bang
bāng ㄅㄤ

bang

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giúp đỡ, trợ giúp, làm hộ
2. đám, lũ, tốp, đoàn, bầy
3. bang đảng
4. mạn (thuyền), bẹ (rau), mép (giày)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp, phụ trợ. ◎ Như: "bang trợ" giúp đỡ. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm đạo: Ngã lai bang nhĩ tư đả" : (Đệ thất hồi) (Lỗ) Trí Thâm nói: Ta lại giúp đệ đánh nó một trận.
2. (Động) Phụ họa. ◎ Như: "bang khang" phụ họa, nói theo hay làm theo người khác.
3. (Danh) Phần bên cạnh của một vật thể. ◎ Như: "hài bang" mép giày, "thuyền bang" mạn thuyền.
4. (Danh) Đoàn thể tổ chức của một số người có chung mục đích hoặc tính chất về chính trí, kinh tế, v.v. ◎ Như: "bang hội" đoàn thể, "cái bang" bang của những người ăn mày.
5. (Danh) Lượng từ: nhóm, đoàn, lũ, bọn, v.v. ◎ Như: "nhất bang nhân mã" một đoàn binh mã, một đoàn quân.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữa mép dầy.
② Giúp, đồng đảng gọi là bang, như một đảng gọi là một bang.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết chính thức của hai chữ Bang , , có nghĩa là giúp đỡ — Nhiều người kết hợp lại để làm việc chung hoặc giúp đỡ lẫn nhau.

Từ ghép 13

Từ điển trích dẫn

1. Phi thường, hãn hữu. § Cũng như "phi phàm" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim thiên tử mông trần, tướng quân thành nhân thử thì thủ xướng nghĩa binh, phụng thiên tử dĩ tòng chúng vọng, bất thế chi lược dã" , , , (Đệ thập tứ hồi) Nay thiên tử mắc nạn, tướng quân nhân dịp này, cất nghĩa binh, phụng thiên tử để theo nguyện vọng của dân chúng, sách lược rất hay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không giống đời. Cũng như Bất phàm.

Từ điển trích dẫn

1. Chỗ lõm ở phía dưới mũi và phía trên môi của mặt người. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vấn tha kỉ cú thoại, dã vô hồi đáp; dụng thủ hướng tha mạch môn mạc liễu mạc, chủy thần nhân trung thượng biên trước lực kháp liễu lưỡng hạ, kháp đích chỉ ấn như hứa lai thâm, cánh dã bất giác đông" ; , , , (Đệ ngũ thập thất hồi) Hỏi cậu ấy mấy câu, cũng không trả lời; lấy tay sờ nắn vào mạch môn, ấn mạnh hai cái vào huyệt nhân trung ở phía trên môi, vết ấn khá sâu mà cũng không thấy đau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần lớn ở trên môi, chạy dài từ mũi xuống môi.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ vẻ rất thích thú, cao hứng vô cùng. ◇ Tây du kí 西: "Hỉ đắc tha trảo nhĩ nạo tai, mi hoa nhãn tiếu, nhẫn bất trụ thủ chi vũ chi, túc chi đạo chi" , , , (Đệ nhị hồi) (Tôn Ngộ Không) mừng rỡ tự sờ tai vuốt má, mặt mày hớn hở, không nhịn được múa tay khoa chân.
2. ☆ Tương tự: "mi khai nhãn tiếu" , "mi hoan nhãn tiếu" .

Từ điển trích dẫn

1. Bảo hộ nuôi nấng. ◇ Hán Thư : "Hữu a bảo chi công, giai thụ quan lộc điền trạch tài vật" , 祿 (Tuyên đế kỉ ) (Những người) có công bảo hộ phủ dưỡng, đều được nhận quan lộc ruộng đất nhà cửa tiền của.
2. Bảo mẫu (nữ sư dạy dỗ con cháu vương thất hay quý tộc).
3. Bề tôi thân cận, cận thần. ◇ Sử Kí : "Cư thâm cung chi trung, bất li a bảo chi thủ" , (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) Ở trong thâm cung, không rời tay đám bề tôi thân cận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nuôi nấng, che đỡ; cũng chỉ người vú nuôi.

Từ điển trích dẫn

1. Chịu đựng, nhẫn thụ. ◇ Ngụy thư : "(Lí Hồng Chi) chí tính khảng khái, đa sở kham nhẫn, chẩn tật cứu liệu, ngải chú vi tương nhị thốn, thủ túc thập dư xứ, nhất thì câu hạ, nhi ngôn tiếu tự nhược" (), , , , , , (Khốc lại truyện , Lí Hồng Chi truyện ).
2. Dịch nghĩa chữ Phạn saha: "sa bà thế giới" , tức là cõi đời ta ở đây, là cõi chịu nhịn được mọi sự khổ sở phiền não.

thu tàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thu thập, tập hợp, thu giữ

Từ điển trích dẫn

1. Thu thập, tập hợp, cất giữ. ◇ Lễ Kí : "(Trọng đông chi nguyệt) thị nguyệt dã, nông hữu bất thu tàng tích tụ giả, mã ngưu súc thú hữu phóng dật giả, thủ chi bất cật" (), , , (Nguyệt lệnh ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gom lại mà cất đi.
nghĩa

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Nghĩa — Tên người, cũng viết là Nghĩa , tức Bùi Hữu Nghĩa, danh sĩ thời Nguyên, người làng Bình Thủy, Thuôc tỉnh Phong dinh ngày nay, đậu thủ khoa năm 1835, niên hiệu Minh Mệnh thứ 16, vì vậy thường được gọi là Thủ khoa Nghĩa. Mới đầu được bổ Tri huyện, sau bị cách chức, sung vào lính, rồi có công đánh giặc Cao Miên, được bổ Phó Quản cơ, Giữ đồn Vinh thông ở Châu đốc. Ít lâu sau, ông từ chức về nhà dạy học sống nhàn ( 1882-1888 ). Tác phẩm nôm có vở tuồng Kim Thạch kì duyên, nội dung đề cao lòng trung nghĩa.
khóa, khô
kū ㄎㄨ, kuà ㄎㄨㄚˋ

khóa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoác, đeo, mang theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm.
2. (Động) Khoét. § Thông "khô" . Cũng chỉ bửa, chẻ ra (giết chết). ◇ Quan Hán Khanh : "Cổ thành hạ đao tru Thái Dương, Thạch Đình dịch thủ khô Viên Tương" , (Tây Thục mộng 西, Đệ nhị chiệp).
3. Một âm là "khóa". (Động) Khoác, mang. ◎ Như: "tha khóa trước lam tử thượng nhai" .
4. (Động) Đeo (trên vai, bên hông). ◎ Như: "khóa trước chiếu tướng cơ" đeo máy chụp hình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khoác, mang theo: Trên cánh tay chị ấy khoác một cái làn;
② Đeo: Anh ấy đeo súng trên vai.

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm.
2. (Động) Khoét. § Thông "khô" . Cũng chỉ bửa, chẻ ra (giết chết). ◇ Quan Hán Khanh : "Cổ thành hạ đao tru Thái Dương, Thạch Đình dịch thủ khô Viên Tương" , (Tây Thục mộng 西, Đệ nhị chiệp).
3. Một âm là "khóa". (Động) Khoác, mang. ◎ Như: "tha khóa trước lam tử thượng nhai" .
4. (Động) Đeo (trên vai, bên hông). ◎ Như: "khóa trước chiếu tướng cơ" đeo máy chụp hình.
nhĩ, nễ
ěr ㄦˇ, nǐ ㄋㄧˇ

nhĩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. anh, bạn, mày
2. vậy (dùng để kết thúc câu)

Từ điển phổ thông

vậy (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai: mày, anh, ngươi, mi. § Tương đương với "nhữ" , "nhĩ" . ◎ Như: "nhĩ ngu ngã trá" ngươi lừa đảo ta bịp bợm (tráo trở với nhau để thủ lợi).
2. (Đại) Ấy, đó, cái đó. ◇ Lễ Kí : "Phu tử hà thiện nhĩ dã?" (Đàn cung thượng ) Phu tử vì sao khen ngợi việc ấy?
3. (Đại) Thế, như thế. ◎ Như: "liêu phục nhĩ nhĩ" hãy lại như thế như thế. ◇ Tương Sĩ Thuyên : "Hà khổ nãi nhĩ" (Minh ki dạ khóa đồ kí ) Sao mà khổ như thế.
4. (Tính) Từ chỉ định: này, đó, ấy. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Nhĩ dạ phong điềm nguyệt lãng" (Thế thuyết tân ngữ , Thưởng dự ) Đêm đó gió êm trăng sáng.
5. (Phó) Như thế, như vậy. ◎ Như: "bất quá nhĩ nhĩ" chẳng qua như thế, đại khái như vậy thôi. ◇ Cao Bá Quát : "Phàm sự đại đô nhĩ" (Quá Dục Thúy sơn ) Mọi việc thường đều như vậy.
6. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định. § Cũng như "hĩ" . ◇ Công Dương truyện : "Tận thử bất thắng, tương khứ nhi quy nhĩ" , (Tuyên Công thập ngũ niên ) Hết lần này mà không thắng, thì đi về thôi.
7. (Trợ) Biểu thị nghi vấn. § Cũng như "hồ" . ◇ Công Dương truyện : "Hà tật nhĩ?" (Ẩn Công ) Bệnh gì thế?
8. (Trợ) Tiếng đệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi Vũ Thành, văn huyền ca chi thanh, phu tử hoản nhĩ nhi tiếu" , , (Dương hóa ) Khổng Tử tới Vũ Thành, nghe tiếng đàn hát, ông mỉm cười.
9. (Động) Gần, đến gần.

Từ điển Thiều Chửu

① Mày, ngươi.
② Vậy, tiếng dứt câu.
③ Nhĩ nhĩ như thế, như vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mày, ngươi: Bọn mày. 【】 nhĩ nhữ [ârrư] (văn) a. Biểu thị sự thân ái: Nễ Hành và Khổng Dung chơi thân với nhau (Văn sĩ truyện); b. Biểu thị ý khinh thường: Nếu người ta không chịu bị khinh thường, thì không đi đâu mà không làm điều nghĩa (Mạnh tử);
② Ấy, đó, cái đó, điều đó: Hồi (lúc, khi) ấy; Chỗ ấy, nơi ấy; ? Phu tử vì sao khen ngợi việc đó? (Lễ kí). 【】nhĩ hậu [ârhòu] (văn) Từ nay về sau, về sau, sau đó;
③ Thế, như thế: Chỉ thế mà thôi; Tuy khô héo như thế, vẫn giữ được nét rực rỡ (Vương Thế Trinh: Thi bình); Chàng như thế mà thiếp cũng như thế (Ngọc đài tân vịnh);
④ Trợ từ cuối câu biểu thị ý khẳng định: Dẹp yên nước Sở, như trở bàn tay vậy (Tuân tử);
⑤ Trợ từ cuối câu biểu thị ý nghi vấn hoặc phản vấn: ? Bệnh gì thế? (Công Dương truyện);
⑥ Vâng, ừ, phải (dùng độc lập trong câu, biểu thị sự đồng ý);
⑦ Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ (tương đương như , nghĩa ⑦, bộ ): Tử Lộ bộp chộp trả lời (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có vân đẹp — Mày. Đại danh tự ngôi thứ hai, dùng với ý không kính trọng — Này. Cái này — Như vậy — Mà thôi — Tất nhiên — Nghi vấn trợ từ ngữ ( tiếng dùng để hỏi ) — Một âm là Nễ. Xem Nễ.

Từ ghép 20

nễ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tràn đầy. Đầy đủ — Một âm là Nhĩ. Xem Nhĩ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.