hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

tháp, đáp
dā ㄉㄚ, tà ㄊㄚˋ

tháp

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rờ mó — Dùng giấy mực mà phóng chữ ở bia đá.

đáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phụ vào
2. treo lên
3. để lẫn lộn
4. áo ngắn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngồi (xe, thuyền, máy bay, ...), đáp đi. ◎ Như: "đáp xa" ngồi xe, "đáp thuyền" theo thuyền mà đi.
2. (Động) Dựng, gác, bắc. ◎ Như: "đáp kiều" bắc cầu, "đáp trướng bằng" dựng rạp.
3. (Động) Khoác, vắt, treo. ◇ Lâm Bô : "Bộ xuyên tăng kính xuất, Kiên đáp đạo y quy" 穿, (Hồ san tiểu ẩn ) Bước chân xuyên qua lối sư ra, Vai khoác áo đạo về.
4. (Động) Đắp lên, che lại. ◎ Như: "tha thân thượng đáp trứ nhất điều mao thảm" trên mình đắp một tấm chăn chiên.
5. (Động) Nối liền, liên tiếp. ◎ Như: "lưỡng điều điện tuyến dĩ đáp thượng liễu" hai sợi dây điện nối liền với nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tài yếu đáp ngôn, dã sấn thế nhi thủ cá tiếu" , (Đệ tam thập hồi) Muốn tiếp lời, châm vào cho buồn cười.
6. (Động) Móc, dẫn, lôi kéo. ◎ Như: "câu đáp" dẫn dụ. ◇ Thủy hử truyện : "Khô thảo lí thư xuất lưỡng bả nạo câu, chánh bả Thời Thiên nhất nạo câu đáp trụ" , (Đệ tứ thập lục hồi) Trong đám cỏ khô, hai cái câu liêm tung ra móc lấy Thời Thiên lôi đi.
7. (Động) Tham dự, gia nhập. ◎ Như: "đáp hỏa" nhập bọn.
8. (Động) Trộn lẫn, phối hợp. ◎ Như: "lưỡng chủng dược đáp trước phục dụng" hai thứ thuốc trộn với nhau mà uống.
9. (Động) Đè xuống, ấn. ◇ Thanh bình san đường thoại bổn : "Lưỡng biên đáp liễu thủ ấn" (Khoái chủy Lí Thúy Liên kí ) Hai bên (tờ thư) đè tay xuống in dấu tay.
10. (Danh) Áo ngắn. ◇ Liêu trai chí dị : "Duy nhất lão tăng quải đáp kì trung" (Họa bích ) Chỉ có một ông sư già khoác áo ngắn ở trong đó.
11. (Danh) Họ "Đáp".
12. § Thông "tháp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phụ vào, đáp đi, như đáp xa đạp xe đi, đáp thuyền đáp thuyền đi, v.v.
② Treo lên, vắt lên.
③ Ðể lẫn lộn.
④ Cái áo ngắn.
⑤ Cùng nghĩa với chữ tháp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bắc, dựng, làm: Bắc cầu; Bắc giàn, dựng rạp, làm lều; Chim làm tổ trên cây;
② Khiêng, khênh, nhấc, nhắc: Khiêng cáng, cáng thương; Nhấc cái bàn lên;
③ Vắt, treo lên, đắp lên, phủ, khoác: 竿 Vắt quần áo lên sào phơi; Trên mình đắp (khoác) một tấm chăn chiên;
④ Thêm, góp thêm, nhập lại, ăn khớp: Thêm cả món tiền này cũng không đủ; Hai sợi dây điện đã nhập một; Câu trước không ăn khớp với câu sau;
⑤ Đáp, đi, ngồi: Đáp máy bay; Đi xe ca, đi xe đò; Tàu (thuyền) chở hàng không chở hành khách;
⑥ Để lẫn lộn, trộn lẫn, kèm theo: Trộn (lẫn) thức ăn tinh với thức ăn thô cho gia súc ăn;
⑦ (văn) Như .

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Ba điều tự hỏi mình, chỉ sự tự xét mình. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba điều từ hỏi mình. Do điển thầy Tăng Sâm hàng ngày tự xét mình ba điều là có bất trung, bất tín, bất tập hay không. Chỉ sự tự xét mình.

Từ điển trích dẫn

1. Không tin, không cho là thật. ◇ Luận Ngữ : "Tuy viết bất yếu quân, ngô bất tín dã" , (Hiến vấn ) (Ông ta) tuy nói là không yêu sách vua, ta không tin đâu.
2. Không thành thật. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. Chẳng lẽ, lẽ đâu. § Cũng như nói "nan đạo" . ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Giá đẳng nhất cá đại khứ xứ, bất tín một trai lương?" . , (Đệ tam hồi) Nói láo! Chẳng lẽ một cái chùa lớn như vầy mà không có hột gạo ăn?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không tin tưởng, không cho là thật.
nạp
nà ㄋㄚˋ

nạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vá, chắp
2. áo của sư
3. (tiếng tự xưng mình)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vá, khíu. ◇ Lưu Khắc Trang : "Giới y giai tự nạp" (Đồng Tôn Quý Phiền du tịnh cư chư am ) Áo tu đều tự mình vá.
2. (Tính) Chắp, vá (mà thành). ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Đường Khiên Công Lí Miễn hảo nhã cầm, thường thủ đồng tử chi tinh giả, tạp chuế vi chi, vị chi bách nạp cầm" , , , (Thượng thư cố thật , Lí Miễn ).
3. (Danh) Áo nhà sư (vì do nhiều mảnh chắp vá thành). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phá nạp mang hài vô trụ tích, Yêm trâm canh hữu mãn đầu sang" , 滿 (Đệ nhị thập ngũ hồi) Áo sư rách, giày cỏ gai, không để lại dấu chân, Bẩn thỉu lại thêm chốc cả đầu.
4. (Danh) Tăng, hòa thượng, nhà sư (tự xưng hoặc gọi thay). ◇ Đái Thúc Luân : "Lão nạp cung trà oản, Tà dương tống khách chu" , (Đề Hoành San tự ) Lão tăng dâng chén trà, Trời chiều đưa tiễn thuyền khách.
5. (Danh) Phiếm chỉ áo quần chắp vá.

Từ điển Thiều Chửu

① Bổ nạp vá khíu.
② Áo của sư mặc chắp từng mảnh lại nên cũng gọi là nạp.
③ Lại là một tiếng sư tự xưng mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vá;
② Áo cà sa;
③ Bần tăng, tôi (tiếng tự xưng của nhà sư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vá lại cho lành — Cái áo chắp vá bằng nhiều mảnh vải đủ màu sắc của tu sĩ Phật giáo — Tiếng chỉ tu sĩ Phật giáo.

Từ ghép 4

cam
gān ㄍㄢ

cam

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngọt
2. cam chịu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngọt. ◎ Như: "vị hương cam điềm" hương vị ngọt ngào. ◇ Trang Tử : "Trực mộc tiên phạt, cam tỉnh tiên kiệt" , (San mộc ) Cây thẳng bị đốn trước, giếng ngọt bị cạn trước.
2. (Tính) Tốt, lành, ngon ngọt. ◎ Như: "cam vũ" mưa lành, mưa giải hạn. ◇ Tả truyện : "Tệ trọng nhi ngôn cam, dụ ngã dã" , (Chiêu công thập nhất niên ) Tiền nhiều và lời ngon ngọt, (là) để dụ dỗ ta.
3. (Danh) Thức ăn ngon.
4. (Danh) Họ "Cam".
5. (Động) Chịu nhận. ◎ Như: "cam vi nhân hạ" cam tâm làm dưới người. ◇ Nguyễn Du : "Văn đạo dã ưng cam nhất tử" (Điệp tử thư trung ) Được nghe đạo lí rồi chết cũng cam.
6. (Phó) Bằng lòng, tự nguyện. ◇ Thi Kinh : "Trùng phi hoăng hoăng, Cam dữ tử đồng mộng, Hội thả quy hĩ, Vô thứ dư tử tăng" , , , (Tề phong , Kê minh ) Côn trùng bay bay vo vo, (Thiếp) rất vui sướng được cùng nhà vua chung mộng, (Nhưng quần thần) tụ họp ở triều, (vì phải đợi quá lâu) sắp bỏ về rồi, Chớ để họ oán ghét thiếp với nhà vua.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọt.
② Phàm đồ ăn gì ngon đều gọi là cam.
③ Cam tâm, cam chịu. Như cam vi nhân hạ cam tâm làm dưới người.
④ Lời nói ngọt, lời nói nghe thích tai.
⑤ Thích.
⑥ Ngủ say.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngọt, ngon, vị ngon, đồ ngon: Suối nước ngọt;
② Tự nguyện, cam chịu, cam tâm, bằng lòng: Cam chịu làm dưới người khác;
③ (Lời nói) ngọt, bùi tai;
④ (văn) Thích;
⑤ (văn) Ngủ say;
⑥ (văn) Tốt đẹp, tốt lành, vui mừng: Nay tiền bạc nhiều mà lời nói tốt đẹp, đó là dụ dỗ ta vậy (Tả truyện); Để cầu mưa lành (Thi Kinh);
⑦ [Gan] (Họ) Cam.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị ngọt — Ngon ngọt — Vui vẻ — Bằng lòng. Đành chịu — Yên ổn. Một trong những bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Cam.

Từ ghép 23

lăng
líng ㄌㄧㄥˊ

lăng

phồn thể

Từ điển phổ thông

lụa mỏng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa mỏng có hoa. ◎ Như: "lăng la trù đoạn" lụa là gấm vóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Lụa mỏng, lụa mỏng có hoa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lụa mỏng có hoa, hàng dệt bằng tơ có mặt bóng: Lụa là gấm vóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ lụa có vân.

Từ ghép 1

ni, nỉ
nē ㄋㄜ, né ㄋㄜˊ, ne , ní ㄋㄧˊ

ni

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rì rầm (tiếng chim kêu)

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) § Xem "ni nam" .
2. (Danh) Dạ, nỉ (dệt bằng lông). ◎ Như: "ni nhung" dạ nhung.
3. (Trợ) Biểu thị nghi vấn: nhỉ, hả, giờ. ◎ Như: "chẩm ma bạn ni?" làm sao bây giờ?
4. (Trợ) Biểu thị nhấn mạnh, tăng cường ngữ khí: đấy, cơ, cho coi. ◎ Như: "sanh bả tán, ngoại diện chánh hạ trứ vũ ni" , giương dù lên, bên ngoài đang mưa đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ni nam rì rầm, tiếng chim yến kêu.
② Một thứ dệt bằng lông giống như giạ. Ta gọi là nỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỉ, còn: ? Tôi sai ở đâu nhỉ?; ? Hai người họ đều có nhiệm vụ rồi, còn tôi?;
② Đấy, cơ: Xa lắm, hàng mấy nghìn dặm cơ; Đừng đi, bên ngoài còn mưa đấy. Xem [ní].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dạ, nỉ: Len dạ;
② (văn) Tiếng rì rầm, tiếng thì thào, tiếng chút chít. Xem [ne].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng rì rầm, xì xào — Trợ từ cuối câu.

Từ ghép 1

nỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

một thứ dệt bằng lông giống như giạ

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) § Xem "ni nam" .
2. (Danh) Dạ, nỉ (dệt bằng lông). ◎ Như: "ni nhung" dạ nhung.
3. (Trợ) Biểu thị nghi vấn: nhỉ, hả, giờ. ◎ Như: "chẩm ma bạn ni?" làm sao bây giờ?
4. (Trợ) Biểu thị nhấn mạnh, tăng cường ngữ khí: đấy, cơ, cho coi. ◎ Như: "sanh bả tán, ngoại diện chánh hạ trứ vũ ni" , giương dù lên, bên ngoài đang mưa đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ni nam rì rầm, tiếng chim yến kêu.
② Một thứ dệt bằng lông giống như giạ. Ta gọi là nỉ.

cơ khí

phồn thể

Từ điển phổ thông

cơ khí, máy móc, cơ giới

Từ điển trích dẫn

1. Máy móc, khí cụ. ◎ Như: "nhân loại phát minh các thức các dạng đích cơ khí lai tăng gia sanh sản, xúc tiến nhân loại phúc chỉ" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ dùng bằng máy móc.
loa
luó ㄌㄨㄛˊ

loa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con ốc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con ốc. ◎ Như: "điền loa" ốc ruộng, "hải loa" ốc biển. § Có thứ ốc trong vỏ nhóng nhánh, thợ sơn hay dùng để dát vào chữ, vào đồ cho đẹp gọi là "loa điền" khảm ốc.
2. (Danh) Vằn, đường vằn. ◇ Tô Thức : "Kì văn như nhân chỉ thượng loa" (Quái thạch cung ) Đường vằn của nó như đường vằn ngón tay người ta.
3. (Danh) Đồ vật làm bằng vỏ ốc. ◇ Dữu Tín : "Hương loa chước mĩ tửu" (Viên đình ) Chén (vỏ ốc) thơm rót rượu ngon.
4. (Danh) Nói tắt của "pháp loa" , nhạc khí dùng trong quân hoặc tăng đạo. ◎ Như: "xuy loa kích cổ" thổi loa đánh trống.

Từ điển Thiều Chửu

① Con ốc, có thứ ốc trong vỏ lóng lánh, thợ sơn hay dùng để dát vào chữ vào đồ cho đẹp gọi là loa điền khảm ốc.
② Búi tóc. Như loa kế trẻ con róc tóc quấn quanh như xoáy trôn ốc, vì thế cho nên ngọn núi cũng gọi là loa kế, búi tóc đàn bà cũng gọi là loa kế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ốc;
② Đường xoáy trôn ốc. 【】loa sư [luósi] Con ốc;
③ (văn) Búi tóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ốc — Hình trôn ốc.

Từ ghép 12

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.