服 - phục
不服 bất phục

bất phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không phục, không tuân theo, không nghe theo

Từ điển trích dẫn

1. Không chịu theo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dĩ thừa tướng thiên uy, hà sở bất phục?" , (Đệ tam thập tam hồi) Oai thừa tướng như trời, đâu mà chẳng chịu theo?
2. Không thích ứng. ◎ Như: "bất phục thủy thổ" không hợp khí hậu đất đai.

▸ Từng từ:
佩服 bội phục

bội phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phục mãi, nhớ mãi không quên

Từ điển trích dẫn

1. Đeo, mang. ◇ Vương Sung : "Hữu bảo ngọc ư thị, tục nhân đầu chi, Biện Hòa bội phục, thục thị thục phi, khả tín giả thùy" , , , , (Luận hành , Tự kỉ ) Có ngọc quý ở đó, người thường vứt đi, Biện Hòa lấy đeo. Ai đúng ai sai? Có thể tin ai?
2. Ghi nhớ, ghi khắc. ◇ Chu Hi : "Thử thành chí luận, bội phục bất cảm vong dã" , (Đáp Lữ Bá Cung thư ).
3. Thuận theo, tuân tuần. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Thượng vọng tứ dĩ nhất ngôn, sử chung thân tri sở bội phục" , 使 (Quyển nhất nhất tứ).
4. Kính ngưỡng, khâm phục. ☆ Tương tự: "kính bội" , "tín phục" , "chiết phục" . ★ Tương phản: "khinh thị" . ◇ Nguyễn Du : "Thiên cổ văn chương thiên cổ si, Bình sinh bội phục vị thường li" , (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ ) Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời, Bình sinh kính phục không lúc nào ngớt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui lòng mà theo, không bao giờ quên.

▸ Từng từ:
便服 tiện phục

tiện phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trang phục thường ngày

Từ điển trích dẫn

1. Quần áo mặc thường ngày. § Khác với "lễ phục" , "chế phục" . ☆ Tương tự: "tiện trang" 便, "tiện y" 便.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo mặc trong nhà.

▸ Từng từ: 便
信服 tín phục

tín phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thuyết phục, làm cho tin

Từ điển trích dẫn

1. Tín nhiệm và bội phục. ☆ Tương tự: "bội phục" , "chiết phục" . ★ Tương phản: "bất phục" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tin và quý mến, đề cao.

▸ Từng từ:
儀服 nghi phục

Từ điển trích dẫn

1. Lễ phục. ◇ Hậu Hán Thư : "Hán chế, hoàng nữ giai phong Huyện công chủ, nghi phục đồng liệt hầu" , , (Hoàng hậu kỉ phụ hoàng nữ truyện tự ) Phép nhà Hán, con gái vua đều được phong là Huyện công chúa (lấy tên huyện làm tước phong), lễ phục như tước Hầu (phong cho các công thần).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo mặc trong buổi lễ. Cũng như Lễ phục.

▸ Từng từ:
克服 khắc phục

khắc phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khắc phục, vượt qua khó khăn

Từ điển trích dẫn

1. Thu phục. ◇ Ba Kim : "Ngã cấp nhĩ đái lai hảo tiêu tức: Độc San khắc phục liễu" : (Hàn dạ , Thập bát).
2. Chiến thắng, chế phục. ◎ Như: "giá kiện sự bất quản hữu đa khốn nan, ngã môn đô yếu tưởng biện pháp khắc phục" , .
3. Kiềm chế. ◇ Hồng Thâm : "Thụy Phương dã tự tri bất đối, nỗ lực khắc phục tự kỉ, thức can nhãn lệ" , , (Kiếp hậu đào hoa , Ngũ tứ ) Thụy Phương cũng tự biết mình không đúng, gắng sức tự kiềm chế, lau khô nước mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thắng được và bắt phải theo mình.

▸ Từng từ:
冕服 miện phục

Từ điển trích dẫn

1. Lễ phục của đại phu thời xưa. ◇ Thượng Thư : "Y Doãn dĩ miện phục phụng tự vương quy ư Bạc" (Thái Giáp ) Y Doãn (quan đại phu) mặc lễ phục phụng mệnh vua kế vị về đất Bạc (kinh đô nhà Thang).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mũ và áo của vua quan, dùng trong dip lễ.

▸ Từng từ:
凶服 hung phục

Từ điển trích dẫn

1. Quần áo tang, tang phục. ◇ Luận Ngữ : "Hung phục giả thức chi" (Hương đảng ) Thấy người mặc đồ tang, thì cúi đầu, dựa vào đòn xe để tỏ lòng tôn kính.
2. Quần áo giáp, mặc khi có thể gặp nguy hiểm. Có thuyết cho là quần áo của bọn hung ác mặc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo tang.

▸ Từng từ:
初服 sơ phục

Từ điển trích dẫn

1. Bắt đầu làm việc gì. ◇ Thư Kinh : "Tri kim ngã sơ phục" (Triệu cáo ) Biết nay ta vừa mới chấp chính.
2. Quần áo mặc lúc chưa làm quan. ◇ Lưu Trường Khanh : "Tri quân hỉ sơ phục, Chỉ ái thử thân nhàn" , (Tống Tiết Thừa Củ trật mãn bắc du 滿).
3. Chỉ quần áo người thường tục. § Nói tương đối với "tăng y" (Phật giáo).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo mặt lúc đầu, lúc chưa ra làm quan — Chỉ cái chí khí lúc còn hàn vi.

▸ Từng từ:
制服 chế phục

chế phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồng phục

Từ điển trích dẫn

1. Quy định dạng thức phục sức theo địa vị cao thấp trong xã hội (ngày xưa). ◇ Quản Tử : "Độ tước nhi chế phục, lượng lộc nhi dụng tài" , 祿 (Lập chánh ).
2. Quần áo quy định theo một dạng thức nhất định, tức đồng phục (quân nhân, học sinh...). ◇ Lão Xá : "Lưỡng cá xuyên chế phục đích thị tuần cảnh" 穿 (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Hai người mặc đồng phục chính là cảnh sát.
3. Tang phục.
4. Khuất phục người khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo đồng loại, theo một kiểu nhất định, tức Đồng phục — Quần áo để tang cha mẹ — Dùng sức ép buộc người khác phải nghe theo mình.

▸ Từng từ:
反服 phản phục

Từ điển trích dẫn

1. Bậc tôn trưởng để tang người thân thuộc còn ít tuổi hoặc ở bậc dưới.
2. Cởi quân phục mặc thường phục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người trên để tang cho kẻ dưới.

▸ Từng từ:
吉服 cát phục

Từ điển trích dẫn

1. Quần áo tốt lành, tức quần áo thường ngày, được mặc lại khi hết tang (vì quần áo tang gọi là "hung phục" ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo tốt lành, tức quần áo thường ngày, được mặc lại khi hết tang ( vì quần áo tang gọi là Hung phục ).

▸ Từng từ:
品服 phẩm phục

Từ điển trích dẫn

1. Quần áo của quan lại, màu sắc, dạng thức khác nhau để phân biệt thứ bậc cao thấp. ◇ Tân Đường Thư : "Mỗi triều hội, chu tử mãn đình, nhi thiểu y lục giả; phẩm phục đại lạm, nhân bất dĩ vi quý" , 滿, ; , (Trịnh Khánh Dư truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo của các quan, phân biệt thứ bậc cao thấp đã định.

▸ Từng từ:
喪服 tang phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo mặc trong việc ma chay và thời gian tưởng nhớ người chết.

▸ Từng từ:
壓服 áp phục

Từ điển trích dẫn

1. Bị ép phải phục tòng; dùng cường quyền uy thế trấn áp bắt người khác phải khuất phục. § Cũng viết là "áp phục" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng uy lực bắt kẻ khác phải theo.

▸ Từng từ:
妾服 thiếp phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bằng lòng nghe theo.

▸ Từng từ:
孝服 hiếu phục

Từ điển trích dẫn

1. Quần áo tang. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tế tất, tức trừ khứ hiếu phục, mộc dục huân hương" , , (Đệ tam thập bát hồi) Tế xong, (nàng) bỏ áo tang ra, tắm gội xông hương.
2. Thời kì để tang. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Huống thả hiếu phục vị mãn, bồi trứ lão thái thái ngoan nhất dạ hoàn bãi liễu, khởi hữu tự khứ đoàn viên chi lí" 滿, , (Đệ thất thập lục hồi) Huống chi lại đương có tang (thời kì để tang chưa xong), ở đây hầu cụ suốt đêm, có lẽ nào lại tự bỏ đi sum họp (vợ chồng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo tang.

▸ Từng từ:
官服 quan phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo của người làm việc triều đình. Quần áo của quan.

▸ Từng từ:
屈服 khuất phục

khuất phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khuất phục, đầu hàng, từ bỏ, quy phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi mình mà theo người khác — Bắt người khác phải chịu theo mình.

▸ Từng từ:
常服 thường phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo mặc hàng ngày.

▸ Từng từ:
平服 bình phục

bình phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bình phục, phục hồi

▸ Từng từ:
征服 chinh phục

chinh phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chinh phục, chế ngự, đánh bại

Từ điển trích dẫn

1. Dùng võ lực bắt nước khác hoặc dân tộc khác phải khuất phục.
2. Tăng thêm ảnh hưởng hoặc vận dụng thế lực, thủ đoạn làm cho đối phương quy phục, thuận theo.
3. Y phục của tướng sĩ xuất chinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem binh đánh nước khác, bắt phải lệ thuộc nước mình.

▸ Từng từ:
心服 tâm phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật lòng kính trọng vâng theo — Lấy tấm lòng cao cả mà khiến người khác kính trọng vâng theo.

▸ Từng từ:
悅服 duyệt phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui lòng mà theo.

▸ Từng từ:
愛服 ái phục

Từ điển trích dẫn

1. Thương yêu thuận phục. ◇ Đào Hoằng Cảnh : "Thần tâm bổn tự kính trọng, kim giả di tăng ái phục" , (Dữ Vũ Đế luận thư khải ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yêu mến và thuận theo.

▸ Từng từ:
感服 cảm phục

Từ điển trích dẫn

1. Làm cho người cảm động mà thuận phục. ◇ Tần Quan : "Vương giả sở dĩ cảm phục thiên hạ giả, huệ dữ uy dã" , (Đạo tặc sách thượng ).
2. Cảm động, bội phục. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tương Vân thính liễu, tâm trung tự thị cảm phục, cực tán tha tưởng đắc chu đáo" , , (Đệ tam thập thất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rung động trong lòng mà xin theo — Ta còn hiểu là kính trọng tài ba đức độ.

▸ Từng từ:
懾服 nhiếp phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi mà theo.

▸ Từng từ:
戎服 nhung phục

Từ điển trích dẫn

1. Quần áo quân đội. Cũng chỉ mặc quân phục. ☆ Tương tự: "nhung y" . ◇ Chu Tử ngữ loại : "Tùy Dương Đế du hạnh, lệnh quần thần  giai dĩ nhung phục tòng" , (Quyển cửu nhất). ◇ Tử Hư Tử : "Đàm Diên Khải nhung phục xuất tọa đại đường, trảm Vạn Phu Hùng đẳng tứ nhân ư án hạ" , (Tương sự kí , Quân sự thiên ngũ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo mặc khi ra trận.

▸ Từng từ:
拜服 bái phục

Từ điển trích dẫn

1. Kính phục, bội phục. ◇ Văn minh tiểu sử : "Dĩ kinh bái phục đáo địa, như hà hoàn cảm Ban môn lộng phủ?" , (Đệ tứ thập hồi) Đã thường bội phục sát đất, làm sao mà dám múa rìu qua mắt thợ?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chịu theo người khác, lệ thuộc vào người khác — Ta hiểu theo nghĩa kính trọng và khen ngợi sự tài giỏi của người khác.

▸ Từng từ:
推服 suy phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính nể quý trọng người tài đức như: Khâm phục, Bội phục.

▸ Từng từ:
敬服 kính phục

kính phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kính phục, khâm phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho là giỏi và coi trọng.

▸ Từng từ:
服事 phục sự

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm việc — Làm việc cho người khác. Cũng như Phụng sự.

▸ Từng từ:
服从 phục tòng

phục tòng

giản thể

Từ điển phổ thông

tuân theo, làm theo, tuân lệnh

▸ Từng từ:
服刑 phục hình

phục hình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tuân án, thi hành án, chịu án

▸ Từng từ:
服制 phục chế

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luật lệ về các loại quần áo tang, dùng trong các trường hợp để tang khác nhau, tùy theo thân sơ.

▸ Từng từ:
服务 phục vụ

phục vụ

giản thể

Từ điển phổ thông

phục vụ, phụng sự, hầu hạ

▸ Từng từ:
服務 phục vụ

phục vụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

phục vụ, phụng sự, hầu hạ

Từ điển trích dẫn

1. Làm chức việc của mình phải làm. ◎ Như: "trách nhậm tại thân, tự đương phục vụ" , .
2. Nhậm chức. ◎ Như: "tha phục vụ ư chánh phủ cơ quan" .
3. Làm việc ích lợi cho xã hội hay cho người khác. ◎ Như: "nhân sanh đương dĩ phục vụ vi mục đích" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm việc trong phần việc của mình.

▸ Từng từ:
服勞 phục lao

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm việc mệt nhọc.

▸ Từng từ:
服善 phục thiện

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghe theo điều tốt, điều phải.

▸ Từng từ:
服喪 phục tang

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặc quần áo đặc biệt để tỏ lòng thương nhớ người chết. Mặc đồ tang.

▸ Từng từ:
服完 phục hoàn

phục hoàn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hoàn thành án, mãn án, thực hiện xong bản án

▸ Từng từ:
服式 phục thức

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kiểu quần áo.

▸ Từng từ:
服役 phục dịch

phục dịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phục dịch, phục vụ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm việc nặng nhọc — Ta còn hiểu là làm việc nặng nhọc, hầu hạ người khác.

▸ Từng từ:
服從 phục tòng

phục tòng

phồn thể

Từ điển phổ thông

tuân theo, làm theo, tuân lệnh

phục tùng

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chịu nghe theo, tin theo, làm theo. » Ngạnh cường chẳng khứng phục tùng « ( Hạnh Thục ca ).

▸ Từng từ:
服御 phục ngự

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo xe cộ.

▸ Từng từ:
服毒 phục độc

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uống thuốc độc — Đầu độc.

▸ Từng từ:
服法 phục pháp

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách uống thuốc ( cách dùng thuốc ).

▸ Từng từ:
服物 phục vật

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo và đồ dùng.

▸ Từng từ:
服用 phục dụng

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo và các đồ dùng hằng ngày.

▸ Từng từ:
服義 phục nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm theo điều phải.

▸ Từng từ:
服色 phục sắc

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu sắc của quần áo.

▸ Từng từ:
服藥 phục dược

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uống thuốc.

▸ Từng từ:
服装 phục trang

phục trang

giản thể

Từ điển phổ thông

trang phục, quần áo

▸ Từng từ:
服裝 phục trang

phục trang

phồn thể

Từ điển phổ thông

trang phục, quần áo

▸ Từng từ:
服酒 phục tửu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uống rượu — Đổ rượu cho người khác uống thật say.

▸ Từng từ:
服食 phục thực

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ mặc và đồ ăn. Quần áo và thực phẩm.

▸ Từng từ:
服飾 phục sức

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo mặc vào người và các đồ đeo trên người cho đẹp — Chỉ chung sự ăn mặc.

▸ Từng từ:
朝服 triều phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quầo áo của quan khi mặc vào chầu vua họp bàn việc nước.

▸ Từng từ:
欽服 khâm phục

Từ điển trích dẫn

1. Kính trọng bội phục. ◇ Thủy hử truyện : "Na áp lao tiết cấp, cấm tử, đô tri La chân nhân, đạo đức thanh cao, thùy bất khâm phục" , , , , (Đệ ngũ thập tam hồi) Tất cả các viên tiết cấp nhà lao, ngục tốt, đều biết La chân nhân có đạo đức thanh cao, ai mà không kính trọng bội phục.
2. Sáo ngữ đặt cuối chiếu văn của hoàng đế. Ý nói cẩn thận phục sự. ◇ Vương An Thạch : "Giản tại triều đình, hội khóa tiến quan, vãng kì khâm phục" , , (Hoài nam chuyển vận phó sứ trương cảnh hiến khả kim bộ lang trung chế 使).
3. Tên quần áo. ◇ Bách dụ kinh : "Kim khả thoát nhữ thô hạt y trứ ư hỏa trung, ư thử thiêu xứ, đương sử nhữ đắc thượng diệu khâm phục" , , 使 (Bần nhân thiêu thô hạt y dụ ) Bây giờ hãy đem cái áo vải xấu của anh bỏ vào lửa đốt đi, áo vải cháy rồi, anh sẽ có quần áo đẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính trọng và chịu là hay là giỏi.

▸ Từng từ:
歐服 âu phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo của người Âu châu — Cũng có nghĩa quần áo may cắt theo kiểu của người Âu châu.

▸ Từng từ:
歸服 quy phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vâng chịu mà nghe theo.

▸ Từng từ:
法服 pháp phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo do luật lệ quy định— Áo của các vị tăng.

▸ Từng từ:
滿服 mãn phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết thời kì để tang. Hết tang.

▸ Từng từ: 滿
祭服 tế phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo mặc để cúng vái.

▸ Từng từ:
禮服 lễ phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo dành riêng để mặc trong các dịp hội hè cúng tế.

▸ Từng từ:
章服 chương phục

Từ điển trích dẫn

1. Một loại quần áo cho phạm nhân mặc, dùng để làm dấu hiệu tùy theo tội hình.
2. Một loại lễ phục ngày xưa. Trên có đồ án, dùng để phân biệt cấp bậc. ☆ Tương tự: "chế phục" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo mặc ngày lễ. Như lễ phục.

▸ Từng từ:
素服 tố phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo trắng toát — Quần áo tang.

▸ Từng từ:
臣服 thần phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xin theo làm bề tôi.

▸ Từng từ:
舒服 thư phục

thư phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoan khoái

Từ điển trích dẫn

1. Thoải mái, dễ chịu (nói về thân thể hoặc tinh thần). ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Nhĩ lão nhân gia kí một cật phạn, thử khắc vi thập ma bất cật ni? Bất thị thân thượng bất đại thư phục nha!" , ? (Đệ nhị nhất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khoẻ khoắn vui vẻ trong người.

▸ Từng từ:
色服 sắc phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo có màu, nhiều màu — Nay còn hiểu là quần áo riêng của một đoàn thể, mà kiểu và màu thống nhất. Như Đồng phục.

▸ Từng từ:
衣服 y phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung quần áo và các đồ mặc trên người.

▸ Từng từ:
袞服 cổn phục

Từ điển trích dẫn

1. Lễ phục ngày xưa. ☆ Tương tự: "long phục" .
2. Tam Công. Thời xưa vua ban "cổn phục" cho quan thượng công, nên gọi Tam Công là "cổn phục" .

▸ Từng từ:
被服 bị phục

Từ điển trích dẫn

1. Quần áo, chăn mền, giày dép... (các thứ dùng để mang mặc). ◇ Chu Nhi Phục : "Tiên bả bệnh nhân bị phục, chẩm đầu, tẩy tịnh tiêu độc" , , (Nặc Nhĩ Man , Bạch cầu ân đoạn phiến , Bát ).
2. Cảm hóa. ◇ Lục Giả : "Dân bất phạt nhi úy tội, bất thưởng nhi hoan duyệt, tiệm tí ư đạo đức, bị phục ư trung hòa chi sở trí dã" , , , (Tân ngữ , Vô vi ).
3. Tín phụng, tự thân thật hành. ◇ Hán Thư : "Tu lễ nhạc, bị phục nho thuật" , (Hà Gian Hiến Vương truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặc quần áo. Tự rước vào mình. Điều mình phải chịu.

▸ Từng từ:
裝服 trang phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung quần áo và các vật đeo trên người cho đẹp.

▸ Từng từ:
要服 yếu phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một kiểu quần áo trong năm kiểu quần áo ( Ngũ phục ) thời cổ, tức kiểu quần áo nhà quê, hoặc quần áo của người thiểu số.

▸ Từng từ:
讌服 yến phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo để mặc đi uống rượu với bạn bè. Chỉ quần áo hàng ngày. Cũng như: Thường phục.

▸ Từng từ:
車服 xa phục

Từ điển trích dẫn

1. Các thứ xe có trang hoàng phục sức. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dụng thiên tử xa phục loan nghi, xuất cảnh nhập tất" , (Đệ lục bát hồi) (Tào Tháo đi đâu cũng) dùng xa giá nghi vệ của thiên tử, khi ra quân đóng hàng cảnh, khi vào quân đóng hàng tất.
2. Ngày xưa thiên tử thường lấy ngựa xe phục sức ban cho các chư hầu bề tôi, gọi là "xa phục" . Sau cũng phiếm chỉ ban thưởng. ◇ Hàn Dũ : "Xa phục bất duy, đao cứ bất gia, lí loạn bất tri, truất trắc bất văn" , , , (Tống Lí Nguyện quy Bàn Cốc tự ).

▸ Từng từ:
軍服 quân phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quần áo riêng dành cho binh đội.

▸ Từng từ:
降服 hàng phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chịu thua mà xin theo.

▸ Từng từ:
除服 trừ phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ quần áo tang. Hết tang.

▸ Từng từ:
震服 chấn phục

Từ điển trích dẫn

1. Sợ hãi oai phong mà chịu khuất phục. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hào lệnh tam quân: Như hữu hạ hương sát nhân gia kê khuyển giả, như sát nhân chi tội. Ư thị quân dân chấn phục" : , . (Đệ tam thập nhất hồi) Truyền hiệu lệnh trong ba quân rằng: Ai dám vào làng giết gà chó nhà người ta, phải tội cũng như giết người. Bởi thế, quân dân đều sợ hãi chịu khuất phục.

▸ Từng từ:
首服 thú phục

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận tội và xin chịu nghe theo. Đoạn trường tân thanh : » Hết lời thú phục khẩn cầu «.

▸ Từng từ: