kiếp
jié ㄐㄧㄝˊ

kiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ăn cướp, ép buộc
2. tai họa
3. số kiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cướp đoạt. ◎ Như: "kiếp lược" cướp đoạt. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim dạ Tào Nhân tất lai kiếp trại" (Đệ ngũ thập nhất hồi) Đêm nay Tào Nhân tất đến cướp trại.
2. (Động) Bức bách, bắt ép. ◎ Như: "kiếp chế" ép buộc. ◇ Sử Kí : "Thành đắc kiếp Tần vương, sử tất phản chư hầu xâm địa" , 使 (Kinh Kha truyện ) Nếu có thể uy hiếp vua Tần, bắt phải trả lại chư hầu những đất đai đã xâm chiếm.
3. (Danh) Số kiếp, đời kiếp, gọi đủ là "kiếp-ba" (phiên âm tiếng Phạn "kalpa"). § Ghi chú: Tính từ lúc người ta thọ được 84 000 tuổi, trải qua một trăm năm, lại giảm đi một tuổi, giảm mãi cho đến lúc chỉ còn thọ được có mười tuổi, rồi cứ một trăm năm tăng thêm một tuổi, tăng cho đến 84 000 tuổi, trong một thời gian tăng giảm như thế gọi là một "tiểu kiếp" . Hai mươi lần tăng giảm như thế gọi là "trung kiếp" . Trải qua bốn trung kiếp (thành, trụ, hoại, không) là một "đại kiếp" (tức là 80 tiểu kiếp). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tự đương vĩnh bội hồng ân, vạn kiếp bất vong dã" , (Đệ nhất hồi) Xin mãi mãi ghi nhớ ơn sâu, muôn kiếp không quên vậy.
4. (Danh) Tai nạn, tai họa. ◎ Như: "hạo kiếp" tai họa lớn, "kiếp hậu dư sanh" sống sót sau tai họa. ◇ Liêu trai chí dị : "Kim hữu lôi đình chi kiếp" (Kiều Na ) Nay gặp nạn sấm sét đánh.
5. Tục quen viết là , , .

Từ điển Thiều Chửu

① Cướp lấy.
② Ăn hiếp, như kiếp chế bắt ép.
③ Số kiếp, đời kiếp, tiếng Phạm là kiếp ba . Tính từ lúc người ta thọ được 84 000 tuổi, trải qua một trăm năm, lại giảm đi một tuổi, giảm mãi cho đến lúc chỉ còn thọ được có mười tuổi, rồi cứ một trăm năm tăng thêm một tuổi, tăng cho đến 84 000 tuổi, trong một thời gian tăng giảm như thế gọi là một tiểu kiếp . Hai mươi lần tăng giảm như thế gọi là trung kiếp . Trải qua bốn trung kiếp thành, trụ, hoại, không là một đại kiếp (tức là 80 tiểu kiếp). Tục quen viết là ,,.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cướp: Cướp giật; Cướp bóc; Đốt nhà cướp của;
② Tai họa: Tai họa lớn;
③ (văn) Hiếp: Hiếp chế, bắt ép;
④ Kiếp, số kiếp, đời kiếp: Tiểu kiếp; Đại kiếp; Trung kiếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng uy lực mà bức bách — Cướp đoạt. Như chữ Kiếp — Điều rủi ro gặp phải. Td: Tai kiếp — Tiếng nhà Phật, chỉ một khoảng thời gian dài. Ta còn hiểu là một đời người, một cuộc sống.

Từ ghép 5

tích
tì ㄊㄧˋ, xī ㄒㄧ, xí ㄒㄧˊ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

thiếc, Sn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thiếc (stannum, Sn).
2. (Danh) Vải nhỏ. ◇ Liệt Tử : "Ý a tích" (Chu Mục vương ) Mặc áo vải lụa mịn.
3. (Danh) Gọi tắt của "tích trượng" gậy tầm xích, bằng thiếc có tra những vòng bằng thiếc hoặc đồng, dùng cho các tỉ-khiêu mang đi khất thực.
4. (Danh) Họ "Tích".
5. (Danh) "Tích Lan" tên nước (Ceylon, Sri Lanka).
6. (Tính) Làm bằng thiếc. ◎ Như: "tích quán" lọ bằng thiếc.
7. (Động) Cho, tặng, cấp. § Thông "tứ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếc (Stannum, Sn), sắc trắng như bạc, chất mềm chóng chảy, vì thế nên người ta hay dùng để tráng mặt đồ đồng, đồ sắt cho đẹp.
② Cho, phàm các cái của triều đình ban cho thưởng cho đều gọi là tích.
③ Vải nhỏ.
④ Gậy tầm xích của nhà chùa dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (hóa) Thiếc (Stannum, kí hiệu Sn);
② (văn) Ban cho, ban thưởng;
③ Cây tầm xích (của các nhà sư);
④ [Xi] (Họ) Tích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất thiếc. Một thứ kim loại — Cho. Ban cho. Với nghĩa này, còn đọc là Tứ — Cây gậy của vị tăng — Tên người, tức Nguyễn Vĩnh Tích, người phủ Thường tín tỉnh Hà Đông, Bắc phần Việt Nam, đậu Tiến sĩ năm 1448, niên hiệu Thái hòa thứ 6 đời Lê Nhân Tông, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thừa chỉ. Tác phẩm chữ Hán có Tiên sơn tập — Tên người tức, Nguyễn Thiên Tích, danh sĩ đời Lê, tự là Huyền Khuê, người xã Nội duệ huyện Tiên du tỉnh Bắc Ninh, đậu khoa Hoành từ năm 1431, niên hiệu Thiện thiên thứ 4 đời Lê Thái Tổ, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thị độc, Nội mật viện Phó sứ, rồi thăng tới Binh bộ Thượng thư, sang sứ Trung Hoa ba lần. Về văn học, ông làm lời cẩn ân cho cuốn Địa dư chí của Nguyễn Trãi — Tên người, tức Mạc Thiên Tích, tự là Sĩ Lân, con của Mạc Cửu, làm Đô đốc trấn Hà Tiên từ năm 1735. Ông theo giúp chúa Nguyễn Định Vương, sau thua chạy sang Xiêm la, rồi tự tử ở đó năm 1780. Lúc còn ở Hà Tiên, ông tụ họp văn thi gia cùng nhau xướng họa. Tác phẩm chữ Hán có Hà Tiên thập vịnh .

Từ ghép 1

shī ㄕ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhiều, đông đúc
2. sư (gồm 2500 lính)
3. thầy giáo
4. sư sãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đô ấp, đô thành (chỗ to rộng, đông người). ◎ Như: "kinh sư" chỗ đô hội trong nước.
2. (Danh) Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một "sư".
3. (Danh) Quân đội. ◎ Như: "xuất sư" xuất quân. ◇ Lí Hoa : "Toàn sư nhi hoàn" (Điếu cổ chiến trường văn ) Toàn quân trở về.
4. (Danh) Thầy, thầy giáo. ◎ Như: "giáo sư" thầy dạy, "đạo sư" bậc thầy hướng dẫn theo đường chính. ◇ Luận Ngữ : "Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên" , (Thuật nhi ) Ba người (cùng) đi, tất có người (có thể) làm thầy ta.
5. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "vạn thế sư biểu" tấm gương muôn đời, "tiền sự bất vong, hậu sự chi sư" , việc trước không quên, (là) tấm gương cho việc sau (nhớ chuyện xưa để làm gương về sau).
6. (Danh) Tiếng tôn xưng nhà tu hành, đạo sĩ. ◎ Như: "pháp sư" , "thiền sư" .
7. (Danh) Chuyên gia, nhà chuyên môn (sở trường về một ngành nghề). ◎ Như: "họa sư" thầy vẽ, "luật sư" trạng sư.
8. (Danh) Người trùm. ◎ Như: "bốc sư" quan trùm về việc bói, "nhạc sư" quan trùm coi về âm nhạc.
9. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch, trên là "Khôn" , dưới là "Khảm" .
10. (Danh) Họ "Sư".
11. (Động) Bắt chước, noi theo. ◎ Như: "hỗ tương sư pháp" bắt chước lẫn nhau. ◇ Sử Kí : "Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều, đông đúc, như chỗ đô hội trong nước gọi là kinh sư nghĩa là chỗ to rộng và đông người.
② Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một sư.
③ Dạy người ta học về đạo đức học vấn gọi là sư. Như sư phạm giáo khoa khóa dạy đạo làm thầy.
④ Có một cái sở trường về một nghề gì cũng gọi là sư, như họa sư , thầy vẽ.
⑤ Bắt chước, như hỗ tương sư pháp đắp đổi cùng bắt chước.
⑥ Người trùm, như bốc sư quan trùm về việc bói, nhạc sư quan trùm coi về âm nhạc, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thầy dạy, thầy giáo: Thầy giáo và học sinh, thầy trò; Trọng thầy mến trò;
② (Ngr) Gương mẫu: Làm gương, tấm gương;
③ Sư, thợ, nhà (chỉ chung những người có nghề chuyên môn): Thợ vẽ; Kĩ sư, công trình sư; Thợ cắt tóc; Nhà thiết kế;
④ Học, bắt chước, noi theo: Bắt chước lẫn nhau;
⑤ Về quân sự: Tuyên thề; Xuất quân;
⑥ Sư đoàn: Chính ủy sư đoàn; Sư đoàn xe tăng;
⑦ [Shi] (Họ) Sư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị quân đội lớn thời cổ. Một Sư gồm 5 Lữ — Tên một đơn vị quân độ lớn trong chế độ binh bị ngày nay, tức Sư đoàn, gồm nhiều Trung đoàn — Chỉ chung quân đội. Td: Xuất sư ( đem quân ra trận ) — Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Khảm, trên quẻ Khôn, chỉ về sự đông đảo — Ông thầy dạy học. Td: Giáo sư — Bắt chước người khác. Học theo người khác — Vị tăng. Ông thầy chùa. Ca dao có câu: » Ba cô đội gạo lên chùa, một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư « — Người đầu tiên sáng lập ra một nghề. Td: Tổ sư, Tiên sư — Người giỏi về một ngành hoạt động nào. Td: Luật sư, Kĩ sư — Gọi tắt của Sư tử. Td: Mãnh sư ( con sư tử mạnh mẽ ). Dùng như chữ Sư .

Từ ghép 71

ân sư 恩師bách thế sư 百世師bái sư 拜師bản sư 本師bính sư 餅師bộ sư 步師bốc sư 卜師chu sư 舟師công trình sư 工程師danh sư 名師dược sư 藥師đại sư 大師đạo sư 道師gia sư 家師giảng sư 講師giáo sư 教師hải sư 海師hành sư 行師họa sư 畫師hưng sư 興師hương sư 鄉師khất sư 乞師kĩ sư 技師kiếm sư 劍師kinh sư 京師lão sư 老師luật sư 律師nghiêm sư 嚴師nhạc sư 樂師pháp sư 法師phiêu sư 鏢師quân sư 軍師quân sư phụ 君師父quốc sư 國師quyền sư 拳師sĩ sư 士師suất sư 帥師sư cổ 師古sư cô 師姑sư đệ 師第sư đồ 師徒sư hình 師型sư huynh 師兄sư hữu 師友sư mẫu 師母sư phạm 師範sư phạm học hiệu 師範學校sư phạm khoa 師範科sư phó 師傅sư phụ 師父sư sinh 師生sư sự 師事sư thụ 師授sư thừa 師承sư truyền 師傳sư trưởng 師長tàm sư 蠶師tế sư 祭師thái sư 太師thệ sư 誓師thiền sư 禪師thủy sư 水師tiên sư 先師tổ sư 祖師tôn sư 尊師trạng sư 狀師trù sư 廚師ưng sư 鷹師vương sư 王師xuất sư 出師y sư 醫師

Từ điển trích dẫn

1. Bờ cõi, đất đai, quốc giới, địa giới. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tích Thiền Vu lũ xâm cương giới, Hán thiên tử hứa dĩ công chủ hòa thân" , (Đệ tứ thập tứ hồi) Ngày xưa chúa rợ Hung Nô hay xâm lấn bờ cõi, thiên tử nhà Hán còn phải hứa gả công chúa cho nó, để cầu thân. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Khoái Công đích công tử Khoái Kính Cộng dữ hào hộ Tra gia tranh phần địa cương giới, nhượng mạ liễu nhất tràng" , (Lão môn sanh tam thế báo ân ).
2. Phiếm chỉ giới hạn, phạm vi. ◇ Lục Du : "Bình sanh hỉ đăng cao, Túy nhãn vô cương giới" , (Vũ trung đăng An Phúc tự tháp ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ cõi đất đai — Giới hạn.

kinh tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

kinh tế

Từ điển trích dẫn

1. Kinh thế tế dân: trị đời giúp dân. ◇ Tấn Thư : "Túc hạ trầm thức yêm trường, tư tông thông luyện, khởi nhi minh chi, túc dĩ kinh tế" , , , (Ân Hạo truyện ).
2. Tài cán trị nước. ◇ Lão tàn du kí : "Thính thuyết Bổ Tàn tiên sanh học vấn kinh tế đô xuất chúng đích ngận" (Đệ tam hồi).
3. Dùng ít nhân lực, vật lực hoặc thời gian mà thu được hiệu quả lớn. ◎ Như: "tố sự hợp hồ kinh tế nguyên tắc" .
4. Chỉ tài lực, vật lực. ◇ Lỗ Tấn : "Yếu khai thủy phó ấn liễu, cộng nhị thập tứ phúc, nhân kinh tế quan hệ, chỉ năng ấn bách nhị thập bổn" , , , (Thư tín tập , Trí hà bạch đào ).
5. Kinh tế học (tiếng Anh "economy"): (1) Chỉ mọi hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu thụ... các thứ tiền bạc và hóa vật, nhằm thỏa mãn những nhu cầu trong xã hội. (2) Thông thường chỉ quan hệ sản xuất của toàn dân một nước. (3) Hoặc chỉ trạng huống thu chi (thu nhập và chi tiêu) của cá nhân hoặc quốc gia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói tắt của từ ngữ Kinh bang tế thế ( trị nước giúp đời ), nhiệm vụ của nhà Nho. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Phải hăm hở ra tài kinh tế « — Ngày nay dùng để chỉ ngành hoạt động nhằm sản xuất, phân phối và cung cấp các vật dụng cho đời sống con người ( Economy ) — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là tiết kiệm, rẻ tiền.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.