kinh tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

kinh tế

Từ điển trích dẫn

1. Kinh thế tế dân: trị đời giúp dân. ◇ Tấn Thư : "Túc hạ trầm thức yêm trường, tư tông thông luyện, khởi nhi minh chi, túc dĩ kinh tế" , , , (Ân Hạo truyện ).
2. Tài cán trị nước. ◇ Lão tàn du kí : "Thính thuyết Bổ Tàn tiên sanh học vấn kinh tế đô xuất chúng đích ngận" (Đệ tam hồi).
3. Dùng ít nhân lực, vật lực hoặc thời gian mà thu được hiệu quả lớn. ◎ Như: "tố sự hợp hồ kinh tế nguyên tắc" .
4. Chỉ tài lực, vật lực. ◇ Lỗ Tấn : "Yếu khai thủy phó ấn liễu, cộng nhị thập tứ phúc, nhân kinh tế quan hệ, chỉ năng ấn bách nhị thập bổn" , , , (Thư tín tập , Trí hà bạch đào ).
5. Kinh tế học (tiếng Anh "economy"): (1) Chỉ mọi hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu thụ... các thứ tiền bạc và hóa vật, nhằm thỏa mãn những nhu cầu trong xã hội. (2) Thông thường chỉ quan hệ sản xuất của toàn dân một nước. (3) Hoặc chỉ trạng huống thu chi (thu nhập và chi tiêu) của nhân hoặc quốc gia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói tắt của từ ngữ Kinh bang tế thế ( trị nước giúp đời ), nhiệm vụ của nhà Nho. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Phải hăm hở ra tài kinh tế « — Ngày nay dùng để chỉ ngành hoạt động nhằm sản xuất, phân phối và cung cấp các vật dụng cho đời sống con người ( Economy ) — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là tiết kiệm, rẻ tiền.

Từ điển trích dẫn

1. Gọi tên cho đúng, làm cho danh và thật tương hợp. ◇ Quản Tử : "Thủ thận chánh danh, ngụy trá tự chỉ" , (Chánh đệ ). ◇ Ba Kim : "Danh bất chánh, tắc ngôn bất thuận, chánh danh thị tối yếu khẩn đích" , , (Tân sanh , Nhất nhân cách đích thành trưởng ).
2. Lời mạo đầu (trong tiểu thuyết, tạp kịch...) để điểm minh hoặc bổ sung chính văn. ◇ Lí Ngư : "Nguyên từ khai tràng, chỉ hữu mạo đầu sổ ngữ, vị chi chánh danh, hựu viết tiết tử" , , , (Nhàn tình ngẫu kí , Từ khúc , Cách cục ).
3. Quan lại chánh thức, khác với phó chức hoặc lâm thời. ◇ Vĩnh Lạc đại điển hí văn tam chủng : "Tự gia tính Chu, danh Kiệt, kiến tại sung bổn phủ chánh danh ti lại" , , (Tiểu tôn đồ , Đệ lục xuất).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọi tên cho đúng — Một nguyên tắc chính trị của Nho giáo, trong đó mỗi sự vật, mỗi người đều phải có đủ các ý nghĩa nêu bởi tên gọi sự vật đó, người đó, chẳng hạn vua phải giữ đúng đạo vua thì mới thật là vua.

cảm tình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tình cảm, cảm xúc

Từ điển trích dẫn

1. Tình cảm xúc động. ◇ Cao Khải : "Hà thì đương thu thính, Kim triêu dĩ cảm tình" , (Tân thiền ).
2. Bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Bá phụ, bá mẫu, kim nhật thử cử, bất đãn ngã phụ mẫu cảm tình bất tận, tiện thị ngã Hà Ngọc Phụng dã thụ huệ vô cùng" , , , 便 (Đệ nhị thập tứ hồi).
3. Tâm tình phản ánh kích thích do ngoại giới gây ra. ◇ Úc Đạt Phu : "Tha đích ngận dị kích động đích cảm tình, cơ hồ hựu yếu sử tha hạ lệ liễu" , 使 (Thái thạch ki , Tam).
4. Giao tình. ◇ Ba Kim : "Nhĩ môn lưỡng nhân cảm tình đảo ngận hảo" (Thu , Lục).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối rung động trong lòng do ngoại vật gây ra.

ý nguyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

ý nguyện, mong muốn, nguyện vọng

Từ điển trích dẫn

1. Tâm nguyện, niềm hi vọng, lòng mong mỏi. ◇ Từ Hoài Trung : "Vô luận tha thị xuất ư thập ma khảo lự, ngã môn tổng thị ưng đương tôn trọng tha nhân đích ý nguyện" , (Tây tuyến dật sự 西).
sàng, tràng
chuáng ㄔㄨㄤˊ

sàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ăn nhiều

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Ăn nhiều, ăn thả cửa;
② Ăn.

tràng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ăn, uống.
2. (Động) Ăn uống thô lỗ, ngồm ngoàm. ◇ Thủy hử truyện : "Na lưỡng khách nhân dã bất thức tu sỉ, tràng đắc giá đẳng túy liễu, dã ngột tự bất khẳng hạ lâu khứ hiết tức, chỉ thuyết bất liễu" , , , (Đệ tam thập nhất hồi) Hai người khách kia thật không biết xấu hổ, nốc say đến thế mà không chịu xuống lầu đi nghỉ, cứ nói huyên thiên mãi không thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tham ăn.
giả
zhě ㄓㄜˇ, zhū ㄓㄨ

giả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người
2. một đại từ thay thế

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Xưng thay người hoặc sự vật. ◎ Như: "kí giả" , "tác giả" . ◇ Luận Ngữ : "Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo san" , (Ung Dã ) Kẻ trí thích nước, kẻ nhân thích núi.
2. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: cái này, điều này. § Cũng như "giá" . ◎ Như: "giả " cái này, "giả phiên" phen này.
3. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị đình đốn, phân biệt chỗ cách nhau. ◇ Trung Dung : "Nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã" , (Tận tâm hạ ) Nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
4. (Trợ) Biểu thị ngữ khí kết thúc, thường có chữ "dã" đi sau. ◇ Đổng Trọng Thư : "Mệnh giả thiên chi lệnh dã, tính giả sanh chi chất dã" , Mệnh là lệnh của trời, tính là bản chất lúc sinh ra vậy.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để so sánh: như là, dường như. ◇ Sử Kí : "Dĩ nhi tương khấp, bàng nhược vô nhân giả" , (Kinh Kha truyện ) Sau đó lại cùng nhau khóc, như là bên cạnh không có người.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời phân biệt, trong câu văn có chữ giả là để phân biệt chỗ cách nhau, như nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
② Lời nói chuyên chỉ về một cái gì, như hữu kì sĩ chi nhân giả chơi bạn phải chơi với kẻ sĩ có nhân.
③ Ấy, như giả cái ấy, giả phiên phen ấy, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, kẻ, cái, giả (dùng để chỉ người, vật hoặc sự việc): Kẻ mạnh; Tác giả; Kí giả, phóng viên; ? Người bị trói làm gì thế? (Án tử Xuân thu); Khổng Văn Cử có hai con trai, đứa lớn sáu tuổi, đứa nhỏ năm tuổi (Thế thuyết tân ngữ);
② Dùng để ngắt hơi hoặc đệm sau câu: Trần Thắng đó, người ở đất Dương Thành; Tần Thủy hoàng, là con của Tần Trang Tương vương (Sử kí); Nói làm cho ý thành, là nói không tự dối mình (Đại học); Tả hữu nói: Vốn thế. Nhà vua nhân đó giết cả hai người (Hàn Phi tử);
③ Trợ từ đặt sau những từ ngữ chỉ thời gian: Nay; Cuối mùa xuân, quần áo mùa xuân đã mặc xong (Luận ngữ);
④ Đặt sau cụm từ biểu thị ý giả thiết: ? Nếu nước Lỗ không có người quân tử thì ngươi lấy đâu được cái đức quân tử ấy? (Luận ngữ);
⑤ Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn (thường dùng kèm với ): ? Ông mà không làm được thì còn ai làm được? (Hán thư); ? Ai có thể thi hành kế ấy cho đại vương? (Sử kí);
⑥ Trợ từ, biểu thị sự so sánh (thường dùng kèm với , , ...): Khổng Tử ở nơi làng xóm, chất phác thật thà, dường như không biết nói năng (Luận ngữ); Đến triều đình yết kiến, giống như người không biết nói (Sử kí); Nói ra những lời đó mà gương mặt anh ta dường như đau đớn lắm (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); ? Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi đau buồn lắm? (Lễ kí);
⑦ Trong ... đó (đặt sau số từ để tỏ những sự việc đã kể): Trong hai cái đó tất phải chọn lấy một; Nước và phân, hai thứ đó không thể thiếu một; Dân có ba điều lo: Đói không được ăn, lạnh không được mặc, mệt không được nghỉ, ba điều đó là nỗi lo lớn của dân (Mặc tử);
⑧ Đại từ phức điệp, dùng để chỉ lại sự vật đã nêu ra ở đoạn trước: Kẻ lại được đền bù đầy đủ những cái bị mất gồm bốn chục vạn hộc (Hàn Dũ); Về những lạch nhỏ, (những lạch) dùng mở núi thông đường, thì không thể kể xiết (Sử kí); Hàn Tín về đến nước, cho gọi người thiếu niên làm nhục mình, (kẻ mà trước kia từng) bắt mình chui dưới háng, cho làm chức Sở trung úy (Sử kí);
⑨ Này (thường dùng trong thơ, từ cổ, như [zhè], [cê]): Lần này; Lượt này, phen này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người hay vật. Chẳng hạn Độc giả ( người đọc ) — Tiếng trợ từ, hoặc dùng giữa câu, hoặc dùng cuối câu.

Từ ghép 33

đâu
dōu ㄉㄡ

đâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng đằng sau ôm
2. (xem: đâu mâu )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mũ trụ đội lúc ra trận ngày xưa, thường gọi là "đâu mâu" .
2. (Danh) Một thứ mũ hình giống mũ trụ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kiến Thám Xuân chánh tòng Thu Sảng trai xuất lai, vi trước đại hồng tinh tinh chiên đẩu bồng, đái trước quan âm đâu" , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Thấy Thám Xuân vừa từ Thu Sảng Trai ra, khoác áo tơi bằng da đười ươi màu đỏ, đội mũ quan âm.
3. (Danh) Áo yếm, tấm khăn quấn trước ngực, dải lưng. ◎ Như: "đỗ đâu" áo yếm, vải quấn bụng, "vi đâu" khăn che ngực quấn cổ (dùng cho trẻ em khi ăn).
4. (Danh) Túi, bọc (trên quần áo). ◎ Như: "khố đâu" túi quần. ◇ Thủy hử truyện : "Hựu thưởng liễu biệt nhân đổ đích thập lai lưỡng ngân tử, đô lâu tại bố sam đâu lí" , (Đệ tam thập bát hồi) Lại đoạt lấy gần mười lạng bạc của con bạc khác, túm cả vào trong bọc áo vải.
5. (Danh) Kiệu tre. ◇ Mã Trí Viễn : "Thúy kiệu hương đâu" (Hán cung thu ) Kiệu thúy kiệu hương.
6. (Danh) Âm nhạc của một dân tộc thiểu số ở phương Nam Trung Quốc thời xưa.
7. (Động) Mê hoặc.
8. (Động) Che, trùm.
9. (Động) Tụ họp.
10. (Động) Ôm, đùm, bọc. ◇ Tây du kí 西: "Tha khước xuyến chi phân diệp, xao liễu tam quả, đâu tại khâm trung" , , (Đệ nhị thập tứ hồi) (Hành Giả) chui cành rẽ lá, khều được ba trái (nhân sâm), bọc trong vạt áo.
11. (Động) Vòng quanh, xoay vòng. ◎ Như: "phi cơ đâu quyển tử" máy bay lượn vòng.
12. (Động) Gánh vác, chịu trách nhiệm. ◎ Như: "nhược hữu vấn đề ngã đâu trước" nếu có vấn đề gì tôi chịu trách nhiệm.
13. (Động) Quắp lấy, quơ lấy, bắt.
14. (Động) Vá, sửa lại chỗ hư rách, tu bổ. ◇ Thang Hiển Tổ : "Cha đầu cân phá liễu tu, ngoa đầu trán liễu đâu" , (Mẫu đan đình ) Khăn đầu của ta rách đã sửa, mũi giày ủng hở đã vá.
15. (Động) Dẫn, dẫn dụ.
16. (Động) Chèo kéo, dạm bán. ◎ Như: "đâu thụ" chào hàng.
17. (Động) Giương, dùng sức kéo căng (cương ngựa, bắn tên...). ◇ Tây du kí 西: "Thị vi thần đâu cung nhất tiễn, xạ đảo mãnh hổ" , (Đệ nhị hồi) Hạ thần giương cung, chỉ một mũi tên bắn ngã con mãnh hổ.
18. (Động) Múc. ◇ Thủy hử truyện : "Nhất khách nhân tiện khứ yết khai dũng cái, đâu liễu nhất biều, nã thượng tiện cật" 便, , 便 (Đệ thập lục hồi) Một người khách liền mở nắp thùng, múc một gáo, cầm lên định uống.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðâu mâu cái mũ trụ. Cái mũ lúc ra đánh trận thì đội.
② Ðứng đằng sau ôm lại gọi là đâu, như đâu nã ôm bắt, như ta nói khóa cánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Túi: Túi lưới; Túi quần;
② Bọc, ôm, đùm: Ôm bắt, khóa cánh; Dùng khăn tay đùm mấy quả trứng gà;
③ Vòng. 【】đâu sao [douchao] Đánh quặt lại, vòng lại; 【】đâu khuyên tử [douquanzi] a. Vòng quanh: Máy bay lượn quanh khu rừng; b. Nói quanh nói quẩn, nói xa nói gần, rào trước đón sau;
④ Đi chào hàng, đi dạm bán hàng: Đi dạm khách hàng. 【】đâu thụ [doushòu] Dạm bán, chào hàng, bán rao: Bán rao món hàng ế ẩm;
⑤ Chịu trách nhiệm, gánh vác: Không sao, có gì tôi xin chịu trách nhiệm;
⑥ Lật tẩy;
⑦ (văn) Mũ đàn bà đội;
⑧ (văn) Mũ trụ. 【】đâu mâu [doumóu] (văn) Mũ trụ (để đội khi đánh giặc);
⑨ Như [dou].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mũ — Vây bọc. Bao quanh — Đưa tay tiếp nhận — Mê hoặc.

Từ ghép 5

mông lung

phồn thể

Từ điển phổ thông

mơ màng, lờ mờ, lúc mặt trời sắp lặn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúc mặt trăng mờ lặn, mờ tối.

Từ điển trích dẫn

1. Ánh trăng mờ tối. ◎ Như: "nguyệt mông lông" trăng mờ.
2. Không rõ, mơ hồ. ◇ Thủy hử truyện : "Lâm Xung mông lông địa kiến quan nhân bối xoa trước thủ, hành tương xuất lai" , (Đệ thập nhất hồi) Lâm Xung loáng thoáng thấy một vị quan nhân chắp tay sau lưng đi lại.
3. Hồ đồ. ◇ Tây du kí 西: "Ngã lão tôn siêu xuất tam giới chi ngoại, bất tại ngũ hành chi trung, dĩ bất phục tha quản hạt, chẩm ma mông lông, hựu cảm lai câu ngã?" , , , (Đệ tam hồi) Lão tôn này đã vượt ra ngoài ba cõi, không còn thuộc trong ngũ hành, không còn ở trong vòng cai quản của hắn ta (chỉ Diêm Vương) nữa, tại sao lại hồ đồ dám tới bắt ta?
4. ☆ Tương tự: "hoàng hôn" .
5. ★ Tương phản: "minh lãng" , "minh hiển" , "kiểu khiết" , "thanh tích" , "thanh sở" , "trừng huy" .

Từ điển trích dẫn

1. Hễ là, chỉ cần là, đã là. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Đãn phàm bằng hữu tương tri, đô yếu thỉnh liễu đáo tịch" , (Đệ tam thập hồi).
2. Vốn, đều, nhất thiết (người, sự vật). ◇ Thủy hử truyện : "Nguyên lai đãn phàm nhân tâm, đô thị nhiệt huyết khỏa trước" , (Đệ tam nhị hồi) Trái tim người ta vốn đều là một bọc máu nóng.
3. Nếu, giả như. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã đãn phàm thị nam nhân, khả dĩ xuất đắc khứ, ngã tảo tẩu liễu, lập xuất nhất phiên sự nghiệp lai" , , , (Đệ ngũ ngũ hồi) Nếu tôi là con trai, được ra ngoài, thì tôi đã sớm ra đi, làm nên công danh sự nghiệp rồi.
tạo
zào ㄗㄠˋ

tạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

màu đen

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dụng phẩm để tẩy rửa, xà phòng. § Ngày xưa làm bằng "tạo giáp" trái bồ kết. ◎ Như: "phì tạo" xà phòng, "hương tạo" xà phòng thơm.
2. (Danh) Màu đen. ◎ Như: "bất phân thanh hồng tạo bạch" chẳng phân biệt xanh đỏ đen trắng (xấu tốt phải trái). § Tỉ dụ hành động lỗ mãng.
3. (Tính) Đen. ◇ Thủy hử truyện : "Kiến nhất đạo nhân, đầu đái tạo cân, thân xuyên bố sam" , , 穿 (Đệ lục hồi) Thấy một đạo sĩ, đầu chít khăn thâm, mình mặc áo vải ngắn.
4. Cũng như "tạo" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đen: Không phân trắng đen, không phân biệt phải trái; Áo đen;
② Xà phòng, xà bông: Xà phòng (bông) thơm;
③ (thực) Bồ kết;
④ (cũ) Sai dịch: Sai nha;
⑤ (văn) Mười hai con ngựa;
⑥ (văn) Hạt thóc còn sữa;
⑦ (văn) Máng ăn cho gia súc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tạo .

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.