hu, hưu
xiū ㄒㄧㄡ

hu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấm áp — Một âm là Hưu.

hưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghỉ ngơi
2. thôi, dừng
3. tốt lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc tốt lành, phúc lộc. ◇ Chiến quốc sách : "Hưu tẩm giáng ư thiên" (Ngụy sách tứ ) Phúc họa là từ trời giáng xuống.
2. (Danh) Họ "Hưu".
3. (Động) Nghỉ ngơi. ◎ Như: "hưu giá" nghỉ phép. § Phép nhà Đường, làm quan cứ mười ngày được nghỉ một ngày gọi là "tuần hưu" . ◇ Âu Dương Tu : "Hành giả hưu ư thụ" (Túy ông đình kí ) Kẻ bộ hành nghỉ dưới cây.
4. (Động) Thôi, ngưng, ngừng, ngớt. ◎ Như: "hưu học" thôi học, "tranh luận bất hưu" tranh luận không ngớt.
5. (Động) Lui về, thôi không làm chức việc nữa. ◎ Như: "bãi hưu" bãi về, "hưu trí" tới tuổi già thôi làm việc. ◇ Bạch Cư Dị : "Quan đồ khí vị dĩ am tận, Ngũ thập bất hưu hà nhật hưu?" , (Tự vấn ) Mùi vị quan trường đã rõ hết, Năm mươi tuổi không lui về thì ngày nào lui về?
6. (Động) Bỏ vợ, (chồng) hủy bỏ hôn nhân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phượng Thư đạo: Như kim chỉ danh đề ngã, yêu hưu ngã" : , (Đệ lục thập bát hồi) Phượng Thư nói: Nay người ta chỉ đích danh tôi, định muốn bỏ tôi.
7. (Động) Vui, mừng. ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Ngã tâm tắc hưu" , (Tiểu nhã , Tinh tinh ) Đã gặp quân tử, Lòng ta vui mừng.
8. (Tính) Tốt đẹp. ◎ Như: "hưu triệu" điềm tốt, "hưu đức" đức tốt.
9. (Phó) Đừng, chớ. ◇ Tây sương kí 西: "Hồng nương, hưu đối phu nhân thuyết" , (Đệ nhất bổn , Đệ tam chiết) Hồng nương, đừng thưa với bà nữa.
10. (Trợ) Dùng cuối câu: đi, đây, thôi. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng tiếu đạo: Khước tài khứ đỗ lí phát nhất phát. Ngã môn khứ hưu!" : . ! (Đệ nhị thập cửu hồi) Võ Tòng cười nói: Vừa rồi trong bụng đã thấy vững. Chúng ta đi thôi!

Từ điển Thiều Chửu

① Tốt lành.
② Nghỉ ngơi, phép nhà Ðường, các người làm quan cứ mười ngày được nghỉ một ngày gọi là tuần hưu .
③ Thôi nghỉ, như bãi hưu bãi về.
④ Về nghỉ, làm quan già về nghỉ gọi là hưu trí .
⑤ Cái tờ bỏ vợ gọi là hưu thư .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghỉ, nghỉ ngơi, thôi, ngừng, ngớt: Nghỉ học; Nghỉ phép; Tranh luận không ngớt; Ngày đêm không nghỉ;
② Xong, kết thúc;
③ Đừng, chớ: Đừng nói chuyện phiếm; Chớ nên nói bậy;
④ (cũ) Từ bỏ, thôi (vợ): Bỏ vợ;
⑤ (văn) Vui. 【hưu thích tương quan [xiu-qixiangguan] Vui buồn có nhau;
⑥ Bóng cây: Nương theo bóng mát của cây tùng cây bá (Hán thư);
⑦ Việc tốt: Điềm của việc tốt việc xấu là ở trên trời giáng xuống (Chiến quốc sách);
⑧ Trợ từ cuối câu: , Đã có giặc, chúng tôi đi đây (Thủy Hử truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi. Ngừng lại — Nghỉ ngơi — Thôi việc, nghỉ việc — Thôi vợ, bỏ vợ — Vui vẻ — Tên người, tức Lê Văn Hưu, học giả đời Trần, người làng Phủ Lí huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa, đậu Bảng nhãn năm 18 tuổi, tức năm 1247, niên hiệu Thiên Ứng. Chính Bình 16, làm quan tới Binh bộ thượng thư, tức Nhân uyên hầu, sau lại sung chức Hàn lâm viện Học sĩ, kiêm Quốc sử viện Giám tu. Ông vâng mệnh vua Trần Thái Tông, soạn bộ Đại Việt Sử Kí , hoàn tất năm 1272, niên hiệu Thiệu Long 15 đời Thái Tông.

Từ ghép 20

bãi, bì
bā ㄅㄚ, bà ㄅㄚˋ, ba , bǎi ㄅㄞˇ, bǐ ㄅㄧˇ, pí ㄆㄧˊ, pì ㄆㄧˋ

bãi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngừng, thôi, nghỉ
2. bãi, bỏ
3. xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghỉ, thôi. ◎ Như: "bãi công" thôi không làm việc nữa, "bãi thị" bỏ không họp chợ nữa, "dục bãi bất năng" muốn thôi mà không được.
2. (Động) Cách, bỏ, phế trừ. ◎ Như: "bãi miễn" cho thôi, "bãi quan" cách chức quan.
3. (Động) Hết, chấm dứt. ◇ Khuất Nguyên : "Thì ái ái tương bãi hề, kết u lan nhi diên trữ" , (Li Tao ) Ngày u ám sẩm tối (sắp hết) hề, kết hoa lan u nhã mà tần ngần (đứng lâu).
4. (Phó) Xong, rồi. ◎ Như: "chiến bãi" đánh xong, "trang bãi" trang sức xong.
5. (Thán) Thôi, nhé, ... § Cũng như "ba" . ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn hồi thành lí khứ bãi" (Đệ thập hồi) Chúng ta về thành đi thôi!
6. Một âm là "bì". (Tính) Mỏi mệt. § Thông "bì" . ◇ Sử Kí : "Hạng Vương binh bì thực tuyệt" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Quân Hạng Vương mệt mỏi, lương thực cạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghỉ, thôi. Như bãi công thôi không làm việc nữa, bãi thị bỏ không họp chợ nữa.
② Xong rồi, như chiến bãi đánh xong, trang bãi trang sức xong, bãi quan bị thải về không cho làm quan nữa.
③ Thôi! dùng làm tiếng cuối câu.
④ Một âm là bì. Mỏi mệt. Cùng nghĩa với chữ bì .

Từ điển Trần Văn Chánh

Thôi (trợ từ cuối câu). Như [ba] (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghỉ, ngừng, thôi, đình chỉ, bãi: Không chịu ngừng tay;
② Cách (chức), cho thôi, bãi miễn: Cách chức;
③ Xong: Ăn cơm xong; Đánh xong; Trang điểm xong;
④ 【bãi liễu [bàle, bàliăo] Thôi, mà thôi, thì thôi, thế thôi: 穿 Vải này xem có vẻ màu mè thế thôi, chứ thực ra mặc không bền; Anh ta chẳng qua nói thế thôi, đừng có tin là thật; Đừng nhắc đến nữa, tôi chỉ làm cái việc phải làm mà thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi. Ngừng lại — Bỏ chức vụ của người khác, không cho làm việc nữa — Tiếng trợ từ cuối câu có nghĩa như nhé.

Từ ghép 13

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghỉ, thôi. ◎ Như: "bãi công" thôi không làm việc nữa, "bãi thị" bỏ không họp chợ nữa, "dục bãi bất năng" muốn thôi mà không được.
2. (Động) Cách, bỏ, phế trừ. ◎ Như: "bãi miễn" cho thôi, "bãi quan" cách chức quan.
3. (Động) Hết, chấm dứt. ◇ Khuất Nguyên : "Thì ái ái tương bãi hề, kết u lan nhi diên trữ" , (Li Tao ) Ngày u ám sẩm tối (sắp hết) hề, kết hoa lan u nhã mà tần ngần (đứng lâu).
4. (Phó) Xong, rồi. ◎ Như: "chiến bãi" đánh xong, "trang bãi" trang sức xong.
5. (Thán) Thôi, nhé, ... § Cũng như "ba" . ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn hồi thành lí khứ bãi" (Đệ thập hồi) Chúng ta về thành đi thôi!
6. Một âm là "bì". (Tính) Mỏi mệt. § Thông "bì" . ◇ Sử Kí : "Hạng Vương binh bì thực tuyệt" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Quân Hạng Vương mệt mỏi, lương thực cạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghỉ, thôi. Như bãi công thôi không làm việc nữa, bãi thị bỏ không họp chợ nữa.
② Xong rồi, như chiến bãi đánh xong, trang bãi trang sức xong, bãi quan bị thải về không cho làm quan nữa.
③ Thôi! dùng làm tiếng cuối câu.
④ Một âm là bì. Mỏi mệt. Cùng nghĩa với chữ bì .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

Từ điển trích dẫn

1. Thôi nghỉ, hưu chỉ. ◇ Sử Kí : "Tướng quân bãi hưu tựu xá, quả nhân bất nguyện hạ quan" , (Quyển lục thập ngũ, Tôn Tử Ngô Khởi truyện ) Thôi, Tướng quân hãy về nghỉ nơi khách xá, quả nhân không muốn xuống coi. ☆ Tương tự: "phóng thủ" , "đình chỉ" , "cam hưu" , "toán liễu" . ★ Tương phản: "bất hưu" , "khai thủy" .

Từ điển trích dẫn

1. Ngừng chiến tranh. ☆ Tương tự: "hưu binh" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưỡng gia các bãi binh, tái hưu xâm phạm" , (Đệ thất hồi) Hai bên cùng ngưng chiến, từ nay về sau không xâm phạm nhau nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ binh đội đi, không đánh nhau nữa.
quả
guǎ ㄍㄨㄚˇ

quả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ít
2. suông, nhạt nhẽo
3. góa chồng, quả phụ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ít. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tặc binh chúng, ngã binh quả" , (Đệ nhất hồi ) Quân giặc nhiều, quân ta ít.
2. (Danh) Năm mươi tuổi mà chưa có chồng gọi là "quả".
3. (Danh) Góa chồng. ◇ Nguyễn Du : "Nại hà vũ quả nhi khi cô" (Cựu Hứa đô ) Sao lại đi lừa vợ góa dối con côi người ta (nói về Tào Tháo )?
4. (Danh) Lời nói nhún mình. Các vua chư hầu ngày xưa tự xưng mình là "quả nhân" nghĩa là nói nhún mình là người ít đức tốt, người nước này nói chuyện với người nước kia, có nói đến vua mình cũng gọi là "quả quân" . ◇ Sử Kí : "Tướng quân bãi hưu tựu xá, quả nhân bất nguyện hạ quan" , (Quyển lục thập ngũ, Tôn Tử Ngô Khởi truyện ) Thôi, Tướng quân hãy về nghỉ nơi khách xá, quả nhân không muốn xuống coi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ít.
② Năm mươi tuổi mà chưa có chồng gọi là quả.
③ Góa chồng.
④ Lời nói nhún mình. Các vua chư hầu ngày xưa tự xưng mình là quả nhân , người nước này nói chuyện với người nước kia, có nói đến vua mình cũng gọi là quả quân nghĩa là nói nhún mình là người ít đức tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ít: Lấy ít chọi được nhiều; Ít nói;
② Vô vị, nhạt nhẽo: Canh nhạt;
③ Góa: Góa chồng; Ở góa;
④ Cô quả, cô đơn (thời xưa 51 tuổi mà chưa có chồng thì gọi là quả);
⑤ Lời khiêm xưng của vua chúa. 【】quả nhân [guărén] (cũ) Quả nhân (vua chúa tự xưng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ít. Trái với nhiều — Chồng chết. Góa chồng. Gia huấn ca của Nguyễn Trãi có câu: » Thương người quan quả cô đơn « — Yếu đuối, không nơi nương tựa — Một mình.

Từ ghép 18

trừ phi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trừ phi

Từ điển trích dẫn

1. Trừ ra, ngoài cái đó ra. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Trừ phi tha nữ nhi bất yếu giá nhân tiện bãi hưu. Bất nhiên, thiểu bất đắc nam môi nữ chước" 便. , (Tiền tú tài thác chiếm phụng hoàng trù ) Trừ phi con gái của ông không muốn lấy chồng thì thôi. Chứ không thì thiếu gì người làm mai làm mối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ riêng không phải điều đó.

bất nhiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nếu không, không thì

Từ điển trích dẫn

1. Không phải vậy. ◇ Luận Ngữ : "Vương Tôn Giả vấn viết: Dữ kì mị ư Áo, ninh mị ư Táo, hà vị dã? Tử viết: Bất nhiên. Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo dã" : , , ? : . , (Bát dật ) Vương Tôn Giả hỏi: (Tục ngữ có câu:) "Nịnh thần Áo, thà nịnh thần Táo còn hơn", ý nghĩa là gì? Khổng Tử đáp: Không phải vậy. Mắc tội với trời thì cầu đảo đâu cũng vô ích.
2. Bất ngờ, ngoài dự liệu. ◇ Mặc Tử : "Phủ khố thật mãn, túc dĩ đãi bất nhiên" 滿, (Từ quá ) Phủ khố sung mãn thì có thể phòng bị biến cố bất ngờ.
3. Không hợp lí, không đúng. ◇ Thi Kinh : "Thượng đế bản bản, Hạ dân tốt đản. Xuất thoại bất nhiên, Vi do bất viễn" , . , (Đại nhã , Bản ) Trời làm trái đạo thường, Dân hèn đều mệt nhọc bệnh hoạn. Lời nói ra không hợp lí, Mưu tính không lâu dài.
4. (Nếu) không thế (thì). § Cũng như "phủ tắc" . ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Trừ phi tha nữ nhi bất yếu giá nhân tiện bãi hưu. Bất nhiên, thiểu bất đắc nam môi nữ chước" 便. , (Tiền tú tài thác chiếm phụng hoàng trù ) Trừ phi con gái của ông không muốn lấy chồng thì thôi. Chứ không thì thiếu gì người làm mai làm mối.
5. Chẳng lẽ, lẽ nào, sao lại. § Phó từ biểu thị ngữ khí phản vấn. Cũng như "nan đạo" , "bất thành" . ◇ Tân Khí Tật : "Bách thế cô phương khẳng tự môi, Trực tu thi cú dữ thôi bài, Bất nhiên hoán cận tửu biên lai" , , (Hoán khê sa , Chủng mai cúc , Từ ).
6. Không vui, không thích thú. Thủy hử truyện : "Triệu viên ngoại khán liễu lai thư, hảo sanh bất nhiên. Hồi thư lai bái phúc trưởng lão thuyết đạo..." , . ... (Đệ tứ hồi) Triệu viên ngoại xem thư xong, lòng thấy không vui lắm. Bèn trả lời ngay cho trưởng lão, nói rằng...
7. Không bằng, chẳng thà. § Cũng như "bất như" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mính Yên quyệt liễu chủy đạo: Nhị da mạ trứ đả trứ, khiếu ngã dẫn liễu lai, giá hội tử thôi đáo ngã thân thượng. Ngã thuyết biệt lai bãi, bất nhiên ngã môn hoàn khứ bãi" : , , . , (Đệ thập cửu hồi) Mính Yên bĩu mỏ nói: Cậu hai mắng tôi, đánh tôi, bắt phải đưa đi, bây giờ lại đổ tội cho tôi. Tôi đã bảo đừng đến mà, chẳng thà chúng tôi về quách.
8. Không được, làm không được. ◇ Vô danh thị : "Ngã khứ na lí đồ cá tiến thân, tiện bất nhiên dã hảo tá ta bàn triền" , 便 (Đống Tô Tần , Đệ tam chiết) Tôi đi tới chỗ đó liệu cách tiến thân, mà cũng không giúp cho được chút tiền lộ phí.

bất hợp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không phù hợp

Từ điển trích dẫn

1. Trái, không phù hợp. ◎ Như: "bất hợp nguyên lí" .
2. Không đúng.
3. Bất hòa.
4. Không ngừng, không thôi.
5. Không thể. ◇ Vũ vương phạt Trụ bình thoại : "Đại vương hưu binh bãi chiến, bất hợp phạt Trụ" , (Quyển hạ) Đại vương thôi binh ngưng chiến, không thể đánh Trụ được.

Từ điển trích dẫn

1. Từ bỏ chức quan. ◇ Bào Chiếu : "Khí trí bãi quan khứ, Hoàn gia tự hưu tức" , (Nghĩ hành lộ nan ).
2. Cách chức quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không cho làm quan nữa.

Từ điển trích dẫn

1. Một loại hình cụ thời xưa. Như cây đinh nhọn có gỗ ngang, cắm vào trục bánh xe, dùng chở tù phạm đi xử tử và thị oai quần chúng. § Cũng gọi là "mộc lư" , "lư sàng" . ◇ Thủy hử truyện : "Các dữ liễu nhất oản trường hưu phạn, vĩnh biệt tửu. Cật bãi, từ liễu thần án, lậu chuyển thân lai, đáp thượng lợi tử" , . , , , (Đệ tứ thập hồi) Mỗi người được cho một bát cơm gọi là cơm "trường hưu" (nghỉ giấc nghìn thu), một chén rượu gọi là rượu "vĩnh biệt". Ăn uống xong thì dời khỏi hương án, rồi bị lôi chuyển lên "xe đinh" chở đi.
2. Lợi tức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiền lời. Như Lợi kim .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.