quắc, quặc
jué ㄐㄩㄝˊ

quắc

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quắp, chộp lấy, vồ lấy, bắt lấy;
② Cướp, chiếm: Chiếm làm của mình.

quặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vồ lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quắp, vồ. ◎ Như: "lão ưng quặc kê" chim ưng quắp lấy gà, "ngạ hổ quặc dương" cọp đói vồ cừu.
2. (Động) Chiếm lấy, đoạt lấy. ◎ Như: "quặc vi kỉ hữu" chiếm làm của mình.
3. (Động) Chịu, tao thụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chộp lấy, vồ lấy, bắt lấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy — Dùng tay chân mà móc lấy, ngoắc lấy.

Từ ghép 1

khinh, khánh
qīng ㄑㄧㄥ, qìng ㄑㄧㄥˋ

khinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhẹ
2. khinh rẻ, khinh bỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khinh rẻ, khinh bỉ, coi thường. ◎ Như: "khinh địch" coi thường quân địch. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác vấn tam nhân hiện cư hà chức. Huyền Đức viết: Bạch thân. Trác thậm khinh chi, bất vi lễ" . : . , (Đệ nhất hồi ) (Đổng) Trác hỏi ba người hiện làm chức quan gì. Huyền Đức nói: Chân trắng (không có chức tước gì). Trác khinh thường, không đáp tạ.
2. (Động) Coi nhẹ. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhân cố hữu nhất tử, hoặc trọng ư Thái San, hoặc khinh ư hồng mao" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ai cũng có một lần chết, có khi thấy nặng hơn núi Thái Sơn, có khi coi nhẹ hơn lông chim hồng.
3. (Tính) Nhẹ (trọng lượng nhỏ). Trái với "trọng" nặng. ◎ Như: "miên hoa bỉ thiết khinh" bông gòn so với sắt thì nhẹ.
4. (Tính) Trình độ thấp, ít, kém. ◎ Như: "khinh hàn" hơi rét, lạnh vừa, "khinh bệnh" bệnh nhẹ.
5. (Tính) Số lượng không nhiều. ◎ Như: "niên kỉ khinh" trẻ tuổi, "công tác khinh" công việc ít.
6. (Tính) Giản dị. ◎ Như: "khinh xa giảm tụng" đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
7. (Tính) Nhanh nhẹn. ◎ Như: "khinh xa" xe làm cho nhẹ để chạy được nhanh, "khinh chu" thuyền nhẹ (có thể lướt nhanh). ◇ Vương Duy : "Thảo khô ưng nhãn tật, Tuyết tận mã đề khinh" , (Quan liệp ) , Cỏ khô mắt chim ưng lẹ (như cắt), Tuyết hết vó ngựa nhanh.
8. (Tính) Yếu mềm, nhu nhược. ◎ Như: "vân đạm phong khinh" mây nhạt gió yếu, "khinh thanh tế ngữ" tiếng lời nhỏ nhẹ.
9. (Tính) Không bị gò bó, không bức bách. ◎ Như: "vô trái nhất thân khinh" không nợ thân thong dong.
10. (Tính) Cẩu thả, tùy tiện, không cẩn thận. ◎ Như: "khinh suất" sơ suất, cẩu thả.
11. (Tính) Chậm rãi, thư hoãn. ◎ Như: "khinh âm nhạc" nhạc chậm.
12. (Tính) Thứ yếu, không trọng yếu, không quan trọng. ◇ Mạnh Tử : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" , , (Tận tâm hạ ) Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường.
13. (Phó) Nhẹ nhàng, ít dùng sức. ◎ Như: "vi phong khinh phất" gió nhẹ phất qua. ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.
14. (Phó) Coi thường, coi rẻ. ◎ Như: "khinh thị" coi rẻ, "khinh mạn" coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhẹ: Khúc gỗ này rất nhẹ; Bệnh nhẹ;
② Nhỏ, trẻ: Tuổi nhỏ;
③ Nhạt: Ăn rất nhạt;
④ Khinh, coi nhẹ, coi thường, khinh rẻ, khinh bỉ: Mọi người đều khinh bỉ; Tùy tiện, khinh suất;
⑤ Hơi hơi: Hơi lạnh;
⑥ Giản dị: Xe giản dị người hầu ít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhẹ ( trái với nặng ) — Nhỏ bé — Hèn mọn — Dễ dàng. Coi dễ dàng.

Từ ghép 35

khánh

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ — Một âm là Khinh.
jī ㄐㄧ

phồn thể

Từ điển phổ thông

con gà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con gà. ◎ Như: "mẫu kê" gà mái. ◇ Nguyễn Du : "Thâm đồ mật toán thắng phu quân, Ưng thị thần kê đệ nhất nhân" , (Vương Thị tượng ) Mưu tính thâm hiểm hơn chồng, Đúng là "gà mái gáy sáng" bậc nhất.
2. (Danh) § Xem "kê gian" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con gà.
② Dâm hiếp đàn ông gọi là kê gian . Nguyễn Du : Thâm đồ mật toán thắng phu quân, Ưng thị thần kê đệ nhất nhân (Vương Thị tượng ) mưu tính thâm hiểm hơn chồng, đúng là gà mái gáy sáng bậc nhất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Con) gà: Gà mái; Gà gô; Gà tây;
②【】kê gian [jijian] Sự giao hợp đồng tính (giữa con trai với nhau).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con gà. Hàn Thi Ngoại Truyện: Gà có 5 đức tính: Có ăn thì gọi nhau là nhân, có chí phấn đấu hăng hái gọi là dũng, đêm gáy đúng gọi là tín, chân có cựa sắt là võ, đầu có mào đỏ là văn. Nhân, dũng, tín, võ, văn gồm đủ ( lục súc tranh công ).

Từ ghép 32

lục
lù ㄌㄨˋ

lục

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: đồ lục ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ thư, sách tịch. ◎ Như: "đồ lục" một loại thư tịch về sấm bùa mệnh, "ưng đồ thụ lục" (cũng viết là ) đế vương nhận phù mệnh làm chủ thiên hạ.
2. (Danh) Phù chú của đạo gia. ◎ Như: "phù lục" một thứ văn tự thần bí của đạo gia dùng để sai khiến quỷ thần.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ lục sách mệnh của thiên thần cho. Vua được làm chủ cả thiên hạ gọi là ưng đồ thụ lục . Cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bùa: Bùa chú;
② Sổ sách: Sách mệnh của thiên thần cho; Vua được làm chủ cả thiên hạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

chỉ chung sách vở.

Từ ghép 2

hoạt, quát
guā ㄍㄨㄚ, kuò ㄎㄨㄛˋ

hoạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao, chứa. ◎ Như: "tổng quát" chứa tất cả, "khái quát" bao gồm. ◇ Bạch Cư Dị : "Đỗ Phủ, Trần Tử Ngang, tài danh quát thiên địa" , (Sơ thụ thập di thi ).
2. (Động) Buộc, bó, kết. ◎ Như: "quát phát" quấn tóc, búi tóc.
3. (Động) Tìm tòi, sưu tầm, gom lại. ◎ Như: "sưu quát" vơ vét. ◇ Liêu trai chí dị : "Tiềm nhập tẩm thất, sưu quát tài vật" , (Ưng hổ thần ) Lẻn vào phòng ngủ, vơ vét tiền của.
4. (Động) Đến. ◇ Thi Kinh : "Nhật chi tịch hĩ, Dương ngưu hạ quát" , (Vương phong , Quân tử vu dịch ) Ngày đã tối rồi, Cừu và bò đã về đến.
5. (Động) Làm.
6. (Danh) Mũi cái tên.
7. Một âm là "hoạt". (Động) Hội họp.

Từ điển Thiều Chửu

① Bao quát. Bó buộc lại, như quát phát quấn tóc, búi tóc.
③ Mũi tên.
④ Tìm tòi (sưu tầm).
⑤ Ðến.
⑥ Làm.
⑦ Một âm là hoạt. Hội họp.

quát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bao quát
2. buộc lại, bó lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao, chứa. ◎ Như: "tổng quát" chứa tất cả, "khái quát" bao gồm. ◇ Bạch Cư Dị : "Đỗ Phủ, Trần Tử Ngang, tài danh quát thiên địa" , (Sơ thụ thập di thi ).
2. (Động) Buộc, bó, kết. ◎ Như: "quát phát" quấn tóc, búi tóc.
3. (Động) Tìm tòi, sưu tầm, gom lại. ◎ Như: "sưu quát" vơ vét. ◇ Liêu trai chí dị : "Tiềm nhập tẩm thất, sưu quát tài vật" , (Ưng hổ thần ) Lẻn vào phòng ngủ, vơ vét tiền của.
4. (Động) Đến. ◇ Thi Kinh : "Nhật chi tịch hĩ, Dương ngưu hạ quát" , (Vương phong , Quân tử vu dịch ) Ngày đã tối rồi, Cừu và bò đã về đến.
5. (Động) Làm.
6. (Danh) Mũi cái tên.
7. Một âm là "hoạt". (Động) Hội họp.

Từ điển Thiều Chửu

① Bao quát. Bó buộc lại, như quát phát quấn tóc, búi tóc.
③ Mũi tên.
④ Tìm tòi (sưu tầm).
⑤ Ðến.
⑥ Làm.
⑦ Một âm là hoạt. Hội họp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao quát: Khái quát;
② Giằng, giữ, buộc, quấn: Búi tóc, quấn tóc;
③ (văn) Sưu tầm, tìm tòi;
④ (văn) Làm;
⑤ (văn) Đến;
⑥ (văn) Mũi cây tên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cột lại. Bó lại — Chứa đựng — Bao gồm hết cả. Td: Bao quát — Đầu mũi tên.

Từ ghép 15

giác, giáo
jiào ㄐㄧㄠˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

giác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.

Từ ghép 29

giáo

phồn thể

Từ điển phổ thông

thức dậy, tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh ngủ. Thức dậy. Chẳng hạn Thụy giáo ( ngủ dậy ). Ta quen đọc Giác — Một âm là Giác. Xem Giác.
trao, trảo
zhāo ㄓㄠ, zhuā ㄓㄨㄚ

trao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãi. ◎ Như: "trảo dưỡng" gãi ngứa, "trảo đầu" gãi đầu.
2. (Động) Quắp lấy, quơ lấy, bám. ◎ Như: "lão ưng trảo tiểu kê" diều hâu quắp lấy gà con.
3. (Động) Bắt, tóm. ◎ Như: "trảo tặc" bắt giặc, "trảo tiểu thâu" tóm tên ăn trộm.
4. (Động) Nắm. ◎ Như: "trảo trụ cơ hội" nắm lấy cơ hội, "trảo trụ yếu điểm" nắm giữ trọng điểm.
5. Một âm là "trao". (Danh) "Trao tử nhi" trò chơi ném hột trái cây hay những hòn sỏi trên mặt nền, ai vạch được nhiều hình thì thắng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tử Quyên đẳng chánh tại na lí trảo tử nhi, doanh qua tử nhi ni" , (Đệ lục thập tứ hồi) Bọn Tử Quyên đang chơi đánh chắt ở đó, ai thắng thì được hạt dưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gãi.
② Quắp lấy, quơ lấy. Lấy móng tay mà quắp lấy vật gì gọi là trảo. Có khi đọc là chữ trao.

trảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gãi
2. quắp lấy (dùng móng để giữ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãi. ◎ Như: "trảo dưỡng" gãi ngứa, "trảo đầu" gãi đầu.
2. (Động) Quắp lấy, quơ lấy, bám. ◎ Như: "lão ưng trảo tiểu kê" diều hâu quắp lấy gà con.
3. (Động) Bắt, tóm. ◎ Như: "trảo tặc" bắt giặc, "trảo tiểu thâu" tóm tên ăn trộm.
4. (Động) Nắm. ◎ Như: "trảo trụ cơ hội" nắm lấy cơ hội, "trảo trụ yếu điểm" nắm giữ trọng điểm.
5. Một âm là "trao". (Danh) "Trao tử nhi" trò chơi ném hột trái cây hay những hòn sỏi trên mặt nền, ai vạch được nhiều hình thì thắng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tử Quyên đẳng chánh tại na lí trảo tử nhi, doanh qua tử nhi ni" , (Đệ lục thập tứ hồi) Bọn Tử Quyên đang chơi đánh chắt ở đó, ai thắng thì được hạt dưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gãi.
② Quắp lấy, quơ lấy. Lấy móng tay mà quắp lấy vật gì gọi là trảo. Có khi đọc là chữ trao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gãi: Gãi ngứa;
② Bốc, cắp, quắp, bắt, túm, nắm, quơ, bíu, bám: Diều hâu cắp (quắp) gà con; Nắm (túm) áo anh ấy; Bốc một nắm kẹo;
③ Nắm (chắc, vững, lấy): Nắm rất vững (chắc); Nắm vững thời gian; Nắm trọng điểm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gãi ( cho khỏi ngứa ) — Dùng móng mà cào.

Từ ghép 4

trấn, trần, điền
tián ㄊㄧㄢˊ

trấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấp đầy. ◇ Lí Hoa : "Thi điền cự cảng chi ngạn, huyết mãn trường thành chi quật" , 滿 (Điếu cổ chiến trường văn ) Thây lấp bờ cảng lớn, máu ngập đầy hào trường thành.
2. (Động) Dồn ứ, chứa đầy. ◇ Giang Yêm : "Trí tửu dục ẩm, bi lai điền ưng" , (Hận phú ) Bày rượu toan uống, buồn đến ngập lòng.
3. (Động) Viết thêm vào (trên đơn từ). ◎ Như: "điền thượng danh tự" điền tên vào, "điền từ" dựa theo thanh luật âm vận để viết thêm vào.
4. (Trạng thanh) Tiếng trống thùng thùng.
5. Một âm là "trấn". § Thông "trấn" .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ yên một vùng đất — Xem Điền, Trần.

trần

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lâu đài — Xem Điền, Trấn.

điền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lấp đầy
2. điền vào tờ khai
3. tiếng trống ầm ầm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấp đầy. ◇ Lí Hoa : "Thi điền cự cảng chi ngạn, huyết mãn trường thành chi quật" , 滿 (Điếu cổ chiến trường văn ) Thây lấp bờ cảng lớn, máu ngập đầy hào trường thành.
2. (Động) Dồn ứ, chứa đầy. ◇ Giang Yêm : "Trí tửu dục ẩm, bi lai điền ưng" , (Hận phú ) Bày rượu toan uống, buồn đến ngập lòng.
3. (Động) Viết thêm vào (trên đơn từ). ◎ Như: "điền thượng danh tự" điền tên vào, "điền từ" dựa theo thanh luật âm vận để viết thêm vào.
4. (Trạng thanh) Tiếng trống thùng thùng.
5. Một âm là "trấn". § Thông "trấn" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấp (cho đầy): Lấp đất vào hố;
② Điền chữ, viết: Viết đơn tình nguyện; Điền tên vào;
③ Nhồi, nhét: 【】điền áp [tiánya] a. Vịt nhồi: Vịt nhồi Bắc Kinh; b. Nhồi cho vịt ăn;
④ (văn) Đồ chạm trổ có sơn màu;
⑤【】điền điền [tián tián] (văn) a. Tràn đầy, đầy ắp; b. (thanh) Thùng thùng, thì thùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấp đầy — Lấp vào cho đủ — Tiếng trống — Các âm khác là Trần, Trấn. Xem các âm này.

Từ ghép 2

miên
mián ㄇㄧㄢˊ, miǎn ㄇㄧㄢˇ, mǐn ㄇㄧㄣˇ

miên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngủ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngủ. ◎ Như "thất miên" mất ngủ. ◇ Vi Ứng Vật : "Sơn không tùng tử lạc, U nhân ưng vị miên" , Núi vắng trái thông rụng, Người buồn chưa ngủ yên.
2. (Động) Các loài sâu bọ mới lột hoặc trong mùa nằm yên bất động, không ăn, gọi là "miên". ◎ Như: "tàm miên" tằm ngủ, "đông miên" ngủ đông.
3. (Động) Nhắm mắt (giả chết). ◇ San hải kinh : "Hữu thú yên (...), kiến nhân tắc miên" (...), (Đông san kinh ) Có giống thú (...), thấy người liền nhắm mắt lại (như chết).
4. (Tính) Bày ngang, nằm ngang. ◎ Như: "miên cầm" đàn đặt nằm ngang.
5. (Tính) Đổ rạp, nằm rạp (cây cối). ◎ Như: "miên liễu" cây liễu nằm rạp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngủ, nhắm mắt. Vi Ứng Vật : Sơn không tùng tử lạc, u nhân ưng vị miên núi không trái tùng rụng, người buồn chưa ngủ yên.
② Các loài sâu bọ mới lột nằm yên bất động gọi là miên.
③ Vật gì bày ngang cũng gọi là miên.
④ Cây cối đổ rạp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngủ: Mất ngủ; Giấc nghìn thu; Giấc ngủ buồn;
② (Động vật) ngủ đông;
③ (văn) Nhắm mắt lại (giả chết): Ở núi Dư Nga có loài thú, hễ trông thấy người thì nhắm mắt lại (Sơn hải kinh);
④ (văn) (Cây cối) cúi rạp xuống, cúi xuống: ,… Trong vườn ở cung nhà Hán có cây liễu, mỗi ngày ba lần cúi rạp xuống ba lần ngẩng đầu lên (Tam phụ cựu sự).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngủ. Td: Cô miên ( ngủ một mình ) — Tình trạng bất động của côn trùng khi thay xác, hoặc của thú vật trong mùa đông. ( Td: Đông miên ) .

Từ ghép 6

phất, phật
fú ㄈㄨˊ

phất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngang trái, mâu thuẫn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm trái, nghịch lại.
2. (Động) Phẫn nộ, giận dữ. § Thông "phật" .
3. (Phó) "Hu phất" : (1) Không vừa ý, không bằng lòng. (2) Vua tôi hòa hợp.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái ý, ý không ưng thế, gọi là hu phất .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngang trái: Không ưng, không chịu.

phật

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái ngược lại. Xem Phật ý — Tiếng dùng.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.