yêu
yāo ㄧㄠ

yêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đẹp mĩ miều
2. quái lạ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đẹp, mĩ miều, diễm lệ. ◎ Như: "yêu nhiêu" lẳng lơ, diêm dúa, "yêu dã" (1) xinh đẹp, (2) lẳng lơ, thiếu đoan trang.
2. (Tính) Quái lạ.
3. (Danh) Sự vật hoặc hiện tượng trái với tự nhiên hoặc lẽ thường. ◇ Nguyên Chẩn : "Chủng hoa hữu nhan sắc, Dị sắc tức vi yêu" , (Thù Lưu Mãnh Kiến tống ) Trồng hoa có sắc đẹp, Sắc đẹp khác thường từc là thứ kì lạ.
4. (Danh) Ma quái, quỷ dị, thường có phép thuật, biết biến hóa, hay làm hại người (theo truyền thuyết). ◎ Như: "yêu quái" loài yêu quái. ◇ Nguyễn Du : "Đại thị yêu vật hà túc trân" (Kì lân mộ ) Chính là yêu quái, có gì đáng quý?

Từ điển Thiều Chửu

① Ðẹp (mĩ miều). Tả cái sắc con gái làm cho người ta say mê. Như yêu nhiêu , yêu dã đều tả cái dáng con gái đẹp lộng lẫy cả.
② Quái lạ, như yêu quái loài yêu quái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Yêu ma, yêu quái, yêu tinh, quỷ. 【】yêu ma [yaomó] Yêu ma, yêu quái, yêu tinh;
② Kì quặc, kì dị, quái lạ;
③ Đĩ, lẳng lơ: Đĩ thõa, lẳng lơ;
④ Làm mê hoặc người, quyến rũ: Yêu thuật, tà thuật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài ma quái hại người — Quái gỡ lạ lùng — Độc ác hại người — Chỉ thứ sắc hại người.

Từ ghép 27

chướng, trướng
zhàng ㄓㄤˋ

chướng

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Bức chướng, dùng vải hay lụa viết chữ để mừng hay viếng người gọi là chướng. Cũng đọc là trướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm vải viết chữ để phúng người chết. Ta cũng gọi là Trướng.

trướng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bức trướng (viết câu đối hay chữ mừng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bức trướng (bằng vải hay lụa, trên viết chữ để chúc mừng hay viếng người). § Cũng gọi là "trướng tử" . ◎ Như: "hỉ trướng" trướng mừng.
2. (Động) Che, chắn. ◇ Liêu trai chí dị : "Ẩu dĩ thân trướng nữ, sất viết: Cuồng sanh hà vi?" , : (Cát Cân ) Bà cụ lấy mình che thiếu nữ, quát lớn: Anh khùng làm chi vậy?

Từ điển Thiều Chửu

① Bức chướng, dùng vải hay lụa viết chữ để mừng hay viếng người gọi là chướng. Cũng đọc là trướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bức trướng, câu đối: Bức trướng mừng, câu đối mừng; Bức trướng lụa.
vu
yū ㄩ, yù ㄩˋ

vu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đường xa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quanh co, ngoằn ngoèo. ◎ Như: "san lộ khúc vu" đường núi quanh co.
2. (Tính) Viển vông, thiếu thực tế. ◎ Như: "vu khoát" viển vông.
3. (Động) Đi vòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Xa. Con đường không được thẳng suốt gọi là vu. Vì thế nên làm việc không đúng lẽ phải gọi là vu khoát hay vu viễn , v.v.
② Ðường xa.
③ Vu cửu hồi lâu, lúc lâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quanh co, ngoằn ngoèo: Đường núi quanh co;
② Cổ hủ, không thực tế;
③ Đi vòng quanh;
④ Phi lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa xôi — Viển vông, xa sự thật.

Từ ghép 2

man, mạn
mán ㄇㄢˊ, màn ㄇㄢˋ

man

giản thể

Từ điển phổ thông

lừa dối

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lừa dối, lừa bịp. Xem [màn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

mạn

giản thể

Từ điển phổ thông

coi thường

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khinh thường;
Thiếu tôn kính, vô lễ. Xem [mán].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
ngu
yú ㄩˊ

ngu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngu đần

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dốt nát, ngu muội, không thông minh. ◎ Như: "ngu si" dốt nát mê muội. ◇ Luận Ngữ : "Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi, như ngu" , , (Vi chánh ) Ta với Nhan Hồi nói chuyện suốt ngày, không thấy anh ấy vặn hỏi gì cả, tưởng như ngu đần vậy.
2. (Tính) Đôn hậu, thật thà.
3. (Tính) Dùng làm lời nói khiêm (về ý kiến, điều lo nghĩ... của mình). ◎ Như: "ngu ý" như ý ngu dốt này. ◇ Hán Thư : "Cảm bất lược trần ngu nhi trữ tình tố" (Vương Bao truyện ).
4. (Danh) Người ngu dốt. ◇ Luận Ngữ : "Cổ chi ngu dã trực, kim chi ngu dã trá nhi dĩ hĩ" , (Dương Hóa ) Đời xưa người ngu thì ngay thẳng, nay người ngu thì chỉ dối trá thôi.
5. (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm từ). ◇ Tam Quốc : "Ngu dĩ vi cung trung chi sự, sự vô đại tiểu, tất dĩ tư chi, nhiên hậu thi hành, tất năng bì bổ khuyết lậu, hữu sở quảng ích" , , , , , (Gia Cát Lượng , Tiền xuất sư biểu ) Tôi trộm nghĩ những việc trong cung, bất kì lớn nhỏ, đều nên hỏi ý các ông ấy (Quách Du Chi, Phí Y, v.v.) rồi sau mới thi hành thì có thể bồi bổ được chỗ thiếu sót mà thu được ích lợi lớn.
6. (Động) Lừa dối. ◎ Như: "ngu lộng" lừa gạt người. ◇ Tôn Tử : "Năng ngu sĩ tốt chi nhĩ mục, sử chi vô tri" , 使 (Cửu địa ) Phải biết đánh lừa tai mắt quân lính, làm cho họ không biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu dốt.
② Lừa dối. Như ngu lộng lừa gạt người.
③ Lời nói khiêm. Như ngu án kẻ ngu si này xét, ngu ý như ý kẻ ngu dốt này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngu dốt, ngu muội: Người ngu dốt;
② Lừa bịp: Bị người ta lừa bịp;
③ (khiêm) Kẻ ngu này, tôi: Theo thiển ý (thiển kiến) của tôi; Theo sự xét đoán của kẻ ngu này (của tôi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu óc tối tăm, đần độn. Ca dao Việt Nam có câu: » Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình « — Tiếng khiêm nhường khi nói về mình. Td: Ngu huynh ( người anh đần độn này ).

Từ ghép 14

quẫn
jiǒng ㄐㄩㄥˇ

quẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

túng thiếu, quẫn bách

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bức bách, gặp khó khăn. ◎ Như: "quẫn bách" khốn bách.
2. (Tính) Khó khăn, khó xử. ◎ Như: "quẫn cảnh" tình cảnh khốn đốn.
3. (Phó) Gấp rút, cấp bách. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ. Tặc quẫn tự quy" 使. (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc. Quân giặc vội vàng tự quy thuận.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng quẫn, quẫn bách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Túng quẫn, quẫn bách: Nhà anh ấy rất túng quẫn;
② Lúng túng, khó xử, rắc rối: Lúc đó tôi hết sức lúng túng;
③ Làm lúng túng, gây khó khăn cho: Vấn đề này làm cho anh ta rất lúng túng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khốn đốn gấp rút — Không biết tính toán xoay trở ra sao.

Từ ghép 8

quân
jūn ㄐㄩㄣ

quân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ người con trai
2. vua
3. chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vua, người làm chủ một nước (dưới thời đại phong kiến). ◎ Như: "quân vương" nhà vua, "quốc quân" vua nước.
2. (Danh) Chủ tể. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngôn hữu tông, sự hữu quân" , (Chương 70) Lời của ta có gốc, việc của ta có chủ. ◇ Vương Bật : "Quân, vạn vật chi chủ dã" , (Chú ) Quân là chủ của muôn vật.
3. (Danh) Tên hiệu được phong. ◎ Như: Thời Chiến quốc có "Mạnh Thường Quân" , Ngụy quốc có "Tín Lăng Quân" , Triệu quốc có "Bình Nguyên Quân" .
4. (Danh) Tiếng tôn xưng: (1) Gọi cha mẹ. ◎ Như: "nghiêm quân" , "gia quân" . ◇ Liêu trai chí dị : "Gia quân hoạn du tây cương, minh nhật tương tòng mẫu khứ" 西, (A Hà ) Cha thiếp làm quan đến vùng biên giới phía tây, ngày mai (thiếp) sẽ theo mẹ đi. (2) Gọi tổ tiên. ◇ Khổng An Quốc : "Tiên quân Khổng Tử sanh ư Chu mạt" (Thư kinh , Tự ) Tổ tiên Khổng Tử sinh vào cuối đời Chu. (3) Thê thiếp gọi chồng. ◎ Như: "phu quân" , "lang quân" . (4) Tiếng tôn xưng người khác. ◎ Như: "chư quân" các ngài, "Nguyễn quân" ông Nguyễn. (5) Tiếng tôn xưng mẫu thân hoặc vợ người khác. ◎ Như: "thái quân" tiếng gọi mẹ của người khác, "tế quân" phu nhân.
5. (Danh) Họ "Quân".
6. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Hàn Phi Tử : "Nam diện quân quốc, cảnh nội chi dân, mạc cảm bất thần" , , (Ngũ đố ) Quay mặt về hướng nam cai trị nước, dân trong nước không ai dám không thần phục.

Từ điển Thiều Chửu

① Vua, người làm chủ cả một nước.
② Nghiêm quân cha, cha là chủ cả một nhà, cho nên lại gọi là phủ quân .
③ Thiên quân tâm người, như thiên quân thái nhiên trong tâm yên vui tự nhiên.
④ Tiểu quân vợ các vua chư hầu đời xưa. Vì thế bây giờ người ta cũng gọi vợ là tế quân . Sắc hiệu phong cho đàn bà xưa cũng gọi là quân. Như mình gọi mẹ là thái quân , cũng như danh hiệu Thái phu quân vậy.
⑤ Anh, bạn bè tôn nhau cũng gọi là quân. Như Nguyễn quân anh họ Nguyễn, Lê quân anh họ Lê, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vua;
② Ông, anh, ngài: Các ngài; ? Ngài có đến được không?; Ông Nguyễn, anh Nguyễn; Thiên hạ ai người chẳng biết anh (Cao Thích: Biệt Đổng Đại);
③ (văn) Cha, mẹ hoặc vợ: (hoặc ): Cha; Bà (tiếng gọi mẹ của người khác); Vợ các vua chư hầu (đời xưa); Vợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ở ngôi vị cao nhất — Chỉ vua, vì vua là người ở ngôi vị cao nhất trong nước — Tiếng tôn xưng người khác. Chẳng hạn vợ gọi chồng là Lang quân, Phu quân — Tiếng tôn xưng giữa bạn bè, người ngang hàng. Hát nó của Cao Bá Quát có câu: » Thế sự thăng trầm quân mạc sấn « ( việc đời lên xuống thay đổi, bạn đừng hỏi làm gì ).

Từ ghép 50

mân, mẫn
hún ㄏㄨㄣˊ, mián ㄇㄧㄢˊ, mín ㄇㄧㄣˊ, mǐn ㄇㄧㄣˇ

mân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dây câu
2. quan tiền

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây câu cá.
2. (Danh) Dây xâu tiền (thời xưa).
3. (Danh) Quan tiền (tiền xâu thành chuỗi). ◇ Liêu trai chí dị : "Tất bách mân, khuyết nhất văn bất khả" , (Châu nhi ) Phải có một trăm quan tiền, thiếu một đồng không được.

Từ điển Thiều Chửu

① Dây câu.
② Quan tiền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dây câu;
② Dây xâu quan tiền (thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây câu ( cột vào cần câu để câu cá ). Một âm là Mẫn. Xem Mẫn.

mẫn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họp lại — Một âm là Mân. Xem Mân.
khiết, niết
niè ㄋㄧㄝˋ

khiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắn đứt
2. ăn mòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Dĩ niết nhân, vô ngự chi giả" , (Bộ xà giả thuyết ) (Rắn này) cắn ai, thì vô phương cứu chữa.
2. (Động) Gặm, ăn mòn. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tễ niết tử thi, cốt nhục lang tạ" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Nhấm gặm xác chết, xương thịt bừa bãi.
3. (Danh) Chỗ khuyết, vết sứt. ◇ Hoài Nam Tử : "Kiếm chi chiết tất hữu niết" (Nguyên đạo Nhân gian huấn) Kiếm gãy tất có chỗ khuyết.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là "khiết".

Từ điển Thiều Chửu

① Cắn, lấy răng cắn đứt gọi là niết.
② Khuyết, sứt.
③ Ăn mòn. Ta quen đọc là chữ khiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắn;
② Gặm, ăn mòn;
③ Khuyết, sứt.

niết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắn đứt
2. ăn mòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Dĩ niết nhân, vô ngự chi giả" , (Bộ xà giả thuyết ) (Rắn này) cắn ai, thì vô phương cứu chữa.
2. (Động) Gặm, ăn mòn. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tễ niết tử thi, cốt nhục lang tạ" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Nhấm gặm xác chết, xương thịt bừa bãi.
3. (Danh) Chỗ khuyết, vết sứt. ◇ Hoài Nam Tử : "Kiếm chi chiết tất hữu niết" (Nguyên đạo Nhân gian huấn) Kiếm gãy tất có chỗ khuyết.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là "khiết".

Từ điển Thiều Chửu

① Cắn, lấy răng cắn đứt gọi là niết.
② Khuyết, sứt.
③ Ăn mòn. Ta quen đọc là chữ khiết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắn. Dùng răng mà cắn — Thiếu đi. Sứt đi.

Từ ghép 1

luyện
liàn ㄌㄧㄢˋ

luyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

luyện, đúc (làm nóng chảy kim loại rồi để đông lại)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rèn, đúc (dùng lửa hoặc nhiệt độ cao trừ khử tạp chất hoặc làm cho vật chất cứng dắn). § Thông "luyện" . ◇ Hoàng Cực Kinh Thế Thư : "Kim bách liên nhiên hậu tinh" Vàng rèn đúc trăm lần sau mới tinh.
2. (Động) Ngao, rang, chế thuốc. § Thông "luyện" . ◎ Như: "luyện dược" ngao thuốc.
3. (Động) Trau chuốt, gọt giũa câu chữ văn chương. ◎ Như: "luyện tự" gọt giũa chữ, trau chuốt văn tự.
4. (Động) Huấn luyện, tập luyện. ◇ Bão Phác Tử : "Luyện nhân thân thể" (Nội thiên , Kim đan ) Tu luyện thân thể người.
5. (Danh) Dây xích. ◎ Như: "thiết luyện" dây xích sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Rèn đúc. Rèn đúc các loài kim cho đến tốt gọi là luyện.
② Ðiêu luyện. Phàm cái gì đến cõi tinh đều gọi là luyện. Như luyện tự chữ dùng luyện lắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rèn, đúc;
② Điêu luyện, tinh luyện: Chữ dùng khéo (điêu luyện);
③ Làm cho tao nhã, trau chuốt: Lời nói của anh ta thiếu trau chuốt;
④ Dây xích (như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu kim loại để bỏ đi chất dơ. Như chữ Luyện — Cái còng sắt để còng tay phạm nhân — Tập tành cho quen cho giỏi. Như chữ Luyện .

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.