hàm, hám
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cằm
2. nuốt
3. chứa đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngậm, giữ ở trong mồm không nhả ra, không nuốt vào. ◎ Như: "hàm trước dược phiến" ngậm thuốc.
2. (Động) Chứa, bao gồm. ◎ Như: "hàm thủy phần" chứa nước, "hàm dưỡng phần" có chất dinh dưỡng.
3. (Động) Dung nạp, bao dong. ◇ Đỗ Phủ : "Song hàm tây lĩnh thiên thu tuyết, Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền" 西, (Tuyệt cú ) Cửa sổ ngậm tuyết nghìn thu núi phía tây, Ngoài cổng đậu những chiếc thuyền Đông Ngô vạn dặm.
4. (Động) Ôm giữ, nhẫn chịu, chịu đựng. ◎ Như: "hàm hận" ôm hận, "cô khổ hàm tân" chịu đắng nuốt cay.
5. (Động) Giữ kín bên trong, ẩn tàng. ◇ Hàn Dũ : "Lăng thần tính tác tân trang diện, Đối khách thiên hàm bất ngữ tình" , (Hí đề mẫu đan ) Sớm mai đều trang điểm mặt mới, Trước khách vẫn cứ giữ kín trong lòng không nói ý tình.
6. (Động) Hiển hiện, bày ra. ◇ Tuấn Thanh : "Kính tử lí xuất hiện đích thị nhất phó niên thanh đích hàm trứ hạnh phúc đích vi tiếu đích kiểm" (Lê minh đích hà biên , Đông khứ liệt xa ) Trong gương hiện ra một khuôn mặt trẻ tuổi tươi cười tràn trề hạnh phúc.
7. (Danh) Tục lệ ngày xưa, lấy ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) bỏ vào mồm người chết, gọi là "hàm" . § Thông "hàm" , "hàm" .
8. (Danh) Ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) để trong mồm người chết (ngày xưa). § Thông "hàm" , "hàm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt là hàm.
② Dung được, nhẫn được. Như hàm súc , hàm dong nghĩa là bao dong nhịn nhục được, không vội giận vội cười.
③ Lễ ngày xưa người chết thì bỏ gạo và của quý vào mồm gọi là hàm. Ta thường gọi là đồ vặn hàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngậm: Ngậm một ngụm nước; Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. (Ngr) Rưng rưng: Rưng rưng nước mắt;
② Nuốt.【】hàm nộ [hánnù] Nuốt giận, nén giận;
③ Chứa, có, bao gồm: Chứa chất nước; Có chất dinh dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngậm trong miệng — Chứa đựng. Chẳng hạn Bao hàm — Tích chứa trong lòng.

Từ ghép 13

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vàng bạc châu ngọc vào miệng người chết ( tục lệ xưa ) — Một âm là Hàm xem Hàm.
giam
jiān ㄐㄧㄢ

giam

giản thể

Từ điển phổ thông

phong, bịt, ngậm

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khép, bịt, ngậm lại, phong lại: Ngậm miệng không nói;
② Gởi: Người gởi: Lê Cường, Bộ văn hóa Hà Nội (cách đề ngoài phong bì);
③ (văn) Bì thơ, phong thơ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
tiên
jiān ㄐㄧㄢ

tiên

phồn thể

Từ điển phổ thông

sách có chỉ dẫn, kiến giải tỉ mỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chú thích kinh truyện. ◎ Như: sách của Trịnh Khang Thành (127-200) chú thích Kinh Thi gọi là "Trịnh tiên" .
2. (Danh) Tên một thể văn để tâu với quan trên.
3. (Danh) Giấy viết thư hoặc đề tự. ◎ Như: "hoa tiên" một thứ giấy khổ nhỏ, vẽ màu đẹp dùng để viết thư.
4. (Danh) Thư từ, tín trát. ◎ Như: "tín tiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cuốn sách có chua ở trên và ở dưới để nêu rõ cái ý người xưa, hay lấy ý mình phán đoán khiến cho người ta dễ biết dễ nhớ gọi là tiên, như sách của Trịnh Khang Thành chú thích Kinh Thi gọi là Trịnh tiên .
② Một lối văn tâu với các quan trên.
③ Giấy hoa tiên , một thứ giấy khổ nhỏ mà vẽ màu đẹp dùng để viết thơ từ cho lịch sự gọi là giấy hoa tiên, vì thế mới gọi thư từ là tiên.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nêu, mốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chú giải: Chú giải; Chú giải của họ Trịnh (chú giải Kinh Thi của Trịnh Khang Thành);
② Giấy hoa tiên, giấy viết thư;
③ Bức thư: Bức thư gởi lần trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ giấy có vân, để viết thư, hoặc để thơ. Đoạn trường tân thanh : » Tiên thề cùng thảo một trương «.

Từ ghép 5

quẫn
jiǒng ㄐㄩㄥˇ

quẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

túng thiếu, quẫn bách

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bức bách, gặp khó khăn. ◎ Như: "quẫn bách" khốn bách.
2. (Tính) Khó khăn, khó xử. ◎ Như: "quẫn cảnh" tình cảnh khốn đốn.
3. (Phó) Gấp rút, cấp bách. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ. Tặc quẫn tự quy" 使. (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc. Quân giặc vội vàng tự quy thuận.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng quẫn, quẫn bách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Túng quẫn, quẫn bách: Nhà anh ấy rất túng quẫn;
② Lúng túng, khó xử, rắc rối: Lúc đó tôi hết sức lúng túng;
③ Làm lúng túng, gây khó khăn cho: Vấn đề này làm cho anh ta rất lúng túng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khốn đốn gấp rút — Không biết tính toán xoay trở ra sao.

Từ ghép 8

na, nan, nạn
nán ㄋㄢˊ, nàn ㄋㄢˋ, nuó ㄋㄨㄛˊ

na

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ tốt, thịnh — Xua đuổi ma quỷ gây bệnh dịch — Các âm khác là Nan, Nạn. Xem các âm này.

Từ ghép 28

nan

phồn thể

Từ điển phổ thông

khó khăn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Thiều Chửu

① Khó. Trái lại với tiếng dễ.
② Một âm là nạn. Tai nạn. Sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn. Như lạc nạn mắc phải tai nạn, tị nạn lánh nạn, v.v.
③ Căn vặn. Như vấn nạn hỏi vặn lẽ khó khăn, vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng gọi là phát nạn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khó khăn: Chứng bệnh khó chữa; Đường núi rất khó đi;
② Làm cho bó tay: Vấn đề này làm tôi phải bó tay;
③ Khó thể, không thể. 【】 nan đạo [nándào] Chẳng lẽ, lẽ nào, há (dùng như , bộ ): ? Chẳng lẽ anh không biết hay sao?; ?Lẽ nào anh lại quên mất lời hứa của mình?; ? Há chẳng phải như thế sao?; 【】nan quái [nánguài] Chẳng trách, chả trách, thảo nào, hèn chi: Hèn chi người ta phải cáu; Đều đi họp cả, thảo nào không tìm thấy ai; Không hiểu tình hình mấy, chả trách anh ta làm sai; 【】 nan miễn [nánmiăn] Khó tránh, không tránh khỏi: Mắc sai lầm là chuyện khó tránh; Đôi khi không tránh khỏi phiến diện; 【】nan dĩ [nányê] Khó mà: Khó mà tưởng tượng; Khó mà đoán trước được; Khó mà tin được;
④ Khó chịu, đáng ghét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó. Khó khăn. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Giai nhân nan tái đắc « ( người đẹp thì khó lòng được gặp lại ) — Các âm khác là Na, Nạn. Xem các âm này.

Từ ghép 28

nạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hoạn nạn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Thiều Chửu

① Khó. Trái lại với tiếng dễ.
② Một âm là nạn. Tai nạn. Sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn. Như lạc nạn mắc phải tai nạn, tị nạn lánh nạn, v.v.
③ Căn vặn. Như vấn nạn hỏi vặn lẽ khó khăn, vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng gọi là phát nạn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai họa, tai nạn, tai ương: Chạy nạn; Mắc nạn; Lánh nạn; Gặp nạn;
② Trách, khiển trách, vặn vẹo, làm khó, vấn nạn: Trách móc đủ điều; Không nên khiển trách anh ấy; Hỏi vặn lẽ khó khăn, vấn nạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều rủi ro xảy tới. Điều nguy hại. Đem điều khó khăn ra mà hỏi người khác — Một âm khác là Nan. Xem Nan.

Từ ghép 24

hám
hàn ㄏㄢˋ

hám

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lay, động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lay, rung, dao động. ◎ Như: "thanh đình hám thạch trụ" chuồn chuồn lay cột đá (nói những người không biết tự lượng sức mình). ◇ Nguyễn Trãi : "Tây phong hám thụ hưởng đề tranh" 西 (Thu dạ khách cảm ) Gió tây rung cây âm vang như tiếng vàng tiếng sắt.
2. (Động) Khuyến khích, cổ động, xúi giục. § Cũng như "túng dũng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lay, như nói những người không biết tự lường sức mình gọi là thanh đình hám thạch trụ chuồn chuồn lay cột đá.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lay, rung: Rung chuyển trời đất; Chuồn chuồn đòi lay cột đá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động. Làm cho lung lay — Rung động trong lòng.

Từ ghép 2

đẳng
děng ㄉㄥˇ

đẳng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái cân tiểu ly

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cân tiểu li (dùng để cân vàng, bạc, ngọc, thuốc). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Xạ Nguyệt tiện nã liễu nhất khối ngân tử, đề khởi đẳng tử lai vấn Bảo Ngọc" 便, (Đệ ngũ thập nhất hồi) Xạ Nguyệt liền lấy một cục bạc, cầm cái cân tiểu li lại hỏi Bảo Ngọc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cân tiểu li.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cân tiểu li (để cân vàng bạc, đá quý...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Đẳng tử .
thực
zhí ㄓˊ

thực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đất thó, đất sét

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất dính, đất thó, đất sét. ◇ Trang Tử : "Ngã thiện trị thực. Viên giả trúng quy, phương giả trúng củ" . , (Mã đề ) Tôi giỏi sử dụng đất sét. Đất tròn thì đúng quy (khuôn tròn), đất vuông thì đúng củ (khuôn vuông).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất dính, đất thó.
② Ðoàn thực thợ gốm.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đất dính, đất thó (để làm đồ gốm): Như đất thó nhào với nước (Quản tử: Nhiệm pháp); Thợ gốm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đất sét.
cẩn
jǐn ㄐㄧㄣˇ

cẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

cẩn thận, không sơ suất

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cẩn thận, thận trọng. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Cẩn tự chi, thì nhi hiến yên" , (Bộ xà giả thuyết ) Cẩn thận nuôi nó (con rắn), đợi lúc dâng lên vua.
2. (Phó) Kính, xin. ◎ Như: "cẩn bạch" kính bạch, "cẩn trí tạ ý" xin nhận sự cám ơn chân thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cẩn thận, cẩn trọng, nghĩa là làm việc để ý kĩ lưỡng không dám coi thường.
② Kính. Như cẩn bạch kính bạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cẩn thận, thận trọng, chú ý: Chú ý đề phòng kẻ cắp;
② Xin, kính: Tôi xin thay mặt...; Kính bạch; Xin nhận sự cám ơn chân thành của tôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thận trọng giữ gìn — Kính trọng — Nghiêm cấm.

Từ ghép 9

nga
é , ó , ò , o

nga

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: ngâm nga )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngâm nga, ngâm vịnh. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhàn lai vô sự bất thanh nga" (Hí đề ) Khi nhàn rỗi, không việc gì mà không ngâm nga thanh nhã.
2. (Thán) Biểu thị ngạc nhiên hoặc ý đã hiểu ra: ô, ồ, a, à, ơ. ◎ Như: "nga! nhĩ dã lai liễu, chân nan đắc" , , ô, anh cũng đến, thật là quý hóa, "nga! ngã minh bạch liễu" ! à, tôi đã hiểu ra rồi. ◇ Lỗ Tấn : "Nga, giá dã thị nữ nhân khả ố chi nhất tiết" , (A Q chánh truyện Q) A, đó cũng là một điều làm cho đàn bà đáng ghét thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm nga.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngâm nga: Ngâm nga. Xem [ó], [ò].

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Ô, ồ, ơ: ! Ơ, anh cũng đến, thật là quý! Xem [é], [ò].

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) À, ồ, ơ: À tôi hiểu rồi; Ồ, tôi nhớ ra rồi. Xem [é]; [ó].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đọc to lên với giọng lên xuống trầm bổng. Td: Ngâm nga. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Thơ Lí ngâm nga khi mở quyển, đàn nha tình tính lúc lần dây «.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.