quyền
quán ㄑㄩㄢˊ

quyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quả cân
2. quyền lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quả cân. ◇ Luận Ngữ : "Cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ" , (Nghiêu viết ) Sửa lại cẩn thận cân đo, định rõ phép tắc. ◇ Trang Tử : "Vi chi quyền hành dĩ xưng chi" (Khứ khiếp ) Dùng cán cân và quả cân để cân.
2. (Danh) Sự ứng biến, thích ứng, tuy trái với đạo thường mà phải lẽ gọi là "quyền" . § Đối lại với "kinh" . ◇ Mạnh Tử : "Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã, tẩu nịch viên chi dĩ thủ, quyền dã" , ; , (Li Lâu thượng ) Nam nữ trao và nhận không được trực tiếp gần gũi với nhau, đó là lễ; chị dâu bị đắm chìm đưa tay ra vớt, đó là quyền.
3. (Danh) Thế lực. ◎ Như: "quyền lực" thế lực, "đại quyền tại ác" thế lực lớn trong tay.
4. (Danh) Lực lượng và lợi ích, nhân tự nhiên, theo hoàn cảnh phát sinh hoặc do pháp luật quy định, được tôn trọng, gọi là "quyền". ◎ Như: "đầu phiếu quyền" quyền bỏ phiếu bầu cử, "thổ địa sở hữu quyền" quyền sở hữu đất đai.
5. (Danh) Xương gò má.
6. (Danh) Họ "Quyền".
7. (Động) Cân nhắc. ◇ Mạnh Tử : "Quyền nhiên hậu tri khinh trọng, độ nhiên hậu tri trường đoản" , (Lương Huệ Vương thượng ) Cân nhắc rồi sau mới biết nhẹ nặng, liệu chừng rồi sau mới biết dài ngắn.
8. (Phó) Tạm thời, tạm cứ, cứ. ◎ Như: "quyền thả như thử" tạm làm như thế. ◇ Thủy hử truyện : "Đương vãn các tự quyền hiết" (Đệ nhất hồi) Tối đó, mọi người tạm lui nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quả cân.
② Cân lường.
③ Quyền biến . Trái đạo thường mà phải lẽ gọi là quyền , đối với chữ kinh .
④ Quyền bính, quyền hạn, quyền thế.
⑤ Quyền nghi, sự gì hãy tạm làm thế gọi là quyền thả như thử tạm thay việc của chức quan nào cũng gọi là quyền.
⑥ Xương gò má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quyền, quyền bính, quyền lực, quyền hạn: Quyền định đoạt; Quyền sở hữu;
② (văn) Quả cân;
③ (văn) Xương gò má;
④ Tạm thời, tạm cứ, cứ: Tạm thời để anh ấy phụ trách; Tạm cứ như thế; Nếu làm theo kế đó, thì chỉ tạm cứu đói mà thôi (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Xử trí linh hoạt: Biến đổi linh hoạt, ứng biến, quyền biến;
⑥ Cân nhắc: Cân nhắc hơn thiệt;
⑦ [Quán] (Họ) Quyền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả cân — Gò má. Td: Lưỡng quyền ( hai gò má ) — Tạm thay thế. Td: Quyền Thủ tướng ( người đứng ra tạm thay thế vị thủ tướng ) — Điều được có, được làm và được đòi hỏi. Td: Quyền lợi — Quyền: là theo cái tình thế trong một lúc mà làm, chứ không phải là giữ đạo thường. » Có khi biến, có khi thường, Có quyền, nào phải một đường chấp kinh «. ( Kiều ). Đường lối tạm thời, dùng khi biến cố. Nhị độ mai có câu: » Chấp kinh nếu chẳng tòng quyền, Sợ khi muôn một chu tuyền được sao « — Tên người, tức Hà Tôn Quyền, danh sĩ đời Nguyễn, sinh 1798, mất 1839, tự là Tốn Phủ, hiệu là Phương trạch, biệt hiệu là Hải Ông, người xã Cát Động phủ Thanh Oai tỉnh Hà Đông, đậu Tiến sĩ năm 1822, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3, làm quan tới Lại bộ Tham tri. Tác phẩm chữ Hán có Tốn Phủ thi văn tập, Mộng dương tập.

Từ ghép 71

ác quyền 握權bản quyền 版權bản quyền sở hữu 版權所有binh quyền 兵權bình quyền 平權chấp kinh tòng quyền 執經從權chính quyền 政權chủ quyền 主權chuyên quyền 專權chức quyền 職權chưởng quyền 掌權công quyền 公權cơ quyền 機權cường quyền 強權dân quyền 民權đại quyền 大權đặc quyền 特權đệ tứ quyền 第四權đoạt quyền 奪權độc quyền 獨權khí quyền 棄權kinh quyền 經權lạm quyền 濫權lộng quyền 弄權lợi quyền 利權nhân quyền 人權nữ quyền 女權phân quyền 分權phục quyền 復權quan quyền 官權quân quyền 君權quốc quyền 國權quyền biến 權變quyền bính 權柄quyền chế 權制quyền cốt 權骨quyền hạn 權限quyền hành 權衡quyền hoạnh 權橫quyền lợi 權利quyền lực 權力quyền lược 權略quyền môn 權門quyền mưu 權謀quyền năng 權能quyền nghi 權宜quyền nhiếp 權攝quyền quý 權貴quyền quyệt 權譎quyền sử 權使quyền thần 權臣quyền thế 權勢quyền thuật 權術quyền trượng 權杖quyền tước 權爵quyền uy 權威sở hữu quyền 所有權sự quyền 事權tam quyền 三權tam quyền phân lập 三權分立tập quyền 集權thiện quyền 擅權thụ quyền 授權tiếm quyền 僭權toàn quyền 全權tòng quyền 從權trái quyền 債權tranh quyền 爭權ủy quyền 委權uy quyền 威權việt quyền 越權

Từ điển trích dẫn

1. Chu đáo, hoàn bị. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nan vi nhĩ tưởng đích chu toàn, ngã cánh vong liễu" , (Đệ thất thập nhị hồi) Mợ nghĩ thật là chu đáo, chính tôi cũng quên đi mất.
2. Giúp đỡ. ◇ Thủy hử truyện : "Vọng phiền cữu cữu tương khứ lao lí. Tán dữ chúng nhân tịnh tiểu lao tử môn, hảo sanh chu toàn tha lưỡng cá đệ huynh" . , (Đệ tứ thập cửu hồi) Nhờ cậu đem (gói bạc) đến nhà lao. Chia cho bọn chúng và các ngục tốt, cố giúp đỡ cho hai anh em nó.
3. Lo liệu, coi sóc, trông nom. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Dã vị đích thị đại gia tề tâm, thị giá viên lí, chu toàn đắc cẩn cẩn thận thận đích" , , (Đệ ngũ thập lục hồi) Cũng muốn cho mọi người hết lòng trông nom cái vườn đó cho được cẩn thận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Chu đáo , Chu tất — Còn có nghĩa là che chở cho người khác.

Từ điển trích dẫn

1. Ứng phó, xử trí. ◇ Trần Lượng : "Thì sự nhật dĩ tân, thiên ý vị dị trắc độ, đãn khán nhân sự đối phó hà như nhĩ" , , (Phục Lục Bá Thọ thư ).
2. An bài, chuẩn bị. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Na nhất can tù phạm, sơ thì kiến ngục trung khoan túng, dĩ tự khởi tâm việt lao; nội trung hữu ki cá hữu kiến thức đích, mật địa giáo đối phó ta lợi khí ám tàng tại thân biên" , , ; , (Quyển nhị thập).
3. Phối hợp, thất phối, đôi lứa, vợ chồng. ◇ Vô danh thị : "Đa tắc thị thiên sinh phận phúc, hựu ngộ trứ nhân duyên đối phó, thành tựu liễu lân chỉ quan thư" , , (Bão trang hạp , Đệ tứ chiết).
4. Liệu tính, mưu toán.
5. Tạm được, tàm tạm, tương tựu. ◎ Như: "giá y phục tuy bất đại hảo khán, đãn vi liễu ngự hàn nhĩ tựu đối phó trước xuyên ba" , 穿.
6. Chiết ma, giày vò. ◇ Triệu Quân Tường : "Thụ liệt sầu vi, sơn bài sầu trận, kỉ bàn nhi đối phó li nhân" , , (Tân thủy lệnh , Khuê tình , Khúc ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo đáp ứng sao cho thích hợp.

Từ điển trích dẫn

1. Không hiểu tại sao. ◇ Trương Hành : "Tư trạm ưu nhi thâm hoài hề, Tư tân phân nhi bất lí" , (Tư huyền phú ).
2. Không lo liệu, không làm việc. ◎ Như: " bất lí chánh vụ" .
3. Không để ý tới, không ngó ngàng tới. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc kiến tha bất lí, chỉ đắc bồi tiếu thuyết đạo: Nhĩ dã khứ cuống cuống, tái tài bất trì" , : , (Đệ nhị thập bát hồi) Bảo Ngọc thấy cô ta (Đại Ngọc) không để ý đến mình, đành phải cười nói: Em nên ra dạo chơi, rồi về khâu cũng chưa muộn.
4. Nói không thuận lợi. ◇ Mạnh Tử : : "Mạch Kê viết: "Kê đại bất lí ư khẩu." Mạnh Tử viết: "Vô thương dã, sĩ tăng tư đa khẩu."" . : , (Tận tâm hạ ) Mạch Kê nói: "Người ta thường nói (những điều) không thuận lợi về tôi." Mạnh Tử nói: "Chẳng hại gì, kẻ sĩ thường hay bị ghen ghét gièm pha."

Từ điển trích dẫn

1. Sai, phái khiển. ◇ Tam Quốc Diễn Nghĩa : "Đào Khiêm tiên đả phát Trần Nguyên Long vãng Thanh Châu khứ cật, nhiên hậu mệnh Mi Trúc tê phó Bắc Hải" , (Đệ nhất nhất hồi).
2. Đuổi, xua. ◇ Vô danh thị : "Na cá đệ tử hài nhi, bất tự hảo nhân, thâu đông mạc tây, đả phát tha khứ liễu bãi" , , 西, (Thôn lạc đường , Tiết tử ).
3. Cho đưa đi, làm cho cách xa. ◇ Văn minh tiểu sử : "Nguyên lai bộ thính dã nhân vi phong thanh bất hảo, tiên đả phát gia quyến tiến phủ, ngoại diện khước man trước bất thuyết khởi" , , (Đệ nhị bát hồi).
4. Đặc chỉ gả con gái. ◇ Long Xuyên huyện chí : "Giá nữ viết đả phát" (Thổ ngữ ).
5. Phát, cấp cho. ◇: "Lí Phú dã khởi lai liễu, khán kiến Lệ Hoa tiện đạo: Thỉnh tiểu thư đả phát điểm ngân tử, mãi điểm lương thực hảo khai thuyền" , 便: , (Đệ lục hồi).
6. Phục thị, hầu hạ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tài cương Uyên Ương tống liễu hảo ta quả tử lai, đô phái tại na thủy tinh hang lí ni, khiếu tha môn đả phát nhĩ cật" , , (Đệ tam nhất hồi).
7. Xếp đặt, lo liệu. ◇ Anh liệt truyện : "Bất miễn hữu hứa đa tân quan đáo nhậm, tham thượng ti, án tân khách, công đường yến khánh đích hành nghi, Lượng Tổ nhất nhất đích đả phát hoàn sự" , , , , (Đê nhị ngũ hồi).
8. Ứng đáp, trả lời. ◇ Kim Bình Mai : "Như kim yêm nương yếu hòa nhĩ đối thoại lí, nhĩ biệt yếu thuyết ngã đối nhĩ thuyết, giao tha quái ngã, nhĩ tu dự bị ta thoại nhi đả phát tha" , , , (Đệ ngũ nhất hồi).
9. Cho qua đi, tiêu trừ hết. ◎ Như: "đả phát thì gian" . ◇ Từ Trì : "Tha luyện thối, luyện yêu, luyện thủ, luyện nhãn, luyện xướng. Giá trung gian tha đả phát điệu liễu lưỡng niên đích Hương Cảng u cư sanh hoạt" , , , , . (Mẫu đan , Ngũ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.