sâm, tam, tham, tảm, xam
cān ㄘㄢ, cēn ㄘㄣ, dēn ㄉㄣ, sān ㄙㄢ, shēn ㄕㄣ

sâm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ sâm (thứ cỏ quý, lá như bàn tay, hoa trắng, dùng làm thuốc)
2. sao Sâm (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xen vào, can dự vào, gia nhập. ◎ Như: "tham mưu" tham gia hoạch định mưu lược, "tham chính" dự làm việc nước.
2. (Động) Vào hầu, gặp mặt bậc trên. ◎ Như: "tham yết" bái kiến, "tham kiến" yết kiến.
3. (Động) Nghiên cứu. ◎ Như: "tham thiền" tu thiền, "tham khảo" xem xét nghiên cứu (tài liệu).
4. (Động) Đàn hặc, hặc tội. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất thượng lưỡng niên, tiện bị thượng ti tầm liễu nhất cá không khích, tác thành nhất bổn, tham tha sanh tính giảo hoạt, thiện toản lễ nghi, thả cô thanh chánh chi danh, nhi ám kết hổ lang chi thuộc, trí sử địa phương đa sự, dân mệnh bất kham" , 便, , , , , , 使, (Đệ nhị hồi) Chưa đầy hai năm, (Vũ Thôn) bị quan trên vin vào chỗ hớ, làm thành một bổn sớ, hặc tội hắn vốn tính gian giảo, giả dạng lễ nghi, mượn tiếng liêm chính, ngấm ngầm giao kết với lũ hồ lang, gây ra nhiều chuyện ở địa phương, làm cho nhân dân không sao chịu nổi.
5. (Động) Trong nhà Phật đi tới các vị đạo cao đức trọng mà hỏi đạo gọi là "tham" .
6. § Ghi chú: Chính âm đọc là "xam" trong những nghĩa ở trên.
7. Một âm là "sâm". (Danh) Thứ cỏ quý, dùng để làm thuốc. ◎ Như: "nhân sâm" , "đảng sâm" .
8. (Danh) Sao "Sâm", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
9. (Danh) Ba, tục dùng làm chữ "tam" viết kép, cũng như "tam" .
10. (Tính) § Xem "sâm si" .

Từ điển Thiều Chửu

① Xen vào, can dự vào, như xam mưu , xam chính nghĩa là cùng dự vào mà bàn mà làm việc vậy. Ta quen đọc là tham.
② Vào hầu, như xam yết , xam kiến . Các quan dưới vào hầu các quan trên gọi là đình xam . Trong nhà Phật đi tới các vị đạo cao đức trọng mà hỏi đạo gọi là đi xam. Ta quen đọc là tham.
③ Một âm là sâm. Thứ cỏ quý, dùng để làm thuốc, như nhân sâm , đảng sâm , v.v.
④ Sao sâm. Một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑤ Sâm si so le.
⑥ Ba, tục dùng làm chữ tam .

Từ điển Trần Văn Chánh

】 sam si [cenci] Không đều, so le: Cao thấp (lớn nhỏ, ngắn dài) không đều; Rau hạnh cọng dài cọng vắn (Thi Kinh). Xem [can], [shen].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao Sâm: Sao Sâm và sao Thương (hễ sao này mọc thì sao kia lặn, không bao giờ thấy nhau). (Ngr) Xa cách không bao giờ gặp nhau;
② Nhân sâm (nói tắt). Xem [can], [cen].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một vì sao trong Nhị thập bát tú. Xem Sâm thương — Tên một thứ cây, rễ dùng làm vị thuốc rất quý. Ta cũng gọi là Sâm. Td: Nhân sâm — Không đều nhau. Xem Sâm si — Các âm khác là Tam, Tảm, Tham, Xam. Xem các âm này.

Từ ghép 11

tam

phồn thể

Từ điển phổ thông

ba, 3

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

tham

phồn thể

Từ điển phổ thông

can dự, tham gia

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xen vào, can dự vào, gia nhập. ◎ Như: "tham mưu" tham gia hoạch định mưu lược, "tham chính" dự làm việc nước.
2. (Động) Vào hầu, gặp mặt bậc trên. ◎ Như: "tham yết" bái kiến, "tham kiến" yết kiến.
3. (Động) Nghiên cứu. ◎ Như: "tham thiền" tu thiền, "tham khảo" xem xét nghiên cứu (tài liệu).
4. (Động) Đàn hặc, hặc tội. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất thượng lưỡng niên, tiện bị thượng ti tầm liễu nhất cá không khích, tác thành nhất bổn, tham tha sanh tính giảo hoạt, thiện toản lễ nghi, thả cô thanh chánh chi danh, nhi ám kết hổ lang chi thuộc, trí sử địa phương đa sự, dân mệnh bất kham" , 便, , , , , , 使, (Đệ nhị hồi) Chưa đầy hai năm, (Vũ Thôn) bị quan trên vin vào chỗ hớ, làm thành một bổn sớ, hặc tội hắn vốn tính gian giảo, giả dạng lễ nghi, mượn tiếng liêm chính, ngấm ngầm giao kết với lũ hồ lang, gây ra nhiều chuyện ở địa phương, làm cho nhân dân không sao chịu nổi.
5. (Động) Trong nhà Phật đi tới các vị đạo cao đức trọng mà hỏi đạo gọi là "tham" .
6. § Ghi chú: Chính âm đọc là "xam" trong những nghĩa ở trên.
7. Một âm là "sâm". (Danh) Thứ cỏ quý, dùng để làm thuốc. ◎ Như: "nhân sâm" , "đảng sâm" .
8. (Danh) Sao "Sâm", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
9. (Danh) Ba, tục dùng làm chữ "tam" viết kép, cũng như "tam" .
10. (Tính) § Xem "sâm si" .

Từ điển Thiều Chửu

① Xen vào, can dự vào, như xam mưu , xam chính nghĩa là cùng dự vào mà bàn mà làm việc vậy. Ta quen đọc là tham.
② Vào hầu, như xam yết , xam kiến . Các quan dưới vào hầu các quan trên gọi là đình xam . Trong nhà Phật đi tới các vị đạo cao đức trọng mà hỏi đạo gọi là đi xam. Ta quen đọc là tham.
③ Một âm là sâm. Thứ cỏ quý, dùng để làm thuốc, như nhân sâm , đảng sâm , v.v.
④ Sao sâm. Một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑤ Sâm si so le.
⑥ Ba, tục dùng làm chữ tam .

Từ điển Trần Văn Chánh

Tham gia, gia nhập, xen vào, dự: Gia nhập công đoàn; Dự hội nghị;
② Yết kiến, vào hầu: Yết kiến;
Tham khảo, xem: Tham khảo, xem thêm... Xem [cen], [shen].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Góp mặt. Dự vào. Xen vào — Xem Sâm.

Từ ghép 16

tảm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lẫn lộn nhiều thứ — Các âm khác là Sâm, Tham. Xem các âm này.

xam

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xen vào, can dự vào, gia nhập. ◎ Như: "tham mưu" tham gia hoạch định mưu lược, "tham chính" dự làm việc nước.
2. (Động) Vào hầu, gặp mặt bậc trên. ◎ Như: "tham yết" bái kiến, "tham kiến" yết kiến.
3. (Động) Nghiên cứu. ◎ Như: "tham thiền" tu thiền, "tham khảo" xem xét nghiên cứu (tài liệu).
4. (Động) Đàn hặc, hặc tội. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất thượng lưỡng niên, tiện bị thượng ti tầm liễu nhất cá không khích, tác thành nhất bổn, tham tha sanh tính giảo hoạt, thiện toản lễ nghi, thả cô thanh chánh chi danh, nhi ám kết hổ lang chi thuộc, trí sử địa phương đa sự, dân mệnh bất kham" , 便, , , , , , 使, (Đệ nhị hồi) Chưa đầy hai năm, (Vũ Thôn) bị quan trên vin vào chỗ hớ, làm thành một bổn sớ, hặc tội hắn vốn tính gian giảo, giả dạng lễ nghi, mượn tiếng liêm chính, ngấm ngầm giao kết với lũ hồ lang, gây ra nhiều chuyện ở địa phương, làm cho nhân dân không sao chịu nổi.
5. (Động) Trong nhà Phật đi tới các vị đạo cao đức trọng mà hỏi đạo gọi là "tham" .
6. § Ghi chú: Chính âm đọc là "xam" trong những nghĩa ở trên.
7. Một âm là "sâm". (Danh) Thứ cỏ quý, dùng để làm thuốc. ◎ Như: "nhân sâm" , "đảng sâm" .
8. (Danh) Sao "Sâm", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
9. (Danh) Ba, tục dùng làm chữ "tam" viết kép, cũng như "tam" .
10. (Tính) § Xem "sâm si" .

Từ điển Thiều Chửu

① Xen vào, can dự vào, như xam mưu , xam chính nghĩa là cùng dự vào mà bàn mà làm việc vậy. Ta quen đọc là tham.
② Vào hầu, như xam yết , xam kiến . Các quan dưới vào hầu các quan trên gọi là đình xam . Trong nhà Phật đi tới các vị đạo cao đức trọng mà hỏi đạo gọi là đi xam. Ta quen đọc là tham.
③ Một âm là sâm. Thứ cỏ quý, dùng để làm thuốc, như nhân sâm , đảng sâm , v.v.
④ Sao sâm. Một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑤ Sâm si so le.
⑥ Ba, tục dùng làm chữ tam .
thiền, thiện
chán ㄔㄢˊ, shàn ㄕㄢˋ, tán ㄊㄢˊ

thiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lặng nghĩ suy xét
2. thiền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặc niệm, tĩnh lặng, thiền: Ngồi mặc niệm, ngồi thiền;
Thiền, Phật: Xem . Xem [shàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, phiên âm của tiếng Phạn ( Dhyana tức Thiền na ), chỉ sự yên lặng tuyệt đối, hoặc yên lặng và nghĩ ngợi. Chỉ đạo Phật, hoặc giáo lí nhà Phật. Cung oán ngâm khúc : » Liệu thân này với cơ thiền phải nao « — Một âm là Thiện. Xem Thiện.

Từ ghép 13

thiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quét đất để tế
2. trao cho, truyền cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thiên tử) nhường ngôi, truyền ngôi (cho người khác): Nhường ngôi;
② (văn) Quét đất để tế. Xem [chán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Truyền lại. Đưa lại — Xem Thiền.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Ðến tham vấn một vị lão sư.
2. Trong tông "Lâm Tế" tại Nhật Bản thì "tham thiền" đồng nghĩa với "độc tham" (tiếng Nhật: dokusan), tức là người tham thiền gặp riêng vị thầy. Ðộc tham là một trong những yếu tố rất quan trọng để thiền sinh có thể trình bày những vấn đề liên hệ đến việc tu tập, trắc nghiệm mức độ thông đạt đạo của mình.
3. Theo thiền sư "Ðạo Nguyên Hi Huyền" thì "tham thiền" chính là sự tu tập thiền đúng đắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dự vào việc yên lặng, một phép tu đạo của nhà Phật.
đế, đề
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đế

phồn thể

Từ điển phổ thông

xét kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kĩ, tỉ mỉ, chăm chú.【】đế thị [dìshì] Nhìn kĩ, chăm chú nhìn;
② (tôn) Lẽ, ý nghĩa, (đạo) lí, lời chân thật, chân ngôn: Lẽ phải, chân lí; Chân lí vi diệu; Tứ đế (bốn chân ngôn của nhà Phật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét kĩ — Ý nghĩa. Nghĩa lí. Chẳng hạn Diệu đế của nhà Phật, tức ý nghĩa cao xa — Một âm là Đề.

Từ ghép 2

đề

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đề — Một âm khác là Đế. Xem Đế.
tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

đơn vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

đơn vị

Từ điển trích dẫn

1. Tiêu chuẩn để đo lường vật thể. ◎ Như: thước (mètre) là đơn vị đo chiều dài, lít (litre) là đơn vị đo thể tích. § Còn gọi là "đơn nguyên" .
2. Bộ môn của một cơ quan, một đoàn thể. ◎ Như: "trực thuộc đơn vị" .
3. Chỗ ngồi của chư tăng tham thiền. Vì trên chỗ ngồi của mỗi vị tăng đều có dán tên, nên gọi là "đơn vị" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lượng được ấn định, không thay đổi, để đo các lượng cùng loại.

Từ điển trích dẫn

1. Dứt hết mong muốn, tuyệt vọng, như chết trong lòng. ◇ Chiến quốc sách : "Kim thái tử tẩu, chư thiện thái tử giả, giai hữu tử tâm" , , (Triệu sách tứ ).
2. Hết lòng, tận tâm. ◎ Như: "tử tâm xã tắc" hết lòng vì nước.
3. Sau cùng quyết tâm. ◇ Tôn Quang Hiến : "Đường Tuyên Tông triều, Nhật Bổn quốc vương tử nhập cống, thiện vi kì. Đế lệnh đãi chiếu Cố Sư Ngôn dữ chi đối thủ ... Sư Ngôn cụ nhục quân mệnh, hãn thủ tử tâm, thủy cảm lạc chỉ" , , . ..., , (Bắc mộng tỏa ngôn , Quyển nhất ).
4. Đoạn tuyệt ý niệm. ◇ Uẩn Kính : "Thử sự như tham thiền, tất tu tử tâm, phương hữu tiến bộ" , , (Dữ Tần Tỉnh Ngô thư ).
đổ
dǔ ㄉㄨˇ

đổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

đánh bạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cờ bạc. ◎ Như: "đổ bác" trò cờ bạc. ◇ Liêu trai chí dị : "Thảng năng giới đổ, ngã vi nhữ phúc chi" , (Đổ phù ) Nếu mà anh chừa cờ bạc, tôi có thể lấy lại cho anh số tiền đã thua.
2. (Động) Tranh hơn thua, đánh cuộc, đánh cá, đánh bạc. ◎ Như: "đả đổ" đánh cuộc. ◇ Thủy hử truyện : "Nhân vi liên nhật đổ tiền thâu liễu, khứ lâm tử lí tầm ta mãi mại" , (Đệ tam thập nhất hồi) Vì mấy bữa nay đánh bạc thua nên vào rừng định kiếm chác.
3. (Động) Thu được, lấy được. ◇ Sầm Tham : "Tướng quân túng bác tràng tràng thắng, đổ đắc Thiền Vu điêu thử bào" , (Triệu tướng quân ca ).
4. (Động) Nhờ cậy, dựa vào. ◇ Quan Hán Khanh : "Yếu khán thập ma thiên hỉ đáo mệnh? Chỉ đổ bổn sự, tố đắc khứ tự khứ tố" ? , (Đậu nga oan , Đệ nhị chiệp ).

Từ điển Thiều Chửu

① Đánh bạc, (cờ bạc). Tục cho mình tự thề là đổ chú , tức khí gọi là đổ khí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh bạc, cờ bạc: Đánh bạc;
② Đánh cá, đánh cuộc: Đánh cuộc, đánh cá;
③ Đua tranh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh bạc.

Từ ghép 6

Từ điển trích dẫn

1. Con rồng độc hại. Chỉ lòng tham muốn vọng tưởng. ◇ Vương Duy : "Bạc mộ không đàm khúc, An thiền chế độc long" , (Quá Hương Tích tự ) Chiều tối đầm vắng uốn khúc, Phép Thiền chế ngự "con rồng độc hại".

Từ điển trích dẫn

1. Tìm kiếm. § Cũng viết là "đẩu tẩu" . ◇ Lão tàn du kí : "Tòng thượng phòng lí sưu khởi, y tương trù quỹ, toàn hành đẩu tẩu nhất cá tận" , , (Đệ tứ hồi ).
2. Phất, rũ, phủi đi. ◇ Mạnh Giao : "Đẩu tẩu trần ai định, Yết sư kiến chân tông" , (Hạ nhật yết Trí Viễn thiền).
3. Phấn phát, chấn tác. ◎ Như: "đẩu tẩu tinh thần" .
4. (Động) Hiển lộ, hiển thị. ◇ Tiết Ngang Phu : "Thi triển xuất giang hồ khí khái, đẩu tẩu xuất phong nguyệt tình hoài" , (Điện tiền hoan 殿, Khúc ).
5. (Động) Run, run rẩy. ◇ Quan Hán Khanh : "Giác nhất trận địa thảm thiên sầu, biến thể thượng hàn mao đẩu tẩu" , (Tứ xuân viên , Đệ tam chiệp).
6. Uy phong, thần khí.
7. Trừ bỏ phiền não. § Cũng viết là "đẩu tẩu" . ◇ Vương Viêm : "Đẩu tẩu hung trung tam đẩu trần, Cưỡng dục ngâm nga vô hảo ngữ" , (Dạ bán văn vũ tái dụng tiền vận ). § Tiếng Phạn là "đỗ da" "dhūta". Tầu dịch là "đẩu tẩu" hay "đầu đà" . Ba món độc "tham" , "sân" , "si" như bụi bẩn làm nhơ mất chân tâm, người tu theo hạnh đầu-đà của Phật hay phấn khởi trừ sạch được ba món độc đi. Ta quen gọi nhà sư là đầu đà là bởi đó. ◎ Như: "Trúc Lâm Đầu Đà" là tên gọi của một thiền sư Việt Nam, vua Trần Nhân Tông (1258-1308).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cầm vật gì lên mà phủi — Chỉ sự phấn khởi, hăng hái. Chẳng hạn: Đẩu tẩu tinh thần. Chữ Tẩu viết .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.