tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt áo, rọc, xén
2. thể chế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt (áo quần). ◎ Như: "tài phùng" cắt may. ◇ Cao Bá Quát : "Vi quân tài chiến y" (Chinh nhân phụ ) Vì chàng (thiếp) cắt may áo chiến.
2. (Động) Rọc. ◎ Như: "tài chỉ" rọc giấy.
3. (Động) Giảm, bớt. ◎ Như: "tài giảm" xén bớt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như kim thuyết nhân vi Tập Nhân thị Bảo Ngọc đích nhân, tài liễu giá nhất lượng ngân tử, đoạn hồ sử bất đắc" , , 使 (Đệ tam thập lục hồi) Bây giờ bảo Tập Nhân là người hầu của Bảo Ngọc mà bớt một lạng tiền lương thì không thể được.
4. (Động) Xét định. ◎ Như: "tổng tài" xét kĩ và phân biệt hơn kém.
5. (Động) Quyết đoán, phán đoán. ◎ Như: "tài phán" xử đoán, "tài tội" xử tội.
6. (Động) Lo lường, lượng độ.
7. (Động) Khống chế. ◎ Như: "độc tài" chuyên quyền, độc đoán.
8. (Động) Làm, sáng tác. ◇ Đỗ Phủ : "Cố lâm quy vị đắc, Bài muộn cưỡng tài thi" , ( Giang đình) Rừng xưa chưa về được, Để làm cho hết buồn phiền, gượng làm thơ.
9. (Động) Giết. ◎ Như: "tự tài" tự sát.
10. (Danh) Thể chế, cách thức, lối, loại. ◎ Như: "thể tài" thể loại.
11. (Phó) Vừa, mới, chỉ mới. § Thông "tài" . ◇ Chiến quốc sách : "Tuy đại nam tử, tài như anh nhi" , (Yên sách nhất ) Tuy là đàn ông lớn, mà cũng chỉ như con nít.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt áo. Như tài phùng cắt may. Phàm cứ theo cái khuôn khổ nhất định mà rọc ra đều gọi là tài. Như chỉ tài rọc giấy.
② Dè bớt, như tài giảm xén bớt.
③ Xét lựa. Như tổng tài xét kĩ và phân biệt hơn kém. Người đứng xét các trò chơi như đá bóng, đánh quần xem bên nào được bên nào thua gọi là tổng tài .
④ Thể chế, lối văn. Như thể tài lựa ra từng lối.
⑤ Quyết đoán. Như tài phán xử đoán phân phán phải trái,
⑥ Lo lường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắt: Cắt quần áo;
② Rọc: Rọc giấy;
③ Giảm, bớt: Giảm bớt quân bị;
④ Xét, xử: Trừng phạt;
⑤ Xét định, quyết đoán: Xét định;
⑥ Lối, cách: Thể tài, cách thức;
⑦ (văn) Vừa mới (dùng như , bộ ): Vừa đến gần bờ, con chó liền nhảy lên (thuyền) (Thuật dị kí); Tay vừa mới giơ lên, thì (con dế) lại nhảy tưng lên cao (Liêu trai chí dị: Xúc chức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt vải thành quần áo. May cắt — Đo lường — Cân nhắc tính toán — Giết chết. Td: Tự tài ( tự tử ) — Giảm bớt. Td: Tài giảm.

Từ ghép 21

tiếp
jiē ㄐㄧㄝ

tiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếp tục, nối tiếp, tiếp theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Liền, hai đầu liền nhau. ◎ Như: "giao đầu tiếp nhĩ" kề đầu sát tai (ghé đầu nói thì thầm).
2. (Động) Gặp gỡ, qua lại, hội họp, chiêu đãi. ◎ Như: "tiếp hợp" hội họp thương lượng. ◇ Sử Kí : "Nhập tắc dữ vương đồ nghị quốc sự, dĩ xuất hiệu lệnh; xuất tắc tiếp ngộ tân khách, ứng đối chư hầu" , ; , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Vào triều thì cùng vua bàn tính việc nước, ban hành các hiệu lệnh; ra thì tiếp đãi tân khách, ứng đối với chư hầu.
3. (Động) Nối theo, liên tục. ◎ Như: "tiếp thủ" nối tay làm, "tiếp biện" nối sau liệu biện, "tiếp chủng nhi chí" nối gót mà đến.
4. (Động) Đón, đón rước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Yên thân tự nghênh tiếp, thưởng lao quân sĩ" , (Đệ nhất hồi ) Lưu Yên thân ra đón tiếp, khao thưởng quân sĩ.
5. (Động) Đương lấy, đỡ lấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại tự hạ mã tiếp thổ điền khanh" (Đệ thập thất hồi) Rồi tự xuống ngựa đỡ lấy đất để lấp hố.
6. (Động) Thu nhận. ◎ Như: "tiếp thư" nhận thư.
7. (Động) Ở gần. ◎ Như: "tiếp cận" gần gũi.
8. (Tính) Nhanh nhẹn. § Thông "tiệp" . ◇ Tuân Tử : "Tiên sự lự sự vị chi tiếp" (Đại lược ) Lo liệu sự việc trước khi sự việc xảy ra, thế gọi là nhanh nhẹn.
9. (Danh) Họ "Tiếp".

Từ điển Thiều Chửu

① Liền, hai đầu liền nhau gọi là tiếp.
② Hội họp, như tiếp hợp hội họp chuyện trò, trực tiếp thẳng tiếp với người nghĩa là mình đến tận mặt tận nơi mà giao tiếp, gián tiếp xen tiếp, nghĩa là lại cách một từng nữa mới tiếp được ý kiến nhau.
③ Nối tiếp, như tiếp thủ nối tay làm, tiếp biện nối sau liệu biện. Công việc nhiều quá, không thể làm kiêm được cả gọi là ứng tiếp bất hạ ứng tiếp chẳng rồi.
④ Liền noi, như tiếp chủng nhi chí nối gót mà đến.
⑤ Tiếp đãi, như nghênh tiếp .
⑥ Thấy.
⑦ Gần.
⑧ Nhận được.
⑨ Trói tay.
⑩ Chóng vội.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Ở) gần, cạnh, bên cạnh, giáp nhau: Gần gũi;
② Nối, nối tiếp, nối liền, ghép, chắp: Nối sợi; Nối tay nhau; Nối gót mà đến; Ghép hai tấm ván;
③ Đỡ lấy, nhận, hứng: Đỡ lấy quyển sách này; Nhận bóng; Hứng nước mưa;
④ Nhận, tiếp nhận: Nhận được thư;
⑤ Đón, đón tiếp: Đến nhà ga đón khách;
⑥ Tiếp (theo), tiếp tục: Anh ấy nói tiếp;
⑦ Thay: ? Ai thay ca cho anh?;
⑧ (văn) Nhanh nhẹn (dùng như ): Nghĩ ngợi sự việc trước khi sự việc xảy ra gọi là nhanh nhạy (Tuân tử: Đại lược);
⑨ [Jie] (Họ) Tiếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giáp liền. Td: Tiếp giáp — Nối liền. Td: Tiếp tục — Đón nhận. Td: Tiếp thư — Hội họp.

Từ ghép 55

ngộ
wù ㄨˋ

ngộ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhầm
2. làm mê hoặc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự sai lầm. ◇ Tam quốc chí : "Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố" , (Ngô thư , Chu Du truyện ) Khúc nhạc (đang đàn cho nghe) có chỗ sai, Chu Du ngoảnh đầu lại nhìn.
2. (Động) Lầm lẫn. ◎ Như: "thác ngộ" lầm lẫn. ◇ Sử Kí : "Quần thần nghị giai ngộ" ( Tiêu tướng quốc thế gia ) Lời bàn của quần thần đều sai lầm cả.
3. (Động) Lỡ, bỏ lỡ. ◎ Như: "hỏa xa ngộ điểm" xe lửa lỡ giờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khởi khả nhân nhất ngôn nhi ngộ đại sự da?" (Đệ ngũ hồi) Sao lại vì một lời nói mà bỏ lỡ việc lớn?
4. (Động) Mê hoặc. ◇ Tân Đường Thư : "Thử phi bệ hạ ý, tất tiêm nhân dĩ thử doanh ngộ thượng tâm" :, (Lí Giáng truyện ) Đó không phải là ý của bệ hạ, hẳn có người gian lấy đó mưu làm mê hoặc lòng trên.
5. (Động) Làm hại, làm lụy. ◇ Đỗ Phủ : "Nho quan đa ngộ thân" (Phụng tặng Vi Tả Thừa ) Mũ nhà nho hay làm lụy thân.

Từ điển Thiều Chửu

① Lầm. Như thác ngộ lầm lẫn.
② Làm mê hoặc.
③ Bị sự gì nó làm lụy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, lầm, nhầm: Sai lầm; Viết sai; Lời bàn của quần thần đều sai cả (lầm cả) (Sử kí);
② (văn) Làm mê hoặc;
③ Lỡ làm (không cố ý);
④ Lỡ, nhỡ, bỏ lỡ: Lỡ việc, nhỡ việc; Lỡ giờ;
⑤ Hại, làm hại, làm lỡ: Làm hại con em người ta.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngờ vực — Sai lầm. Lầm lẫn.

Từ ghép 11

bút
bǐ ㄅㄧˇ

bút

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bút (để viết)
2. viết bằng bút
3. nét trong chữ Hán
4. cách viết, cách vẽ
5. món tiền
6. bức tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái bút, cây viết. ◎ Như: "mao bút" bút lông, "cương bút" bút sắt.
2. (Danh) Nét chữ Hán. ◎ Như: "bút thuận" thứ tự các nét của một chữ Hán.
3. (Danh) Kĩ thuật, kĩ xảo viết văn chương, cách viết, ngòi bút, cách vẽ. ◎ Như: "phục bút" bút pháp có mai phục trong bài văn, "bại bút" bài văn, bức họa có tì vết, khuyết điểm.
4. (Danh) Ngày xưa gọi bài viết không vần là "bút".
5. (Danh) Lượng từ. (1) Bức họa, bài văn. ◎ Như: "nhất bút sơn thủy họa" một bức tranh phong cảnh. (2) Món tiền, khoản tiền. ◎ Như: "nhất bút tiền" một món tiền. (3) Nét. ◎ Như: "nhật tự hữu tứ bút" chữ "nhật" có bốn nét.
6. (Động) Viết, soạn, chép. ◎ Như: "bút chi ư thư" chép vào trong sách. ◇ Sử Kí : "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước" , , (Khổng Tử thế gia ) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ. § Đời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì nạo đi. Vì thế nên chữa lại văn tự gọi là "bút tước" .
7. (Tính) Thẳng. ◎ Như: "bút đĩnh" thẳng đứng, "bút trực" thẳng tắp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bút.
② Chép truyện, như bút chi ư thư chép vào trong sách. Ðức Khổng Tử san kinh Xuân Thu chỗ nào đáng chép thì chép đáng bỏ thì bỏ gọi là bút tước . Nay nhờ người ta sửa lại văn bài cho cũng gọi là bút tước là vì cớ ấy.
③ Phàm các loài viết vẽ văn tự đều phải dùng đến bút cả, như bút pháp phép viết, phép vẽ, thi bút phép thơ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây bút, cây viết: Bút lông; Bút máy; Phấn;
② Viết, soạn: Viết hộ;
③ Nét (chữ): "" Chữ "" (nhật) có 4 nét;
④ Ngay, thẳng: Ngay ngắn; Thẳng tắp;
⑤ (loại) Món, số, khoản: Một món tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi dụng cụ để viết. Ta cũng gọi là Cái bút — Viết, ghi chép.

Từ ghép 66

nghi
yí ㄧˊ

nghi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thích đáng, phù hợp, nên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp, hòa thuận. ◇ Lễ Kí : "Nghi huynh nghi đệ, nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân" , (Đại Học ) Anh em hòa thuận, sau đó mới có thể dạy dỗ người dân trong nước.
2. (Động) Làm cho hòa thuận, thân thiện.
3. (Động) Thích hợp. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thế dịch thì di, biến pháp nghi hĩ" , (Sát kim ) Thời thế biến đổi, việc cải cách cũng phải thích hợp theo.
4. (Động) Làm cho thích nghi.
5. (Động) Cùng hưởng. ◇ Thi Kinh : "Dặc ngôn gia chi, Dữ tử nghi chi" , (Trịnh phong , Nữ viết kê minh ) Chàng đi săn bắn tên rất trúng (chim phù, chim nhạn... đem về nấu món ăn), Với chàng cùng hưởng.
6. (Tính) Tương xứng, ngang nhau. ◇ Tô Thức : "Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ 西西, ) Đem so Tây Hồ với nàng Tây Thi, Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều thích hợp như nhau.
7. (Phó) Nên. ◎ Như: "bất nghi huyên náo" không nên ồn ào, "bất diệc nghi hồ" chẳng cũng nên ư!
8. (Phó) Đương nhiên, chẳng lấy làm lạ.
9. (Phó) Có lẽ, tựa hồ.
10. (Danh) Tế "Nghi". ◎ Như: "nghi hồ xã" tế Nghi ở nền xã.
11. (Danh) Họ "Nghi".

Từ điển Thiều Chửu

① Nên, như nghi thất nghi gia nên vợ nên chồng. Tính giống vật nào hợp ở chỗ nào cũng gọi là nghi, như thổ nghi nghĩa là thứ ấy là thứ ưa ở xứ ấy. Như ta gọi vải ở Quang là thổ nghi (thổ ngơi) nghĩa là vải trồng ở đấy ngon hơn trồng chỗ khác.
② Nên thế, như bất diệc nghi hồ chẳng cũng nên ư!
③ Tế nghi, như nghi hồ xã tế nghi ở nền xã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp, thích hợp, vừa phải, làm cho thích hợp, thích nghi: Anh làm việc này rất hợp; Cô kia về nhà chồng, hợp với gia đình nhà chồng (Thi Kinh); Cái cong thì thích hợp làm xe (Tiềm phu luận); Tính thích hợp của đất đối với cây trồng; Thời thế biến đổi, thì việc cải cách cũng phải làm cho thích hợp (Lã thị Xuân thu); ? Chẳng cũng nên ư!;
② Nên: Không nên như thế; Không nên vội vã hấp tấp quá; Nay đại vương cũng nên trai giới năm ngày (Sử kí);
③ (văn) Có lẽ, chắc có lẽ;
④ Tế nghi, cử hành lễ tế nghi: Làm lễ tế nghi trên đống đất to (Thượng thư: Thái thệ);
⑤ (văn) Nấu nướng: Lấy tên bắn được con vịt trời, cùng anh nấu nướng (Thi Kinh: Trịnh phong, Nữ viết kê minh);
⑥ [Yí] (Họ) Nghi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thích hợp. Td: Tiện nghi ( dễ dàng thích hợp cho cuộc sống ) — Nên. Đáng như thế.

Từ ghép 14

nghị
yì ㄧˋ

nghị

phồn thể

Từ điển phổ thông

bàn bạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thảo luận, thương lượng. ◎ Như: "hiệp nghị" họp bàn, "thương nghị" thảo luận, thương thảo.
2. (Động) Bình luận, suy xét phải trái, đúng sai. ◇ Luận Ngữ : "Thiên hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị" (Quý thị ) Thiên hạ có đạo thì kẻ thứ nhân không bàn bạc phải trái.
3. (Động) Chỉ trích. ◎ Như: "tì nghị" chỉ trích, chê bai.
4. (Động) Chọn lựa, tuyển trạch. ◇ Nghi lễ : "Nãi nghị hựu vu tân dĩ dị tính" (Hữu ti ) Bèn chọn người khác họ để giúp đỡ tân khách.
5. (Danh) Lời nói, lời bàn, ý kiến. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Phàm quân tử chi thuyết dã, phi cẩu biện dã, sĩ chi nghị dã, phi cẩu ngữ dã" , , , (Hoài sủng ) Phàm luận thuyết của bậc quân tử, chẳng phải là suy xét bừa bãi, ý kiến của kẻ sĩ, chẳng phải là lời nói cẩu thả vậy.
6. (Danh) Một lối văn luận thuyết. ◎ Như: "tấu nghị" sớ tâu vua và bàn luận các chánh sách hay dở.

Từ điển Thiều Chửu

① Bàn, bàn về sự lí để phân biệt phải trái gọi là luận , bàn về sự lí để định việc nên hay không gọi là nghị . Như hội nghị họp bàn, quyết nghị bàn cho quyết xong để thi hành.
② Một lối văn, như tấu nghị sớ tâu vua và bàn các chánh sách hay dở thế nào.
③ Chê. Như thiên hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị thiên hạ có đạo thì kẻ thứ nhân không chê.
④ Kén chọn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ý kiến, ngôn luận, (đề) nghị: Kiến nghị; Không có ý kiến khác;
② Bàn bạc phải trái, thảo luận: Chúng tôi đã bàn qua các phương án;
③ (văn) Chê: Thiên hạ có đạo thì kẻ thứ nhân (bình dân) không chê;
④ (văn) Kén chọn;
⑤ Một lối văn: Sớ tâu lên vua để bàn về chính sách hay dở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bàn luận — Sự sắp đặt trước. Mưu kế.

Từ ghép 45

di
yí ㄧˊ

di

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mọi rợ
2. công bằng
3. bị thương
4. giết hết (khi bị tội, giết 3 họ hay 9 họ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ một dân tộc đông bộ Trung Quốc thời nhà "Ân" , nhà "Thương" , ở vào khoảng Sơn Đông, Giang Tô ngày nay. Sau phiếm chỉ các dân tộc ở phía đông Trung Quốc.
2. (Danh) Rợ, mọi. § Ngày xưa, tiếng gọi khinh miệt các dân tộc ở ngoài "Trung Nguyên" . ◎ Như: "Man Di Nhung Địch" .
3. (Danh) Một nông cụ thời xưa, như cái cuốc, cái cào. ◇ Quốc ngữ : "Ác kim dĩ chú sừ, di, cân, trọc" , , , (Tề ngữ ) Kim loại xấu lấy đúc cuốc, bừa, rìu, trọc.
4. (Danh) Vết thương. § Thông "di" . ◇ Tả truyện : "Sát di thương" (Thành Công thập lục niên ) Xem xét vết thương.
5. (Danh) Thái bình, yên ổn.
6. (Danh) Bình an. ◎ Như: "hóa hiểm vi di" biến nguy thành an.
7. (Danh) Đạo thường. § Thông "di" .
8. (Danh) Bọn, nhóm, đồng bối.
9. (Danh) Họ "Di".
10. (Động) Làm cho bằng phẳng. ◎ Như: "di vi bình địa" làm thành đất bằng phẳng.
11. (Động) Giết hết, tiêu diệt. ◇ Nguyễn Du : "Bạo nộ nhất sính di thập tộc" (Kì lân mộ ) Để hả giận, giết cả mười họ.
12. (Động) Làm hại, thương tổn.
13. (Động) Phát cỏ, cắt cỏ. ◇ Chu Lễ : "Xuân thủy sanh nhi manh chi, hạ nhật chí nhi di chi" , (Thu quan , Thế thị ) Mùa xuân bắt đầu sinh ra nẩy mầm, ngày hè đến phát cỏ.
14. (Động) Hạ thấp, giáng xuống.
15. (Động) Ngang bằng.
16. (Động) Đặt, để. ◇ Lễ Kí : "Nam nữ phủng thi di vu đường, hàng bái" , (Tang đại kí ) Nam nữ khiêng thi thể đặt tại gian nhà chính, cúi lạy.
17. (Động) Suy vi, suy lạc.
18. (Tính) Bằng phẳng. ◇ Vương An Thạch : "Phù di dĩ cận, tắc du giả chúng; hiểm dĩ viễn, tắc chí giả thiểu" , ; , (Du Bao Thiền Sơn kí ) Chỗ phẳng mà gần thì kẻ đến chơi nhiều; chỗ hiểm mà xa thì người đến chơi ít.
19. (Tính) Đẹp lòng, vui vẻ. § Thông "di" . ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Vân hồ bất di" , (Trịnh phong , Phong vũ ) Đã gặp chàng rồi, Rằng sao mà chẳng vui.
20. (Tính) To, lớn.
21. (Tính) Ngạo mạn vô lễ.

Từ điển Thiều Chửu

① Rợ mọi.
② Công bằng, như di khảo kì hành lấy lòng công bằng mà xét sự hành vi của người.
③ Bị thương.
④ Giết hết, xưa ai có tôi nặng thì giết cả chín họ gọi là di.
⑤ Ðẹp lòng.
⑥ Ngang, bằng.
⑦ Bầy biện.
⑧ Thường, cùng nghĩa với chữ di .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yên, bình yên: Biến nguy thành yên;
② Di, mọi rợ (tiếng thời xưa Trung Quốc dùng để gọi các dân tộc phương Đông);
③ (cũ) Người ngoại quốc, người nước ngoài;
④ San bằng (phẳng): San phẳng. (Ngr) Tiêu hủy, tiêu diệt, giết;
⑤ (văn) Công bằng: Xét một cách công bằng hành vi của người khác;
⑥ (văn) Bị thương;
⑦ (văn) Ngang, bằng;
⑧ (văn) Bày biện;
⑨ (văn) Thường (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Làm cho yên ổn — Vui vẻ — Làm bị thương. Làm tổn hại — Giết chết — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ chung những dân tộc phía Bắc.

Từ ghép 18

nhân, nhơn
rén ㄖㄣˊ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thương, yêu. ◎ Như: "nhân dân ái vật" thương dân yêu vật.
2. (Danh) Đức khoan dung, từ ái, thiện lương. ◇ Luận Ngữ : "Tử Trương vấn nhân ư Khổng Tử. Khổng Tử viết: năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hĩ. Thỉnh vấn chi, viết: cung, khoan, tín, mẫn, huệ" . : . , : , , , , (Dương Hóa ) Tử Trương hỏi Khổng Tử về đức nhân. Khổng Tử đáp: Làm được năm đức trong thiên hạ thì gọi là nhân. (Tử Trương) xin hỏi là những đức gì, Khổng Tử đáp: Cung kính, khoan hậu, tín nghĩa, cần mẫn và từ ái.
3. (Danh) Người có đức nhân. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
4. (Danh) Người. § Thông "nhân" .
5. (Danh) Cái hột ở trong quả. ◎ Như: "đào nhân" hạt đào.
6. (Danh) Họ "Nhân".
7. (Tính) Khoan hậu, có đức hạnh. ◎ Như: "nhân chánh" chính trị nhân đạo, "nhân nhân quân tử" bậc quân tử nhân đức.
8. (Tính) Có cảm giác. ◎ Như: "ma mộc bất nhân" tê liệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhân. Nhân là cái đạo lí làm người, phải thế mới gọi là người. Yêu người không lợi riêng mình gọi là nhân.
② Cái nhân ở trong hạt quả, như đào nhân nhân hạt đào.
③ Tê liệt, như chân tay tê dại không cử động được gọi là bất nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lòng nhân từ, lòng thương yêu, đức nhân: Nhân chính, chính sách nhân đạo; Yêu người làm lợi cho vật gọi là nhân (Trang tử);
② Hạt nhân của quả: Hột đào, nhân đào;
③ [Rén] (Họ) Nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần gũi, thân mật — Cái hạt trong trái cây. Hạt giống — Lòng yêu thương người khác như chính mình. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tâm thành đã thấu đến trời, bán mình là hiếu cứu người là nhân « .

Từ ghép 21

nhơn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lòng thương người
2. nhân trong hạt
3. tê liệt

Từ ghép 1

lí, lý
lǐ ㄌㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quê kệch, thô lậu. ◇ Hán Thư : "Biện nhi bất hoa, chất nhi bất lí" , (Tư Mã Thiên truyện ) Rành rẽ mà không màu mè, mộc mạc mà không quê mùa.
2. (Tính) Thông tục, lưu hành trong dân gian. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, hữu cổ ảo khiên hoàng khuyển cái thực kì gia, phách bản lí ca" , , (Chân Hậu ) Một hôm có bà lão mù dắt con chó vàng đi ăn xin trước cửa nhà, gõ phách mà hát bài dân ca.
3. (Động) Cậy nhờ, nương tựa. ◇ Hán Thư : "Phù tì thiếp tiện nhân, cảm khái nhi tự sát, phi năng dũng dã, kì hoạch vô lí chi chí nhĩ" , , , (Quý Bố đẳng truyện ) Những tì thiếp người thấp kém, cảm khái mà tự tử, không phải là có dũng khí, chỉ vì không biết trông cậy (vào đâu) nên đến như thế mà thôi.
4. (Danh) Tên một dân tộc thiểu số thời xưa ở Trung Quốc, phân bố ở tỉnh Quảng Đông, ven biển vùng tây nam cho tới tỉnh Quảng Tây.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhờ, cậy
2. quê kệch

Từ điển Thiều Chửu

① Nhờ, như vô lí cũng như nói vô liêu không nhờ cái gì cho khuây khõa được.
② Quê kệch, như lí ca câu hát quê kệch của người nhà quê hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tục, thô tục, thô kệch quê mùa;
② (văn) Nhờ: Không nhờ cái gì để khuây khỏa được;
③ Bản làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Rảnh rang nhàn rỗi không biết làm gì — Thấp hèn thô bỉ — Quê mùa vụng về — Bài hát ở nơi quê mùa. Cũng gọi là Lí ca .

Từ ghép 2

tự
zì ㄗˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chữ
2. giấy tờ
3. hiệu, tên chữ
4. người con gái đã hứa hôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chữ. ◎ Như: "đan tự" chữ đơn, "Hán tự" chữ Hán, "đồng nghĩa tự" chữ cùng nghĩa.
2. (Danh) Tên hiệu đặt thêm ngoài tên gốc. § Kinh Lễ định con trai hai mươi tuổi làm lễ đội mũ rồi mới đặt tên. ◎ Như: con đức Khổng Tử tên là "Lí" , tên tự là "Bá Ngư" , "Nhạc Phi tự Bằng Cử" tên hiệu của Nhạc Phi là Bằng Cử.
3. (Danh) Giấy tờ, giấy làm bằng, khế ước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cấp tha thập ki lạng ngân tử, tả thượng nhất trương thối hôn đích tự nhi" , 退 (Đệ lục thập tứ hồi) Cho nó mười mấy lạng bạc, bảo viềt một tờ giấy chứng từ hôn.
4. (Danh) Âm đọc. ◎ Như: "giảo tự thanh sở" phát âm rõ ràng.
5. (Danh) Họ "Tự".
6. (Động) Hứa hôn. § Ngày xưa, con gái nhận lời gả chồng thì cài trâm và đặt tên tự. ◎ Như: "đãi tự khuê trung" người con gái trong phòng khuê, chưa hứa hôn.
7. (Động) Nuôi nấng, dưỡng dục. ◎ Như: "phủ tự" vỗ về nuôi nấng. ◇ Liêu trai chí dị : "Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi" , , (Thư si ) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.
8. (Động) Yêu thương. ◇ Tả truyện : "Sở tuy đại, phi ngô tộc dã, kì khẳng tự ngã hồ?" , , (Thành Công tứ niên ) Nước Sở dù lớn, đâu phải dòng họ ta, họ có chịu yêu thương ta chăng?
9. (Động) Trị lí. ◇ Lưu Vũ Tích : "Phòng dân chi lí thậm chu, nhi bất chí kiểu sát; tự dân chi phương thậm dụ, nhi bất chí sử xâm mâu" , ; , 使 (Đáp Nhiêu Châu chi sứ quân thư 使).

Từ điển Thiều Chửu

① Văn tự, bắt chước hình trạng từng loài mà đặt gọi là văn , hình tiếng cùng họp lại với nhau gọi là tự .
② Tên tự, kinh lễ định con trai hai mươi tuổi làm lễ đội mũ rồi mới đặt tên. Như con đức Khổng-tử tên là Lí , tên tự là Bá-ngư . Con gái nhận lời gả chồng mới cài trâm và đặt tên tự, cho nên nhận lời gả chồng cũng gọi là tự nhân .
③ Sinh sản, người ta sinh con gọi là tự. Chữ tự ở trong văn tự cũng là noi ở nghĩa ấy mà ra, ý nói nẩy nở ra nhiều vậy.
④ Yêu, phủ tự vỗ về nuôi nấng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chữ, tự: Chữ Hán; Anh ấy viết chữ rất đẹp;
② Âm: Phát âm rõ ràng;
③ Tên tự, tên chữ: Nguyễn Du tự là Tố Như;
④ Giấy (tờ), văn tự: Viết giấy (văn tự) làm bằng;
⑤ (cũ) (Con gái) đã hứa hôn: Người con gái trong phòng khuê còn chưa hứa hôn;
⑥ (văn) Sinh con, đẻ con;
⑦ (văn) Yêu thương: Vỗ về nuôi nấng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ viết — Nuôi dưỡng — Con gái đã hứa hôn — Tên chữ của một người. Truyện Hoa Tiên : » Húy Phương Châu, tự Diệc Thương «.

Từ ghép 53

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.