xuẩn
chǔn ㄔㄨㄣˇ

xuẩn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngọ nguậy
2. con sâu
3. ngu, ngốc, đần độn
4. vụng về, chậm chạp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sâu bọ ngọ nguậy.
2. (Tính) Ngu si, ngu ngốc, ngờ nghệch. ◎ Như: "ngu xuẩn" dốt nát đần độn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thuyết nhĩ tính linh, khước hựu như thử chất xuẩn" , (Đệ nhất hồi) Ngươi bảo ngươi có tính linh, sao lại dại dột ngu dốt thế?
3. (Tính) Vụng về, cục mịch. ◇ Cao An Đạo : "Xuẩn thân khu tự thủy ngưu" (Tiếu biến ) Thân mình cục mịch vụng về như con trâu.
4. (Tính) Vô lễ, không nhún thuận. ◇ Thi Kinh : "Xuẩn nhĩ Kinh Man, Đại bang vi thù" , (Tiểu nhã , Thải khỉ ) Rợ Man Kinh Châu chúng bay vô lễ không nhún thuận, Lấy nước lớn làm kẻ thù.
5. (Động) "Xuẩn động" : (1) (Sâu bọ) ngọ nguậy. (2) (Kẻ xấu) làm bậy, quấy phá.

Từ điển Thiều Chửu

① Con sâu ngọ nguậy. Vì thế nên người hay vật không yên tĩnh gọi là xuẩn động , kẻ ngu si không biết gì cũng gọi là xuẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Con sâu) ngọ nguậy;
② Ngu, ngốc, ngu xuẩn, đần độn: Ngu xuẩn;
③ Vụng, vụng về, chậm chạp. 【xuẩn bản [chưnbèn] Vụng về, chậm chạp, ngốc nghếch, ngu dại, đần độn: Chiếc xe bò chậm chạp; Kẻ ngu dốt;
④ (văn) 【xuẩn động [chưndòng] a. (Sâu bọ) bò lúc nhúc; b. (Kẻ địch hoặc kẻ xấu) gây rối loạn, phá rối, quấy nhiễu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sâu bọ thật đông, thật nhiều — Dáng cử động lúc nhúc — Vẻ nhỏ bé — Ngu đần. Bậy bạ dốt nát. Td: Ngu xuẩn.

Từ ghép 5

vật
wù ㄨˋ

vật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con vật
2. đồ vật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ chung người, sự việc, các loài trong trời đất. ◎ Như: "thiên sanh vạn vật" trời sinh ra muôn vật.
2. (Danh) Người khác, sự việc, cảnh giới bên ngoài (đối với bản ngã). ◇ Phạm Trọng Yêm : "Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn.
3. (Danh) Nội dung, thực chất. ◎ Như: "hữu vật hữu tắc" mỗi sự vật có phép tắc riêng, "không đỗng vô vật" trống rỗng, không có nội dung gì.
4. (Danh) Riêng chỉ người. ◎ Như: "vật nghị" lời bàn tán, bình phẩm của quần chúng, người đời. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ dĩ hình tích quỷ dị, lự hãi vật thính, cầu tức bá thiên" , , (Thanh Nga ) Cô gái vì hành trạng lạ lùng, lo ngại người ta bàn tán, liền xin dọn nhà đi nơi khác.
5. (Động) Tìm, cầu. ◎ Như: "vật sắc" dò la, tìm tòi. ◇ Phù sanh lục kí : "Thiến môi vật sắc, đắc Diêu thị nữ" , (Khảm kha kí sầu ) Nhờ mai mối dò la, tìm được một người con gái nhà họ Diêu.
6. (Động) Chọn lựa. ◇ Tả truyện : "Vật thổ phương, nghị viễn nhĩ" , (Chiêu Công tam thập nhị niên ) Chọn đất đai phương hướng, bàn định xa gần.

Từ điển Thiều Chửu

① Các loài sinh ở trong trời đất đều gọi là vật cả. Thông thường chia ra ba loài: (1) Ðộng vật giống động vật, (2) Thực vật giống thực vật, (3) Khoáng vật vật mỏ, v.v.
② Sự vật, như hữu vật hữu tắc một vật có một phép riêng.
Vật sắc dò la tìm tòi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ, vật, đồ vật, sự vật, của cải: Của công; Sự vật mới; Mỗi sự vật đều có phép tắc riêng;
② Người ta, thế gian: Xử thế, cư xử, ăn nói;
③ 【vật sắc [wùsè] Tìm kiếm người nào dựa theo những vật mà người ấy dùng. (Ngr) Tìm kiếm, tìm hiểu, thăm dò, tìm tòi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung mọi thứ mọi loài. Td: Động vật. Sinh vật — Đồ đạc. Đoạn trường tân thanh : » Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung «.

Từ ghép 99

a đổ vật 阿堵物ái vật 愛物anh vật 英物ẩn hoa thực vật 隱花植物ân vật 恩物bác vật 博物bác vật học 博物學bác vật quán 博物館bác vật quán 博物馆bạc vật tế cố 薄物細故bác vật viện 博物院bái vật 拜物bái vật giáo 拜物教bảo vật 宝物bảo vật 寶物bôi trung vật 杯中物cách vật 格物cách vật trí tri 格物致知cải vật 改物cảnh vật 景物cổ vật 古物cống vật 貢物cức bì động vật 棘皮動物dị vật 異物duy vật 唯物duy vật luận 唯物論dương vật 陽物đại nhân vật 大人物điển vật 典物độc vật 毒物động vật 动物động vật 動物hóa vật 貨物khoáng vật 鑛物lễ vật 禮物linh vật 靈物mao vật 毛物mỗ vật 某物ngạo vật 傲物ngoại vật 外物nhân vật 人物phẩm vật 品物phế vật 废物phế vật 廢物phong vật 風物phục vật 服物phương vật 方物quái vật 怪物quý vật 貴物sản vật 產物sinh vật 生物sinh vật học 生物學súc vật 畜物sủng vật 宠物sủng vật 寵物sự vật 事物tác vật 作物tang vật 贓物tạo vật 造物tể vật 宰物thông vật 通物thú vật 獸物thực vật 植物thực vật 食物tín vật 信物uế vật 穢物vạn vật 萬物văn vật 文物vật cạnh 物競vật chất 物質vật chủ 物主vật chủng 物種vật dục 物慾vật dụng 物用vật giá 物價vật giới 物界vật hình 物形vật hóa 物化vật hoán 物換vật hoán tinh di 物换星移vật hoán tinh di 物換星移vật kiện 物件vật lí 物理vật lí học 物理學vật liệu 物料vật lụy 物累vật lực 物力vật ngoại 物外vật phẩm 物品vật sản 物產vật sắc 物色vật thể 物體vật tính 物性vi sinh vật 微生物viễn vật 遠物vật 無物vưu vật 尤物xuẩn vật 蠢物yêu vật 妖物

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng để mắng nhiếc người ngu ngốc.
linh
líng ㄌㄧㄥˊ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tinh nhanh
2. linh hồn, tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cô đồng cốt ("nữ vu" ) thờ cúng thần. ◇ Khuất Nguyên : "Linh yển kiển hề giảo phục, Phương phỉ phỉ hề mãn đường" , 滿 (Cửu ca , Đông hoàng thái nhất ) Bà đồng cốt cao kiêu hề mặc quần áo đẹp, Hương thơm phức hề khắp nhà.
2. (Danh) quỷ thần. ◎ Như: "bách linh" trăm thần, "sơn linh" thần núi.
3. (Danh) Hồn phách. ◎ Như: "linh hồn" hồn phách.
4. (Danh) Tinh thần con người.
5. (Danh) Bậc tinh anh có khả năng cao cả nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy nhân, vạn vật chi linh" , (Thái thệ thượng ) Chỉ người là bậc tinh anh trên hết muôn loài.
6. (Danh) Người chết. ◎ Như: "thiết linh" đặt bài vị thờ người chết.
7. (Danh) Tiếng gọi tắt của "linh cữu" quan tài. ◎ Như: "thủ linh" túc trực bên quan tài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân, Vưu Thị tịnh Giả Dung nhưng tại tự trung thủ linh, đẳng quá bách nhật hậu, phương phù cữu hồi tịch" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Giả Trân, Vưu thị cùng Giả Dung ở lại chùa túc trực bên quan tài. Qua một trăm ngày mới rước linh cữu về nguyên quán.
8. (Danh) Họ "Linh".
9. (Động) Hiểu rõ sự lí. ◇ Trang Tử : "Đại hoặc giả chung thân bất giải, đại ngu giả chung thân bất linh" , (Thiên địa ) Kẻ mê lớn suốt đời không tỉnh ngộ, hạng đại ngu suốt đời không thông hiểu.
10. (Động) Che chở, giúp đỡ.
11. (Tính) Thần diệu, kì dị. ◎ Như: "linh vật" vật thần kì, đồ vật kì diệu.
12. (Tính) Ứng nghiệm. ◎ Như: "linh dược" thuốc hiệu nghiệm.
13. (Tính) Nhanh nhẹn, không ngu ngốc xuẩn trệ. ◎ Như: "tâm linh thủ xảo" khéo tay nhanh trí.
14. (Tính) Tốt, lành. ◇ Phan Nhạc : "Trúc mộc ống ái, linh quả sâm si" , (Nhàn cư phú ) Tre trúc cây cỏ um tùm, trái tốt lành tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần , khí tinh anh của khí âm gọi là linh , ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các vật cùng loài với nó vậy. Như người là giống linh hơn cả muôn vật, con kì lân, con phượng hoàng, con rùa, con rồng gọi là tứ linh bốn giống linh trong loài vật.
② Thần. Như bách thần gọi là bách linh , thần núi gọi là sơn linh , v.v.
③ Người chết gọi là linh, ý nói hình chất tuy nát, tinh thần thường còn vậy. Ðặt bài vị thờ kẻ chết gọi là thiết linh .
④ Uy phúc không hiện rõ gọi là linh. Như thanh linh cảm đến là ta thấy thấu ngay, hình như có cái gì soi xét bênh vực cho không cần phải dùng đến thực lực vậy.
⑤ Ứng nghiệm. Như bói toán thuốc thang mà thấy hiệu nghiệm ngay đều gọi là linh.
⑥ Linh hoạt, lanh lẹ, không ngu ngốc xuẩn trệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh nhẹn, linh hoạt, lanh lẹ, tinh, thính: Khéo tay nhanh trí; Tai rất thính;
② Tâm thần, linh hồn: Tâm thần; Anh linh;
③ (cũ) Linh thiêng, thiêng liêng: Thần linh; Thiêng quái;
④ Kì diệu, thần kì;
⑤ Thần linh, thần, yêu tinh: Các thần (trong núi);
⑥ Hiệu nghiệm, ứng nghiệm, kết quả: Thuốc hiệu nghiệm; Làm theo cách này rất có kết quả;
⑦ Linh cữu, quan tài: Túc trực bên linh cữu; Dời linh cữu; 滿 Vòng hoa đặt đầy trước linh cữu;
⑧ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thần — Phần vô hình thiêng liêng của người chết. Hồn người chết — Thiêng liêng. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thành có câu: » Niềm tôn thân dù sinh tử chớ nề, linh thời hộ Hoàng triều bể lặng sóng trong, duy vạn kỉ chửa đời ngôi bảo tộ «.

Từ ghép 44

đản
dàn ㄉㄢˋ

đản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quả trứng
2. một tộc Mán ở phương Nam (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trứng các loài chim, loài bò sát. § Tục dùng như chữ "noãn" . ◎ Như: "kê đản" trứng gà, "xà đản" trứng rắn, "hạ đản" đẻ trứng.
2. (Danh) Lượng từ: cục, viên, hòn, vật gì có hình như trái trứng. ◎ Như: "thạch đản" hòn đá, "lư phẩn đản" cục phân lừa.
3. (Danh) Tiếng để nhục mạ, khinh chê. ◎ Như: "xuẩn đản" đồ ngu xuẩn, "bổn đản" đồ ngu, "hồ đồ đản" thứ hồ đồ.
4. (Danh) § Thông "đản" .

Từ điển Thiều Chửu

① Một giống mán ở phương nam. Xem chữ .
② Tục dùng như chữ noãn trứng các loài chim.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trứng: Trứng vịt;
② Cục, hòn: Hòn đá; (Cục) cứt lừa; Hòn đất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trứng của loài chim gà. Chẳng hạn Kê đản ( trứng gà ).

Từ ghép 2

chí, chất
zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

chí

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản thể của sự vật, gốc rễ, căn bản, đặc tính. ◎ Như: "khí chất" chất hơi, "lưu chất" chất lỏng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà làm.
2. (Danh) Bẩm tính trời cho. ◎ Như: "tư chất" bẩm tính riêng.
3. (Danh) Bản tính chất phác. ◇ Luận Ngữ : "Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử" , , (Ung dã ) Chất phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử.
4. (Danh) Hình vóc, thân thể. ◇ Tào Thực : "Thống dư chất chi nhật khuy" (Mẫn chí phú ) Đau đớn trong thân ta mà ngày một suy kém.
5. (Danh) Cái đích tập bắn.
6. (Danh) Gông, một hình cụ thời xưa.
7. (Danh) Lối văn tự mua bán. ◎ Như: "chất tề" tờ hợp đồng buôn bán.
8. (Danh) Lời thề ước.
9. (Động) Hỏi, cật vấn, còn nghi ngờ nên hỏi lại. ◎ Như: "chất nghi" tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng. ◇ Liêu trai chí dị : "Ấp trung bộ dịch nghi nhi chấp chi, chất ư quan, khảo lược khốc thảm" , , (Vương Lan ) Sai dịch trong ấp nghi ngờ nên bắt giữ, cật vấn ở sở quan, khảo đánh thảm khốc.
10. (Tính) Thật thà, mộc mạc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thuyết nhĩ tính linh, khước hựu như thử chất xuẩn" , (Đệ nhất hồi) Ngươi bảo ngươi có tính linh, sao lại dại dột ngu dốt thế?
11. Một âm là "chí". (Động) Để một vật hay người làm tin. § Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm con tin gọi là "chí". ◇ Chiến quốc sách : "Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy" , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
12. (Động) Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền. ◇ Liêu trai chí dị : "Tả nang chí y" (Cát Cân ) Dốc hết túi cầm bán áo.
13. (Danh) Lễ vật để bái kiến người trên. § Thông "chí" . ◇ Sử Kí : "Nãi lệnh Trương Nghi tường khứ Tần, hậu tệ ủy chí sự Sở" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Bèn sai Trương Nghi giả vờ bỏ Tần, mang nhiều tiền của và lễ vật xin thờ nước Sở.

Từ điển Thiều Chửu

① Thể chất, cái bản thể của các vật đều gọi là chất, như khí chất chất hơi, lưu chất chất lỏng, chia rẽ vật thể ra từng bộ phận rất nhỏ gọi là chất điểm , cái chất điểm thuần một chất không lẫn cái gì gọi là nguyên chất .
② Tư chất nói về cái bẩm tính của con người.
③ Chất phác, mộc mạc.
④ Chất chính, tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng gọi là chất nghi .
⑤ Chủ, cỗi gốc.
⑥ Lối văn tự mua bán.
⑦ Tin.
⑧ Thật, chân thật.
⑨ Lời thề ước.
⑩ Cái đích tập bắn.
⑪ Một âm là chí. Cầm đợ, để một vật gì làm tin. Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm cho tin gọi là chí. Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền cũng gọi là chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chất: Chất lỏng; Vật chất; Phẩm chất; Tính chất;
② Chất lượng, phẩm chất: Coi trọng chất lượng chứ không coi trọng số lượng; Chia cấp theo chất lượng;
③ (văn) Chất phác, mộc mạc (ít văn vẻ);
④ Chất chính, chất vấn, hỏi (cho ra đúng sai): Tôi chất vấn đứa bé trai này cho đến lúc nó nói ra hết những gì nó biết;
⑤ Đối chất: Bị cáo đối chất với nguyên cáo;
⑥ Thế nợ, cầm, đợ, đưa (người) đi làm con tin, đồ (vật) gán nợ, con tin: Lấy quần áo gán nợ; Lấy vật này làm đồ gán nợ; Con tin;
⑦ (văn) Thật, chân thật;
⑧ (văn) Lời thề ước;
⑨ (văn) Cái đích tập bắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa ra, gửi lại để làm tin — Vật làm tin. Con tin. Một âm khác là Chất.

Từ ghép 4

chất

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thể chất (rắn, lỏng, khí)
2. tư chất
3. chất phác, mộc mạc
4. hỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản thể của sự vật, gốc rễ, căn bản, đặc tính. ◎ Như: "khí chất" chất hơi, "lưu chất" chất lỏng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà làm.
2. (Danh) Bẩm tính trời cho. ◎ Như: "tư chất" bẩm tính riêng.
3. (Danh) Bản tính chất phác. ◇ Luận Ngữ : "Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử" , , (Ung dã ) Chất phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử.
4. (Danh) Hình vóc, thân thể. ◇ Tào Thực : "Thống dư chất chi nhật khuy" (Mẫn chí phú ) Đau đớn trong thân ta mà ngày một suy kém.
5. (Danh) Cái đích tập bắn.
6. (Danh) Gông, một hình cụ thời xưa.
7. (Danh) Lối văn tự mua bán. ◎ Như: "chất tề" tờ hợp đồng buôn bán.
8. (Danh) Lời thề ước.
9. (Động) Hỏi, cật vấn, còn nghi ngờ nên hỏi lại. ◎ Như: "chất nghi" tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng. ◇ Liêu trai chí dị : "Ấp trung bộ dịch nghi nhi chấp chi, chất ư quan, khảo lược khốc thảm" , , (Vương Lan ) Sai dịch trong ấp nghi ngờ nên bắt giữ, cật vấn ở sở quan, khảo đánh thảm khốc.
10. (Tính) Thật thà, mộc mạc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thuyết nhĩ tính linh, khước hựu như thử chất xuẩn" , (Đệ nhất hồi) Ngươi bảo ngươi có tính linh, sao lại dại dột ngu dốt thế?
11. Một âm là "chí". (Động) Để một vật hay người làm tin. § Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm con tin gọi là "chí". ◇ Chiến quốc sách : "Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy" , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
12. (Động) Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền. ◇ Liêu trai chí dị : "Tả nang chí y" (Cát Cân ) Dốc hết túi cầm bán áo.
13. (Danh) Lễ vật để bái kiến người trên. § Thông "chí" . ◇ Sử Kí : "Nãi lệnh Trương Nghi tường khứ Tần, hậu tệ ủy chí sự Sở" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Bèn sai Trương Nghi giả vờ bỏ Tần, mang nhiều tiền của và lễ vật xin thờ nước Sở.

Từ điển Thiều Chửu

① Thể chất, cái bản thể của các vật đều gọi là chất, như khí chất chất hơi, lưu chất chất lỏng, chia rẽ vật thể ra từng bộ phận rất nhỏ gọi là chất điểm , cái chất điểm thuần một chất không lẫn cái gì gọi là nguyên chất .
② Tư chất nói về cái bẩm tính của con người.
③ Chất phác, mộc mạc.
④ Chất chính, tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng gọi là chất nghi .
⑤ Chủ, cỗi gốc.
⑥ Lối văn tự mua bán.
⑦ Tin.
⑧ Thật, chân thật.
⑨ Lời thề ước.
⑩ Cái đích tập bắn.
⑪ Một âm là chí. Cầm đợ, để một vật gì làm tin. Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm cho tin gọi là chí. Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền cũng gọi là chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chất: Chất lỏng; Vật chất; Phẩm chất; Tính chất;
② Chất lượng, phẩm chất: Coi trọng chất lượng chứ không coi trọng số lượng; Chia cấp theo chất lượng;
③ (văn) Chất phác, mộc mạc (ít văn vẻ);
④ Chất chính, chất vấn, hỏi (cho ra đúng sai): Tôi chất vấn đứa bé trai này cho đến lúc nó nói ra hết những gì nó biết;
⑤ Đối chất: Bị cáo đối chất với nguyên cáo;
⑥ Thế nợ, cầm, đợ, đưa (người) đi làm con tin, đồ (vật) gán nợ, con tin: Lấy quần áo gán nợ; Lấy vật này làm đồ gán nợ; Con tin;
⑦ (văn) Thật, chân thật;
⑧ (văn) Lời thề ước;
⑨ (văn) Cái đích tập bắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thể của vật, cái làm nên vật — Tính cách của sự vật — Thành thật, không trau chuốt giả dối — Hỏi kĩ, gạn hỏi — Phần cốt yếu, phần chính. Một âm khác là P Chí.

Từ ghép 39

tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tài năng

Từ điển phổ thông

mới, vừa mới

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Năng lực thiên phú, bẩm tính. ◇ Mạnh Tử : "Phú tuế tử đệ đa lại, hung tuế tử đệ đa bạo, phi thiên chi giáng tài nhĩ thù dã" , , (Cáo tử thượng ) Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, năm mất mùa con em phần nhiều hung tợn, chẳng phải trời phú cho bẩm tính khác nhau như thế.
2. (Danh) Khả năng, trí tuệ. ◇ Vương Sung : "Thân tài hữu cao hạ, tri vật do học, học chi nãi tri, bất vấn bất thức" , , , (Luận hành , Thật tri ) Khả năng người ta có cao có thấp, biết sự vật là nhờ ở học, học mới biết, không hỏi không hay.
3. (Danh) Người có khả năng, trí tuệ. ◎ Như: "thiên tài" người có tài năng thiên phú, "anh tài" bậc tài hoa trác việt.
4. (Danh) Tiếng gọi đùa cợt, nhạo báng người nào đó. ◎ Như: "xuẩn tài" , "nô tài" .
5. (Danh) Họ "Tài".
6. (Phó) Vừa mới. ◎ Như: "cương tài" vừa mới. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ muội muội tài thuyết" (Đệ lục thập thất hồi) Em con vừa mới nói.
7. (Phó) Thì mới. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cai thiết trác tửu tịch thỉnh thỉnh tha môn, thù thù lao phạp tài thị" , (Đệ lục thập thất hồi) Nên bày bữa tiệc thết mấy người đó, đáp trả công lao họ mới phải.
8. (Phó) Gần, mới chỉ. ◎ Như: "tha kim niên tài ngũ tuế" cháu nay mới chỉ năm tuổi.
9. (Phó) Chỉ. ◇ Đào Uyên Minh : "Sơ cực hiệp, tài thông nhân" , (Đào hoa nguyên kí ) Mới đầu (hang) rất hẹp, chỉ vừa lọt một người.
10. § Thông "tài" .
11. § Thông "tài" .
12. § Thông "tài" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tài, làm việc giỏi gọi là tài.
② Chất, như tài liệu , cũng một nghĩa như chữ tài .
③ Vừa mới, như cương tài vừa rồi, tài khả mới khá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tài: Tài đức kiêm toàn, có đức lẫn tài; Tài hèn sức mọn;
② Chất liệu (như , bộ ): Tài liệu;
③ Mới, mới vừa, mới đây (như , bộ ): Hôm qua mới đến; Trước đây nhà anh ấy nghèo, mười lăm mười sáu tuổi mới bắt đầu học văn hóa; 退 Anh ấy mới khỏi sốt đã đi làm ngay; Nếu muốn cứu dân ở vùng biên giới xa, gởi binh đi ít thì không đủ; gởi nhiều, quân ở các huyện xa vừa mới đến thì quân rợ (Hung Nô) đã bỏ đi rồi (Hán thư);
④ Mới, thì mới (biểu thị kết quả): Chăm chỉ học tập mới có thu hoạch; Có phát triển sản xuất thì mới nâng cao được mức sống của nhân dân;
⑤ Chỉ, mới chỉ: Chỉ tiêu có hai đồng thôi; ! Đứa bé này mới chỉ độ mười tuổi mà đã hiểu được khá nhiều chuyện; Mới đầu hang rất hẹp, chỉ vừa lọt một người đi qua (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí); Nhưng bản thân ông ta chết chỉ vài tháng thôi thì thiên hạ bốn bên đều tiến đánh, khiến cho tông miếu phải tuyệt diệt (Hán thư).

Từ điển Trần Văn Chánh

Vừa, mới: Vừa mới; Vừa thấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây cỏ lúc mới sinh — Vừa mới — Sự giỏi giang. Đoạn trường tân thanh có câu: » Có tài mà cậy chi tài, chữ Tài liền với chữ Tai một vần «.

Từ ghép 78

ái tài 愛才anh tài 英才bách lí tài 百里才bát đẩu tài 八斗才bất tài 不才biện tài 辯才biệt tài 別才cán tài 幹才cương tài 刚才cương tài 剛才danh tài 名才dật tài 軼才dật tài 逸才dị tài 異才dung tài 庸才đa tài 多才đa tài đa nghệ 多才多藝đại tài 大才đặc tài 特才đệ bát tài tử hoa tiên diễn âm 第八才子花箋演音hiền tài 賢才hùng tài 雄才hữu tài 有才khẩu tài 口才khinh tài 輕才kì tài 奇才kiều tài 翹才lân tài 憐才mậu tài 茂才nhân tài 人才nô tài 奴才phàm tài 凡才quán thế chi tài 冠世之才sứ tài 使才sử tài 史才tài bộ 才部tài cán 才干tài cán 才幹tài chí 才志tài chí 才識tài danh 才名tài địa 才地tài điệu 才調tài đức 才徳tài hoa 才华tài hoa 才華tài học 才学tài học 才學tài khí 才氣tài kĩ 才技tài liệu 才料tài lực 才力tài lược 才略tài mạo 才貌tài năng 才能tài nghệ 才藝tài nhân 才人tài sắc 才色tài sĩ 才士tài sơ học thiển 才疏学浅tài sơ học thiển 才疏學淺tài tình 才情tài trí 才智tài tú 才秀tài tuấn 才俊tài tử 才子tài tư 才思tài vọng 才望tài vũ 才武tam tài 三才tẩu tài 謏才thiên tài 天才toàn tài 全才tú tài 秀才vĩ tài 偉才vô tài 無才vũ tài 武才xuất luân chi tài 出倫之才
động
dòng ㄉㄨㄥˋ

động

phồn thể

Từ điển phổ thông

động đậy, cử động, hoạt động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bất cứ vật gì, tự sức mình, hay do sức bên ngoài mà chuyển sang chỗ khác, hay ra khỏi trạng thái yên tĩnh, đều gọi là "động" . § Trái với "tĩnh" . ◎ Như: "phong xuy thảo động" gió thổi cỏ lay.
2. (Động) Sử dụng, dùng đến, vận dụng. ◎ Như: "động bút" dùng bút, "động đao" cầm dao, "động não cân" vận dụng đầu óc.
3. (Động) Cảm xúc, nổi, chạm đến, xúc phạm. ◎ Như: "động nộ" nổi giận, "cảm động" cảm xúc, "tâm động" lòng cảm xúc.
4. (Động) Bắt đầu, khởi đầu. ◎ Như: "động công" bắt đầu công việc.
5. (Động) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định). ◎ Như: "tha hướng lai bất động huân tinh" anh ấy từ nay không ăn thịt cá.
6. (Tính) Giống gì tự cử động đều gọi là "động vật" .
7. (Phó) Mỗi mỗi, cứ như là, thường luôn, động một chút. ◎ Như: "động triếp đắc cữu" động đến là hỏng. ◇ Đỗ Phủ : "Nhân sanh bất tương kiến, Động như sâm dữ thương" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Người ta ở đời không gặp nhau, Cứ như là sao hôm với sao mai.
8. (Phó) Bèn. ◎ Như: "lai vãng động giai kinh nguyệt" đi lại bèn đều đến hàng tháng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðộng, bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay do sức khác mà chuyển sang chỗ khác đều là động.
② Làm, như cử động .
③ Cảm động, như cổ động .
④ Nổi dậy. Phàm cái gì mới mở đầu gọi là động, như động công bắt đầu khởi công, động bút bắt đầu cầm bút.
⑤ Tự động, giống gì tự cử động đều gọi là động vật .
⑥ Lời tự ngữ, như lai vãng động giai kinh nguyệt đi lại bèn đều đến hàng tháng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Động, chuyển động, nổi, được: Lưu động; Gió thổi cỏ lay. (Ngb) Hơi có động tĩnh; Anh cứ ngồi yên đừng động đậy; 西 Cái này một người bưng không nổi;
② Cử chỉ, việc làm: Mỗi cử chỉ và việc làm;
③ Dời, chuyển, di động: Chuyển đi nơi khác; Dời đi;
④ Đổi, thay: Câu này chỉ cần đổi một hai chữ thì xuôi thôi;
⑤ Nổi, xúc phạm: Nổi giận, phát cáu; Xúc phạm đến lòng căm phẫn của công chúng;
⑥ Cảm động, xúc động: Vở kịch này làm cho người xem rất cảm động;
⑦ (đph) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định): Bệnh này không nên ăn thịt cá; Anh ấy trước nay không ăn thịt bò;
⑧ Khởi động, bắt đầu (làm việc gì): Bắt đầu khởi công; Bắt đầu viết;
⑨ (văn) Biến động, biến đổi: Vua tôi biến sắc, tả hữu xua vào nhau (Hậu Hán thư);
⑩ (văn) Động một tí, thường, luôn: Lại thường muốn chuộng cổ, chẳng đo lường sự thích nghi theo thói đời (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không yên một chỗ — Rối loạn — Làm việc.

Từ ghép 101

ai động 哀動án binh bất động 按兵不動ba động 波動bác động 搏動bài động 擺動bạo động 暴動bất động 不動bất động sản 不動產bị động 被動biến động 變動cảm động 感動chấn động 振動chấn động 震動chủ động 主動chuyển động 轉動cổ động 鼓動cơ động 機動cử động 舉動cức bì động vật 棘皮動物dao động 搖動di động 移動đả động 打動đái động 帶動đại động mạch 大動脈điện động 電動điều động 調動động binh 動兵động cơ 動機động dao 動搖động dong 動容động dung 動容động đạn 動彈động đãng 動盪động đãng 動蕩động hỏa 動火động học 動學động hướng 動向động khí 動氣động kinh 動經động loạn 動亂động lực 動力động mạch 動脈động năng 動能động nghị 動議động phách 動魄động sản 動產động tác 動作động tâm 動心động thái 動態động thổ 動土động thủ 動手động tĩnh 動靜động từ 動詞động từ 動辭động vật 動物động viên 動員đới động 帶動giảo động 攪動hành động 行動hiếu động 好動hoạt động 活動hoạt động 滑動hỗ động 互動huy động 揮動khả động 可動khiêu động 挑動khiêu động 跳動khởi động 啟動kích động 擊動kinh động 驚動kinh thiên động địa 驚天動地lao động 勞動linh động 靈動lôi động 蕾動lưu động 流動manh động 盲動manh động 萌動na động 挪動náo động 鬧動nguyên động lực 原動力phản động 反動phát động 發動phiến động 扇動phiêu động 票動phù động 浮動sinh động 生動tác động 作動tâm động 心動thái tuế đầu thượng động thổ 太歲頭上動土thôi động 推動tự động 自動tự động xa 自動車vận động 運動vận động gia 運動家vận động học 運動學vận động trường 運動場vận động trường 運動塲vi động 微動xuẩn động 蠢動xúc động 觸動xung động 衝動
hóa
huò ㄏㄨㄛˋ

hóa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tiền tệ
2. hàng hóa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Của cải. ◎ Như: "tài hóa" của cải.
2. (Danh) Hàng hóa, thương phẩm. ◎ Như: "quốc hóa" hàng nhà nước bán ra, "bách hóa" hàng hóa thường dùng nói chung (quần áo, bát đĩa, ...).
3. (Danh) Tiền tệ. ◎ Như: "hóa tệ" tiền tệ.
4. (Danh) Tiếng dùng để chửi mắng. ◎ Như: "bổn hóa" đồ ngu, "xuẩn hóa" thứ đần độn.
5. (Động) Bán. ◇ Tây du kí 西: "Khước hựu điền viên hoang vu, y thực bất túc, chỉ đắc chước lưỡng thúc sài tân, thiêu hướng thị trần chi gian, hóa kỉ văn tiền, địch kỉ thăng mễ" , , , , , (Đệ nhất hồi) Lại thêm ruộng vườn hoang vu, áo cơm chẳng đủ, chỉ đẵn được vài bó củi, mang ra chợ, bán được mấy mấy đồng tiền, mua dăm thưng gạo.
6. (Động) Đút của, hối lộ. ◇ Mạnh Tử : "Vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã" , (Công Tôn Sửu hạ ) Không có cớ gì mà đưa cho, thế là hối lộ vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Của, như hóa tệ của cải. Phàm vật gì có thể đổi lấy tiền được đều gọi là hóa.
② Bán, như sách Mạnh Tử nói vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đấy vậy.
③ Đút của.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng, hàng hóa: Đặt hàng; Nhập khẩu một số hàng hóa;
② Tiền, tiền tệ: Tiền tệ;
③ Bán Bán ra; Không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đó vậy (Mạnh tử);
④ (văn) Đút của;
⑤ (chửi) Đồ, thằng, con: Đồ ngu; Con đĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiền bạc — Vật đem bán lấy tiền được. Tức các loại hàng. Ta cũng gọi là hàng hóa — Đem bán — Cho tiền.

Từ ghép 31

bác
bó ㄅㄛˊ

bác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. loang lổ
2. lẫn lộn
3. phản bác, chống lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Loang lổ, có nhiều màu sắc khác nhau. § Nguyên là nói về ngựa, về sau cũng dùng cho đồ vật.
2. (Tính) Lẫn lộn. ◎ Như: "bác tạp" lộn xộn, không có thứ tự.
3. (Động) Bác đi, phản đối lời bàn bạc của người khác và chỉ trích chỗ sai lầm. ◎ Như: "biện bác" tranh luận, nêu lí lẽ. § Cũng viết là .
4. (Động) Khuân xếp đồ hàng, chuyên chở hàng hóa. ◎ Như: "bác thuyền" xếp hàng xuống thuyền, "bác ngạn" xếp hàng lên bờ.

Từ điển Thiều Chửu

① Loang lổ. Có nhiều màu sắc khác nhau gọi là bác. Nguyên là nói về ngựa, về sau cũng dùng để nói về đồ.
② Lẫn lộn. Sự vật gì lẫn lộn không có thứ tự gọi là bác tạp .
③ Bác đi, phản đối lời bàn bạc của người ta và chỉ trích chỗ sai lầm ra gọi là bác. Có khi viết là .
④ Tục gọi sự khuân xếp đồ hàng là bác. Như bác thuyền xếp hàng xuống thuyền, bác ngạn xếp hàng lên bờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bác đi, bẻ, đập: Bác lại; Bác bỏ;
② Chuyên chở, vận chuyển, khuân vác, bốc xếp (hàng hóa): Cất hàng, dỡ hàng;
③ Màu sắc hỗn tạp, lang lổ, lẫn lộn: Rằn ri, sặc sỡ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu sắc loang lỗ của ngựa — Hỗn tạp. Lẫn lộn — Bẻ lại, vặn lại, chống lại với lời nói của người khác.

Từ ghép 13

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.