. Xem [sì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn vào miệng. Tục ngữ: » Có thực mới vực được đạo « — Một âm là Tự. Xem Tự.

Từ ghép 56

ác thực 惡食ác y ác thực 惡衣惡食ẩm thực 飲食ẩm thực liệu dưỡng 飲食療養ẩm thực liệu dưỡng 饮食疗养ẩm thực nam nữ 飲食男女bộ thực 捕食cẩm y ngọc thực 錦衣玉食chung minh đỉnh thực 鐘鳴鼎食du thực 媮食du thực 游食du y cam thực 褕衣甘食đẩu thực 斗食đình thực 停食hải thực 海食hàn thực 寒食hỏa thực 火食hoắc thực 藿食khất thực 乞食kí thực 寄食lẫm thực 廩食linh thực 零食lương thực 糧食mịch thực 覓食ngưỡng thực 仰食nhĩ thực 耳食nhục thực thú 肉食獸phong y túc thực 豐衣足食phục thực 服食quân thực 軍食quỹ thực 饋食sảo thực 稍食sóc thực 朔食súc y tiết thực 蓄衣節食tàm thực 蠶食tắc thực 稷食tẩm thực 寑食thác thực 託食thoái thực kí văn 退食記文thôn thực 吞食thực bất sung trường 食不充腸thực đơn 食單thực khách 食客thực phẩm 食品thực quản 食管thực thù du 食茱萸thực vật 食物tiểu thực 小食tọa thực 坐食trúng thực 中食tuyệt thực 絶食xâm thực 侵食y thực 衣食yên hỏa thực 煙火食yến thực 晏食yến thực 燕食

tự

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn. ◎ Như: "nhục thực" món ăn thịt, "tố thực" thức ăn chay.
2. (Danh) Lộc, bổng lộc. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử mưu đạo bất mưu thực" (Vệ Linh Công ) Người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
3. (Danh) "Thực chỉ" ngón tay trỏ. Cũng dùng để đếm số người ăn. ◎ Như: "thực chỉ phồn đa" số người ăn nhiều, đông miệng ăn.
4. (Động) Ăn. ◎ Như: "thực phạn" ăn cơm, "thực ngôn" nuốt lời, không giữ chữ tín.
5. (Động) Mòn, khuyết, vơi. § Thông "thực" . ◎ Như: "nhật thực" mặt trời bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse solaire), "nguyệt thực" mặt trăng bị ăn mòn (tiếng Pháp: éclipse lunaire).
6. Một âm là "tự". (Động) Cùng nghĩa với chữ "tự" cho ăn. ◎ Như: "ấm chi tự chi" cho uống cho ăn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Cẩn tự chi, thì nhi hiến yên" , (Bộ xà giả thuyết ) Cẩn thận nuôi nó (con rắn), đợi lúc dâng lên vua.
7. (Động) Chăn nuôi. ◎ Như: "tự ngưu" chăn bò.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồ để ăn. Các loài thóc gạo để ăn cho sống người gọi là thực. Nói rộng ra thì hết thảy các cái có thể ăn cho no bụng được đều gọi là thực.
② Ăn. Như thực phạn ăn cơm.
③ Lộc. Như sách Luận ngữ nói quân tử mưu đạo bất mưu thực (Vệ Linh Công ) người quân tử mưu đạo không mưu ăn lộc.
④ Mòn, khuyết, cùng nghĩa với chữ thực . Như nhật thực mặt trời phải ăn, nguyệt thực mặt trăng phải ăn, v.v.
⑤ Thực ngôn ăn lời, đã nói ra mà lại lật lại gọi là thực ngôn.
⑥ Thực chỉ ngón tay trỏ, có khi dùng để đếm số người ăn. Như thực chỉ phồn đa số người đợi mình kiếm ăn nhiều.
⑦ Một âm là tự, cùng nghĩa với chữ tự cho ăn. Như ẩm chi tự chi cho uống cho ăn. Có nghĩa là chăn nuôi. Như tự ngưu chăn trâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Đem thức ăn) cho người khác ăn, cho ăn, cung dưỡng (dùng như ): Cho uống cho ăn; Cung dưỡng cha mẹ;
② Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu. Xem [shí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem đồ ăn cho người khác ăn — Âm khác là Thực.

Từ ghép 2

tể
zǎi ㄗㄞˇ

tể

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chúa tể, người đứng đầu
2. một chức quan thời phong kiến
3. làm thịt, mổ thịt, giết thịt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chúa tể. ◎ Như: "tâm giả đạo chi chủ tể" tâm là cái chúa tể của đạo. Vì thế nên bây giờ gọi kẻ ý thức không nhất định là "hung vô chủ tể" .
2. (Danh) Quan tể, đứng đầu coi một việc gì. ◎ Như: kẻ coi việc cơm nước gọi là "thiện tể" hay "bào tể" , chức quan coi cả trăm quan gọi là "trủng tể" .
3. (Danh) Kẻ đứng đầu bọn gia thần. ◇ Luận Ngữ : "Trọng Cung vi Quý thị tể" (Tử Lộ ) Trọng Cung làm chức đầu ban gia thần cho họ Quý.
4. (Danh) Chức quan đứng đầu một địa phương. ◎ Như: "ấp tể" quan huyện.
5. (Danh) Họ "Tể".
6. (Động) Làm chủ, chủ trì, đứng đầu. ◇ Sử Kí : "Tể chế vạn vật" (Lễ thư ) Cai trị hết các loài.
7. (Động) Giết, cắt, làm thịt. ◎ Như: "sát trư tể dương" giết heo mổ cừu.

Từ điển Thiều Chửu

① Chúa tể, như tâm giả đạo chi chủ tể tâm là cái chúa tể của đạo. Vì thế nên bây giờ gọi kẻ ý thức không nhất định là hung vô chủ tể như sách Sử kí nói tể chế vạn vật nghĩa là làm chúa cai trị hết các loài.
② Quan Tể, đứng đầu coi một việc gì gọi là tể, như kẻ coi việc cơm nước gọi là thiện tể hay bào tể , chức quan coi cả trăm quan gọi là trủng tể , v.v. Kẻ đứng đầu bọn gia thần cũng gọi là tể. Như Nhiễm Cầu vi quý thị tể (Luận ngữ ) ông Nhiễm Cầu làm chức đầu ban gia thần cho họ Quý. Chức quan coi đầu một ấp cũng gọi là tể. Tục gọi quan huyện là ấp tể .
③ Cắt, làm thịt, như Trần Bình tể nhục thậm quân Trần Bình cắt thịt rất đều. Nay ta gọi kẻ làm thịt muông sinh là đồ tể cũng là theo nghĩa đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giết, mổ, cắt, làm (thịt): Làm lợn, mổ lợn; Làm gà, giết gà; Cắt thịt rất đều;
② Làm chủ, chủ tể, chúa tể: Làm chúa tể cai trị muôn loài (Sử kí). Xem [zhưzăi];
③ (cũ) Người đứng đầu, chức đứng đầu, quan tể, thừa tướng: (hay ) Đầu bếp; Trủng tể (quan coi cả trăm quan); Nhiễm Cầu giữ chức đứng đầu ban gia thần cho họ Quý (Luận ngữ); Quan huyện. 【】tể tướng [zăi xiàng] (cũ) Tể tướng, thừa tướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông quan, người đứng đầu một cơ sở triều đình — Tên một chức quan thời xưa — Người đứng đầu. Td: Chủ tể. Ta thường đọc trại thành Chúa tể — Sắp đặt công việc — Giết thịt súc vật. Td: Đồ tể.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.