Từ điển trích dẫn

1. Ngần ngừ, đắn đo chưa định.
2. Nhỏ nhen, tầm thường (tư cách, nhân phẩm...). ◇ Tập Tạc Xỉ : "Tỏa tỏa thường lưu, lục lục phàm sĩ, yên túc dĩ cảm kì phương thốn tai!" , , ! (Dữ Đệ bí thư ).
3. Nhỏ nhặt, vụn vặt, không đáng kể (sự việc...). ◇ Hà Kì Phương : "Giá thị đồi tường, giá thị toái ngõa, đô tỏa tỏa bất túc vị ngoại nhân đạo" , , (Họa mộng lục , Nham ).
4. Lí nhí, lách cách (tiếng động nhỏ). ◇ Đỗ Mục : "Ngọc kha thanh tỏa tỏa, Cẩm trướng mộng du du" , (Tống Lưu Tam Phục lang trung phó khuyết ).
5. Lải nhải, nhì nhằng, lắm lời... ◇ Diệp Thánh Đào : "Mãi thái đích nam nữ bồi hồi tại ngư than thái đam bàng biên, tỏa tỏa địa tranh luận giá tiền, kế giác cân lượng, nhất phiến nhượng nhượng" , , , (Tiền đồ ).
thanh
jīng ㄐㄧㄥ, qīng ㄑㄧㄥ

thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xanh, màu xanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Màu xanh lục. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thảo sắc nhập liêm thanh" (Lậu thất minh ) Màu cỏ hợp với rèm xanh. (2) Màu lam. ◇ Tuân Tử : "Thanh thủ chi ư lam, nhi thanh ư lam" , (Khuyến học ) Màu xanh lấy từ cỏ lam mà đậm hơn cỏ lam (con hơn cha, trò hơn thầy, hậu sinh khả úy). (3) Màu đen. ◎ Như: "huyền thanh" màu đen đậm.
2. (Danh) Cỏ xanh, hoa màu chưa chín. ◎ Như: "đạp thanh" đạp lên cỏ xanh (lễ hội mùa xuân), "thanh hoàng bất tiếp" mạ xanh chưa lớn mà lúa chín vàng đã hết (ý nói thiếu thốn khó khăn, cái cũ dùng đã hết mà chưa có cái mới).
3. (Danh) Vỏ tre. ◎ Như: "hãn thanh" thẻ tre để viết chữ (người xưa lấy cái thẻ bằng tre dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc chữ).
4. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh "Thanh Hải" .
5. (Danh) Châu "Thanh", thuộc vùng Sơn Đông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.
6. (Tính) Xanh lục. ◎ Như: "thanh san lục thủy" non xanh nước biếc.
7. (Tính) Xanh lam. ◎ Như: "thanh thiên bạch nhật" trời xanh mặt trời rạng (rõ ràng, giữa ban ngày ban mặt).
8. (Tính) Đen. ◎ Như: "thanh bố" vải đen, "thanh y" áo đen (cũng chỉ vai nữ trong tuồng, vì những người này thường mặc áo đen). ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu như thanh ti mộ thành tuyết" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, trước tấm gương sáng trên nhà cao, thương cho mái tóc bạc, Buổi sáng như tơ đen, chiều thành ra tuyết trắng.
9. (Tính) Tuổi trẻ, trẻ. ◎ Như: "thanh niên" tuổi trẻ, "thanh xuân" tuổi trẻ (xuân xanh).

Từ điển Thiều Chửu

① Màu xanh, một trong năm màu, hòa với màu đỏ thì thành ra màu tía, hòa với màu vàng thì hóa màu lục.
② Người đời xưa cho xanh là cái sắc phương đông, thái tử ở cung phía đông, nên cũng gọi thái tử là thanh cung .
③ Người xưa lấy cái thẻ bằng tre để viết chữ gọi là sát thanh , có khi dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc cho dễ gọi là hãn thanh . Xanh là cái màu cật tre, các quan thái sử ngày xưa dùng cật tre để ghi chép các việc, cho nên sử sách gọi là thanh sử sử xanh.
④ Thanh niên tuổi trẻ, cũng gọi là thanh xuân .
⑤ Thanh nhãn coi trọng, Nguyễn Tịch nhà Tấn tiếp người nào coi là trọng thì con mắt xanh, người nào coi khinh thì con mắt trắng, vì thế nên trong lối tờ bồi hay dùng chữ thùy thanh hay thanh lãm đều là nói cái ý ấy cả, cũng như ta nói, xin để mắt xanh mà soi xét cho vậy.
⑥ Châu Thanh, thuộc vùng Sơn Ðông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xanh: Nước biếc non xanh;
② Cỏ hoặc hoa màu còn xanh: Đạp lên cỏ xanh, đạp thanh (đi tảo mộ trong tiết thanh minh); Lúa còn non; Trông lúa, trông đồng;
③ Sống (chưa chín): Quýt hãy còn sống (còn xanh, chưa chín);
④ Thanh niên, tuổi trẻ, trẻ: Đoàn thanh niên cộng sản; Trẻ, trẻ tuổi;
⑤ (văn) Vỏ tre, thẻ tre (thời xưa dùng để khắc chữ): Thẻ tre để viết chữ; Vỏ tre đã hơ lửa cho tươm mồ hôi và khô đi (để dễ khắc chữ); Sử xanh, sử sách (thời xưa khắc vào thẻ tre xanh);
⑥ Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng;
⑦ [Qing] Tỉnh Thanh Hải hoặc Thanh Đảo (gọi tắt);
⑧ [Qing] (Họ) Thanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu xanh — Cũng chỉ cỏ xanh. Đoạn trường tân thanh : » Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Thanh.

Từ ghép 28

hóa
huò ㄏㄨㄛˋ

hóa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tiền tệ
2. hàng hóa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Của cải. ◎ Như: "tài hóa" của cải.
2. (Danh) Hàng hóa, thương phẩm. ◎ Như: "quốc hóa" hàng nhà nước bán ra, "bách hóa" hàng hóa thường dùng nói chung (quần áo, bát đĩa, ...).
3. (Danh) Tiền tệ. ◎ Như: "hóa tệ" tiền tệ.
4. (Danh) Tiếng dùng để chửi mắng. ◎ Như: "bổn hóa" đồ ngu, "xuẩn hóa" thứ đần độn.
5. (Động) Bán. ◇ Tây du kí 西: "Khước hựu điền viên hoang vu, y thực bất túc, chỉ đắc chước lưỡng thúc sài tân, thiêu hướng thị trần chi gian, hóa kỉ văn tiền, địch kỉ thăng mễ" , , , , , (Đệ nhất hồi) Lại thêm ruộng vườn hoang vu, áo cơm chẳng đủ, chỉ đẵn được vài bó củi, mang ra chợ, bán được mấy mấy đồng tiền, mua dăm thưng gạo.
6. (Động) Đút của, hối lộ. ◇ Mạnh Tử : "Vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã" , (Công Tôn Sửu hạ ) Không có cớ gì mà đưa cho, thế là hối lộ vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Của, như hóa tệ của cải. Phàm vật gì có thể đổi lấy tiền được đều gọi là hóa.
② Bán, như sách Mạnh Tử nói vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đấy vậy.
③ Đút của.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng, hàng hóa: Đặt hàng; Nhập khẩu một số hàng hóa;
② Tiền, tiền tệ: Tiền tệ;
③ Bán Bán ra; Không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đó vậy (Mạnh tử);
④ (văn) Đút của;
⑤ (chửi) Đồ, thằng, con: Đồ ngu; Con đĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiền bạc — Vật đem bán lấy tiền được. Tức các loại hàng. Ta cũng gọi là hàng hóa — Đem bán — Cho tiền.

Từ ghép 31

lệ
lì ㄌㄧˋ

lệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phụ thuộc
2. lối chữ lệ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tôi tớ, nô bộc, kẻ dùng để sai bảo (ngày xưa). ◎ Như: "bộc lệ" , "lệ dịch" . ◇ Nguyễn Du : "Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã" (Ngẫu đắc ) Khi gặp việc, bọn tôi tớ đều lên mặt với ta.
2. (Danh) Đặc chỉ một bậc trong giai cấp nô lệ.
3. (Danh) Tội nhân.
4. (Danh) Chỉ người đê tiện.
5. (Danh) Tiểu thần, hạ thần.
6. (Danh) Sai dịch. ◎ Như: "hương lệ" kẻ sai dịch trong làng.
7. (Danh) § Xem "lệ thư" .
8. (Danh) Họ "Lệ".
9. (Động) Phụ thuộc, thuộc về. ◎ Như: "lệ thuộc" phụ thuộc. ◇ Đỗ Phủ : "Sanh thường miễn tô thuế, Danh bất lệ chinh phạt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cả đời khỏi sưu thuế, Tên không (thuộc vào hạng những người) phải đi chiến trận nơi xa.
10. (Động) Đi theo, cân tùy. ◇ Hàn Dũ : "Thần thích chấp bút lệ thái sử, phụng minh mệnh, kì khả dĩ từ" , , (Ngụy bác tiết độ quan sát sử nghi quốc công tiên miếu bi minh 使).
11. (Động) Sai sử, dịch sử.
12. (Động) Tra duyệt, khảo sát. § Thông "dị" .
13. (Động) Học tập, nghiên cứu. § Thông "dị" . ◇ Thang Hiển Tổ : "Yêm tương thử từ tống đáo Đỗ Thu Nương biệt viện, lệ tập nhất phiên" , (Tử tiêu kí , Đệ lục xích ) Ta đem bài từ này đến thư phòng Đỗ Thu Nương, học tập một lượt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuộc. Như chia ra từng bộ từng loài, thuộc vào bộ mỗ thì gọi là lệ mỗ bộ .
② Tôi tớ, kẻ dùng để sai bảo gọi là lệ. Như bộc lệ , lệ dịch , v.v.
③ Lệ thư lối chữ lệ. Tần Trình Mạc đặt ra. Từ nhà Hán về sau các sách vở cùng sớ biểu cho tới công văn, tư văn đều dùng lối chữ ấy. Vì đó là công việc của kẻ sai bảo cho nên gọi là chữ lệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tôi tớ: Nô lệ; Tôi mọi;
② (Phụ) thuộc: Lệ thuộc;
③ (Nha) dịch: Sai dịch; Lính lệ;
④ Lối chữ lệ. 【】lệ thư [lìshu] Lối chữ lệ (thời Hán);
⑤ (văn) Tập luyện, học tập;
⑤ [Lì] (Họ) Lệ.

Từ ghép 8

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.