bộn, phần
bèn ㄅㄣˋ

bộn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hợp, nhóm
2. bụi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bụi bặm, tro bụi. ◇ Nguyên Hiếu Vấn : "Phi phi tán phù yên, Ái ái tập vi bộn" , (Mậu tuất thập nguyệt San Dương vũ dạ ) Phất phơ khói bay tản mát, Mù mịt bụi nhỏ tụ tập lại.
2. (Động) Họp, tụ tập. ◎ Như: "bộn tập" tụ họp.
3. (Động) Bụi bặm rơi rớt, dính bám trên mình. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ư song dũ trung, diêu kiến tử thân, luy sấu tiều tụy, phẩn thổ trần bộn" , , , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Từ trong cửa sổ, (người cha) xa thấy thân con gầy gò tiều tụy, phân đất bụi bặm làm bẩn cả người.
4. (Tính) § Thông "bổn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Họp, đều. Như bộn tập cùng họp.
② Bụi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tro bụi, bụi bặm;
② Tụ tập, tụ họp, nhóm họp, hội họp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng. Cùng nhau — Bụi đất.

Từ ghép 1

phần

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tro bụi, bụi bặm;
② Tụ tập, tụ họp, nhóm họp, hội họp.
cánh, cạnh, ngạnh
gěng ㄍㄥˇ

cánh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: kết cánh )

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Cát cánh . Vần Cát — Một âm là Ngạnh.

Từ ghép 2

cạnh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáng lẽ đọc Cạnh. Ta quen đọc Ngạnh. Xem vần Ngạnh. Một âm khác là Cánh. Xem Cát cánh ở vần Cát.

ngạnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cành cây
2. cánh bèo
3. ngang ngạnh
4. ngay thẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây cỏ có gai.
2. (Danh) Cành cây, cọng, cuống. ◎ Như: "hoa ngạnh" cuống hoa, "thái ngạnh" cọng rau, "bình ngạnh" cánh bèo (nghĩa bóng: chỉ người bị trôi giạt).
3. (Danh) Bệnh tật, đau đớn. ◇ Thi Kinh : "Chí kim vi ngạnh" (Đại nhã , Tang nhu ) Đến nay chịu đau bệnh.
4. (Động) Cây cỏ đâm vào người.
5. (Động) Cản trở, làm nghẽn. ◎ Như: "ngạnh tắc" tắc nghẽn (đường sá), "tác ngạnh" ngăn trở. ◇ Liêu trai chí dị : "Âm hao toại ngạnh" (Trần Vân Thê ) Tin tức bị ngăn trở.
6. (Động) Nghển, vươn. ◎ Như: "ngạnh trước bột tử" nghển cổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phượng Thư thính liễu, bả đầu nhất ngạnh" , (Đệ nhị thập tam hồi) Phượng Thư nghe thế, ngẩng đầu lên.
7. (Tính) Ngang ngạnh, bướng. ◎ Như: "ngoan ngạnh" bướng bỉnh.
8. (Tính) Ngay thẳng. ◎ Như: "ngạnh trực" ngay thẳng, "phong cốt ngạnh chánh" cốt cách ngay thẳng.
9. (Tính) Sơ lược, đại khái. ◎ Như: "ngạnh khái" sơ lược.

Từ điển Thiều Chửu

① Cành cây.
② Cánh bèo, bèo có cành không rễ, nổi trên mặt nước, không dính vào đâu, vì thế gọi các người bị trôi giạt là bình ngạnh .
② Cây cỏ đâm vào người gọi là ngạnh, đường sá mắc nghẽn gọi là ngạnh tắc , làm ngăn trở sự gì gọi là tác ngạnh , v.v.
③ Ngang ngạnh.
④ Nhạnh khải, nói lược qua sự gì gọi là ngạnh.
⑤ Ngay thẳng.
⑥ Bệnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cành, cuống: Cuống sen; Cành hoa;
② (văn) Cánh bèo: Người trôi giạt như cánh bèo;
③ Vươn, nghển: Nghển cổ;
④ Cản trở, trở ngại: Trở ngại từ bên trong;
⑤ (Cây cỏ) đâm vào người;
⑥ Ngang ngạnh;
⑦ (văn) Ngay thẳng;
⑧ (văn) Bệnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cành cây — Cái gai của cây — Ngay thẳng — Mạnh mẽ, cứng cỏi — Ngăn trở, làm bế tắc — Đáng lẽ đọc Cạnh.

Từ ghép 4

na, nan, nạn
nán ㄋㄢˊ, nàn ㄋㄢˋ, nuó ㄋㄨㄛˊ

na

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ tốt, thịnh — Xua đuổi ma quỷ gây bệnh dịch — Các âm khác là Nan, Nạn. Xem các âm này.

Từ ghép 28

nan

phồn thể

Từ điển phổ thông

khó khăn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Thiều Chửu

① Khó. Trái lại với tiếng dễ.
② Một âm là nạn. Tai nạn. Sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn. Như lạc nạn mắc phải tai nạn, tị nạn lánh nạn, v.v.
③ Căn vặn. Như vấn nạn hỏi vặn lẽ khó khăn, vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng gọi là phát nạn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khó khăn: Chứng bệnh khó chữa; Đường núi rất khó đi;
② Làm cho bó tay: Vấn đề này làm tôi phải bó tay;
③ Khó thể, không thể. 【】 nan đạo [nándào] Chẳng lẽ, lẽ nào, há (dùng như , bộ ): ? Chẳng lẽ anh không biết hay sao?; ?Lẽ nào anh lại quên mất lời hứa của mình?; ? Há chẳng phải như thế sao?; 【】nan quái [nánguài] Chẳng trách, chả trách, thảo nào, hèn chi: Hèn chi người ta phải cáu; Đều đi họp cả, thảo nào không tìm thấy ai; Không hiểu tình hình mấy, chả trách anh ta làm sai; 【】 nan miễn [nánmiăn] Khó tránh, không tránh khỏi: Mắc sai lầm là chuyện khó tránh; Đôi khi không tránh khỏi phiến diện; 【】nan dĩ [nányê] Khó mà: Khó mà tưởng tượng; Khó mà đoán trước được; Khó mà tin được;
④ Khó chịu, đáng ghét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó. Khó khăn. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Giai nhân nan tái đắc « ( người đẹp thì khó lòng được gặp lại ) — Các âm khác là Na, Nạn. Xem các âm này.

Từ ghép 28

nạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hoạn nạn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Thiều Chửu

① Khó. Trái lại với tiếng dễ.
② Một âm là nạn. Tai nạn. Sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn. Như lạc nạn mắc phải tai nạn, tị nạn lánh nạn, v.v.
③ Căn vặn. Như vấn nạn hỏi vặn lẽ khó khăn, vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng gọi là phát nạn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai họa, tai nạn, tai ương: Chạy nạn; Mắc nạn; Lánh nạn; Gặp nạn;
② Trách, khiển trách, vặn vẹo, làm khó, vấn nạn: Trách móc đủ điều; Không nên khiển trách anh ấy; Hỏi vặn lẽ khó khăn, vấn nạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều rủi ro xảy tới. Điều nguy hại. Đem điều khó khăn ra mà hỏi người khác — Một âm khác là Nan. Xem Nan.

Từ ghép 24

Từ điển trích dẫn

1. Căn phòng của vị trụ trì trong một ngôi chùa. § Ghi chú: "Duy-Ma-Cật sở thuyết kinh" nói cư sĩ Duy-Ma-Cật tu hành trong một căn phòng một trượng vuông, mà dung lượng vô hạn. Sau gọi "phương trượng" là nơi trụ trì trong một ngôi chùa. ◇ Thủy hử truyện : "Giá cá đại tự như hà bại lạc đắc nhẫm địa? Trực nhập phương trượng tiền khán thì, chỉ kiến mãn địa đô thị yến tử phẩn" ? , 滿 (Đệ lục hồi) Ngôi chùa lớn sao mà đổ nát thế này? Đi thẳng vào phương trượng thì chỉ thấy mặt đất đầy cứt chim én.
2. Vị trụ trì của một ngôi chùa. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Bần tăng (...) hậu tại kinh sư Báo Quốc tự tố phương trượng" (...) (Đệ tam thập bát hồi) Bần tăng (...) sau làm phương trượng ở chùa Báo Quốc tại kinh sư.
3. Danh hiệu của một Thượng tọa trong một Thiền viện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một trượng vuông. Đơn vị diện tích thời cổ — Chỉ chỗ ngồi của vị vua sư trụ trì ngôi chùa. Do tích ở Tây vực xưa có vị cư sĩ là Duy Ma, ngồi trong ngôi nhà bằng đá, vuông vức một trượng, để tu niệm. Cũng chỉ vị sư trụ trì một ngôi chùa — Còn có nghĩa là phòng ở trong chùa, làm chỗ tiếp khách thập phương. Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có câu: » Có chỗ để khách khứa ngồi chơi, gọi là phương trượng «.

Từ điển trích dẫn

1. Tính toán (bằng con số) ◇ Thủy hử truyện : "Tiện hoán tửu bảo kế toán, thủ ta ngân tử toán hoàn, đa đích đô thưởng liễu tửu bảo" 便, , (Đệ tam cửu hồi) Rồi gọi tửu bảo tính tiền, lấy số tiền lẻ còn lại cũng thưởng nốt cho tửu bảo.
2. Mưu hoạch, suy tính, lo nghĩ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tịnh bất lưu thể thống, nhĩ đóa hựu nhuyễn, tâm lí hựu một hữu kế toán" , , (Đệ lục thập hồi) Chẳng biết giữ gìn thể thống, tai lại nghễnh ngãng, trong lòng không biết suy tính gì cả.
3. Tìm cách ám hại. ◎ Như: "tố nhân yếu quang minh lỗi lạc, bất yếu bối hậu kế toán biệt nhân" , làm người phải quang minh chính đại, chớ nên ở sau lưng tìm cách ám hại người khác.
4. § Cũng viết là "kế toán" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính sổ sách.

Từ điển trích dẫn

1. Xúm xít, bề bộn, lộn xộn (như lông chuột nhím xúm xít). ◎ Như: "sự như vị tập" việc dồn dập. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân hựu niên cận tuế bức, chư vụ vị tập bất toán ngoại, hựu hữu Lâm Chi Hiếu khai liễu nhất cá nhân danh đan tử lai" , , (Đệ thất thập hồi) Nhân lại gần đến ngày cuối năm vội gấp, ngoài những việc bề bộn, còn có Lâm Chí Hiếu khai danh sách đến trình.

Từ điển trích dẫn

1. Dưới mặt đất. ◎ Như: "địa hạ tư nguyên" .
2. Hoạt động bí mật, không công khai hoặc bất hợp pháp. ◎ Như: "địa hạ công xưởng" .
3. Trên mặt đất. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phụng Thư tại lí gian, Tần Chung Bảo Ngọc tại ngoại gian, mãn địa hạ giai thị gia bà tử đả phố tọa canh" , , 滿 (Đệ thập ngũ hồi) Phượng Thư nằm ở nhà trong, Bảo Ngọc, Tần Chung nằm ở nhà ngoài. Bọn hầu đàn bà giải chiếu ở dưới đất ngồi canh đêm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dưới đất — Cũng chỉ cõi chết.

Từ điển trích dẫn

1. Làm phản. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tần Thủy Hoàng tác A Phòng cung nhi ương cập kì tử, thiên hạ bối bạn, nhị thế nhi diệt" , , (Đệ nhất bách ngũ hồi) Tần Thủy Hoàng xây cung A Phòng để tai ương cho con cháu, thiên hạ làm phản, chỉ hai đời là bị diệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm phản.

Từ điển trích dẫn

1. Ca mừng chiến thắng. ◇ Vu Khiêm : "Bất nguyện thiên kim vạn hộ hầu, Khải ca đãn nguyện tảo hồi đầu" , (Xuất tái ).
2. Bài hát mừng thắng trận. ◇ Thủy hử truyện : "Kiếp liễu xa tử tài vật, họa trước khải ca, mạn mạn địa thướng san lai" , , (Đệ ngũ hồi) Chúng cướp hết của cải trong xe, hát bài ca chiến thắng, rồi thong thả kéo nhau lên núi.
3. § Cũng viết là "khải ca" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quân lính hát và đánh nhạc mừng thắng trận. Td: Tiếng khải ca trở lại thần kinh ( bản dịch Chinh phụ ngâm khúc ).

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) Tiếng nói rầm rì. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cương dục hồi lai, chỉ thính đình tử lí biên thích thích tra tra hữu nhân thuyết thoại" , (Đệ nhị thập thất hồi) Vừa định quay về, thì nghe bên trong đình, có tiếng người nói rầm rì.
2. Bàn tán thầm thì.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.